1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG (ACARI: ERIOPHYIDAE) VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ DÒNG NHÃN ĐỐI VỚI ‘BỆNH’ CHỔI RỒNG Ở ĐÔNG NAM BỘ

91 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH***************** MAI VĂN TRỊ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG ACARI: ERIOPHYIDAE VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

MAI VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA

NHỆN ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG (ACARI: ERIOPHYIDAE)

VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG

VÀ DÒNG NHÃN ĐỐI VỚI ‘BỆNH’ CHỔI RỒNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

MAI VĂN TRỊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA

NHỆN ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG (ACARI: ERIOPHYIDAE)

VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG

VÀ DÒNG NHÃN ĐỐI VỚI ‘BỆNH’ CHỔI RỒNG

Tháng 11/2011

Trang 3

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA

NHỆN ERIOPHYES DIMOCARPI KUANG (ACARI: ERIOPHYIDAE)

VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG

VÀ DÒNG NHÃN ĐỐI VỚI ‘BỆNH’ CHỔI RỒNG

2 Thư ký: TS VÕ THỊ THU OANH

Đại học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: GS TS NGUYỄN THƠ

Hội Bảo vệ Thực vật Việt Nam

4 Phản biện 2: TS TRẦN THỊ THIÊN AN

Đại học Nông Lâm TP HCM

5 Ủy viên: PGS.TS LÊ ĐÌNH ĐÔN

Đại học Nông Lâm TP HCM

Trang 4

Địa chỉ liên lạc: 47 Nguyễn An Ninh, Hương Sơn, Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Điện thoại: 0913641034

Email: mv_tri@yahoo.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thủ Đức, ngày 30 tháng 11 năm 2011

Học viên

Mai Văn Trị

Trang 6

CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài nỗ lực của bản

thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, thầy cô, đồng

nghiệp, gia đình và bạn bè Cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:

- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo

Sau Đại học, Khoa Nông học, Bộ môn BVTV và quý thầy cô và nhân viên đã tận

tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài này;

- Tiến sĩ Trần Trấn Việt đã quan tâm, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài;

- Lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Viện cây ăn quả miền Nam đã động viên,

hỗ trợ và tạo điều kiện cho quá trình thực hiện đề tài;

- Các nhà vườn các điểm thực hiện điều tra, khảo sát đã giúp đỡ, hỗ trợ trong

suốt quá trình thực hiện đề tài;

- Các anh chị lớp Cao học BVTV 2009, bạn bè và nhiều người khác cùng

gia đình đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài;

- TS Angsumarn Chandrapatya (Đại học Kasetsart); TS Enrico de Lillo (Đại

học Bari), TS Eric Boa (CABI), TS Fujio Kadono (Đại học Hosei), TS Yaima

Arocha-Rosete (Rothamsted Research, UK), ThS Zhou Jun An (Viện cây ăn quả

Quảng Tây) đã chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài

Xin trân trọng cám ơn!

Trang 7

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

SEFRC (Southeast Fruit Research Center): Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền

XCR: Xuồng Cơm Ráo

XTX: Xuồng Tiêu Xanh

XTV: Xuồng Tiêu Vàng

Trang 8

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, biến động quần thể của nhện Eriophyes

dimocarpi Kuang (Acari: Eriophyidae) và đánh giá tính kháng của một số giống và

dòng nhãn đối với ‘bệnh’ chổi rồng ở Đông Nam Bộ’’ được thực hiện tại phòng thí nghiệm và trên vườn nhãn ở khu vực Đông Nam Bộ từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2011 Đề tài nhằm xác định một số đặc điểm sinh học, biến động quần thể của nhện

và đánh giá phản ứng của một số giống và dòng nhãn đối với chổi rồng

Kết quả nghiên cứu cho thấy E dimocarpi có cơ thể dạng sâu hay củ cà rốt với

bốn chân hướng về phía trước Ba đặc điểm để phân biệt là vuốt dạng đơn giản với 5 tia;

các nốt nếp nhăn vòng bụng có dạng ê-líp và không có lông h1 Các pha phát triển gồm

trứng, ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 và trưởng thành với hai giai đoạn ngưng hoạt động giữa giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 và giữa giai đoạn ấu trùng tuổi 2 và trưởng thành Trứng,

ấu trùng tuổi 1 và ấu trùng tuổi 2 dài trung bình lần lượt là 28,30 ± 0,25 µm; 56,10 ± 0,48

µm và 78,90 ± 0,74 µm Trưởng thành dài 132,25 ± 0,45 µm Các giai đoạn phát triển từ trứng, ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 đến trưởng thành, theo thứ tự, là 2,84 ± 0,28 ngày; 0,92 ± 0,13 ngày và 0,76 ± 0,10 ngày với giai đoạn ngưng hoạt động 1 và 2 lần lượt là 0,66 ± 0,12 ngày và 0,81 ± 0,07 ngày Từ trứng đến trưởng thành trung bình 5,94 ± 0,06 ngày Trưởng thành cái sống 5,14 ± 0,59 ngày Số trứng từ một con cái là 2,37 ± 0,61 trứng

Mật số nhện trên hướng tán Đông, Tây, Nam và Bắc không khác biệt ở thời điểm tháng 4 nhưng khác biệt ở thời điểm tháng 10 Giữa ba tuổi lá khác nhau, mật số nhện cao hơn ở những lá đã phát triển đầy đủ và thấp hơn ở nữa trưởng thành và lá non Mật

số nhện giữa các vườn và các tháng có sự khác biệt có ý nghĩa Mật số nhện tăng cao trong mùa khô (tháng 11 – 4) và giảm thấp trong mùa mưa (tháng 5 – 10)

Phản ứng của các giống/dòng nhãn đối với chổi rồng khác nhau Trong 22 giống và dòng nhãn đánh giá; đã xác định ba giống không nhiễm Trong 19 giống

và dòng nhiễm có ba dòng nhãn nhiễm nhẹ; tám giống nhiễm trung bình; sáu giống nhiễm nặng trong khi có hai giống nhiễm rất nặng

Trang 9

SUMMARY

“Study on biology, seasonal population change of eriophyid mite Eriophyes

dimocarpi Kuang (Acari: Eriophyidae) and screening for resistance of cultivars and

hybrid lines of longan to witches’ broom disease in the southeastern of Vietnam” was conducted in the laboratories at Southern Fruit Research Institute (SOFRI) and at orchards in the southeastern region during 2009 - 2011 The research aimed to clarify some biological characteristics, seasonal population change of the mite, and to screen the resistance of 22 cultivars and lines to longan witches’ broom in the southeastern region

The study found that E dimocarpi was a carrot-shaped, four-leged eriophyid

mite with the 4 developmental stages including of egg, first nymph and second nymph, and adult stages The average life cycle of mites was 5.10 ± 0.59 days, averagely The average pre-oviposition period of the adult male was lasted 2.34 ± 0.34 days while the oviposition period was averagely 2.34 ± 0.34 days The average fecundity of each adult female was 2.37 ± 0.61 eggs

The mite density on the longan tree canopy between four directions of east, western, south and north were not different significantly as counted in April but differed significantly in October The numbers of mite on the fully-developed leaves were higher significantly than as compared with the younger leaves Population of the mites varied significantly depending on month and collection site The mite density increased during the dry season and decreased gradually during the rainy season

The reaction to witches’ broom varied among 22 cultivars and hydrid lines was also screened It was found that three cultivars were categorized as immune while three hybrid lines were evaluated as slightly susceptible Eight cultivars were rated as moderately susceptible Six cultivars were found as very susceptible whereas two cultivars were categorized as extremely susceptible

Trang 10

MỤC LỤC

TRANG

LÝ LỊCH CÁ NHÂN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

CẢM TẠ v

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vi

TÓM TẮT vii

SUMMARY viii

MỤC LỤC ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Yêu cầu 2

4 Giới hạn đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây nhãn 4

1.1.1 Sơ lược về cây nhãn 4

1.1.2 Một số giống nhãn ở Việt Nam 5

1.1.2.1 Một số nhóm và giống nhãn ở Nam Bộ 5

1.1.2.2 Một số nhóm và giống nhãn từ miền Bắc 7

1.1.2.3 Nhóm giống nhập nội 9

1.2 Dịch hại chổi rồng (witches’ broom) trên cây nhãn 9

1.2.1 Triệu chứng chổi rồng 10

1.2.2 Tác nhân của chổi rồng và vai trò của E dimocarpi 10

1.2.3 Nhện E dimocarpi 12

1.2.4 Tác hại của chổi rồng đối với sản xuất nhãn 13

Trang 11

1.2.5 Biện pháp giống trong quản lý dịch hại chổi rồng 14

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Nội dung nghiên cứu 16

2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện 16

2.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu 17

2.4.1 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của nhện E dimocarpi 17

2.4.2 Khảo sát mật số nhện E dimocarpi trên tán và trên tuổi lá 19

2.4.3 Khảo sát biến động quần thể E dimocarpi trong năm 21

2.4.4 Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng của một số giống nhãn trong điều kiện thực tế sản xuất 22

