Cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Cho vay tiêu dùng theo thời hạn bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn, trong đó cho vay ngắn hạn là các khoản vay của cá nhân nhằm mục đích mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, du lịch, cưới hỏi, khám chữa bệnh,… Đây là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu cấp bách không thể trì hoãn, thông thường giá trị các khoản vay không cao, và khách hàng tự nhận thấy mình có khả năng trả nợ trong thời gian ngắn nên họ vay ngắn hạn. Còn đối với các khoản vay trung-dài hạn thì nhằm thỏa mãn nhu cầu như mua sắm vật dụng có giá trị lớn, xây dựng, sửa chữa nhà hoặc mua đất đai, và những khoản vay này thường có giá trị lớn, khách hàng cần có thời gian dài để có thể trả nợ nên họ vay trung-dài hạn. Và cũng như phân tích tình hình cho vay, khi phân tích cho vay tiêu dùng thì người viết cũng tách ra 2 giai đoạn là từ 2010-2012 và 6 tháng 2013.

4.3.1.1. Giai đoạn 2010-2012

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là những khoản vay mà thời hạn vay dưới 12 tháng, trung-dài hạn là khoản vay từ 12 tháng trở lên. Để biết được tổng cho vay tiêu dùng, tỷ trọng của từng nhóm thời hạn trong tổng cho vay, chúng ta xem xét bảng số liệu.

Ngắn hạn: mặc dù cho vay để tiêu dùng nhưng người dân cần có thời gian để hoàn trả khoản vay, và thông thường cho vay ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu cấp bách, không thể trì hoãn như khám chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi... Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng cho vay tiêu dùng, qua 3 năm doanh số luôn tăng nhưng tỷ trọng lại có sự tăng giảm không đều. Cụ thể 2010 cho vay ngắn hạn là 51.370 triệu đồng, chiếm 27,06% tổng cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 doanh số tăng đột biến lên 84.412 triệu đồng, tăng thêm 64,32% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 22,32% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của cho vay trung-dài hạn, nguyên nhân là do giá cả hàng hóa tăng cao, những nhu cầu thiết yếu hàng ngày không còn được đảm bảo với đồng lương hiện tại, vì thế người dân cần vay tiền Ngân hàng để đảm bảo nhu cầu cuộc sống nên doanh số chho vay ngắn hạn tăng lên mạnh mẽ. Sang năm 2012 vay ngắn hạn tăng lên 97.320 triệu đồng, tăng thêm 15,29% chiếm 26,33% tổng cho vay tiêu dùng, nhu cầu vay vốn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm, nguyên nhân là do tình hình kinh tế đã bớt bất ổn hơn năm 2011, mặc dù cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng có một bộ phận dân cư tự thu hẹp chi tiêu sao cho phù hợp với mức lương để tránh trường hợp phải vay nợ Ngân hàng, một bộ phận khác vẫn giữ mức chi tiêu như trước, thậm chí chi tiêu xa xỉ hơn vì thế họ phải vay vốn để phục vụ nhu cầu, dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ đã giảm.

