Định hướng phát triển của Ngân hàng Đôn gÁ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 32)

- Tầm nhìn: Xác định được hướng đi cho mình, DAB luôn đưa tầm nhìn xuyên suốt trong quá trình hoạt động của mình là trở thành một “Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam-Vươn ra quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu”.

- Sứ mệnh: Trong suốt quá trình hoạt động, DAB phục vụ khách hàng bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, “cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự, cộng đồng”.

- Chiến lược: Năm 2013 đã trãi qua một chặng đường khá dài nhưng nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, đánh dấu một chặng đường còn nhiều khó khăn, Chính Phủ đã bắt đầu tái cơ cấu lại các tập đoàn, các doanh nghiệp Nhà Nước. Trong bối cảnh đó DAB với chiến lược “ Đổi mới và phát triển” để tạo ra động lực chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng mô hình kinh doanh chiến lược mới, tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác hàng không, kênh bán lẻ và các ngân hàng nước ngoài; điều chỉnh hướng kinh doanh theo hướng giảm thiểu rủi ro; kiểm soát nợ xấu nâng cao các nguồn thu phí; rà soát và chọn lọc đối tượng khách hàng; tập trung và phát triển lượng khách hàng trung thành, làm giàu tổng tài sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ổn định, tiếp tục con đường chinh phục mục tiêu chiến lược: trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mục tiêu là đến 2015 phát triển thành một Tập đoàn Tài chính tốt nhất Việt Nam.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Bất kỳ một Ngân hàng nào trước khi hình thành cần phải có một nguồn vốn nhất định, đó là vốn điều lệ. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của mình, mà nguồn vốn đó như là một bằng chứng về thế mạnh của Ngân hàng. Để có thể hoạt động Ngân hàng cần phải tiến hành huy động vốn từ nền kinh tế, đó có thể là cá nhân, là doanh nghiệp, hay của tổ chức tín dụng khác. Để thực hiện được chức năng trung gian tài chính thì huy động vốn là bước đầu tiên, là khởi đầu cho mọi hoạt động tín dụng sau này. Vì thế phân tích tình hình huy động vốn để biết được khả năng huy động vốn của Ngân hàng như thế nào, nhóm chủ thể nào trong nền kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, từ đó có những chính sách riêng, phù hợp để có thể khai thác tối đa nguồn vốn từ nền kinh tế.

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Đối với Hội sở Ngân hàng thì nguồn vốn chủ yếu bao gồm: vốn tự có, vốn huy động và nguồn vốn ủy thác, tuy nhiên đối với Chi nhánh thì chúng ta quan tâm đến 2 loại nguồn vốn đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Vốn huy động là nguồn vốn Ngân hàng huy động từ nền kinh tế, sau khi trích lại một phần để dự phòng còn lại bao nhiêu Chi nhánh có thể tùy ý sử dụng vào hoạt động kinh doanh, và Ngân hàng có trách nhiệm trả gốc và lãi cho khách hàng gửi tiền theo kỳ hạn được thỏa thuận trong hợp đồng. Vốn điều chuyển là nguồn tiền từ Hội sở chuyển về, và khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động thì theo yêu cầu của Chi nhánh Hội sở sẽ chuyển nguồn vốn về để đáp ứng kịp thời nhu cầu của Chi nhánh.

4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

Trên lý thuyết thì thông thường nguồn vốn huy động sẽ là nguồn vốn chính để Ngân hàng thực hiện các hoạt động tín dụng, và vốn điều chuyển chỉ được chuyển và khi vốn huy động không đủ đáp ứng. Nhưng trên thực tế thì có nhiều điểm khác biệt, cụ thể qua bảng số liệu thì giai đoạn 2010-2012 hầu như nguồn vốn điều chuyển luôn nằm ở mức cao, mà cụ thể là 2010, 2011 vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự khác biệt này, chúng ta cùng phân tích biểu đồ sau

ĐVT: Triệu đồng 392.780 606.988 Năm 2010 Vốn huy động Vốn điều chuyển 489.300 810.287 Năm 2011 Vốn huy động Vốn điều chuyển 307.659 563.142 Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn từ 2010-2012

Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên ở năm 2011 và giảm vào năm 2012, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn là 999.768 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1.299.587 triệu đồng, tương ứng với 29,99%, nguyên nhân tăng là do cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng lên. Năm 2012 giảm nhẹ còn 1.075.488 triệu đồng, giảm 17,24%, do vốn huy động tăng lên tuy nhiên vốn điều chuyển lại giảm với tỷ lệ cao hơn vốn huy động nên làm cho tổng nguồn vốn giảm.