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Khảo sát một số đặc điểm sinh học nhện E dimocarpi 28

3.1.1 Vị trí phân loại 28

3.1.2 Các pha phát triển và đặc điểm hình thái của các pha phát triển 29

3.1.3 Kích thước nhện E dimocarpi ở các pha phát triển 31

3.1.4 Vòng đời nhện E dimocarpi 32

3.1.5 Khả năng đẻ trứng của nhện E dimocarpi 35

3.2 Khảo sát phân bố nhện E dimocarpi trên tán cây và tuổi lá 36

3.2.1 Phân bố nhện E dimocarpi trên hướng tán cây nhãn 36

3.2.2 Phân bố nhện E dimocarpi trên các tuổi lá 37

3.3 Biến động quần thể nhện E dimocarpi trên vườn nhãn 38

3.4 Đánh giá tính kháng của một số giống nhãn đối với chổi rồng 39

3.4.1 Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng một số giống nhãn trong thực tế sản xuất 39

3.4.2 Đánh giá tính kháng của các giống và dòng nhãn đối với chổi rồng trong điều kiện ngoài đồng 42

3.4.2.1 Số cây tích lũy thể hiện triệu chứng chổi rồng 42

3.4.2.2 Chỉ số bị hại trung bình của các giống và dòng nhãn 43

3 5 Thảo luận 49

Trang 12

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

Kết luận 52

Đề nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 60

Trang 13

Bảng 3.7 Mật số nhện E dimocarpi trung bình hàng tháng (con/4cm2 lá) 38

trên bốn vườn nhãn Tiêu Da Bò (V1, V2, V3 và V4)ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu 38

Bảng 3.8 Mức độ bị hại và mức độ nhiễm của 12 giống nhãn trong thực tế sản xuất

ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ 40

Bảng 3.9 Số cây tích lũy nhiễm chổi rồng của 22 giống nhãn đượcđánh giá trong

thời gian từ tháng 4/2009 đến 4/2011 45

Bảng 3.10 Mức độ bị hại và đánh giá tính kháng của 22 giống và dòng nhãn trong

thí nghiệm 46

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 1.1 Triệu chứng đặc trưng của chổi rồng trên chồi nhãn Tiêu Da Bò ở chụp

tại một vườn nhãn ở Tân Thành –Bà Rịa Vũng Tàu 10

Hình 1.2 Một vườn nhãn nhiễm chổi rồng đã bị đốn bỏ và trồng thay thế 14

bằng cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) ở Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu 14

Hình 2.1 Đĩa petri chứa các đĩa lá được tạo ra từ lá nhãn trưởng thành 19 Hình 2.2 Ba tuổi lá khác nhau được khảo sát (Từ trái sang phải): Lá trưởng thành,

lá nửa trưởng thành và lá non 21

Hình 2.3 Vườn nhãn Tiêu Da Bò nhiễm chổi rồng trước khi được ghép để đánh giá

tính kháng của giống 25

Hình 2.4 Chồi nhãn của giống đánh giá phát triển trên gốc ghép Tiêu Da Bò

sau ghép 4 tháng 25

Hình 3.1 Ảnh phóng đại cơ thể nhện E dimocarpi (hướng nhìn ngang) chụp

với kính hiển vi điện tử 31

Hình 3.2 Vòng đời nhện (♀) E dimocarpi (4,58 – 7,85 ngày) 34

Hình 3.3 Một vườn nhãn XCV ở Tân Thành (BRVT) không bị nhiễm chổi rồng 41 Hình 3.4 Cây nhãn XCV tại 1 vườn nhãn ở Tân Thành (BRVT) không có chổi

rồng bên cạnh cây nhãn TDB nhiễm chổi rồng nặng 41

Hình 3.5 Triệu chứng chổi rồng trên nhãn Do trong một vườn nhãn ở BRVT 42 Hình 3.6 Triệu chứng chổi rồng trên cây nhãn Tiêu Da Bò trong thí nghiệm đánh

Trang 15

Hình 3.9 Triệu chứng chổi rồng trên giống nhãn Thạch Hiệp trong thí nghiệm

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là cây ăn quả quan trọng và được trồng

phổ biến ở Việt Nam Diện tích nhãn theo thống kê năm 2009, ước tính 93.293 ha với sản lượng hàng năm khoảng 608.551 tấn (Tổng cục Thống kê, 2009) Ở Nam

Bộ có lúc diện tích nhãn đã lên đến hơn 100.000 ha (năm 2002); gần đây giảm nhiều mà một trong những lý do chính là dịch bệnh xảy ra (Cục Trồng Trọt, 2007) Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ là hai vùng sản xuất nhãn chính của Nam Bộ, chiếm hơn 50 % diện tích cả nước

Trên cây nhãn có nhiều loài dịch hại, một trong những dịch hại quan trọng nhất là ‘chổi rồng’ (witches’ broom) Triệu chứng điển hình của chổi rồng gây biến dạng, co cụm và không phát triển đầy đủ các phần non của chồi lá và chồi hoa bị nhiễm, dẫn đến sinh trưởng của cây bị kìm hãm, năng suất và chất lượng quả giảm Nguyên nhân của chổi rồng chưa được thống nhất giữa các tác nhân nghi nghờ là

phytoplasma, virus, vi khuẩn và nhện E dimocarpi Trong đó nhện E dimocarpi

được xác định là rất quan trọng với vai trò là vector hay tác nhân của chổi rồng

Chổi rồng gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nhãn trên thế giới Ở Trung Quốc, mức nhiễm cao nhất có lúc lên đến 20 - 100 % số cây; thiệt hại năng suất từ 10 – 20

% và trường hợp nghiêm trọng trên 50 % (Wong, 2000) Ở nước ta, chổi rồng xuất hiện trước đó ở phía Bắc và gây thiệt hại cục bộ một số vùng trồng nhãn Từ năm

2003 một đợt bộc phát xảy ra ở Đông Nam Bộ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nhãn trong khu vực Nhiều vườn có tỷ lệ nhiễm đến 100 %; thiệt hại năng suất

60 – 100 % Từ năm 2007 đến nay, chổi rồng đã lây lan sang vùng nhãn ở Tây Nam

Bộ và đang gây thiệt hại lớn đến sản xuất nhãn ở đây Theo số liệu tổng hợp chưa đầy

đủ của Trung tâm BVTV phía Nam (Hồ Văn Chiến, 2011), diện tích nhãn nhiễm chổi rồng ở các tỉnh phía Nam là 10.503,2 ha trong tổng số 34.771,4 ha được khảo sát

Trang 17

Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre; năng suất vườn nhiễm thiệt hại từ 15 – 90 % (Hồ Văn Chiến, 2011) Riêng tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, diện tích vườn nhiễm ước tính trên 90 % Vườn nhiễm chổi rồng phát sinh chi phí phòng trừ; sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả bị giảm Thêm vào đó việc sử dụng nhiều thuốc hóa học ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người sản xuất và gây mối quan ngại về dư lượng thuốc hóa học Do sản xuất nhãn bị thiệt hại nghiêm trọng, năm 2010, Bộ NN&PTNT

đã đưa dịch hại chổi rồng vào danh mục dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách

hỗ trợ của nhà nước (Bộ NN&PTNT, 2010) Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang đã công bố dịch ở một số huyện trồng nhãn tập trung

Chổi rồng sẽ tiếp tục là yếu tố kìm hãm sản xuất nhãn ở nước ta, do đó việc nghiên cứu và phát triển các biện pháp nhằm đối phó hiệu quả dịch bệnh nguy hiểm này là cần thiết và cấp bách Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chổi rồng đã được triển khai bởi Viện BVTV, Viện cây quả miền Nam (SOFRI), Đại học Cần Thơ và

một số địa phương, tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu về nhện E dimocarpi, đặc biệt là về đặc điểm sinh học và biến động quần thể của nhện E dimocarpi cũng

như đánh giá tính kháng của giống nhãn đối với chổi rồng

Để góp phần tăng cường hiểu biết, xây dựng cơ sở thực tiển và khoa học cho việc khắc phục chổi rồng hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sản xuất nhãn

ở Nam Bộ, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, biến động quần thể của nhện

Eriophyes dimocarpi Kuang (Acari: Eriophyidae) và đánh giá tính kháng của một

số giống và dòng nhãn đối với ‘bệnh’ chổi rồng ở Đông Nam Bộ’’được thực hiện

2 Mục đích nghiên cứu

Góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ chổi rồng trên nhãn ở Đông Nam Bộ

3 Yêu cầu

- Xác định một số đặc điểm hình thái, kích thước, vòng đời, khả năng sinh

sản, phân bố quần thể trên tán và biến động quần thể của nhện E dimocarpi

Trang 18

- Xác định mức độ chống chịu của một số giống nhãn đối với chổi rồng qua khảo sát thực tế sản xuất và đánh giá tính kháng của một số giống nhãn trong điều kiện áp lực nhiễm cao ngoài đồng