Trung-dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cho vay tiêu dùng vì những khoản vay này thường có giá trị lớn, doanh số cho vay có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 doanh số 138.500 triệu đồng, chiếm 72,94% tổng cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 doanh số tăng lên 293.800 triệu đồng, tăng thêm 112,13%, tỷ trọng tăng lên 77,68%, năm 2012 doanh số giảm nhẹ còn 272.300 triệu đồng, giảm 7,32% và tỷ trọng giảm còn 73,67%. Cho vay tiêu dùng trung-dài hạn chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà ở, và những nhu cầu cần khoản tiền lớn và thời gian trả nợ dài, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 có sự tăng mạnh mẽ là do sự tăng đột biến của cho vay trung và dài hạn, bên cạnh việc tập trung cho vay ngắn hạn để phân tán rủi ro thì Ngân hàng cũng chú ý đến cho vay trung-dài hạn vì số tiền vay thường lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng mặc dù rủi ro cao. Còn năm 2012 thì doanh số này giảm nhẹ, mặc dù tốc độ cho vay ngắn hạn tăng lên nhiều hơn tốc độ giảm của cho vay trung-dài hạn nhưng vì tỷ trọng cho vay trung- dài hạn chiếm khá cao trong tổng cho vay nên đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng giảm xuống. Năm 2011 doanh số cho vay trung-dài hạn tăng lên đột biến là do nhu cầu chung của khách hàng tăng cường vay tiêu dùng, mặc khác Ngân hàng luôn tập trung đẩy mạnh cho vay trung-dài hạn để thu về lợi nhuận cao, tuy nhiên vì nhu cầu tăng lên quá đột biến ở năm 2011 và nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, nên sang năm 2012 Ngân hàng đã hạn chế cho vay trung-dài hạn để hạn chế rủi ro, tập trung vào cho vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu thấp nhất rủi ro cho hoạt động vay tiêu dùng.

Bảng 4.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 51.370 27,06 84.412 22,32 97.320 26,33 33.042 64,32 12.908 15,29 Trung-dài hạn 138.500 72,94 293.800 77,68 272.300 73,67 155.300 112,13 -21.500 -7,32

Tổng cho vay 189.870 100 378.212 100 369.620 100 188.342 99,20 -8.592 -2,27

- Doanh số thu nợ

Một hoạt động cho vay sẽ đi kèm với hoạt động thu nợ, và có phải lúc nào doanh số cho vay cao thì thu nợ cũng cao hay không hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, để biết được thì chúng ta xem bảng số liệu.

Ngắn hạn: thu nợ qua các năm biến động rất bất thường với tỷ lệ tăng giảm rất cao, năm 2010 thu nợ được 30.000 triệu đồng, chiếm 19,90% tổng thu nợ thì sang năm 2011 doanh số này giảm rất mạnh còn 7.524 triệu đồng, giảm 74,92 % trong khi cho vay tăng thêm tới 64,32%. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu sẽ được hoàn trả trong 1 năm, tuy nhiên năm 2011 thu nợ chiếm tỷ trọng quá thấp, điều này cho thấy mặc dù khi vay khách hàng có thể đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả sớm nhất nhưng vì những khó khăn kéo dài trong năm nên việc trả nợ rất khó đảm bảo, mặc khác dù cho có quan tâm đến cho vay ngắn hạn nhưng nhân viên Ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu nợ, làm cho doanh thu thu nợ ngắn hạn giảm rất mạnh. Năm 2012 thu nợ tăng lên đột biến đạt mức 71.678 triệu đồng, tăng thêm 825,66%, trong khi cho vay chỉ tăng lên 15,29%, tỷ trọng trong tổng thu nợ tăng lên 32,94%. Với những khoản nợ không thể thu hồi được trong năm 2011 và những khoản nợ mà khách hàng vay ở cuối năm 2011 để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vào dịp cuối năm thì sang năm 2012 đã được khách hàng hoàn trả, cùng với những nỗ lực trong công tác thu hồi nợ thì doanh số đã tăng lên, một tín hiệu khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Thu nợ trung-dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nợ, doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng giảm, cụ thể 2010 thu nợ được 120.730 triệu đồng, chiếm 80,10% tổng thu nợ, sang năm 2011 thu nợ tăng mạnh 206.720 triệu đồng, tăng thêm 72,23% trong khi cho vay tăng thêm 112,13%. Năm 2012 thu nợ giảm còn 145.950 triệu đồng, giảm 29,40% trong khi cho vay giảm 7,32%. Năm 2011 thu nợ tăng mạnh là do Ngân hàng cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng cao và cho vay lại tăng đột biến, để tránh rủi ro nên Ngân hàng cũng chú ý nhiều đến thu nợ, mặc dù là các khoản nợ trung-dài hạn với thời gian trả nợ dài nhưng nhờ làm tốt công tác kiểm tra sau khi giải ngân vốn vay nên khách hàng ý thức được việc trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2012 vì Ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để thu hồi nguồn vốn nhanh, vì thế công tác thu hồi nợ chưa được làm chặt chẽ, vì số lượng nhân viên tín dụng hạn chế, khó khăn trong việc kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nên khi quá tập trung vào thu nợ ngắn hạn thì lai thiếu sót trong khâu kiểm tra trung-dài hạn, khách hàng bắt đầu lo là, ý thức trả nợ không còn đươc như trước nên doanh số thu nợ đã giảm đi.

