Tình hình cụ thể về hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 48)

4.2.2.1. Giai đoạn 2010-2012

- Doanh số cho vay:

Sản xuất kinh doanh: chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, nhưng qua 3 năm doanh số này có xu hướng giảm về số tiền và cả tỷ trọng. Năm 2010 doanh số này là 809.898 triệu đồng, chiếm 81,01% tổng cho vay, sang 2011 số tiền giảm còn 730.759 triệu đồng, giảm 9,77% và tỷ trọng giảm còn 65,90%, năm 2012 doanh số này tiếp tục giảm còn 705.868 triệu đồng, giảm 3,41% và tỷ trọng giảm nhẹ 65,63%. Nguyên nhân năm 2011 doanh số cho vay của nhóm khách hàng này giảm là do việc kinh doanh khó khăn, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh xảy ra lạm phát như 2010, và cách thực hiện chính sách là nâng cao lãi suất, mặc dù Nhà nước cũng đưa ra những chính sách cho vay phù hợp với tình hình kinh tế nhưng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại e ngại vấn đề lãi suất, vì thế doanh số năm 2011 giảm so với 2010. Đến năm 2012 doanh số có giảm nhưng tốc độ chậm hơn vì nền kinh tế đã khả quan hơn trước, lãi suất năm 2012 trong xu hướng giảm dần, vì thế doanh nghiệp có thể mạnh dạn vay vốn để hoàn thiện lại quá trình sản xuất, tuy nhiên vì năm 2011 là năm chứng kiến sự khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, thậm chí là phá sản. Vì thế mà Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn công tác thẩm định khách hàng, vì lãi suất giảm thì doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, vì thế phải chọn lọc những khách hàng uy tín hoặc khả năng trả nợ cao thì mới dám cho vay, vì thế doanh số cho vay 2012 có giảm nhẹ hơn trước.

Tiêu dùng: không giống như cho vay sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tiêu dùng tăng giảm không theo chiều hướng nhất định, nếu năm 2011 doanh số cho vay tăng lên thì năm 2012 lại giảm. Năm 2010 doanh số là 189.870 triệu đồng, chiếm 18,99% tổng cho vay, năm 2011 doanh số này tăng mạnh lên 378.212 triệu đồng, tăng thêm 99,20%, tỷ trọng tăng lên 34,10%, tuy nhiên 2012 doanh số này giảm còn 369.620 triệu đồng, giảm 2,27% nhưng tỷ trọng lại tăng lên 34,37% do tốc độ giảm của cho vay tiêu dùng thấp hơn tốc độ giảm của cho vay sản xuất kinh doanh. . Có sự tăng doanh số này là do năm 2011 giá cả hàng hóa tăng mạnh, cùng với thu nhập hiện tại có tăng do tăng lương cơ bản nhưng mức tăng vẫn còn thấp nên cuộc sống người dân khó đảm bảo, mặc khác có một bộ phận dân cư cuộc sống tạm ổn thì họ lại thích tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ hơn, tiêu dùng hàng ngoại... Và để thỏa mãn nhu cầu thì họ tìm đến Ngân hàng để vay tiêu dùng như là giải pháp tạm thời, nắm bắt được xu thế đó, đồng thời thông thường khách hàng vay tiêu dùng sẽ vay với số lượng tiền nhỏ hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp nhưng số lượng người vay lại rất đông, điều này giúp phân tán rủi ro cho Ngân hàng, vì thế doanh số 2011 có sự tăng đột biến. Sang năm 2012 doanh số cho vay giảm là do về cơ bản nền kinh tế đã ổn định, cuộc sống đã bớt khó khăn hơn trước,và đồng thời việc vay tiêu dùng này mặc dù thỏa mãn cuộc sống ở hiện tại nhưng sẽ làm nặng gánh cuộc sống ở tương lai, vì thế khách hàng vay tiêu dùng đã hạn chế vay làm cho doanh số cho vay giảm.