4 Giới hạn đề tài

- Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của nhện E dimocarpi và một số

đặc điểm phân bố trên tán, biến động quần thể trong năm trên cây nhãn ở Đông Nam Bộ

- Đánh giá mức độ nhiễm chổi rồng của một số giống và dòng nhãn qua khảo sát khả năng chống chịu trong thực tế sản xuất và đánh giá trong điều kiện áp lực nhiễm cao ngoài đồng ở Bà Rịa Vũng Tàu Hai mươi hai giống được đánh giá gồm giống địa phương ở phía Nam và phía Bắc, hai giống giới thiệu từ Thái Lan, Trung Quốc và ba dòng có triển vọng từ một số chương trình chọn tạo giống nhãn trong nước

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây nhãn

1.1.1 Sơ lược về cây nhãn

Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) là cây ăn quả thuộc họ Sapindaceae Trong họ này còn có nhiều loài là cây ăn quả phổ biến khác như vải (Litchi

chinensis Sonn.), chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) và ít được biết hơn, pulasa

(Nephelium mutabile Blume) Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất về nguồn

gốc của cây nhãn Một vài ý kiến cho rằng nhãn được bắt nguồn từ khu vực miền núi trải dài từ Myamar qua miền Nam Trung Quốc (Morton, 1987; Ke và ctv, 2000) trong khi một số người khác cho rằng nơi bắt nguồn mở rộng đến Nam Ấn Độ tới Srilanka (Wong, 2000) Nhãn được sản xuất ở một số nước chủ yếu như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và một số nơi khác như Campuchia, Lào, Malaysia, Australia (Queensland) và Mỹ (Florida) Từ rất lâu, nhãn đã được trồng ở miền Nam Trung Quốc, rất phổ biến ở tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây Nhiều giống nhãn được trồng ở Nam Bộ, tuy nhiên hai giống phổ biến nhất là Tiêu Da Bò và Xuồng Cơm Vàng Giống nhãn năng suất cao, dễ xử lý ra hoa Tiêu Da

Bò chiếm hầu hết diện tích (hơn 75 %) Nhãn Xuồng Cơm Vàng có năng suất không cao nhưng nhờ chất lượng ngon nên dần dần thay thế giống Tiêu Da Bò có chất lượng kém hơn Một số giống khác thuộc nhóm nhãn Xuồng như Xuồng Cơm Ráo, Xuồng Cơm Trắng, Xuồng Đeo, Xuồng Bao Công cũng có chất lượng ngon được sự quan tâm của người trồng Một số giống khác được trồng rải rác như Long, Tiêu Lá Bầu, Super Một vài giống nhãn được nhập nội và được trồng rải rác như giống nhãn Do (Thái Lan), Thạch Hiệp (Trung Quốc) Thị trường xuất khẩu nhãn chủ yếu là Trung Quốc, một phần nhỏ hơn ở Campuchia và Lào với giống Tiêu Da Bò là chủ lực trong khi nhãn Xuồng Cơm Vàng chủ yếu được tiêu thụ nội địa

Trang 20

1.1.2 Một số giống nhãn ở Việt Nam

1.1.2.1 Một số nhóm và giống nhãn ở Nam Bộ

+ Nhóm nhãn Xuồng: Đặc trưng của nhóm này là thích ứng tốt trên điều

kiện đất cồn cát ven biển.; xuất xứ từ TP Vũng Tàu Cành mọc dạng nửa bò; lá dày, xanh đậm; mép lá cong xuống nhiều hay ít, dợn sóng Vỏ quả màu nâu, vai quả nhô

ít nhiều; ửng màu đỏ khi ở ngoài nắng Khả năng đậu trái và năng suất, kích thước quả và màu sắc vỏ quả thay đổi tùy giống Mỗi năm cho một vụ quả Dưới đây là đặc điểm của một số giống:

- Xuồng Cơm Vàng (XCV): Cây cao vừa; cành mọc thưa, trải dài, dạng hơi bò

Lá nhỏ, thon dài, màu xanh đậm, mép lá cong úp xuống Quả màu vàng nâu ửng đỏ ở nơi bị phơi ra nắng Quả to, trọng lượng quả 20 – 25 g; đóng quả thưa Tỷ lệ thịt quả cao, 60 – 65 % Thịt quả màu trắng đục ửng vàng nâu, cái dày (5,5 - 6,2 mm) Cấu trúc thịt dai chắc, ráo giòn; ngọt và có mùi thơm đặc trưng Thuộc nhóm giống có năng suất trung bình Đây có thể là giống nhãn có chất lượng ngon nhất ở nước ta; có giá bán cao; được phát triển nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Giống này đã được người Thái du nhập và trồng ở miền Nam Thái Lan Thích nghi tốt điều kiện đất cát ven biển và đất xám; nhưng ít ngọt và nhiều nước hơn khi mưa nhiều ở giai đoạn thu hoạch trên đất phù sa Tây Nam Bộ Nhược điểm của giống này là dễ bị rụng quả khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi nên năng suất không cao (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009b)

- Xuồng Cơm Trắng (XCT): Lá hơi mỏng, ít cong, màu xanh nhạt hơn XCV Quả to, cơm khá dày có màu sáng nên có được tên gọi như thế Giống này sai quả

và năng suất cao hơn XCV nên cũng được ưa chuộng nhưng mùi và vị không bằng XCV Giống XCT hiện đang được phát triển một số nơi trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

và khu vực Tây Nam Bộ

- Xuồng Cơm Ráo (XCR): Chia sẻ nhiều đặc điểm chung giống XCT Cây cao trung bình, cành mọc dày và phân cành nhiều hơn XCV Lá nhỏ, mép cong xuống và hơi nhăn Quả có màu vàng nâu Quả to, trọng lượng quả 20 - 25 g; đóng quả thưa Thịt quả màu trắng trong hanh vàng, dày thịt (5,5 - 6,2 mm) Tỷ lệ thịt quả

Trang 21

cao 60 - 65 % Cấu trúc thịt dai chắc, ráo giòn hơn XCV; ngọt và có mùi thơm Giống này thuộc nhóm có năng suất khá

- Xuồng Bao Công (XBC): Cũng có nhiều đặt điểm chung của nhóm nhãn Xuồng, có năng suất và chất lượng quả tương tự giống XCT, nhưng khác nhau trong màu sắc quả Giống XBC có vỏ màu nâu tối, dạng lá như nhóm nhãn Xuồng nhưng hơi nhỏ, mỏng hơn và xanh nhạt Năng suất cao hơn nhãn XCV

- Xuồng Tiêu Xanh (còn gọi Xuồng Hạt Tiêu Da Xanh) và Xuồng Tiêu Vàng (Xuồng Hạt Tiêu Da Vàng) là những giống được phát hiện những năm gần đây Tên gọi khác biệt giữa hai giống này chủ yếu là màu sắc và kích thước quả khi gần chín Hai giống này có đặc điểm là quả nhỏ nhưng hạt rất nhỏ; thịt quả dày, ráo, giòn; tỷ lệ

ăn được cao Quả đóng dày, sai quả, năng suất cao; chất lượng ngon Hai giống này cũng đang được một số nhà vườn phát triển và được sử dụng trong lai tạo giống nhằm tận dụng ưu thế sai quả và hạt nhỏ

- Một số giống nhãn có nguồn gốc Vũng Tàu khác: Gồm các giống như Xuồng Bánh Xe, Xuồng Đeo cũng có những đặt điểm chung của nhóm nhãn Xuồng, có năng suất và chất lượng quả tương tự giống XCT, nhưng khác nhau trong màu sắc quả, kiểu đính của quả trên chùm (Xuồng Đeo) và dạng quả (Xuồng Bánh Xe) Những giống này cũng được phát triển ở khu vực thành phố Vũng Tàu và một số nơi ở trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và ở khu vực Tây Nam Bộ

+ Nhóm nhãn Tiêu Da Bò: Đặc trưng của nhóm nhãn này là cây sinh

trưởng nhanh, tán dày, sức sống mạnh, năng suất cao, sai quả; quả to trung bình, dễ

xử lý ra hoa, có thể rải vụ thu hoạch

- Tiêu Da Bò (Tiêu Huế): Có thể là giống du nhập từ vùng á nhiệt đới Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, phân cành mạnh, cành mọc dày Lá dài, mỏng, màu xanh đậm, mép lá không dợn sóng Thân chồi khá to nên dễ ghép Năng suất cao; cây 8 - 10 tuổi cho 120 - 180 kg quả Quả hơi nhỏ, 8 - 12 g/quả; tỷ lệ đậu quả cao Quả màu vàng nâu da bò, gần tròn Thịt quả màu trắng đục, dày thịt (5 - 6 cm), ráo

và dai Ngọt trung bình, ít thơm Giống này thuộc nhóm nhãn có sức sống mạnh, phát triển nhanh, dễ xử lý ra hoa nên có thể rải vụ; năng suất cao nên được trồng rất phổ biến ở Nam Bộ Nhược điểm của giống là quả nhỏ, hạt hơi to, chất lượng ăn tươi