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 30.000 19,90 7.524 3,51 71.678 32,94 -22.476 -74,92 64.154 825,66 Trung-dài hạn 120.730 80,10 206.720 96,49 145.950 67,06 85.990 72,23 -60.770 -29,40 Tổng thu nợ 150.730 100 214.244 100 217.628 100 63.514 42,14 3.404 1,59

- Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng là kết quả của doanh số cho vay và thu nợ, với sự tăng giảm bất thường của cho vay và cả thu nợ thì ảnh hưởng thế nào đến tình hình dư nợ của chi nhánh.

Dư nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ, mặc dù tốc độ của cho vay và thu nợ có sự tăng giảm qua các năm nhưng dư nợ ngắn hạn qua 3 năm lại tăng liên tục, trong đó 2011 tăng đột biến. Cụ thể 2010 doanh số là 95.970 triệu đồng, chiếm 29,99% tổng dư nợ, đến 2011 con số này tăng lên 172.858 triệu đồng, tăng thêm 80,12% và chiếm 35,71% dư nợ, sang năm 2012 tăng nhẹ lên 198.500 triệu đồng tăng thêm 14,83%, dư nợ giảm còn 31,21% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ trung-dài hạn. Con số này khá hợp lý vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng lên, trong đó năm 2011 tăng tới 64,32%, trong khi doanh số thu nợ lại giảm tới 74,92%, thu nợ thấp nên làm cho dư nợ tăng lên đột biến. Sang năm 2012 doanh số cho vay tăng lên chỉ 15,29%, doanh số thu nợ tăng tới 825,66%, nhưng vì dư nợ 2011 còn quá cao nên làm cho dư nợ 2012 tăng nhẹ. Tuy nhiên, bên cạnh điểm hợp lý về mặt con số thì cũng đồng thời thể hiện sự tồn đọng các khoản nợ của Ngân hàng, trong khi cho vay ngắn hạn thì thời gian thu hồi nợ cũng ngắn, nhưng qua 3 năm việc thu nợ chưa đạt hiệu quả tối đa, còn để xem xét các khoản nợ này ảnh hưởng thế nào đến tình hình nguồn vốn thì cần phân tích ở khoản mục nợ quá hạn.

Dư nợ trung- dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, cũng giống như dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn cũng tăng lên hàng năm, và năm 2012 tăng lên khá mạnh. Năm 2010 dư nợ là 224.070 triệu đồng, chiếm 70,01% tổng dư nợ thì sang năm 2011 con số này tăng lên 311.150 triệu đồng, tăng thêm 38,86%, chiếm 64,29% tổng dư nợ, năm 2012 dư nợ tăng lên 437.500, tăng thêm 40,61%, tỷ trọng tăng lên 68,79%. Có con số này là do năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 112,13%, doanh số thu nợ tăng 72,23%, tốc độ tăng của cho vay cao hơn rất nhiều so với thu nợ, cùng với khoản dư nợ của năm 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Còn năm 2012 doanh số cho vay giảm 7,32%, nhưng doanh số thu nợ lại giảm tới 29,40% kết hợp với dư nợ năm 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên mạnh mẽ. Và cũng giống như cho vay ngắn hạn, để đánh giá hiệu quả tín dụng cho vay trung-dài hạn cũng không thể dựa vào dư nợ vì cho vay trung-dài hạn với thời hạn trả nợ dài, và dư nợ có thể tăng lên qua nhiều năm, muốn đánh giá chính xác thì cũng dựa vào nợ quá hạn.