Bảng 4.5: Khái quát hoạt động cho vay từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 999.768 100 1.108.971 100 1.075.488 100 109.203 10,92 -33.483 -3,02

Sản xuất kinh doanh 809.898 81,01 730.759 65,90 705.868 65,63 -79.139 -9,77 -24.891 -3,41 Tiêu dùng 189.870 18,99 378.212 34,10 369.620 34,37 188.342 99,20 -8.592 -2,27

Doanh số thu nợ 808.708 100 869.315 100 860.256 100 60.607 7,50 -9.059 -1,04

Sản xuất kinh doanh 657.978 81,36 655.071 75,35 642.628 74,70 -2.907 -0,44 -12.443 -1,90 Tiêu dùng 150.730 18,64 214.244 24,65 217.628 25,30 63.514 42,14 3.404 1,59

Dư nợ 1.471.658 100 1.711.314 100 1.926.546 100 239.656 16,28 215.232 12,58

Sản xuất kinh doanh 1.151.618 78,25 1.227.306 71,72 1.290.546 66,99 75.688 6,57 63.240 5,15 Tiêu dùng 320.040 21,75 484.008 28,28 636.000 33,01 163.968 51,23 151.992 31,40

- Doanh số thu nợ

Sản xuất kinh doanh: cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có chiều hướng giảm cả về số tiền và tỷ trọng. Năm 2010 doanh số là 657.978 triệu đồng, chiếm 81,36 % tổng thu nợ, sang năm 2011 doanh số giảm còn 655.071 triệu đồng, giảm 0,44% và tỷ trọng giảm còn 75,35%, năm 2012 doanh số giảm còn 642.628 triệu đồng, giảm 1,90% và tỷ trọng là 74,70%. Doanh số thu nợ giảm nguyên nhân chủ yếu là do cho vay giảm, tuy nhiên qua mỗi năm thì tốc độ giảm của thu nợ đều chậm hơn tốc độ giảm của cho vay, điều này cho thấy mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng khách hàng vẫn cố gắng trả nợ Ngân hàng, mặc khác Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để tránh ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng.

Tiêu dùng: nếu doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh luôn giảm thì thu nợ cho vay tiêu dùng luôn tăng lên, trong đó năm 2011 tăng lên mạnh nhất. Năm 2010 doanh số thu nợ tiêu dùng là 150.730 triệu đồng, chiếm 18,64% tổng thu nợ thì sang 2011 doanh số này tăng mạnh lên 214.244 triệu đồng, tăng thêm 42,14% và tỷ trọng tăng lên 24,65%, năm 2012 doanh số này tăng lên 217.628 triệu đồng, tăng thêm 1,59% và tỷ trọng tăng lên 25,30%. Doanh số thu nợ tăng lên nguyên nhân là do mặc dù lượng tiền vay tiêu dùng thấp hơn vay sản xuất kinh doanh nhưng vì có sự tăng đột biến vào năm 2011 nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để tránh rủi ro cho nguồn vốn. Mặc khác người vay cũng ý thức được việc trả nợ đúng hạn sẽ tạo lòng tin đối với Ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn vào những lần sau, đồng thời nếu kéo dài việc trả nợ đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ thêm nặng nề vì gánh nặng trả nợ, làm cuộc sống không được trọn vẹn, vì thế thu nợ tăng lên cao. Tuy nhiên năm 2011 cho vay tăng lên tới 99,20% trong khi thu nợ chỉ tăng 42,14%, nguyên nhân là do năm 2011 là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân viên nhằm thu hẹp sản xuất, hoặc không thể cầm cự được nữa nên phá sản, đã ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận khách hàng có vay vốn tiêu dùng ở Ngân hàng, chính điều này đã làm cho tốc độ thu nợ thấp hơn nhiều so với tốc độ cho vay. Để tránh tình trạng này lặp lại lần nữa nên năm 2012 Ngân hàng đã xiết chặt hơn công tác cho vay và đẩy mạnh việc thu hồi nợ, đồng thời khi kinh tế ổn định hơn thì khách hàng cũng chú ý đến việc trả nợ Ngân hàng, nên đã làm cho doanh số cho vay giảm xuống nhưng thu nợ đã tăng lên.