Trang 22

không cao; chỉ thích hợp cho chế biến nhãn sấy hay xuất cho thị trường dễ tính (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009b)

- Tiêu Lá Bầu: Xuất xứ từ huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre Có nhiều đặc điểm tương đồng với nhãn Tiêu Da Bò Được phân biệt nhờ chót lá chét hơi tròn hơn so với Tiêu Da Bò nên có tên gọi như thế Thịt quả nhiều đường nên không thích hợp cho việc làm nhãn sấy Đây có thể là con lai hay thể đột biến của Tiêu Da Bò Giống này hiện nay diện tích trồng giãm dần

+ Nhóm nhãn Long: Đặc trưng của nhóm nhãn này là lá không dài như

nhóm Tiêu Da Bò; tán cây thưa; quả có màu vàng sáng, to trung bình dạng gần tròn; năng suất trung bình; mỗi năm cho một vụ quả

- Nhãn Long: Cây phát triển trung bình, phân cành thưa Lá dày nhưng không dài và có dạng gần tròn Năng suất trung bình; cây 8 - 10 tuổi có năng suất

50 - 80 kg quả Quả có màu vàng sáng ửng xanh, gần tròn; trọng lượng quả trung bình (10 – 14 g) Quả có mùi thơm đặc trưng của giống Thịt quả khá mỏng, có màu trắng đục; thịt quả ít ráo, nhiều nước Hạt to, tỷ lệ ăn được thấp Giống này có chất lượng không ngon nên dần bị thay thế bởi giống Tiêu Da Bò (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009b)

- Nhãn Super: Có nguồn gốc ở tĩnh Vĩnh Long Cây sinh trưởng và phát triển trung bình, phân cành thưa, lá thưa Năng suất không cao, cây 7 - 9 tuổi cho từ 40 -

60 kg quả Quả có màu vàng sậm, trọng lượng quả trung bình (10 – 14 g) Thịt quả

có màu trắng đục, ráo, giòn, ít thơm, dày thịt (5 - 8 mm), tỷ lệ ăn được cao Giống này có một số đặc điểm hình thái giống nhãn Long, nhưng chất lượng ngon hơn nhiều Nhược điểm là năng suất trung bình, sinh trưởng chậm, khả năng thích nghi không rộng nên hiện nay ít được phát triển

1.1.2.2 Một số nhóm và giống nhãn từ miền Bắc

Dựa vào đặc điểm hình thái thực vật và phẩm chất quả có thể xếp các giống nhãn miền Bắc theo hai nhóm chủ yếu sau:

Trang 23

+ Nhóm nhãn Cùi: Đây là nhóm nhãn được ưa chuộng và đang được phát

triển rộng rải ở phía Bắc nhờ chất lượng ngon và năng suất khá cao Ba giống được trồng phổ biến gồm:

- Lồng Hưng Yên: Quả khá to so với các giống khác, 11 – 12 g/quả, các múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả Hạt nâu đen, thịt quả dễ tróc, tỷ lệ ăn được khá cao 61- 63 % Thịt quả giòn, ngọt đậm Độ brix từ 18 - 20 % Vỏ quả dày, trung bình 0,8mm Quả trên chùm có kích thước khá đều nhau Giống này được ưa chuộng và trồng khá phổ biến (Trần Thế Tục, 2006)

- Hương Chi: Dạng cây thấp, cành xòe rộng, tán tròn xum xuê, cây sinh trưởng mạnh, dễ chăm sóc Quả to, bình quân 12 - 14 g/quả; vỏ mỏng; mã quả đẹp; sai quả Thịt quả giòn, sắc nước; hạt nhỏ, tỷ lệ phần ăn được đạt 62 - 64 % Cây có thể ra nhiều đợt hoa trong năm nên ít khi bị mất mùa do thời tiết không thuận Giống này do có nhiều đặc điểm tốt nên đang được người trồng ưa chuộng và nhân rộng ở miền Bắc

- Nhãn Cùi: Trọng lượng quả từ 9 – 11 g Quả có hình cầu hơi dẹt; vỏ mỏng, màu nâu vàng, không sáng mã Cùi dày 4,7 mm Tỷ lệ phần ăn được đạt 63 % Độ ngọt thơm kém nhãn Lồng Giống này chủ yếu dùng sấy khô xuất khẩu (Trần Thế Tục, 2006)

+ Nhóm nhãn Nước: Đặc trưng của nhóm này là quả nhỏ, chất lượng kém

nhưng sức sống mạnh, phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi rộng Còn được dùng làm gốc ghép cho các giống nhãn khác (Trần Thế Tục, 2006)

- Nhãn Nước: Giống này có chất lượng thấp, thường dùng làm nhãn sấy Cây con có thể dùng làm gốc ghép cho nhóm nhãn Cùi Quả nhỏ, trọng lượng trung bình 6,15 g, hạt to, thịt quả mỏng và trong; thịt quả dày 2,7 mm Tỷ lệ ăn được khoảng 31

% Ít ngọt, lượng đường tổng đạt 11,7 %

- Nhãn Thóc: Còn gọi là nhãn Trơ, giống này có chất lượng không ngon, được trồng từ lâu và dần được thay thế bởi giống có phẩm chất ngon hơn Quả nhỏ, trung bình 5,3 g Thịt quả mỏng, tỷ lệ ăn được thấp 27 - 28 %; hạt to chiếm 55 % khối lượng quả Nhóm giống này có sức sống tốt, khả năng chịu đựng tốt, hạt có thể gieo làm gốc ghép (Trần Thế Tục, 2006)

Trang 24

1.1.2.3 Nhóm giống nhập nội

- Nhãn Do (Daw, Idaw, Idor, Ido): Là giống nhãn chủ lực của Thái Lan Đây

là giống chín sớm nên được người Thái chuộng trồng Được trồng phổ biến ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan nhờ năng suất cao, chất lượng ngon và chín sớm Quả

to, thịt quả dày, giòn, ráo; hạt trung bình; thơm; ít ngọt hơn Tiêu Da Bò Quả chín lâu trên cây hạt có thể mọc mầm Giống nhãn này dễ xử lý ra hoa bằng hóa chất

- Nhãn Thạch Hiệp (Thạch Kiệt): Nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây; ngoài ra còn được trồng ở một số châu thuộc tỉnh Quảng Tây Giống nhãn này sinh trưởng mạnh, tán xòe rộng, lá màu xanh đậm, dày chắc, biên lá gợn sóng Năng suất khá cao và chất lượng khá ngon (Trần Thế Tục, 2006)

Quả hình tròn dẹt, hơi lệch tâm, nặng 8 - 12 g/quả Vỏ quả dày, có màu vàng nâu hơi ửng xanh Thịt quả màu trắng sữa hay đục, dày, trung bình 0,5 mm Phẩm chất ngon, vị ngọt sắc, mùi thơm; ít ngọt hơn Tiêu Da Bò Hạt nhỏ, hơi dẹt, màu nâu đỏ Tỷ

lệ ăn được cao, khoảng 65 - 68 % Đây là giống nhãn ngon của Trung Quốc, dùng ăn tươi hay đóng hộp Năng suất tương đối cao và ổn định

1.2 Dịch hại chổi rồng (witches’ broom) trên cây nhãn

Chổi rồng là dịch hại quan trọng nhất trên cây nhãn (Chen và ctv, 1992; Coates và ctv, 2003) Chổi rồng còn được gọi với các tên khác nhau như tổ rồng, hoa tre, chổi xể, chổi ma (Trần Thế Tục, 2006) ở miền Bắc hay đọt chổi, tổ chim ở phía Nam Về cách gọi, đọt chổi có vẻ là tên gọi thích hợp nhưng do một số nhà khoa học miền Bắc đề xuất gọi là chổi rồng nên nay được gọi thống nhất là chổi rồng Ngoài

gây hại trên nhãn, Chen (1996) còn cho rằng vải (L chinensis) cũng là ký chủ nhưng

ý kiến này bị nghi ngờ bởi AQSIQ (2003) Hiện nay trên thế giới chổi rồng được ghi nhận ở Trung Quốc đại lục, lãnh thổ Hồng Kông và Đài loan; Thái Lan và Brazil (So

và Zee, 1972; Kitijima và ctv, 1986; Menzel và ctv, 1989; Koizumi, 1995) Ở miền Bắc Việt Nam, chổi rồng được ghi nhận hơn một thập niên trước đây (Đặng Vũ Thanh và Hà Minh Trung, 1999)

