Giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 27 - 29)

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận là ba chỉ tiêu thường gặp khi muốn đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, với những khó khăn kéo dài trong suốt giai đoạn 2010-2012 thì đã ảnh hưởng như thế nào đến bộ ba chỉ tiêu này, tất cả được thể hiện trong bảng số liệu

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 288.905 461.600 472.200 172.695 59,78 10.600 2,30 Thu nhập từ lãi 285.000 457.100 468.000 172.100 60,39 10.900 2,38 Thu nhập ngoài lãi 3.905 4.500 4.200 595 15,24 -300 -6,67 Chi phí 161.282 327.525 387.082 166.243 103,08 59.557 18,18 Chi phí trả lãi 156.782 308.500 366.782 151.718 96,77 58.282 18,89 Chi phí ngoài lãi 4.500 19.025 20.300 14.525 322,78 1.275 6,70 Lợi nhuận trước thuế 127.623 134.075 85.118 6.452 5,06 -48.957 -36,51

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)

Thu nhập: bao gồm tất cả các khoản thu nhập Chi nhánh thu về trong năm, qua 3 năm thu nhập luôn tăng, trong đó năm 2011 tăng lên rất cao và 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ đã giảm. Cụ thể 2010 thu nhập là 288.905 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 461.600 triệu đồng, tăng thêm 59,78%, sang năm 2012 thu nhập là 472.200 triệu đồng, tăng thêm 2,30%. Thu nhập của chi nhánh chủ yếu là các khoản thu nhập từ lãi.

Thu nhập từ lãi: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, qua 3 năm thì thu nhập từ lãi cũng tăng lên. Năm 2010 thu nhập từ lãi là 285.000 triệu đồng, chiếm 98,65% tổng thu nhập thì sang 2011 tăng mạnh lên 457.100 triệu đồng, tăng thêm 60,39%, tỷ trọng tăng lên 99,03%, có được kết quả này là do mặc dù Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất nên đã khiến cho một bộ phận doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng nhờ Chi nhánh linh hoạt trong hoạt động, đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mặc khác với những khó khăn từ nền kinh tế thì không chỉ doanh nghiệp cần vốn để sản xuất mà cá nhân cũng cần nhiều tiền để tiêu dùng, từ đó nâng cao thu nhập từ lãi cho chi nhánh. Sang 2012 thu nhập tăng nhẹ lên 468.000 triệu đồng, tăng thêm 2,38%, tỷ trọng tăng lên 99,11%, nguyên nhân là do vì 2012 lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm, khi khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay thì khách hàng gửi tiền lại e dè, họ tính toán kĩ hơn xem có nền đầu tư vào Ngân hàng hay không khi lợi nhuận họ thu về không được như trước, và khi lãi suất giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận từ lãi mà Ngân hàng mang về, vì thế năm 2012 doanh thu có tăng nhưng tốc độ chậm lại.

Thu nhập ngoài lãi: là các khoản thu nhập thu được từ phí, từ các dịch vụ thanh toán và đây là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Qua 3 năm thì thu nhập ngoài lãi có sự tăng giảm, năm 2010 là 3.905 triệu đồng, chiếm 1,35% tổng thu nhập, sang 2011 tăng lên 4.500 triệu đồng, tăng thêm 15,24%, nhưng tỷ trọng giảm còn 0,97% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập từ lãi, có sự tăng này là do năm 2011 chi nhánh đưa ra nhiều dịch vụ mới như: phone-banking, … đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên đã làm cho thu nhập tăng lên. Sang 2012 thu nhập giảm còn 4.200 triệu đồng, giảm 6,67%, tỷ trọng giảm xuống 0,89%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, xuất nhập khẩu khó khăn nên làm cho các hoạt động thanh toán giảm sút, mà thanh toán là nghiệp vụ ngoài lãi mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, dẫn đến thu nhập giảm.

Chi phí: cũng giống như thu nhập, chi phí qua 3 năm cũng tăng lên, trong đó 2011 tăng lên rất cao và 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ đã chậm lại. Năm 2010 chi phí chỉ có 161.282 triệu đồng thì sang 2011 đã tăng lên 327.525 triệu đồng, tăng thêm 103,08%, sang 2012 tăng lên 387.082 triệu đồng, tăng thêm 18,18%, trong các khoản chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí.

