Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012-2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 1 Vốn huy động Triệu đồng 307.659 431.237 2 Nguồn vốn Triệu đồng 870.801 782.604

3 Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 213.423 256.500 4 Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 127.173 153.513 5 Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng 503.056 606.043

6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 427.612 554.550

7 Nợ quá hạn tiêu dùng Triệu đồng 1.518 1.808

8 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 57,77 77,44

9 Dư nợ/ Vốn huy động % 163,51 140,54

10 Hệ số thu nợ % 59,59 59,85

11 Tỷ lệ quá hạn % 0,30 0,30

(Nguồn: Tổng hợp số liệu đã phân tích)

- Dư nợ/Tổng nguồn vốn: cũng tăng lên vào những tháng đầu năm, 6 tháng 2012 hệ số này là 57,77% thì 2013 tăng lên 77,44%. Với số liệu này cho thấy Ngân hàng đang càng ngày càng chú trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng, với 100 đồng vốn thì Ngân hàng đã dùng tới 77,44 đồng để cho vay, cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng cao, nắm bắt được xu thế đó nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Dư nợ/ Vốn huy động: có sự giảm sút vào những tháng đầu năm, nếu 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này là 163,51% thì sang 2013 giảm còn 140,54%, tuy nhiên thì chỉ số này luôn ở mức cao. Nếu 6 tháng đầu 2012 huy động được 100 đồng vốn thì phải cho vay đến 163,51 đồng, còn 2013 thì 100 đồng vốn huy động thì cho vay dùn 140,54 đồng, tuy nhiên sự giảm sút này không phải là cho vay giảm đi mà là do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động, cho thấy rằng 2013 huy động vốn đã đạt hiệu quả, mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay tiêu dùng nhưng cũng không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển.

- Hệ số thu nợ: những tháng đầu năm của 2013 thì hệ số này có tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2012 hệ số này là 59,59% thì sang 2013 tăng lên 59,85%, có kết quả này là do tốc độ tăng của thu nợ cao hơn tốc độ tăng của cho vay. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn thấp, thu nợ chưa có được kết quả tốt nhất, vì vậy vào những tháng cuối năm Ngân hàng cần làm tốt hơn công tác thu nợ, đẩy mạnh việc đôn đốc khách hàng trả nợ để nâng cao hệ số thu nợ của Ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: không có sự thay đổi đáng kể, vào những tháng đầu năm của 2 năm thì tỷ lệ nợ quá hạn giữ vững ở con số 0,30%, cho thấy tốc độ

tăng nợ quá hạn tương đương tốc độ tăng của dư nợ, tuy nhiên con số này của cả năm 2012 là 0,24%, cho thấy nếu tính cả năm thì nợ quá hạn đã giảm xuống so với tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ này không quá cao nhưng Ngân hàng cần giữ mức tỷ lệ này hoặc tìm cách giảm xuống, không nên để tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của Ngân hàng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Tồn tại

- Doanh số cho vay tiêu dùng còn thấp, trong khi nhu cầu vay tiêu dùng của người dân còn cao, điều này làm ảnh hưởng đến thị phần cũng như doanh thu của Chi nhánh.

- Huy động vốn chưa thật sự phát huy hết tác dụng, chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của khách hàng, còn phải sử dụng nhiều vào vốn điều chuyển trong khi vốn này phải trả lãi cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

- Nợ quá hạn tiêu dùng mặc dù thấp nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng

- Sau khi nguồn vốn giải ngân thì công tác xem xét, theo dõi việc khách hàng có sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích hay không là giai đoạn quan trọng, có một thực tế đang tồn tại ở Ngân hàng là lượng khách hàng quá đông trong khi nhân viên Ngân hàng lại ít, vì thế công tác theo dõi không được làm chặt chẽ.

- Cho vay tín chấp mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng vì vay không có tài sản đảm bảo nên điều kiện vay còn quá phức tạp, trong khi người vay tiêu dùng thường là nhu cầu cấp bách, khi quy trình vay còn nhiều thủ tục vì thế Ngân hàng đã làm hạn chế đi một lượng khách hàng cần vốn gấp.

- Vòng quay vốn tín dụng còn thấp, cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng quay chậm, lợi nhuận thu trong dài hạn, mặc dù lợi nhuận cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro.

- Hệ số thu nợ còn rất thấp, cho thấy đồng vốn Ngân hàng cho vay so với thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả.

5.1.2. Nguyên nhân

- Doanh số cho vay tiêu dùng còn thấp là do Ngân hàng chưa khai thác, tìm hiểu hết được nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, chưa có những chính sách thích hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau.

- Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn tại chỗ, chưa có chính sách thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế, trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lại cao, vì thế phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển phải trả lãi suất cao.

- Bộ phận xử lý nợ không còn chịu sự quản lý của Chi nhánh mà thuộc sự quản lý của Hội sở, trong quá trình chuyển giao công việc đã gây gián đoạn việc xử lý nợ của Ngân hàng, Hội sở cần một thời gian để tìm hiểu khách hàng để đưa ra hướng xử lý thích hợp cũng phần nào gây khó khăn công tác xử lý.

- Vì lí do nhân sự nên số lượng cán bộ tín dụng so với số khách hàng còn chênh lệch rất nhiều, một cán bộ tín dụng có thể phải quản lý quá nhiều khách

hàng dẫn đến việc quản lý không chặt chẽ, có thể bỏ sót hoạt động của khách hàng dẫn đến việc khi xử lý nợ sẽ khó khăn vì không biết được nguyên nhân của việc nợ quá hạn nằm ở đâu.

- Đối với trường hợp cho vay tín chấp thì ngoài những điều kiện cơ bản còn có điều kiện như: Đơn vị có hồ sơ vay từ 3 cá nhân, phải có hợp đồng liên kết giữa DongA Bank - Doanh nghiệp. Đây là điều kiện hơi khó khăn cho người muốn vay vốn vì tâm lý chung của người dân là khi có khó khăn họ ít để nhiều người biết, vì vậy trường hợp cần có ít nhất 3 cá nhân vay vốn sẽ tạo tâm lý e ngại cho người có nhu cầu vì họ không biết ai có nhu cầu vay giống họ để có đủ số lượng yêu cầu. Ngoài ra thì việc giới hạn nhu cầu vay vốn phải là nhân viên doanh nghiệp mà có hợp đồng liên kết với DAB thì vô tình đã làm mất đi một lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng nhưng doanh nghiệp không có hợp tác với Ngân hàng, làm cho dịch vụ vay tiêu dùng không được mở rộng.

- Vòng vay vốn thấp cho thấy Ngân hàng đang tập trung cho vay trung- dài hạn để thu về lợi nhuận cao nhưng kèm theo đó rủi ro cũng không kém. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng còn thấp vì mang về cho Ngân hàng lợi nhuận thấp hơn cho vay trung-dài hạn, tuy nhiên cho vay ngắn hạn sẽ giúp Ngân hàng thu về đồng vốn nhanh hơn, hạn chế rủi ro do những tác động của nền kinh tế.

- Hệ số thu nợ thấp nguyên nhân một phần là do Ngân hàng tập trung cho vay trung-dài hạn nên kéo dài thời gian thu nợ, mặt khác đối với các khoản nợ ngắn hạn thì dư nợ cũng còn cao do nhân viên tín dụng chưa làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ.

5.2. GIẢI PHÁP

- Thành lập một bộ phận Marketing chuyên khai thác nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, giới thiệu những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đồng thời nghiên cứu đề ra những dịch vụ mới nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của khách hàng mà hiện tại dịch vụ của Ngân hàng chưa có, góp phần quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đồng thời nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng.

- Thành lập bộ phận xử lý nợ ngay tại Chi nhánh Cần Thơ để có thể theo dõi và xử lý nợ kịp thời vì khách hàng chủ yếu là dân cư xung quanh địa bàn của Ngân hàng, nếu vẫn để cho Hội sở xử lý nợ thì mất nhiều thời gian để tìm hiểu, xử lý nợ, sẽ làm cho các khoản nợ bị gián đoạn.

- Về điều kiện vay trả góp thì không cần phải đưa ra điều kiện là phải có từ 3 hồ sơ vay vốn , mà chỉ cần bất kỳ một cá nhân nào muốn vay vốn thì cần có xác nhận của Lãnh đạo doanh nghiệp là đủ, vì nhu cầu vây vốn tiêu dùng là cấp thiết mà phải đợi chờ đủ số lượng thì có khi người muốn vay không thể chờ được và họ sẽ chuyển sang vay Ngân hàng khác, khi đó DAB sẽ mất không chỉ doanh thu mà còn là uy tín, lòng tin đối với khách hàng.

- Đối với cho vay thế chấp thì phải hạn chế thấp nhất trường hợp xử lý tài sản để thanh toán nợ vì thủ tục rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Vì thế nhân viên Ngân hàng cần phải tự nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong công tác

thẩm định khách hàng, quy trình thẩm định khách hàng cần phải được thực hiện chặt chẽ, chính xác và sau khi giải ngân vốn vay phải kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích vay vốn trong hợp đồng hay không, nếu làm tốt mọi quy trình thì sẽ hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn, nguồn vốn sẽ được lưu thông hiệu quả, mang về lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng.