Trang 25

ở nhánh nhiễm bị co cụm và không thể phát triển Chồi hoa nhiễm sớm, hoa sẽ không phát triển và không đậu quả hoặc trường hợp nhiễm muộn hơn sẽ tạo quả nhỏ, thưa thớt (Menzel và ctv, 1989) Ở Thái Lan, Visitpanich và ctv (1996) mô tả những đám lông mịn màu xanh nhạt tạo thành thảm nhung (erinium) trên cả hai mặt của lá

nhiễm; nhện E dimocarpi cư trú bên trên thảm nhung này Theo So và Zee (1972),

triệu chứng chổi rồng có vẻ mang tính hệ thống (systemic), nhưng không phải tất cả nhánh trên cây đều có triệu chứng Một nghiên cứu tiến hành ở Hồng Kông cho thấy chổi rồng phổ biến trên những cây trẻ (10 - 25 năm) hơn so với cây già (30 năm) (So

và Zee, 1972) Một khảo sát ở Trung Quốc báo cáo có 80 - 100 % cây nhãn trong một vườn lâu năm, và 5 - 10 % ở những vườn mới lập bị nhiễm (So và Zee, 1972) cho thấy cây còn nhỏ cũng có thể bị nhiễm như cây trưởng thành

Hình 1.1 Triệu chứng đặc trưng của chổi rồng trên chồi nhãn Tiêu Da Bò ở chụp

tại một vườn nhãn ở Tân Thành –Bà Rịa Vũng Tàu

1.2.2 Tác nhân của chổi rồng và vai trò của E dimocarpi

Có những bất đồng trong các kết quả nghiên cứu về tác nhân của chổi rồng mà cho rằng có thể là do virus (Chen và ctv, 1996; Chen và ctv, 2001; So và Zee, 1972;

Trang 26

Ye và ctv, 1990) hay do mycoplasma (Menzel và ctv, 1989; Visitpanich và ctv,

1996) hoặc là do nhện E dimocarpi (He và ctv, 2001; Feng và ctv, 2005)

Một số nghiên cứu trước đó ở Trung Quốc cho rằng tác nhân thuộc về virus

So và Zee (1972) sử dụng kính hiển vi điện tử quan sát trên những lát cắt siêu mỏng của lá nhiễm và tìm thấy những cấu tử dạng sợi có đường kính khoảng 12

nm và dài khoảng 1000 nm Những cấu tử virus này không xuất hiện đơn lẻ mà thường thành từng chùm Ye và ctv (1990) đã làm ròng từng phần một virus dạng sợi từ lá và vỏ của những cây nhãn bị nhiễm và báo cáo những filamentous virion

có đường kính chừng 15 nm và độ dài chừng 300 - 2500 nm, mà phổ biến là từ 700

- 1300 nm Chen và ctv (1996) cũng tìm thấy những cấu tử virus dạng sợi trong các

tế bào libe của những cây bị nhiễm Sử dụng kỹ thuật ISEM (immuno sorbent electron microscopy), những cấu tử virus dạng sợi được ‘bẫy’ từ cây nhiễm và từ

tuyến nước bọt của rầy chổng cánh vân nâu Corngenasylla sinica và bọ xít

Tessaratoma papillosa (Chen và ctv, 1994); từ những kết quả này, Chen và ctv

(2000) kết luận rằng tác nhân gây chổi rồng là một virus dạng sợi Tuy nhiên, do không có hình ảnh virus và kết quả thí nghiệm không được lặp lại, kết luận virus là tác nhân gây nhiều tranh cãi

He và ctv (2001), nghiên cứu ở Quảng Đông (Trung Quốc) từ năm 1995 -

1998, xác định triệu chứng chổi rồng gây ra do nhện E dimocarpi Khi cây con được

lây nhiễm với nhện; 50 % phát triển các triệu chứng chổi rồng và nhiễm nhện trong khi không phát hiện nhện trên lá của những cây không có triệu chứng Nhện luôn được tìm thấy trên những chồi nhiễm và mật số nhện tương quan với mức độ bệnh Tỉa cành tạo tán và phun thuốc trừ nhện trên những chồi nhiễm giúp phục hồi, ra hoa

và giảm tỷ lệ gié hoa nhiễm từ 80 % xuống còn 9 % Kết quả này được hỗ trợ bởi nghiên cứu sau đó của Feng và ctv (2005) mà kết luận rằng sử dụng thuốc trừ nhện cải thiện khả năng đậu quả và năng suất cây nhãn nhiễm chổi rồng

Ở Thái lan, nhện vector của chổi rồng đã được báo cáo ở tỉnh Chiang Mai và

Lam Phun, nơi nhện E dimocarpi được cho là truyền phytoplasma gây chổi rồng trên

nhãn ở đây (Chantrasri và ctv, 1999; Visitpanich và ctv, 1999) Sau một tháng nhện

Trang 27

thấy những tế bào phytoplasma trong tế bào chất của mạch libe bị nhiễm và được xác nhận bằng kỹ thuật PCR (Chantrasri và ctv, 1999) Tuy nhiên, Sdoodee và ctv (1999)

đã không thể xác nhận sự hiện diện của phytoplasma trong mô nhãn nhiễm bằng phương pháp PCR mặc dù kỹ thuật DNA xác định sự có mặt của prokaryote

Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện cây ăn quả miền Nam cho rằng tác nhân gây chổi rồng là vi khuẩn thuộc nhóm gamma proteobacteria (Bùi Thị Ngọc Lan và ctv, 2011) Đây là vi khuẩn không thể nuôi cấy; sống trong mạch dẫn của cây, đặc biệt trên các đọt non và bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là

nhện E dimocarpi (Nguyễn Văn Hòa, 2011)

Tóm lại, dù tác nhân chổi rồng chưa được thống nhất nhưng có một nhận

định chung nhện E dimocarpi được xem là một nhân tố quan trọng, có thể là vector

hay tác nhân của chổi rồng và việc phòng trừ chúng có vai trò quyết định đến hiệu quả phòng trừ chổi rồng trên cây nhãn

Nhện eriophyid lan truyền giữa cây này qua cây khác qua di chuyển giữa các

lá tiếp xúc nhau hay ‘quá giang’ gió hay côn trùng và động vật khác Gió được xem là

cách lây lan phổ biến nhất của nhện eriophyid Theo Waite (1999), ong mật (Apis spp.) là một trong những ‘kẻ cho quá giang’ của nhện lông nhung (Eriophyes litchii

Trang 28

Keifer) trên vườn vải (L chinensis) Hoạt động của con người cũng có thể làm lây lan

nhện Vật liệu trồng nhiễm nhện cũng là cách lây lan nguy hiểm qua khoảng cách lớn

Do kích thước quá nhỏ nên việc nghiên cứu nhện E dimocarpi rất khó, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học Thêm vào đó, nhện E

dimocarpi là loài chỉ mới được chú ý gần đây; chúng cũng có phổ ký chủ hẹp và

phân bố chủ yếu ở một số nước vùng nhiệt đới nơi mà tiềm lực nghiên cứu khoa học

không thật mạnh Do đó có rất ít nghiên cứu về nhện E dimocarpi Cho đến nay,

hầu hết các công bố liên quan đến loài này là xác định vai trò của chúng đối với chổi rồng trên nhãn, biến động quần thể và biện pháp phòng trừ

Các nghiên cứu biến động quần thể cho thấy nhện xuất hiện quanh năm ở Quảng Tây (Deng và ctv, 1998; Yang và Deng, 2001) Thông thường, những khu vực xảy ra

chổi rồng nặng thường có mật số nhện E dimocarpi cao, tuy nhiên không có tương quan

chặt giữa mật số nhện và triệu chứng chổi rồng Thậm chí trên những cây khỏe mạnh, đã ghi nhận tỷ lệ nhện hiện diện hơn 40 % búp ngọn (Yang và Deng, 2001)

Nhện có kích thước rất nhỏ; mắt thường không thể quan sát được mà phải sử dụng kính lúp có độ phóng đại cao hay kính hiển vi Theo mô tả của Nguyễn Thị Kim Thoa và ctv (2007), nhện có liên quan đến chổi rồng có kích thước khá nhỏ, trưởng thành như một chấm nhỏ màu trắng Nhện thường tập trung ở các bộ phận non như chồi lá, chồi hoa, phát hoa và hoa nhãn Mật số nhện thường rất thay đổi và đôi khi không tìm thấy được trên những chồi có triệu chứng chổi rồng điển hình

1.2.4 Tác hại của chổi rồng đối với sản xuất nhãn

Chổi rồng được nhận định như là “chỉ gây thiệt hại đáng kể cho nhãn ở châu Á” (Menzel và ctv, 1989), hoặc như là “một bệnh nhãn lan truyền rộng rãi và quan trọng nhất ở Trung Quốc” hay như là “nghiêm trọng nhất đối với cây nhãn” (Chen và ctv, 1992) Đánh giá khác nhau có thể do khác biệt về tính mẫn cảm của giống, điều kiện thời tiết, mức độ chăm sóc và đặc biệt là tình hình gây hại và hiệu quả phòng trừ chổi rồng ở từng khu vực Gần đây nhiều tác giả đánh giá chổi rồng là dịch hại quan trọng nhất trên cây nhãn (Coates và ctv, 2003; Hồ Văn Chiến, 2011)