Chi phí trả lãi: là khoản tiền mà Chi nhánh phải chi trả cho hoạt động huy động vốn hoặc vay tiền, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và qua 3 năm thì chi phí này cũng có sự tăng mạnh. Năm 2010 chi phí trả lãi là 156.782 triệu đồng, chiếm 97,21% tổng chi phí, sang 2011 số tiền này tăng lên 308.500 triệu đồng, tăng thêm 96,77%, tỷ trọng lại giảm còn 94,19% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi. Nguyên nhân tăng là do để 2011 có thể tăng thu nhập từ lãi thì Chi nhánh phải huy động hoặc vay vốn để phục vụ cho việc cho vay, năm 2011 không chỉ lãi suất cho vay tăng mà lãi suất huy động cũng tăng khá cao, Chi nhánh phải bỏ ra nhiều tiền hơn để trả lãi huy động vốn. Điều đáng lo ngại là mặc dù cả chi phí và thu nhập đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập chỉ có 60,39% trong khi chi phí tăng tới 96,77%, điều này cho thấy những chính sách mà Chi nhánh đưa ra chưa đạt hiệu quả cao. Sang 2012 chi phí tăng lên 366.782 triệu đồng, tăng thêm 18,89%, tỷ trọng tăng lên 94,76%, nguyên nhân là do huy động vốn khó khăn Ngân hàng phải thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng, những chiến lược cạnh tranh với đối thủ để thu hút nguồn tiền, từ đó làm cho chi phí tăng cao, và tốc độ tăng của chi phí vẫn cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, cho thấy Chi nhánh chưa thực hiện tốt phương pháp cắt giảm chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

Chi phí ngoài lãi: bao gồm các khoản chi lương, điện nước…, khoản chi ngoài lãi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, qua 3 năm thì lượng tiền chi ra cũng tăng lên, trong đó năm 2011 tăng lên rất cao. Năm 2010 chi phí là 4.500 triệu đồng, chiếm 2,79% tổng chi phí, sang 2011 tăng lên 19.025 triệu đồng, tăng thêm 322,78%, tỷ trọng tăng lên 5,81%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác thì Chi

nhánh tăng cường quảng bá hình ảnh, tiến hành giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, ngoài ra năm 2011 cũng có đợt tăng lương cơ bản từ 730.000 nghìn đồng lên 830.000 nghìn đồng, từ đó làm cho chi phí tăng lên. Sang 2012 chi phí này tăng lên 20.300 triệu đồng, tăng thêm 6,70%, tỷ trọng giảm xuống 5,24% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi. Chi phí tăng lên chủ yếu là do tăng lương, vì năm 2012 Nhà nước có đợt tăng lương cơ bản lên 1.050.000 nghìn đồng, áp dụng từ 1/5/2012, nên làm cho chi phí ngoài lãi của Chi nhánh tăng lên.

Lợi nhuận trước thuế: nếu doanh thu và chi phí đều tăng lên qua các năm thì lợi nhuận lại có sự tăng giảm, trong đó năm 2011 tăng lên và 2012 đã giảm xuống. Năm 2010 lợi nhuận là 127.623 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 134.075 triệu đồng, tăng thêm 5,06%, mặc dù tốc độ tăng của chi phí cao hơn rất nhiều so với doanh thu nhưng với việc nâng cao lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm cũng đã góp phần nâng cao thêm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên sang 2012 lơị nhuận giảm còn 85.118 triệu đồng, giảm 36,51%, mặc dù tốc độ tăng của chi phí không cao hơn nhiều so với lợi nhuận nhưng vì lãi suất cho vay đã giảm hơn trước, mức độ cạnh tranh giành thị phần gay gắt hơn, việc làm ăn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh.

Qua bảng số liệu kết quả hoạt động của Chi nhánh ta thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, doanh thu hàng năm mặc dù có tăng nhưng tốc độ lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, và chi phí còn khá cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đồng thời lợi nhuận 2012 lại giảm mạnh, để tránh tình trang này kéo dài Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp, cụ thể hơn để cắt giảm chi phí không cần thiết, mang về lợi nhuận cao nhất cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)