Vốn huy động: Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn điều chuyển, vốn huy động qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể năm 2010 vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, chiếm 39,29% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 37,65%, sang năm 2012 số tiền này tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49% và tỷ trọng tăng lên mức 53%. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù năm 2010-2012 là giai đoạn khá khó khăn của nền kinh tế nhưng nhờ sự nỗ lực hết mình kết hợp với chiến lược huy động vốn phù hợp đã giúp Ngân hàng tăng được lượng vốn huy động. Có được điều đó là nhờ Ngân hàng thường xuyên quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, các giao dịch đã được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Mặt khác, giai đoạn này chứng kiến sự bất ổn của nền kinh tế, bất động sản đóng băng, giá vàng có nhiều biến động đã tạo tâm lý e ngại cho những người có tiền nhưng sợ rủi ro, và Ngân hàng chính là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trong lúc này mặc dù lãi suất huy động ở năm 2012 có phần giảm hơn trước. Tuy nhiên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động thường là nguồn tiền chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng lưu thông hiêu quả. Nhưng trong biểu đồ thì ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn còn khá thấp,

điều này chứng tỏ rằng mặc dù huy động vốn hàng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của Ngân hàng, vì thế mà lượng vốn điều chuyển rất cao, huy động vốn chưa thật sự phát huy hết tác dụng.

Vốn điều chuyển: ngược lại với sự gia tăng vốn huy động thì vốn điều chuyển lại có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 vốn điều chuyển là 606.988 triệu đồng, chiếm 60,71% trong cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền tăng lên 810.287 triệu đồng, tăng thêm 33,49%, tỷ trọng tăng lên 62,35% . Năm 2012 số tiền này giảm còn 505.488 triệu đồng, giảm 37,62%, chiếm 47% trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn điều chuyển được chuyển về khi Chi nhánh thiếu hụt nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ tín dụng, vì thế nếu vốn huy động có thể chịu sự tác động của nền kinh tế, của người gửi tiền… thì sự tăng giảm của vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Chi nhánh. Năm 2011 vốn điều chuyển tăng cao là do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, vì thế cần vốn chuyển về để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2012 là năm mà tỷ trọng vốn điều chuyển thấp hơn vốn huy động, điều này cho thấy Ngân hàng đang dần độc lập về tài chính, vốn huy động cao hơn cho thấy Ngân hàng đang tận dụng được nguồn vốn tại chỗ, thu nhiều lợi nhuận hơn vì nguồn vốn điều chuyển phải trả lãi cao hơn vốn huy động ở địa phương, và huy động vốn đang dần đạt hiệu quả.

4.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Nếu cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 luôn tăng lên thì vào những tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này thay đổi như thế nào so với 6 tháng đầu 2012. Dựa vào hình 4.2 ta thấy tổng nguồn vốn vào những tháng đầu năm 2013 có giảm, và nguyên nhân là do vốn điều chuyển giảm mạnh hơn so với sự tăng lên của vốn huy động. Và để hiểu rõ hơn nguyên nhân giảm của tổng nguồn vốn thì ta cùng phân tích biểu đồ.

ĐVT: Triệu đồng 307.659 563.142 Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển 431.237 351.367 Năm 2013 Vốn huy động Vốn điều chuyển

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013)

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Vốn huy động: qua số liệu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ta thấy 6 tháng 2013 vốn huy động đã tăng mạnh, nếu như 6 tháng đầu năm 2012 huy động vốn chỉ đạt 307.659 triệu đồng, chiếm 35,33% trong cơ cấu nguồn vốn thì 6 tháng đầu năm 2013 số tiền này đã tăng lên 431.237 triệu đồng, tăng thêm 40,17%, chiếm 55,10% trong cơ cấu nguồn vốn. So với số liệu 6 tháng đầu năm và số liệu cả năm 2012 thì ta thấy cả năm 2012 huy động vốn đạt 570.000 triệu đồng, còn 6 tháng đầu năm con số này là 307.659 triệu đồng, chiếm

khoảng 53,98% tổng vốn huy động của cả năm. Có sự khác biệt này là do thông thường vào cuối năm trước khách hàng sẽ được nhận lương, thưởng tết, những lần thưởng trong các đợt lễ của những tháng đầu năm của năm sau, sau khi chi tiêu hàng ngày thì họ sẽ dùng số tiền này để tiết kiệm, vì thế lượng vốn huy động cao. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm thì người dân có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn để phục vụ tiêu dùng hoặc lễ tết mà các khoản thưởng chưa có thì họ sẽ dùng chính số tiền lương hoặc các khoản thu nhập khác để chi tiêu, vì thế vào những tháng cuối năm lượng vốn huy động thường thấp hơn. Điều này giải thích rằng tại sao 6 tháng đầu năm lượng vốn tăng khá cao, và năm 2013 tăng lên đáng kể, nguyên nhân có thể là lí do trên, mặt khác cũng có thể thấy những năm qua lượng vốn huy động ngày càng tăng, điều này là một tín hiệu khả quan cho Ngân hàng, mới chỉ 6 tháng 2013 mà lượng vốn huy động đã tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ Ngân hàng dần dần đã có những chính sách hợp lý hơn trong công tác huy động vốn.