Trang 29

Về tác hại của chổi rồng đối với sản xuất, ở Trung Quốc, theo một khảo sát được tiến hành ở 17 châu và thành phố ở tỉnh Phúc Kiến, tỷ lệ cây nhiễm từ 20 - 100 % với mức nhiễm cao hơn trên những vườn lâu năm Gây thiệt hại từ 10 - 20 %, trong khi thiệt hại lên đến trên 50 % đã được ghi nhận trong một vài trường hợp nghiêm trọng (Chen và ctv, 1990a) Ở Việt Nam, từ năm 2004 - 2005 chổi rồng được ghi nhận ở nhiều tỉnh ở Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương Theo số liệu mới nhất, có ít nhất 10.503 ha bị nhiễm trong tổng số diện tích khảo sát 34.771 ha

ở các tỉnh phía Nam Chổi rồng đang gây thiệt hại nặng nề các vùng trồng nhãn ở Tây Nam Bộ nhất là ở các tỉnh bị nhiễm nặng như Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre Năng suất thiệt hại từ 15 - 90 % (Hồ Văn Chiến, 2011)

Dịch hại chổi rồng làm tăng chi phí đầu vào do tăng chi phí phòng trừ; giảm sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả làm hiệu quả sản xuất nhãn kém Tình hình càng nghiêm trọng hơn do giá vật tư đầu vào tăng và giá cả nhãn biến động Những yếu tố này góp phần dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng cũng như sản lượng nhãn ở phía Nam; làm cho sản xuất nhãn kém bền vững

Hình 1.2 Một vườn nhãn nhiễm chổi rồng đã bị đốn bỏ và trồng thay thế

bằng cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) ở Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu

1.2.5 Biện pháp giống trong quản lý dịch hại chổi rồng

Sử dụng tính kháng của giống được xem là biện pháp chiến lược trong quản lý chổi rồng Tương quan chặt giữa giống và tỷ lệ nhiễm được khảo sát đầu tiên ở Trung

Trang 30

Quốc giữa thập niên 1980 (Chen và ctv, 1990a) Chen và ctv (1998) kết luận có sự khác nhau trong khả năng mẫn cảm của các giống nhãn và gợi ý cần chọn tạo giống kháng để góp phần quản lý chổi rồng Những giống nhãn như ‘Lidongben’ và

‘Shuinan No 1’ được đánh giá là có tính kháng cao, trong khi ‘Pumingyan’,

‘Youtanben’, ‘Dongbi’, và ‘Honghezgi’ thì mẫn cảm nhiều hơn Ở Thái Lan, giống nhãn ‘Biew Kiew’, ‘Deang Klom’ và ‘Ma Teen Klong’ nhiễm chổi rồng nghiêm trọng (Ungasit và ctv, 1999; Visitpanich và ctv, 1996) Tuy nhiên giống ‘Daw’ (nay gọi là Do) và ‘Heaw’ thì nhiễm nhẹ (Visitpanich và ctv, 1996) Tuy nhiên, chưa có giống nào ở Trung Quốc hoặc Thái Lan được xem là miễn nhiễm chổi rồng

Ở Việt Nam, mức độ nhiễm chổi rồng của các giống nhãn ở Nam Bộ rất khác nhau Có giống nhiễm nặng; nhiễm nhẹ hơn và có giống chưa thấy triệu chứng

Trang 31

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát một số đặc điểm sinh học của nhện E dimocarpi

(1) Khảo sát các pha phát triển, đặc điểm hình thái và vòng đời

(2) Khảo sát khả năng sinh sản của nhện E dimocarpi

(3) Khảo sát một số đặc điểm hoạt động của nhện E dimocarpi

Nội dung 2: Khảo sát phân bố quần thể nhện trên tán và biến động quần thể

nhện E dimocarpi trong năm

(1) Phân bố quần thể nhện E dimocarpi trên tán cây

(2) Biến động quần thể nhện E dimocarpi trong năm

Nội dung 3: Đánh giá tính kháng của giống nhãn đối với chổi rồng

(1) Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng ngoài đồng của một số giống nhãn trong thực tế sản xuất

(2) Đánh giá tính kháng của 22 giống và dòng nhãn đối với chổi rồng trong điều kiện ngoài đồng

2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện

+ Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 4 năm 2011

+ Địa điểm thực hiện

- Nuôi nhện và các khảo sát trong phòng được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học và Bảo vệ Thực vật của Viện Cây ăn quả miền Nam (Tiền Giang) và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa -Vũng Tàu)

Trang 32

- Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng ngoài đồng của một số giống nhãn trong điều kiện sản xuất thực hiện trên các khu vực trồng nhãn tập trung ở Tây Nam Bộ

2.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu

- Cây ký chủ: Cây nhãn (D longan)

- Nhện E dimocarpi

- 22 giống và dòng nhãn được thu thập

- Kính lúp, kính hiển vi các loại; thước vi trắc

- Máy chụp ảnh

- Phương tiện, thiết bị cần thiết, dụng cụ nuôi nhện, tủ định ôn và các dụng

cụ phòng thí nghiệm khác

- Hóa chất phòng thí nghiệm

- Dụng cụ thu mẫu: Túi giấy, túi nylon, thẻ đeo, bút, giấy

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của nhện E dimocarpi

+ Thu mẫu và nhân nuôi mật số nhện E dimocarpi

- Phương pháp: Nhện ở các giai đoạn phát triển được thu từ lá nhãn Tiêu Da

Bò nhiễm chổi rồng ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được mang về phòng thí nghiệm Nhện được nuôi trên chồi nhãn Tiêu da Bò trồng trong chậu Việc thu mẫu, nhân nuôi, chuẩn bị mẫu trên kính, pha dung dịch và bảo quản mẫu theo phương pháp của del Rosario và ctv (1958); Amrine và ctv (2003); Walter và Krantz (2009) Đo và tính toán chiều dài cơ thể theo phương pháp của Magud và ctv (2007)

Trang 33

Mẫu nhện được phân loại dựa theo Kuang (1997) và Keifer (1962) với sự hỗ trợ chuyên môn của Fujio Kadono, Đại học Hosei (Nhật) Sau khi được phân loại, tiến hành nuôi cá thể và quần thể nhện trong phòng thí nghiệm

- Dụng cụ thu mẫu: Túi giấy, túi nylon, thẻ đeo, kính lúp, kính hiển vi, chổi lông, bút, giấy và các vật dụng khác

+ Khảo sát các pha phát triển, đặc điểm hình thái và vòng đời nhện

* Chuẩn bị mẫu nhện quan sát trên kính hiển vi

Mẫu lá ngoài đồng được chọn và cho vào túi có đánh dấu riêng, sau đó được thu về và rửa trong dung dịch 70 - 80 % alcohol và lắc trong 2 phút nhằm tách nhện

ra khỏi lá Sau đó mang ly tâm ở 5.000 rpm trong 5-10 phút; gạn phần đáy để thu nhện Nhện được lưu giữ trong ly thủy tinh nhỏ chứa 70 - 80 % alcohol có thêm 5 % glycerol để ngăn chặn cồn bốc hơi (Evans và ctv, 1961) Dung dịch Oudeman (87 phần của alcohol 70 %, 5 phần của glycerol và 8 phần của glacial acetic acid) có thể được thay thế để lưu giữ dài hạn Có thể nhúng nhện qua nước nóng (85 - 90oC) để ép nhện duỗi thẳng chân và các phần phụ Sau đó nhện được làm mẫu và quan sát dưới kính hiển vi (de Lillo và ctv, 2010)

* Phương pháp nuôi nhện

Phương pháp nuôi dựa theo del Rosario và ctv (1958) có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế Lá nhãn Tiêu Da Bò giai đoạn bánh tẻ được sử dụng để nuôi nhện Phương pháp đĩa lá được sử dụng (hình 2.1) Lá chét được rửa sạch, để khô trong không khí và được cắt thành đĩa lá (Nguyễn Thị Chắt và Bùi Thanh Tùng, 2007) đường kính 15 - 20 mm bằng một dao lưỡi tròn Đĩa lá này được cho vào đĩa petri, mặt dưới lá hướng lên trên, phía dưới đĩa lá lót nhiều lớp giấy thấm dày được thấm nước nhằm giữ ẩm để đĩa lá lâu héo Nước sạch được bổ sung vào giấy thấm khi có biểu hiện khô Thay thế ngay các đĩa lá có biểu hiện héo, những mẫu nuôi có nhện bị chết hay không đạt yêu cầu bị loại Các đĩa petri chứa đĩa lá được đặt trong một khay nhựa để tiện di chuyển

Nhện được thả từng cá thể riêng vào đĩa lá Các đĩa petri chứa đĩa lá được đặt trong khay và đưa vào tủ định ôn ở nhiệt độ 27 ± 0.5 0C và độ ẩm 68 ± 0.9 % dưới

