Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 36)

Nếu cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 luôn tăng lên thì vào những tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này thay đổi như thế nào so với 6 tháng đầu 2012. Dựa vào hình 4.2 ta thấy tổng nguồn vốn vào những tháng đầu năm 2013 có giảm, và nguyên nhân là do vốn điều chuyển giảm mạnh hơn so với sự tăng lên của vốn huy động. Và để hiểu rõ hơn nguyên nhân giảm của tổng nguồn vốn thì ta cùng phân tích biểu đồ.

ĐVT: Triệu đồng 307.659 563.142 Năm 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển 431.237 351.367 Năm 2013 Vốn huy động Vốn điều chuyển

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013)

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Vốn huy động: qua số liệu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ta thấy 6 tháng 2013 vốn huy động đã tăng mạnh, nếu như 6 tháng đầu năm 2012 huy động vốn chỉ đạt 307.659 triệu đồng, chiếm 35,33% trong cơ cấu nguồn vốn thì 6 tháng đầu năm 2013 số tiền này đã tăng lên 431.237 triệu đồng, tăng thêm 40,17%, chiếm 55,10% trong cơ cấu nguồn vốn. So với số liệu 6 tháng đầu năm và số liệu cả năm 2012 thì ta thấy cả năm 2012 huy động vốn đạt 570.000 triệu đồng, còn 6 tháng đầu năm con số này là 307.659 triệu đồng, chiếm

khoảng 53,98% tổng vốn huy động của cả năm. Có sự khác biệt này là do thông thường vào cuối năm trước khách hàng sẽ được nhận lương, thưởng tết, những lần thưởng trong các đợt lễ của những tháng đầu năm của năm sau, sau khi chi tiêu hàng ngày thì họ sẽ dùng số tiền này để tiết kiệm, vì thế lượng vốn huy động cao. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm thì người dân có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn để phục vụ tiêu dùng hoặc lễ tết mà các khoản thưởng chưa có thì họ sẽ dùng chính số tiền lương hoặc các khoản thu nhập khác để chi tiêu, vì thế vào những tháng cuối năm lượng vốn huy động thường thấp hơn. Điều này giải thích rằng tại sao 6 tháng đầu năm lượng vốn tăng khá cao, và năm 2013 tăng lên đáng kể, nguyên nhân có thể là lí do trên, mặt khác cũng có thể thấy những năm qua lượng vốn huy động ngày càng tăng, điều này là một tín hiệu khả quan cho Ngân hàng, mới chỉ 6 tháng 2013 mà lượng vốn huy động đã tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ Ngân hàng dần dần đã có những chính sách hợp lý hơn trong công tác huy động vốn.

Vốn điều chuyển: như đã phân tích ở trên thì vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Ngân hàng, nếu như cả năm 2012 vốn điều chuyển là 505.488 triệu đồng thì trong 6 tháng đầu năm lượng vốn điều chuyển là 563.142 triệu đồng, điều này cho thấy vào 6 tháng đầu năm Ngân hàng cần vốn rất nhiều, nhưng sau đó đã hạch toán và chuyển trả một phần về Hội sở, đến cuối năm thì số tiền này còn lại là 505.488 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn điều chuyển là 351.367 triệu đồng, giảm 37,61% so với cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu đáng mừng cho cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà lượng vốn huy động tăng lên 40,17%, còn vốn điều chuyển lại giảm 37,61%, cho thấy công tác huy động vốn đã có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 36)