Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (pelodiscus sinensis) tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng đông bắc trường đh nông lâm thái nguyên (Trang 35)

* Khí hậu thủy văn

Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc mang khí hậu đặc trưng của vùng có 4 mùa rõ rệt nhiệt độ biến động giữa các mùa khá lớn (15,20C – 360C), vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên gặp nhiều khó khăn tới nuôi và sản xuất thủy sản.

*Về giao thông

Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc có đường giao thông đi lại khá thuận lợi, cạnh đường cao tốc mới xây dựng tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Kạn, Tuyên Quang....

Nhìn chung, hệ thống giao thông đi qua trung tâm rất thuận lợi cho việc lưu thông cung cấp con giống và chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân trong tỉnh nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.

* Điều kiện kinh tế

- Điều kiện kinh tế + Cở sở vật chất

Tổng kinh phí đầu tư: 42 tỷ đồng

Tổng diện tích: 10ha trong đó diện tích mặt nước là 6.63ha + Cơ sở hạ tầng bao gồm:

Khu nhà làm việc 3 tầng: 720m2 Khu nhà sản cuất cám 1 tầng: 850m2

29

Khu nhà công nghệ cao: 900m2 Khu bể chứa nước: 200m2 Khu nhà bảo vệ: 200m2 Nhà trạm bơm.

* Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm

+ Nhân lực

Tổng số nhân lực hiện tại:08 trong đó có: 1 Tiến sỹ; 4 Đại học; 1 Trung cấp và 2 Công nhân.

+ Cơ cấu tổ chức:

-Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.

-Phòng hành chính: 1 trường phòng hành chính và 1 kế toán kiêm thủ quỹ, 1 bảo vệ.

* Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm + Chức năng

Đảm bảo sản xuất, cung cấp con giống thủy sản nước ngọt chất lượng cao và kỹ thuật nuôi cho các nông hộ, trang trại nuôi cá vùng Đông Bắc. Đảm bảo khu thực hành thực nghiệm cho các sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đặc biệt là sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo phục vụ các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

+ Nhiệm vụ

- Tiến hành các chương trình nghiên cứu, thí nghiệm nâng cao chất lượng di truyền các loài thủy sản nước ngọt để tạo ra các sản phẩm giống mới có đặc tính ưu việt trong nuôi thủy sản

- Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ lưu giữ gen, công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt. Tổ chức quỷ lý lưu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lượng tốt, bao gồm các giống địa phương, các giống mới gia hóa hoặc các giống nhập nội đã gia hóa hiệu quả.

30

- Tái sản xuất các giống gốc để cung cấp đàn cá hậu bị cho các trại giống, các nông hộ, các trang trại cá của người dân để hình thành đàn cá bố mẹ sản xuất ra con giống có chất lượng đảm bảo cung cấp cho người nuôi.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến ngư cho nhu cầu các tỉnh miền núi Đông Bắc.

- Trao đổi thông tin khoa học công nghệ, kinh tế và quản lý trong lĩnh vực giống thủy sản.

- Tận dụng cở sở vật chất của Trung tâm để phát triển sản xuất có thêm nguồn thu, đảm bảo trả lương cho lao động hợp đồng và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của trung tâm.

- Quản lý và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn vốn và lao động của trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.

* Các hoạt động của trung tâm

- Nghiên cứu khoa học công nghệ + Đề tài, dự án, nhiệm vụ cấp nhà nước

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) phục vụ phát triển bền vững (1/2014 – 12/2017)

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chày đất (Sinilabeo lemassoni

Bellegin & Chevey, 1932) phục vụ phát triển bền vững.

Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn gen cá Anh Vũ (2009 – 2010)

Dự án khai thác và bảo tồn nguồn gen cá Chày mắt đỏ (Squaliobarbus curriculus).

Dự án sản xuất thủy sản khéo kín tuần hoàn (2014 – 2020). + Đề tài, dự án, nhiệm vụ cấp tỉnh

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch sông (Mastacembelus

armatus, Lacépède 1800) phục vụ phát triển bền vững (8/2014 – 8/2017).

Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đạt hiệu quả cao (2009 – 2011). Sản xuất và nuôi baba trơn gai tại tỉnh Thái Nguyên (2013 – 2015).

31

Thử nghiệm nuôi thương phẩm cua đồng tại tỉnh Thái Nguyên (2013). Chọn lọc và nâng cao khả năng sinh trưởng của cá Chép lai ba máu (2009 – 2011).

* Hoạt động đào tạo và tập huấn kỹ thuật

Hằng năm trung tâm tiếp nhận các sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản thuộc Khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đến thực tập tốt nghiệp, thực tập giáo trình.

Ngoài ra còn kết hợp với các đề tài, dự án và kết hợp với các địa phương tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật về: Nuôi trồng Thủy sản, dinh dưỡng Nuôi trồng thủy sản và quản lý sức khỏe động vật Thủy sản.

Trung tâm còn tiếp nhận chào đón các đoàn cán bộ của các cơ sở khác về thăm quan, đánh giá tình hình và các đoàn thăm quan mô hình sản xuất Thủy sản, mô hình sản xuất cám thủy sản...

* Sản xuất giống và dịch vụ

Hằng năm sản xuất được 30 – 50 triệu cá Rô phi bột (rô phi dòng Gif và rô phi Đường nghiệp).

20 – 40 triệu cá bột các loại cá truyền thống.

10 – 12 triệu cá Chép bột (cá chép chọn giống V1 và chép lai F1). 1 – 2 triệu cá hương và cá giống cá rô phi đơn tính đực

8 – 10 tấn cá rô phi thương phẩm. 100 vạn cá giống cá Chày mắt đỏ. 150 vạn giống cá Chày đất.

80 – 100 vạn cá giống cá Chim. 5 – 8 ngàn con giống baba trơn.

Thực hiện các hợp đồng với các đơn vị, cá nhân, cung cấp các đàn cá thuần, giống gốc cho người dân nuôi thương phẩm và nuôi cá bố mẹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (pelodiscus sinensis) tại trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng đông bắc trường đh nông lâm thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)