Vốn điều chuyển: như đã phân tích ở trên thì vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Ngân hàng, nếu như cả năm 2012 vốn điều chuyển là 505.488 triệu đồng thì trong 6 tháng đầu năm lượng vốn điều chuyển là 563.142 triệu đồng, điều này cho thấy vào 6 tháng đầu năm Ngân hàng cần vốn rất nhiều, nhưng sau đó đã hạch toán và chuyển trả một phần về Hội sở, đến cuối năm thì số tiền này còn lại là 505.488 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn điều chuyển là 351.367 triệu đồng, giảm 37,61% so với cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu đáng mừng cho cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà lượng vốn huy động tăng lên 40,17%, còn vốn điều chuyển lại giảm 37,61%, cho thấy công tác huy động vốn đã có hiệu quả.

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn tiền chủ yếu để Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, trên thực tế để có thể huy động được nguồn tiền để phục vụ cho mọi yêu cầu thì Ngân hàng có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ huy động vốn như: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá,… Ngân hàng có thể huy động vốn từ mọi chủ thể trong nền kinh tế, tuy nhiên có 2 nhóm khách hàng chiến lược mà Ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phân tích 2 nhóm khách hàng này để biết được tỷ trọng từng nhóm khách hàng trong tổng nguồn vốn huy động, xem xét với nguồn vốn thực tế mà khách hàng đang có để biết được Ngân hàng có khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi hay chưa, từ đó đề ra biện pháp huy động vốn phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

4.1.2.1. Huy động vốn giai đoạn 2010-2012

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn biến động không ngừng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và ảnh hưởng mạnh đến việc huy động vốn từ các nhóm khách hàng. Tuy nhiên trong bảng 4.1 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên, năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, thì năm 2011 đã tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57%, và năm 2012

tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49%. Có được kết quả này là do công tác huy động vốn của 2 nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm, làm củng cố thêm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Khách hàng

doanh nghiệp 153.780 181.041 256.485 27.261 17,73 75.444 41,67 Khách hàng cá

nhân 239.000 308.259 313.515 69.259 28,98 5.256 1,71

Vốn huy động 392.780 489.300 570.000 96.520 24,57 80.700 16,49

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Khách hàng doanh nghiệp: Bản chất của nhóm khách hàng này là vòng vốn luôn quay để có thể tạo ra lợi nhuận, nếu khách hàng cá nhân gửi tiền nhằm mục đích tiết kiệm thì nhóm khách hàng này gửi tiền chủ yếu để thực hiện thanh toán trong hoạt động kinh doanh, đó có thể là bao thanh toán, thư tín dụng... Qua 3 năm lượng vốn huy động từ nhóm khách hàng này luôn tăng lên, trong đó năm 2012 tăng lên mạnh mẽ, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể, năm 2010 lượng vốn huy động là 153.780 triệu đồng, chiếm 39,15% trong tổng vốn huy động, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 181.041 triệu đồng, tăng thêm 17,73%, chiếm 37% tổng vốn huy động, bước sang 2012 tăng lên 256.485 triệu đồng, tăng thêm 41,67% và chiếm 45% vốn huy động. Có sự tăng trưởng này là do mặc dù kinh tế khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước nên các doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua sóng gió, vẫn duy trì hoạt động và việc các Ngân hàng dần hoàn thiện vai trò là trung gian không chỉ giữa người có vốn và người cần vốn mà còn là trung gian giữa các doanh nghiệp, vì thế đã tạo lòng tin để các doanh nghiệp yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho đối tác đã góp phần làm cho tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng lên trong giai đoạn 2010-2012.

Khách hàng cá nhân: đây là nhóm khách hàng mà lượng gửi tiền vào Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao, lượng tiền huy động qua 3 năm luôn tăng, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể năm 2010 số tiền huy động là 239.000 triệu đồng, chiếm 60,85% trong tổng huy đông, sang năm 2011 số tiền tăng lên 308.259 triệu đồng, tăng thêm 28,98% và chiếm 63% vốn huy động, sang năm 2012 số tiền tăng lên 313.515 triệu đồng, tăng thêm 1,71%, nhưng chỉ trọng chỉ còn 55% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Qua 3 năm vốn huy động của nhóm khách hàng này luôn tăng là do tình hình kinh tế khó khăn và luôn bất ổn, cá nhân có vốn nhàn rỗi không dám mạo hiểm để đem tiền đi đầu tư, mặc dù lãi suất từ 2010-

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)