- Dư nợ cho vay

Sản xuất kinh doanh: dư nợ của nhóm khách hàng này luôn tăng qua các năm, năm 2010 dư nợ là 1.151.618 triệu đồng, chiếm 78,25% tổng dư nợ, sang năm 2011 dư nợ tăng lên 1.227.306 triệu đồng, tăng thêm 6,57% nhưng tỷ trọng giảm còn 71,72% do tốc độ tăng dư nợ thấp hơn tốc độ của dư nợ cho vay tiêu dùng, ta thấy doanh số cho vay giảm 9,77% nhưng thu nợ chỉ giảm 0,44%, tuy nhiên thu nợ không hoàn toàn, còn những khoản nợ chưa thể thu hồi, kết hợp với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng lên 1.290.546 triệu đồng, tăng thêm 5,15% nhưng tỷ trọng tiếp tục giảm còn 66,99% do tốc độ tăng của dư nợ tiêu dùng cao hơn dư

nợ sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh số cho vay giảm 3,41% và thu nợ chỉ giảm 1,90% nhưng cũng không hoàn toàn thu hết nợ, kết hợp với khoản dư nợ 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Dư nợ luôn tăng lên là do vay sản xuất kinh doanh chủ yếu là vay với thời hạn dài, và mỗi năm mặc dù cho vay có giảm nhưng Ngân hàng cũng không thể thu hết nợ, nên làm cho dư nợ mỗi năm đều tăng.

Tiêu dùng: dư nợ cũng tăng lên với tốc độ khá cao, năm 2010 dư nợ là 320.040 triệu đồng, chiếm 21,75% tổng dư nợ, sang 2011 dư nợ tăng lên 484.008 triệu đồng, tăng thêm 51,23% và tỷ trọng tăng mạnh lên 28,28%, nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng lên tới 99,20% nhưng thu nợ chỉ tăng 42,14%, cùng với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên cao. Sang 2012 dư nợ tăng lên 636.000 triệu đồng, tăng thêm 31,40% và tỷ trọng tăng lên 33,01%, nguyên nhân là do năm 2012 cho vay giảm 2,27%, thu nợ giảm 1,59%, cùng với khoản dư nợ 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Mặc dù là vay tiêu dùng nhưng với những khoản vay ngắn hạn thì thông thường thời gian trả nợ ngắn, còn những khoản vay trung-dài hạn thì số tiền thường lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay tiêu dùng, và giai đoạn 2010-2012 cho vay có sự tăng giảm, tuy nhiên tốc độ tăng thì rất cao, còn tốc độ giảm lại rất nhẹ, và mỗi năm thì thu nợ vẫn luôn nhỏ hơn so với cho vay, vì thế mỗi năm đều có khoản nợ chưa thu hồi, dẫn đến dư nợ luôn tăng qua các năm.

4.2.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Bảng 4.6: Khái quát hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền %

Doanh số cho vay 641.287 100 782.604 100 141.317 22,04

Sản xuất kinh doanh 427.864 66,72 526.104 67,22 98.240 22,96 Tiêu dùng 213.423 33,28 256.500 32,78 43.077 20,18

Doanh số thu nợ 414.177 100 541.904 100 127.727 30,84

Sản xuất kinh doanh 287.004 69,30 388.391 71,67 101.387 35,33 Tiêu dùng 127.173 30,70 153.513 28,33 26.340 20,71

Dư nợ 1.633.466 100 1.874.166 100 240.700 14,74

Sản xuất kinh doanh 1.130.410 69,20 1.268.123 67,66 137.713 12,18 Tiêu dùng 503.056 30,80 606.043 32,34 102.987 20,47

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013)

- Doanh số cho vay

Sản xuất kinh doanh: vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay cũng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 cả về số tiền lẫn tỷ trọng. 6 tháng đầu năm 2012 doanh số là 427.864 triệu đồng, chiếm 66,72% tổng cho vay 6

tháng, đạt mức 60,62% cho vay sản xuất kinh doanh cả năm, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng lên 526.104 triệu đồng, tăng thêm 22,96% và tỷ trọng tăng lên 67,22%. Theo lý thuyết thì vào những tháng cuối năm doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất để phục vụ tết nên doanh số cho vay vào những tháng đầu năm sẽ thấp hơn cuối năm, nhưng thực tế cho vay vào những tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng cao so với những tháng cuối năm, nguyên nhân là do 2011 doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng để có thể tồn tại, chưa dám đẩy mạnh sản xuất vì nền kinh tế còn bất ổn, lãi suất cho vay tăng cao, sang năm 2012 lãi suất cho vay bắt đầu giảm, nền kinh tế dần ổn định hơn nên doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn để phục hồi lại sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh để lấy lại thị phần, và cũng để tạo nền vững chắc cho những tháng cuối năm nên doanh số cho vay của Ngân hàng cho nhóm khách hàng này cao ở 6 tháng đầu 2012. Mặc dù năm 2012 doanh số cho vay có giảm hơn so với 2011 nhưng vì nhu cầu của khách hàng cao ở những tháng đầu năm nên Ngân hàng cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khi khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Sang 2013 nền kinh tế đã ổn định hơn năm trước, doanh nghiệp đẩy mạnh hơn việc sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị để phục vu kinh doanh,vì thế cho vay ở những tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng, vừa tăng doanh thu của Ngân hàng vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển nền kinh tế.

