Huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 39)

Trong một năm thì tùy từng thời kỳ khác nhau mà nền kinh tế sẽ có những biến động làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng, là những chủ thể chịu tác động của nền kinh tế thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Phân tích lượng vốn huy động vào những tháng đầu năm sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình huy động vốn, để xem giai đoạn nào nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, từng giai đoạn thì nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng ra sao, từ đó đề ra chiến lược cho từng thời kỳ để có thể huy động vốn ở mức tối đa nhất. Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013/2012

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Khách hàng doanh nghiệp 109.404 146.875 37.471 34,25 Khách hàng cá nhân 198.255 284.362 86.107 43,43

Vốn huy động 307.659 431.237 123.578 40,17

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng lên mạnh mẽ, nếu 2012 vốn huy động 6 tháng là 307.659 triệu đồng, chiếm 53,98% huy động cả năm thì sang 2013 huy động tăng lên 431.237 triệu đồng, tăng thêm 40,17%. Vốn huy động tăng lên là do huy động từ cả 2 nhóm khách hàng đều tăng lên, trong đó huy động từ nhóm khách hàng cá nhân tăng lên cao hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Khách hàng doanh nghiệp: số tiền huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn lại giảm. 6 tháng đầu năm 2012 huy động đạt 109.404 triệu đồng, chiếm 35,56% tổng huy động 6 tháng, đến năm 2013 tăng lên 146.875 triệu đồng, tăng thêm 34,25%. Nếu như tổng huy động cả năm 2012 đạt 256.485 triệu đồng thì huy động 6 tháng đầu năm chỉ có 109.404 triệu đồng, chiếm 42,66% vốn huy động cả năm. Nguyên nhân là do vào những tháng cuối năm doanh nghiệp thường sẽ đẩy mạnh sản xuất vào để phục vụ tết, vì vậy tiền gửi vào phải nhiều để phục vụ cho việc thanh toán hàng với đối tác. Và vì vòng vốn luôn lưu động nên nếu có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thì doanh nghiệp cũng gửi vào Ngân hàng để lấy lãi, mặc dù lợi nhuận thấp hơn kinh doanh nhưng dù sao vẫn có thu nhập hơn là trữ lại tại đơn vị, và những tháng đầu năm 2013 huy động vốn tăng lên sẽ hứa hẹn 1 năm làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp.

Khách hàng cá nhân: cũng giống như khách hàng doanh nghiệp, lượng huy động từ nhóm khách hàng này cũng tăng vào những tháng đầu năm, tuy nhiên nhóm khách hàng này lượng huy động vốn không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng về tỷ trọng. Năm 2012 với số tiền 198.255 triệu đồng, chiếm tới 64,44% trong tổng huy động thì bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền này đã tăng lên 284.362 triệu đồng, tăng thêm 43,43% và chiếm tỷ trọng là 65,94% tổng huy động. Vào những tháng đầu năm 2012 vốn huy động chiếm 63,24% so với huy động cả năm, nguyên nhân là do vào những tháng đầu năm cá nhân nhận được thu nhập từ lương và thưởng tết, họ sẽ có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng để vừa an toàn vừa có thể thu về tiền lãi. Còn vào những tháng cuối năm thì xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, họ phải chi tiêu cho việc cho việc lễ tết trong khi tiền thưởng chưa có, vì thế vào những tháng cuối năm huy động vốn từ nhóm khách hàng này không cao bằng những tháng đầu năm. Và những tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi vào tăng khá cao, cho thấy người dân càng chú ý hơn đến các khoản tiết kiệm cho tương lai, đồng thời cũng thể hiện cuộc sống của người dân đã khá hơn, ngoài chi tiêu hàng ngày thì khoản dư thừa để tiết kiệm đã nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 39)