Trang 34

ánh sáng nhân tạo (15,000 lux) với chế độ 14:10 giờ sáng: tối theo phương pháp của Noochanapai và Chandrapatya (2004)

Hình 2.1 Đĩa petri chứa các đĩa lá được tạo ra từ lá nhãn trưởng thành

Để xác định thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành, 5 trưởng thành được chuyển lên mỗi đĩa lá Sau khi chúng đẻ 1 - 2 trứng, con cái được lấy đi Khảo sát giai đoạn tiền trưởng thành được thực hiện mỗi sáu giờ Mỗi một pha phát triển, các mẫu nuôi được kiểm tra, chọn lọc và bổ sung để nuôi theo dõi ở pha phát triển tiếp theo

Để khảo sát giai đoạn tiền đẻ trứng, đẻ trứng, tuổi thọ trưởng thành và số trứng mỗi nhện cái đẻ, hai nhện vừa trưởng thành được đưa vào đĩa lá nơi những con đực đã ký gửi các bó sinh tinh (spermatophore) Sau đó chọn lại một cá thể để theo dõi Các khảo sát được tiến hành mỗi ba giờ

Số mẫu cho đợt nuôi lớn hơn 30 sau đó loại trừ và chọn lọc ngẫu nhiên lại còn 30 cá thể để ghi nhận dữ liệu và tính toán kết quả

2.4.3 Khảo sát mật số nhện E dimocarpi trên tán và trên tuổi lá

+ Khảo sát mật số nhện ở bốn hướng tán khác nhau

+ Chọn vườn:

Hai vườn nhãn Tiêu Da Bò giai đoạn kinh doanh ở Tân Thành (11 năm tuổi)

và Xuyên Mộc (12 năm tuổi) ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhiễm chổi rồng với khoảng cách trồng 5 x 5 m được chọn Trên mỗi vườn, một diện tích 3000 m2 được chọn cho khảo sát Mật số nhện được đếm ở hai thời điểm tháng 4 và tháng 10 năm 2010

Trang 35

Vườn cây được tỉa cành tạo tán hàng năm và được quản lý theo chế độ chăm sóc bình thường

+ Phương pháp khảo sát:

Mỗi cây là một điểm khảo sát Việc chọn điểm khảo sát theo phương pháp lấy điểm ngẫu nhiên kết hợp lấy điểm theo đường chéo góc (Viện BVTV, 1997) Số điểm khảo sát mỗi lần là 30 cho mỗi vườn

Trên tán cây chọn 4 ô điều tra theo 4 hướng Đông, Tây, Nam và Bắc Kích thước ô là 1 m x 1 m, nằm giữa tán theo mỗi hướng Lá chét vừa trưởng thành được chọn cho thu mẫu Mỗi ô chọn 10 mẫu lá; cho vào túi giấy riêng biệt cho từng điểm

và vườn điều tra, mang về phòng thí nghiệm Các mẫu lá thu về được quan sát dưới kính lúp hay kính hiển vi soi nổi để đếm nhện Số liệu được tính trung bình cho tất cả khảo sát theo mỗi hướng Diện tích lá được xác định thông qua phương pháp đo – cân để quy ra 4 cm2 lá

+ Chỉ tiêu theo dõi:

Ghi nhận mật số nhện E dimocarpi (con/4 cm2 lá) tại hai thời điểm tháng 4

và tháng 10 năm 2010 trên bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc

+ Khảo sát mật số nhện ở các tuổi lá khác nhau

+ Chọn vườn:

Khảo sát được tiến hành trên hai vườn nhãn Tiêu Da Bò 11 năm tuổi đang nhiễm chổi rồng ở Tân Thành (9 năm tuổi) và Xuyên Mộc (12 năm tuổi) ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang nhiễm chổi rồng Mỗi vườn có diện tích ≥ 2.500 m2, khoảng cách trồng 5 x 5 m Vườn cây được tỉa cành tạo tán hàng năm và được quản lý theo chế độ chăm sóc bình thường

+ Phương pháp khảo sát mật số nhện:

Như phần khảo sát mật số nhện ở bốn hướng trên tán nhãn Ba giai đoạn tuổi

lá khác nhau: Lá trưởng thành - lá có kích thước đầy đủ; lá nữa trưởng thành và lá non (xem hình 2.2.) được chọn để khảo sát

Trang 36

Hình 2.2 Ba tuổi lá khác nhau được khảo sát (Từ trái sang phải):

Lá trưởng thành, lá nửa trưởng thành và lá non + Chỉ tiêu theo dõi:

Ghi nhận mật số nhện E dimocarpi (con/4 cm2 lá) tại hai thời điểm tháng 4

Vườn cây được quản lý theo chế độ chăm sóc bình thường Phun thuốc trừ sâu được tiến hành ở giai đoạn ra lá non, ra hoa đến gần thu hoạch để phòng trừ các dịch hại chính như sâu đục gân lá, các sâu hại lá non, các sâu hại bông, sâu đục cuống quả, bọ xít nhãn Số lần phun từ 5-7 lần/vụ Các loại thuốc sử dụng gồm thuốc nhóm cúc tổng hợp và gốc lân hữu cơ Quy trình chăm sóc vườn cây xem thêm phần phụ lục

+ Phương pháp khảo sát mật số nhện:

Trang 37

+ Chỉ tiêu theo dõi:

- Mật số nhện trên lá (con/4 cm2 lá) được khảo sát hàng tuần và tính trung bình hàng tháng

- Ghi nhận các đặc điểm về tình hình sinh trưởng, phát triển của cây, các điều kiện thời tiết đặc biệt

- Các yếu tố thời tiết trong thời gian nghiên cứu gồm nhiệt độ (oC), độ ẩm không khí (%), lượng mưa (mm/tháng) được ghi nhận ở theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

2.4.5 Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng của một số giống nhãn trong điều kiện thực tế sản xuất

Khảo sát mức độ nhiễm chổi rồng của một số giống nhãn được trồng phổ biến trong sản xuất ở Đông Nam Bộ nhằm đánh giá mức độ nhiễm của chúng trong thực tế sản xuất

+ Vườn nhãn khảo sát

Khảo sát trên các vườn nhãn ở Đông Nam Bộ, bao gồm các vườn nhãn thời kỳ kinh doanh trong năm 2010 Các giống khảo sát gồm: Nhãn Do, Long, Super, Thạch Hiệp, Tiêu Da Bò, Tiêu Lá Bầu, Xuồng Bao Công, Xuồng Bánh Xe, Xuồng Cơm Trắng, Xuồng Cơm Vàng, Xuồng Tiêu Vàng và Xuồng Tiêu Xanh

+ Phân bổ phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được phân bổ tùy theo phân bố và mức độ phổ biến của giống trong sản xuất Khảo sát 30 phiếu (tương đương 30 vườn) cho mỗi giống, gồm Bà Rịa Vũng Tàu 15 phiếu, Đồng Nai: 10 phiếu, Bình Dương 5 phiếu) theo sự phân bố của giống trong sản xuất Ưu tiên chọn khu vực khảo sát là những vùng trồng nhãn tập trung và có diện tích lớn

+ Thu thập thông tin

Từ cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật, từ cán bộ kỹ thuật địa phương về vùng trồng của các giống, tình hình sản xuất, các vùng nhiễm chổi rồng, tình hình chổi rồng

Trang 38

+ Phiếu khảo sát

Được soạn sẵn (xem phần phụ lục) Thông tin thu thập bao gồm tổng quát về vườn cây (địa điểm vị trí, tên giống, đất đai, địa hình, nguồn gốc giống, tuổi cây và một số thông tin khác), một số kỹ thuật canh tác áp dụng, tình hình nhiễm chổi rồng ở trên vườn (tỷ lệ cây nhiễm, chồi bị hại, triệu chứng chổi rồng trên cây)

- Những cây nhãn có tán lớn: Chọn ô khảo sát theo 4 hướng Đông, Tây, Nam

và Bắc Mỗi hướng chọn tất cả số chồi trên ô 1 - 2 m2 (tùy kích thước tán) ở giữa tán để khảo sát Vườn rộng chọn 30 cây mỗi vườn Chọn tất cả các cây nếu số cây nhãn trên vườn ít hơn 30 cây

+ Chỉ tiêu theo dõi chính

- Tỷ lệ cây thể hiện triệu chứng chổi rồng (%) tính bằng công thức

TLCN (%) = (Số cây thể hiện triệu chứng/tổng số cây khảo sát) x 100

- Chỉ số bị hại bởi chổi rồng: Được tính theo phương pháp sau:

Phân cấp bị hại:

Cấp bị hại Biểu hiện bên ngoài

Cấp 0 Cây không có triệu chứng chổi rồng

Cấp 1 Cây có tỷ lệ chồi thể hiện triệu chứng từ > 0 - 25 %

Cấp 2 Cây có tỷ lệ chồi thể hiện triệu chứng từ > 25 - 50 %

Cấp 3 Cây có tỷ lệ chồi thể hiện triệu chứng từ > 50 - 75 %

Cấp 4 Cây có tỷ lệ chồi thể hiện triệu chứng từ > 75 – 100 %

Chỉ số bị hại được tính theo công thức:

