Huy động vốn giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn biến động không ngừng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và ảnh hưởng mạnh đến việc huy động vốn từ các nhóm khách hàng. Tuy nhiên trong bảng 4.1 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên, năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, thì năm 2011 đã tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57%, và năm 2012

tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49%. Có được kết quả này là do công tác huy động vốn của 2 nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm, làm củng cố thêm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Khách hàng

doanh nghiệp 153.780 181.041 256.485 27.261 17,73 75.444 41,67 Khách hàng cá

nhân 239.000 308.259 313.515 69.259 28,98 5.256 1,71

Vốn huy động 392.780 489.300 570.000 96.520 24,57 80.700 16,49

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Khách hàng doanh nghiệp: Bản chất của nhóm khách hàng này là vòng vốn luôn quay để có thể tạo ra lợi nhuận, nếu khách hàng cá nhân gửi tiền nhằm mục đích tiết kiệm thì nhóm khách hàng này gửi tiền chủ yếu để thực hiện thanh toán trong hoạt động kinh doanh, đó có thể là bao thanh toán, thư tín dụng... Qua 3 năm lượng vốn huy động từ nhóm khách hàng này luôn tăng lên, trong đó năm 2012 tăng lên mạnh mẽ, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể, năm 2010 lượng vốn huy động là 153.780 triệu đồng, chiếm 39,15% trong tổng vốn huy động, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 181.041 triệu đồng, tăng thêm 17,73%, chiếm 37% tổng vốn huy động, bước sang 2012 tăng lên 256.485 triệu đồng, tăng thêm 41,67% và chiếm 45% vốn huy động. Có sự tăng trưởng này là do mặc dù kinh tế khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước nên các doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua sóng gió, vẫn duy trì hoạt động và việc các Ngân hàng dần hoàn thiện vai trò là trung gian không chỉ giữa người có vốn và người cần vốn mà còn là trung gian giữa các doanh nghiệp, vì thế đã tạo lòng tin để các doanh nghiệp yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho đối tác đã góp phần làm cho tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng lên trong giai đoạn 2010-2012.

Khách hàng cá nhân: đây là nhóm khách hàng mà lượng gửi tiền vào Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao, lượng tiền huy động qua 3 năm luôn tăng, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể năm 2010 số tiền huy động là 239.000 triệu đồng, chiếm 60,85% trong tổng huy đông, sang năm 2011 số tiền tăng lên 308.259 triệu đồng, tăng thêm 28,98% và chiếm 63% vốn huy động, sang năm 2012 số tiền tăng lên 313.515 triệu đồng, tăng thêm 1,71%, nhưng chỉ trọng chỉ còn 55% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Qua 3 năm vốn huy động của nhóm khách hàng này luôn tăng là do tình hình kinh tế khó khăn và luôn bất ổn, cá nhân có vốn nhàn rỗi không dám mạo hiểm để đem tiền đi đầu tư, mặc dù lãi suất từ 2010- 2012 luôn thăng trầm, biến động khó dự đoán nhưng cá nhân nhận thấy nếu đem đầu tư thì số tiền sinh lời có thể cao hơn lãi suất nhưng lại có quá nhiều rủi ro, còn cất giữ tại nhà thì không an toàn và không sinh lời, vì thế Ngân hàng chính là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, khi cá nhân gửi

tiền vào thì đó là số vốn nhàn rỗi, hiện tại chưa cần sử dụng nên khoản tiền này có tính chất ổn định hơn các khoản huy động khác, biết được điều đó nên Ngân hàng cũng ưu tiên huy động từ nhóm khách hàng này hơn thông qua các chương trình ưu đãi dành cho nhóm khách hàng này, từ đó lượng vốn huy động càng tăng và vì tính chất ổn định của nguồn vốn nên Ngân hàng có thể chủ động việc sử dụng vốn vào mục đích hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)