Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 35)

Trên lý thuyết thì thông thường nguồn vốn huy động sẽ là nguồn vốn chính để Ngân hàng thực hiện các hoạt động tín dụng, và vốn điều chuyển chỉ được chuyển và khi vốn huy động không đủ đáp ứng. Nhưng trên thực tế thì có nhiều điểm khác biệt, cụ thể qua bảng số liệu thì giai đoạn 2010-2012 hầu như nguồn vốn điều chuyển luôn nằm ở mức cao, mà cụ thể là 2010, 2011 vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự khác biệt này, chúng ta cùng phân tích biểu đồ sau

ĐVT: Triệu đồng 392.780 606.988 Năm 2010 Vốn huy động Vốn điều chuyển 489.300 810.287 Năm 2011 Vốn huy động Vốn điều chuyển 307.659 563.142 Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn từ 2010-2012

Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên ở năm 2011 và giảm vào năm 2012, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn là 999.768 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1.299.587 triệu đồng, tương ứng với 29,99%, nguyên nhân tăng là do cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng lên. Năm 2012 giảm nhẹ còn 1.075.488 triệu đồng, giảm 17,24%, do vốn huy động tăng lên tuy nhiên vốn điều chuyển lại giảm với tỷ lệ cao hơn vốn huy động nên làm cho tổng nguồn vốn giảm.

Vốn huy động: Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn điều chuyển, vốn huy động qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể năm 2010 vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, chiếm 39,29% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 37,65%, sang năm 2012 số tiền này tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49% và tỷ trọng tăng lên mức 53%. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù năm 2010-2012 là giai đoạn khá khó khăn của nền kinh tế nhưng nhờ sự nỗ lực hết mình kết hợp với chiến lược huy động vốn phù hợp đã giúp Ngân hàng tăng được lượng vốn huy động. Có được điều đó là nhờ Ngân hàng thường xuyên quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, các giao dịch đã được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Mặt khác, giai đoạn này chứng kiến sự bất ổn của nền kinh tế, bất động sản đóng băng, giá vàng có nhiều biến động đã tạo tâm lý e ngại cho những người có tiền nhưng sợ rủi ro, và Ngân hàng chính là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trong lúc này mặc dù lãi suất huy động ở năm 2012 có phần giảm hơn trước. Tuy nhiên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động thường là nguồn tiền chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng lưu thông hiêu quả. Nhưng trong biểu đồ thì ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn còn khá thấp,

điều này chứng tỏ rằng mặc dù huy động vốn hàng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của Ngân hàng, vì thế mà lượng vốn điều chuyển rất cao, huy động vốn chưa thật sự phát huy hết tác dụng.

Vốn điều chuyển: ngược lại với sự gia tăng vốn huy động thì vốn điều chuyển lại có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 vốn điều chuyển là 606.988 triệu đồng, chiếm 60,71% trong cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền tăng lên 810.287 triệu đồng, tăng thêm 33,49%, tỷ trọng tăng lên 62,35% . Năm 2012 số tiền này giảm còn 505.488 triệu đồng, giảm 37,62%, chiếm 47% trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn điều chuyển được chuyển về khi Chi nhánh thiếu hụt nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ tín dụng, vì thế nếu vốn huy động có thể chịu sự tác động của nền kinh tế, của người gửi tiền… thì sự tăng giảm của vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Chi nhánh. Năm 2011 vốn điều chuyển tăng cao là do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, vì thế cần vốn chuyển về để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2012 là năm mà tỷ trọng vốn điều chuyển thấp hơn vốn huy động, điều này cho thấy Ngân hàng đang dần độc lập về tài chính, vốn huy động cao hơn cho thấy Ngân hàng đang tận dụng được nguồn vốn tại chỗ, thu nhiều lợi nhuận hơn vì nguồn vốn điều chuyển phải trả lãi cao hơn vốn huy động ở địa phương, và huy động vốn đang dần đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 35)