- Ngân hàng nên cân đối lại tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn, bên cạnh việc cho vay trung-dài hạn để đem về lợi nhuận cao thì Ngân hàng cần tăng cường cho vay ngắn hạn, mặc dù lợi nhuận thấp hơn nhưng ít rủi ro hơn, đồng vốn của Ngân hàng được đảm bảo hơn. Đặc biệt là với tình hình kinh tế biến động khó kiểm soát thì việc cho vay trung-dài hạn sẽ càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, vì thế khi mà không thể phán đoán trước được sự biến động của nền kinh tế thì Ngân hàng cần cân đối lại tỷ trọng cho vay hợp lý, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh.

- Tăng cường các biện pháp huy động vốn tại chỗ để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, có thể dùng các biện pháp ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền với số lượng từ 100 triệu đồng sẽ được một phần quà hay một phiếu mua sắm tại siêu thị, mở các chương trình rút thăm trúng thưởng cho khách hàng... Khi có những chính sách ưu đãi hợp lý thì khách hàng sẽ biết đến Ngân hàng nhiều hơn, và khi có vốn nhàn rỗi thì họ sẽ nghĩ ngay đến Ngân hàng như là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất.

- Để hệ số thu nợ tăng lên thì bên cạnh việc cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn thì nhân viên tín dụng cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra vốn khi giải ngân, để khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì lập tức nhắc nhở khách hàng, đồng thời cũng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngân hàng có thể dùng biện pháp tuyên dương, khen thưởng những nhân viên làm tốt công tác thu hồi nợ, tạo tâm lý làm việc hăng say cho nhân viên Ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Giai đoạn vừa qua thật sự là một thời gian khó khăn đối với ngành Ngân hàng nói chung và Đông Á nói riêng, nền kinh tế không ổn định đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng cũng như hoạt động của khách hàng vay tiền.

Hiện nay, vấn đề làm thế nào để khai thác hiệu quả tối đa của nguồn vốn huy động là vấn đề quan tâm không chỉ riêng bất cứ Ngân hàng nào mà là vấn đề đáng lo ngại của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại và của nền kinh tế. Là một trung gian tài chính, Đông Á cũng muốn thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn. Mặc dù qua 3 năm huy động vốn đều tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn thấp, Ngân hàng còn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở về với tỷ lệ còn cao, vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Về doanh số cho vay tiêu dùng thì có sự tăng giảm, tuy nhiên tốc độ tăng khá cao, còn giảm lại không đáng kể. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động trong việc giải ngân nguồn vốn, hạn chế được tình trạng vốn ứ đọng làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời cũng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng, giúp người dân đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, góp phần ổn định kinh tế, tập trung vào công việc để sớm trả nợ Ngân hàng.

Với những biến động kéo dài của nền kinh tế giai đoạn 2010-2012, việc làm ăn khó khăn, thu nhập bất ổn…, nhưng doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định khách hàng, đồng thời cũng khá quan tâm đến việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng quan tâm của Ngân hàng, nó thể hiện chất lượng các khoản vay. Qua các năm thì nợ quá hạn mặc dù có tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp, hầu như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên thì để đảm bảo rằng hoạt động tín dụng thật sự tốt thì Ngân hàng cần phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể.

Với những ưu điểm và hạn chế đang tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng thì đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý để cải thiện những vấn đề chưa đạt hiệu quả, và cần phải có sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng.

Với những phân tích số liệu cùng với đề xuất đã đưa ra, tôi mong sẽ góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện hơn hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, góp phần thực hiện những chính sách mà Đông Á đề ra trong thời gian sắp tới, nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm là một trong những Ngân hàng thương mại lớn hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế nước ta.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Á

- Đưa ra các giải pháp để tăng cường cho vay tiêu dùng trong cả hệ thống nói chung và của Ngân hàng Đông Á- chi nhánh Cần Thơ nói riêng, những giải pháp này cũng như điều kiện để được vay vốn phải tùy thuộc vào tình hình kinh tế, thu nhập thực tế của người dân ở từng địa phương chứ không nên gom nhiều địa phương thành một nhóm. Vì có thể những địa phương có điều kiện kinh tế gần nhau nhưng nhu cầu vay tiêu dùng ở mỗi nơi là khác nhau, thu nhập cũng khác nhau, vì thế đưa ra chiến lược cụ thể sẽ giúp Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc triển khai các hoạt động của chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)