Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 68 - 71)

Với những phân tích ở trên đã khái quát được tình hình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta đã biết được cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng, đã tìm hiểu Ngân hàng đang đẩy mạnh vào đầu tư ngắn hạn hay trung-dài hạn, trong cho vay có bảo đảm thì loại bảo đảm nào đang chiếm tỷ trọng cao. Đồng thời cũng biết được khả năng thu nợ của Chi nhánh qua các năm, vã đã ảnh hưởng đến dư nợ như thế nào, tình hình nợ quá hạn ra sao, tuy nhiên để đánh giá chính xác hoạt động tín dụng thì cần phải dùng các chỉ tiêu tài chính. Căn cứ vào các chỉ số này sẽ thấy được những hoạt động có hiệu quả mà Ngân hàng đã đạt được, bên cạnh đó cũng sẽ thể hiện những hoạt động chưa được tốt của Ngân hàng, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động về nguồn vốn cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng.

4.4.1. Giai đoạn từ 2010-2012

Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng từ 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng Năm Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 1 Vốn huy động Triệu đồng 392.780 489.300 570.000 2 Nguồn vốn Triệu đồng 999.768 1.299.587 1.075.488 3 Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 189.870 378.212 369.620 4 Doanh số thu nợ tiêu dùng Triệu đồng 150.730 214.244 217.628 5 Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng 320.040 484.008 636.000 6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 275.083 402.024 560.004 7 Nợ quá hạn tiêu dùng Triệu đồng 670 1.345 1.518

8 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 32,01 37,24 59,14

9 Dư nợ/ Vốn huy động % 81,48 98,92 111,58

10 Hệ số thu nợ % 79,39 56,65 58,88

11 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,55 0,53 0,39

12 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,21 0,28 0,24

(Nguồn: Tổng hợp số liệu đã phân tích)

- Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm, một đồng vốn được xem là quay hết một vòng tính từ khi nó được giải ngân đến khi thu được về Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng của DAB giai đoạn 2010-2012 có số vòng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, cụ thể 2010 là 0,55 vòng, năm 2011 giảm nhẹ còn 0,53 vòng, đến 2012 còn 0,39 vòng. Nguyên nhân giảm là do khách hàng chủ yếu vay trung-dài hạn, với thời gian trả nợ khá dài nên làm cho vòng vốn chậm, mặc khác có những khách hàng vay vốn ngắn hạn thì lại đối mặt với những khó khăn kéo dài của nền kinh tế, đặc biệt năm 2011 thu nợ ngắn hạn giảm xuống rất mạnh. Sang năm 2012 thu nợ ngắn hạn có tăng lên nhung thu nợ trung-dài hạn lại giảm xuống, trong khi nợ trung- dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao, vì thế làm cho vòng quay vốn giảm xuống. Ta thấy tốc độ tăng của thu nợ thì có sự tăng giảm qua các năm còn tốc độ của dư nợ thì luôn tăng cao qua các năm, vì thế đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. Vòng quay vốn thấp cho thấy tốc độ luân chuyển vốn còn chậm, Ngân hàng cần chú ý đến công tác thu hồi nợ, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để đồng vốn xoay nhanh hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Dư nợ/ Vốn huy động: đánh giá xem mỗi đồng vốn huy động được sẽ dùng bao nhiêu đồng để cho vay, qua kết quả tính toán được thì ta thấy chỉ số này cao và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010 chỉ tiêu này 81,48%, có nghĩa là 100 đồng vốn huy động được sẽ dùng 81,48 đồng để cho vay tiêu dùng. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 98,92% và 2012 là 111,58%, có nghĩa là huy động được 100 đồng nhưng tiến hành cho vay tiêu dùng tới 111,58 đồng. Ta thấy khi huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay thì

Ngân hàng sẽ dùng vốn điều chuyển từ Hội sở chuyển về để sử dụng, và mặc dù cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay sản xuất kinh doanh, nhưng thông qua chỉ số này cho thấy Ngân hàng đang thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng, vì chỉ số này luôn ở mức cao. Mặc dù năm 2012 vốn huy động đã tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, huy động vốn còn thấp, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Dư nợ/ Tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này để đánh giá xem mỗi đồng vốn mà Ngân hàng có sẽ dùng bao nhiêu đồng để cho vay tiêu dùng. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy qua 3 năm chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên, và năm 2012 tăng mạnh nhất. Năm 2010 chỉ tiêu này là 32,01%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn sẽ dùng 32,01 đồng để cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 37,24% và 2012 tăng lên mạnh 59,14%. Điều này cho thấy Ngân hàng rất xem trọng việc cho vay tiêu dùng, mặc dù cho vay tiêu dùng là một hoạt động tín dụng nhỏ của Ngân hàng, nhưng Ngân hàng dành khá nhiều vốn cho hoạt động này. Cho thấy rằng Ngân hàng đã nhìn thấy tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng, tiến hành đẩy mạnh cho vay, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, thể hiện khả năng thu hồi nợ trên số tiền đã cho vay là bao nhiêu. Nếu chỉ số này càng cao cho thấy khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, ý thức trả nợ tốt, đồng thời cho thấy khả năng thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Qua 3 năm hệ số này có sự tăng giảm, năm 2010 là 79,39%, có nghĩa là 100 đồng vốn cho vay thì thu về được 79,39 đồng. Sang năm 2011 hệ số này giảm còn 56,65%, nguyên nhân là do 2011 giá cả hàng hóa tăng cao, cùng với thu nhập hiện tại người dân khó đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, vì thế họ vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu, đồng thời năm 2011 cũng là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm nhân viên, một bộ phận khách hàng không thể trả được nợ, dẫn đến doanh số cho vay tăng lên rất cao, cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ nên làm cho hệ số thu nợ giảm. Năm 2012 hệ số này tăng lên 58,88% là kết quả của việc doanh số cho vay giảm, trong khi thu nợ tăng lên, Ngân hàng chú ý nhiều đến việc thu nợ để tránh tình trạng nợ đến hạn mà không thể thu hồi. Tuy nhiên hệ số thu nợ còn rất thấp, cho thấy việc thu nợ của Ngân hàng chưa đat hiệu quả tốt nhất, vì thế trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, quản lý, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn, trong khoản mục nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ có nợ quá hạn nhóm 2 chứ không có phát sinh nợ xấu, và chỉ số này càng thấp thì cang tốt. Qua 3 năm ta thấy chỉ số này có sự tăng giảm, cụ thể 2010 chỉ số này là 0,21%, có nghĩa là có 100 đồng dư nợ thì sẽ có 0,21 đồng nợ quá hạn, sang năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 0,28% là do tốc độ tăng của nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ, và 2012 tỷ lệ này giảm còn 0,24% do tốc độ tăng dư nợ cao hơn. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn luôn chiếm tỷ lệ rất thấp, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên thì Ngân hàng cần làm tốt hơn công tác thu nợ vì tỷ lệ này giảm là do dư nợ tăng

lên cao hơn nợ quá hạn, vì thế để đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả thật sự thì Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động thu nợ, để tránh tình trạng dư nợ kéo dài qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ (Trang 68 - 71)