Bảng 4.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 95.970 29,99 172.858 35,71 198.500 31,21 76.888 80,12 25.642 14,83 Trung-dài hạn 224.070 70,01 311.150 64,29 437.500 68,79 87.080 38,86 126.350 40,61 Tổng dư nợ 320.040 100 484.008 100 636.000 100 163.968 51,23 151.992 31,40

- Nợ quá hạn

Là chỉ số phản ánh tình hình các khoản nợ chưa thể thu hồi khi đến hạn hoặc là khoản nợ quá hạn trên 10 ngày, nếu dư nợ có thể tăng qua các năm là do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi thì quá hạn sẽ phản ánh chính xác còn bao nhiêu nợ mà khách hàng hiện tại còn nợ Ngân hàng mặc dù đã đến hạn thanh toán. Điểm đáng lưu ý về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng là không có nợ quá hạn ngắn hạn, mặc dù dư nợ ngắn hạn có tăng qua các năm nhưng chủ yếu là do cho vay có tăng lên, khi kết thúc năm tài chính mà khoản nợ của khách hàng chưa đến hạn thì cũng đưa vào khoản dư nợ, tuy nhiên những khoản nợ đó đã được trả đúng hạn vào năm sau, điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả tốt, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng làm rất hiệu quả, đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng vay ngắn hạn là rất cao.

Trung-dài hạn: nợ quá hạn cho vay trung-dài hạn đang tăng lên và năm 2011 tăng lên mạnh mẽ, nếu 2010 con số này chỉ có 670 triệu đồng thì 2011 nợ quá hạn tăng lên 1.345 triệu đồng, tăng thêm 100,75%, sang năm 2012 nợ quá hạn tăng lên nhưng tốc độ đã giảm, chỉ tăng lên 1.518 triệu đồng, tăng thêm 12,86%. Với tình hình kinh tế 2011 thì việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng là điều khá khó khăn cho người vay, đặc biệt là các khoản nợ với số tiền lớn, vì thế nợ quá hạn 2011 tăng lên đột biến. Bước sang 2012 nền kinh tế dù còn nhiều khó khăn nhưng đã bớt bất ổn hơn so với 2011, cá nhân có ý thức trả nợ hơn để lấy uy tín với Ngân hàng, vì thế mà tốc độ tăng dư nợ đã giảm hơn so với 2011.

Bảng 4.10: Nợ quá hạn cho vay theo thời hạn từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Trung- dài hạn 670 100 1.345 100 1.518 100 675 100,75 173 12,86 Tổng 670 100 1.345 100 1.518 100 675 100,75 173 12,86

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2012, 2012)

4.3.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

- Doanh số cho vay

Nếu doanh số cho vay vào những tháng đầu năm có sự khác biệt với những tháng cuối năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế thì cho vay tiêu dù của có sự khác biệt, và để biết được vào những tháng đầu năm cho vay tiêu

dùng cao hay thấp hơn những tháng cuối năm, đồng thời 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng giảm thế nào so với cùng kỳ năm trước, chúng ta cùng phân tích bảng số liệu.

Bảng 4.11: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Ngắn hạn 58.723 27,51 43.800 17,08 -14.923 -25,41 Trung-dài hạn 154.700 72,49 212.700 82,92 58.000 37,49 Tổng 213.423 100 256.500 100 43.077 20,18

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013)

Ngắn hạn: cho vay ngắn hạn của 6 tháng đầu năm chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cho vay của 6 tháng đầu năm, và qua 2 năm doanh số diễn biến theo chiều hướng giảm. Nếu cho vay 6 tháng đầu 2012 chiếm 58.723 triệu đồng, chiếm 27,51% tổng cho vay 6 tháng đầu năm, chiếm 60,34% cho vay ngắn hạn cả năm thì 6 tháng đầu năm 2013 doanh số giảm còn 43.800 triệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)