Với cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo thì mặc dù tổng cho vay tiêu dùng, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn là giống với cho vay theo thời hạn, tuy nhiên tùy từng hình thức đảm bảo mà mỗi năm doannh số lại thay đồi, và để biết được doanh số của cho vay tín chấp và thế chấp thay đổi thế nào qua mỗi năm, và Ngân hàng đang tập trung cho vay với hình thức đảm bảo nào, tất cả được phân tích thông qua tình hình cho vay giai đoạn 2010-2012.
- Doanh số cho vay
Bảng 4.15: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thế chấp 62.153 32,73 81.412 21,53 92.320 24,98 19.259 30,99 10.908 13,40 Tín chấp 127.717 67,27 296.800 78,47 277.300 75,02 169.083 132,39 -19.500 -6,57 Tổng 189.870 100 378.212 100 369.620 100 188.342 99,19 -8.592 -2,27
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012
Cho vay thế chấp: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cho vay tiêu dùng, qua 3 năm doanh số cho vay luôn tăng nhưng tỷ trọng lại có sự tăng giảm. Năm 2010 doanh số đạt 62.153 triệu đồng, chiếm 32,73% tổng cho vay, đến 2011 số tiền tăng lên 81.412 triệu đồng, tăng thêm 30,99% nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 21,53% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của cho vay tín chấp, sang năm 2012 số tiền lại tăng lên 92.320 triệu đồng, tăng thêm 13,40% và tỷ trọng tăng lên 24,98%. Cho vay thế chấp luôn tăng lên là vì cho vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn nên điều kiện vay vốn cũng chặt chẽ hơn, với những cá nhân không đủ điều kiện vay tín chấp thì họ đành phải vay thế chấp mặc dù bất cứ cá nhân nào khi vay tiêu dùng cũng đang khó khăn về tài chính, tuy nhiên để có thể được vay thì họ phải dùng tài sản có thể đảm bảo khoản vay hoặc nhờ bảo lãnh của bên thứ ba. Và như đã phân tích ở phần cho vay tiêu dùng theo thời hạn thì giai đoạn 2010-2012 cá nhân cần vay tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, và thông thường những cá nhân vay ngắn hạn lại dùng tài sản bảo đảm, một mặt do thủ tục vay tín chấp phức tạp hơn cho vay thế chấp, mà nhu cầu chi tiêu là cấp bách nên họ chọn hình thức nào mà thủ tục nhanh, gọn nhất; bên cạnh nguyên nhân này thì còn nguyên nhân nữa là do họ không đủ điều kiện vay tín chấp nên phải dùng tài sản để đảm bảo khoản vay, vì thế mà doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2012 luôn tăng.
Cho vay tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, qua 3 năm thì doanh thu có sự tăng giảm, trong đó 2011 có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2010
doanh số là 127.717 triệu đồng, chiếm 67,27% tổng cho vay, năm 2011 tăng mạnh lên 296.800 triệu đồng, tăng thêm 132,39%, tỷ trọng tăng lên 78,47%, sang năm 2012 doanh thu giảm nhẹ còn 277.300 triệu đồng, giảm 6,57% và tỷ trọng giảm nhẹ còn 75,02%. Ta thấy cho vay tín chấp mang lại rủi ro cao hơn vì khách hàng không có tài sản đảm bảo khoản vay, mà chỉ dựa vào thu nhập để đảm bảo, vì thế không có tài sản để xử lý khi các khoản nợ không thể thu hồi. Tuy nhiên doanh số cho vay tín chấp luôn ở mức cao, vì các cá nhân khi đủ điều kiện vay tín chấp thì dù có tài sản họ cũng không đem đảm bảo khoản vay vì họ sợ phải dùng tài sản đó xử lý nợ nếu rủi ro họ không trả được nợ. Cho vay tín chấp 2011 tăng lên mạnh so với 2010 là do 2011 giá cả hàng hóa luôn nằm ở mức cao, người dân không thể thỏa mãn tiêu dùng hàng ngày với mức lương hiện tại, vì thế họ đến Ngân hàng vay vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình, và với việc vay vốn khồng cần tài sản đảm bảo sẽ thuận lợi cho những cá nhân có thu nhập thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Sang năm 2012 doanh số này giảm nhẹ do Ngân hàng nhận thấy những rủi ro khi cho vay tín chấp và việc doanh số tăng đột biến năm 2011 cũng là điều đáng ngại với Ngân hàng. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn Ngân hàng bắt đầu xiết chặt cho vay tín chấp, khâu kiểm tra khách hàng tiến hành chặt chẽ hơn, vì thế mà năm 2012 doanh số cho vay tín chấp đã giảm nhẹ, trong khi cho vay thế chấp đã tăng lên.