Tiêu dùng: cũng giống như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cũng tăng vào những tháng đầu năm 2013 nhưng tỷ trọng lại giảm. 6 tháng đầu năm 2012 doanh số là 213.423 triệu đồng, chiếm 33,28% tổng cho vay 6 tháng, đạt 57,74% cho vay tiêu dùng cả năm. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng lên 256.500 triệu đồng, tăng thêm 20,18% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 32,78% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của cho vay sản xuất kinh doanh. Vào những tháng đầu năm thì cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao hơn những tháng cuối năm vì người dân có nhu cầu mua sắm nhiều để phục vụ lễ tết, nhu cầu sửa chữa nhà…., và những tháng đầu năm 2013 doanh thu lại tăng lên cao, cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao hơn trước, không còn đơn giản là mua sắm hàng hóa thiết yếu nữa mà là những nhu cầu xa xỉ, nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, đi du lịch để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên khi vay tiêu dùng càng nhiều thì gánh nặng trả nợ càng cao, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống ở tương lai của người vay vốn

- Doanh số thu nợ:

Sản xuất kinh doanh: vào những tháng đầu năm 2013 thu nợ cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2012 thu nợ là 287.004 triệu đồng, chiếm 69,30% tổng thu nợ 6 tháng, nhưng chỉ đạt 44,66% tổng thu nợ sản xuất kinh doanh cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng lên 388.391 triệu đồng, tăng thêm 35,33%, và tỷ trọng tăng lên 71,67%. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay thì vào những tháng đầu năm 2012 các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi và mở rộng sản xuất, tuy nhiên so với cho vay thì thu nợ còn thấp, đồng thời thì thu nợ đầu năm tỷ trọng thấp hơn so với những tháng cuối năm, nguyên nhân là do thường thì doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất vào những tháng cuối năm, nếu những tháng đầu năm doanh nghiêp có lợi nhuận thì thông thường cũng giữ lại để phục vụ cho sản xuất vào những tháng cuối

năm, vì thế thu nợ những tháng đầu năm còn thấp. Sang 2013 thì thu nợ đã tăng lên, tốc độ cao hơn so với cho vay, điều này cho thấy khách hàng đã ý thức hơn đến việc trả nợ Ngân hàng, cùng với công tác thu hồi nợ của nhân viên Ngân hàng thực hiện cũng khá tốt, tuy nhiên tỷ lệ này cần nâng cao hơn mới đảm bảo được sự an toàn cho nguồn vốn Ngân hàng.

Tiêu dùng: doanh số thu nợ cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng không cao bằng của thu nợ sản xuất kinh doanh, nên dẫn đến tỷ trọng giảm. 6 tháng đầu năm 2012 thu nợ là 127.173 triệu đồng, chiếm 30,70% tổng thu nợ 6 tháng, đạt 58,44% tổng thu nợ tiêu dùng cả năm, sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng lên 153.513 triệu đồng, tăng thêm 20,71% nhưng tỷ trọng giảm còn 28,33%. Ta thấy vào những tháng đầu năm thu nợ cao hơn những tháng cuối năm, có được điều này là do cũng vào những dịp cuối năm Âm lịch sau khi vay tiền để phục vụ cho lễ tết thì cũng chính vào thời gian đó khách hàng sẽ được những khoản tiền thưởng tết, và họ sẽ dùng một phần số tiền đó để trả các khoản nợ mà trước đó đã vay, làm cho công tác thu hồi nợ những tháng đầu năm cao. Sang năm 2013 thì thu nợ tăng lên, tăng lên so với cho vay, điều này cho thấy người dân đã biết quan tâm đến nợ Ngân hàng, đây là một tín

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 48)