R = [(b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4)] / [a + b + c + d + e]

Trong đó: R là chỉ số bị hại

a, b, c, d, e là số cây bị hại ở cấp 0; 1, 2; 3; 4

Trang 39

TLChN (%) = (Số chồi thể hiện triệu chứng/tổng số chồi khảo sát) x 100

- Đánh giá mức độ chống chịu: Đánh giá dựa vào mức độ cây bị hại quy đổi như sau:

Chỉ số bị hại Đánh giá tính kháng

0 Kháng 0,1 đến 1,0 Nhiễm nhẹ

1,1 đến 2,0 Nhiễm trung bình 2,1 đến 3,0 Nhiễm nặng 3,1 đến 4,0 Nhiễm rất nặng

2.4.6 Đánh giá tính kháng của một số giống và dòng nhãn đối với chổi rồng

- Chuẩn bị vườn

Vườn nhãn Tiêu Da Bò 6 năm tuổi với 100 % cây nhiễm chổi rồng (hình 2.3) được sử dụng như là vườn gốc ghép để ghép với các giống nhãn cần đánh giá theo phương pháp của Liu và ctv (2004) Chồi ghép được thu từ cây nhãn khỏe mạnh, trên vườn không có triệu chứng chổi rồng Cây nhãn gốc ghép được tỉa bớt cành chừa lại 1 – 2 cành Phương pháp ghép theo quy trình kỹ thuật ghép thay giống (top-working) của Viện cây ăn quả miền Nam (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009a)

Sử dụng phương pháp ghép mắt, ghép mắt có gỗ, ghép đoạn cành tùy theo loại cành ghép thu được Việc ghép các giống nhãn kết thúc vào tháng 1 năm 2008 Sau ghép, việc phun thuốc hóa học trừ nhện (Ortus 5EC) và sâu (Ceperan 5EC) được tiến hành định kỳ hàng tháng nhằm bảo vệ chồi Chừa lại một chồi ghép tốt nhất trên mỗi cây gốc ghép Trên mỗi cây gốc ghép, một cành nhãn Tiêu Da Bò cũng được chừa lại, có khống chế để không cạnh tranh, để lây nhiễm Vườn được bón phân, tưới nước và chăm sóc theo quy trình của Viện cây ăn quả miền Nam

Trang 40

Hình 2.3 Vườn nhãn Tiêu Da Bò nhiễm chổi rồng trước khi được ghép để đánh giá

tính kháng của giống

Hình 2.4 Chồi nhãn của giống đánh giá phát triển trên gốc ghép Tiêu Da Bò

sau ghép 4 tháng

+ Phương pháp thực hiện

Việc lây nhiễm nhện được tiến hành vào tháng 8 – 9/2008 Chồi nhãn Tiêu Da

Bò nhiễm nhện E dimocarpi trên cây nhãn nhiễm chổi rồng được kiểm tra mật số nhện

và lây nhiễm lên chồi nhãn phát triển từ giống gốc ghép Tiêu Da Bò với số lượng từ

600 đến 1.000 nhện trên mỗi cành cho mỗi đợt lây nhiễm Lây nhiễm bằng cách đặt chồi nhiễm nhện lên chồi nhãn Tiêu Da Bò để nhện di chuyển sang Lây nhiễm bổ sung

1 - 2 lần trong khoảng thời gian một tháng sau khi tỉa cành, kiểm tra mật số nhện trên lá trên chồi nhãn Tiêu Da Bò phát triển từ gốc ghép đạt ≥ 5 nhện/lá chét

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adeijumo T.O., Florini D.A. and Ikotun T., 2001. Screening of cowpea cultivars for resistance to leaf smut. Crop Protection 20: 303-309 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Crop Protection
2. Alam M.Z. and Wadud M.A., 1963. On the biology of litchi mite Aceria litchi Keifer (Acarina:Eriophyidae) in East Pakistan. Pakistan. J. Sci. 15: 231-240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aceria litchi" Keifer (Acarina:Eriophyidae) in East Pakistan. "Pakistan. J. Sci
3. Allington W.B., Staples R. and Viehmeyer G., 1968. Transmission of Rose rosette virus by the Eriophyid mite Phyllocoptes fructiphilus, Jour. Econ. Entomol.61(5): 1137-1140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phyllocoptes fructiphilus, Jour. Econ. Entomol
4. Amrine J.W. Jr. and Manson D.C.M., 1996. Preparation, mounting and descriptive study of eriophyoid mites. In: Eriophyoid mites: Their biology, natural enemies and control (Eds. E.E. Lindquist, M.W. Sabelis and J. Bruin) Elsevier, Amsterdam. World Crop Pest 6: 383-396 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eriophyoid mites: Their biology, natural enemies and control" (Eds. E.E. Lindquist, M.W. Sabelis and J. Bruin) Elsevier, Amsterdam. "World Crop Pest
5. Amrine J.W. Jr., Stasny T.A. and Flechtmann C.H.W., 2003. Revised keys to world genera of Eriophyoidea (Acari: Prostigmata). Indira Publishing House, Michigan, USA, 244p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Revised keys to world genera of Eriophyoidea (Acari: Prostigmata)
6. AQSIQ, 2003. Comments provided on the technical issues paper on the IRA on longan and lychee fruit from China. State general administration for quality supervision, inspection and quarantine of the People’s Republic of China (AQSIQ), 18 June 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comments provided on the technical issues paper on the IRA on longan and lychee fruit from China
7. Atilano R. A., 1981. Screening oleander cultivars for resistance to witches' broom. Proc. Fla. State Hort. Soc. 94: 218-219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proc. Fla. State Hort. Soc
9. Bùi Thị Ngọc Lan, Đinh Thị Yến Phương, Bùi Thị Mỹ Bình, Nguyễn Hải Bằng và Trần Thị Mỹ Hạnh, 2011. Báo cáo kết quả bước đầu nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh chổi rồng trên nhãn bằng kỹ thuật nested-PCR. Hội thảo ‘Tình hình bệnh chổi rồng hại nhãn ở các tỉnh, thành phía Nam và biện pháp quản lý’ tổ chức tại Tiền Giang, ngày 17/08/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh chổi rồng hại nhãn ở các tỉnh, thành phía Nam và biện pháp quản lý
10. Chantrasri P., Sardsud V. and Srichart W., 1999. Transmission studies of phytoplasma, the causal agent of witches’ broom disease of longan. Abstract.The 25th Congress on Science and Technology of Thailand, 20-22 October 1999, Pitsanulok, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 25th Congress on Science and Technology of Thailand
11. Chen J.Y., 1990. The spreading period of longan witches’ broom disease by insect vectors and their timing control. Fujian Agri. Sciences and Technology1: 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fujian Agri. Sciences and Technology
12. Chen J.Y., Chen J.Y., Fan G.C. and Chen X., 1999a. Preliminary study on the elimination of the virus of longan witches’ broom disease. In Advances on Plant Pathology. (Ed: J.Y.Chen). Yunnan Science and Technology Publishing House, pp. 163-166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances on Plant Pathology
13. Chen J.Y., Chen J.Y., Fan G.C., and Chen X., 1999b. The integrated control method for longan witches’ broom disease. South China Fruits 28(3): 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: South China Fruits
14. Chen J.Y, Chen J.Y. and Xu X.D., 2001. Advances in research of longan witches’ broom disease. Acta Hort. (ISHS) 558: 413-416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta Hort. (ISHS)
16. Chen J.Y., Chung K. and Ke X., 1991. Studies on longan witches’ broom disease: Affirmation of viral pathogen. Virologica Sinica 9: 138-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Virologica Sinica
17. Chen J.Y. and Ke C., 1994. The preliminary study on the transmission of longan witches’ broom disease by seedlings. China Fruits 1: 14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Fruits
18. Chen J.Y., Ke C. and Lin K.S., 1990a. Studies on longan witches’ broom disease: History, and symptom, distribution and damage. Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 5: 34-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences
19. Chen J.Y., Ke C. and Ye X.D., 1994. Studies on longan witches’ broom disease, confirmation of viral pathogen. Virologica Sinica 9: 138-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Virologica Sinica
20. Chen J.Y., Ke C., Xu C.F., Song R.L. and Chen J.Y., 1990b. Studies on longan witches’ broom disease - Transmissive approaches. Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 5(2): 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences
21. Chen J.Y, Li K.B., Chen J.Y. and Fan G.C., 1996. A preliminary study on litchi witches’ broom and its relation to longan witches’ broom. Acta Phytopathologica Sinica 26: 331-335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta Phytopathologica Sinica
22. Chen J.Y., Xu C.F., Li K.B. and Xia Y.H., 1992. On transmission of longan witches’ broom disease by insect vectors. Acta Phytopathologica Sinica 22:245-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta Phytopathologica Sinica

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w