- Doanh số thu nợ
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thế chấp 34.000 19,90 27.124 12,66 50.078 23,01 -6.876 -20,22 22.954 84,63 Tín chấp 120.730 80,10 187.120 87,34 167.550 76,99 66.390 54,99 -19.570 -10,46 Tổng 150.730 100 214.244 100 217.628 100 63.514 42,14 3.404 1,59
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)
Thế chấp: doanh số thu nợ của thế chấp cũng chiếm tỷ trọng thấp hơn tín chấp trong tổng thu nợ, qua 3 năm thì thu nợ có sự tăng giảm không đều nhau. Nếu 2010 thu nợ là 34.000 triệu đồng, chiếm 19,90% tổng thu nợ thì 2011 thu nợ giảm còn 27.124 triệu đồng, giảm 20,22%, chiếm 12,66% tổng thu nợ, năm 2011 cho vay tăng thêm 30,99% trong khi thu nợ lại giảm 20,22%, nguyên nhân là do các khoản vay thế chấp này một phần là cho vay ngắn hạn, một phần là trung-dài hạn nên trong năm chưa thể thu hồi nguồn vốn, một phần là do cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao và rủi ro khá nhiều nên nhân viên Ngân hàng tập trung vào các khoản vay tín chấp mà chưa kiểm soát chặt chẽ các khoản vay thế chấp, nên làm cho thu nợ thế chấp giảm. Sang năm 2012 thu nợ tăng mạnh lên 50.078 triệu đồng, tăng thêm 84,63%, tỷ trọng tăng lên
32,01%, thu nợ tăng lên một phần là do các khoản nợ 2011 chưa đến hạn thanh toán thì 2012 khách hàng đã có thể trả nợ, mặt khác công tác thu hồi nợ 2011 chưa được làm tốt nên 2012 Ngân hàng xiết chặt công tác thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ thế chấp tăng lên mạnh, đây là tín hiệu đáng mừng cho tình hình tín dụng của Ngân hàng.
Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nợ, và cũng giống như thu nợ thế chấp, thu nợ tín chấp cũng có sự tăng giảm nhưng theo chiều hướng ngược lại, nếu 2011 thu nợ thế chấp giảm xuống thì thu nợ tín chấp tăng, đến 2012 thu nợ thế chấp tăng thì tín chấp lại giảm. Cụ thể 2010 doanh số thu nợ tín chấp là 120.730 triệu đồng, chiếm 80,10% tổng thu nợ thì sang 2011 thu nợ tăng lên 187.120 triệu đồng, tăng thêm 54,99% và tỷ trọng tăng lên 87,34%, nguyên nhân tăng thu nợ là do 2011 cho vay tín chấp tăng mạnh, và với việc vay không cần tài sản đảm bảo nên Ngân hàng luôn ý thức trách nhiệm là làm thế nào hạn chế thấp nhất rủi ro cho các khoản vay bằng cách tăng thu nợ, và nhân viên Ngân hàng đã làn tốt điều đó, cũng không thể phủ nhận ý thức trả nợ của khách hàng, vì chỉ khi trả nợ đúng hạn, giữ vững lòng tin với Ngân hàng thì tương lai khi khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì Ngân hàng cũng sẵn sàng đáp ứng nếu đủ điều kiện. Sang năm 2012 thu nợ giảm còn 167.550 triệu đồng, giảm 10,46% và tỷ trọng giảm còn 76,99%, thu nợ giảm là do cho vay giảm, ngoài ra vì năm 2011 thu nợ thế chấp chưa được qua tâm chặt chẽ nên Ngân hàng chú ý nhiều hơn đến thu nợ vào năm 2012, nên làm cho các khoản vay tín chấp chưa được quan tâm chặt chẽ, dẫn đến khách hàng lơ là trong việc trả nợ, mặc khác một số khoản vay lớn với thời hạn dài thì trong năm 2012 không thể thu hồi, làm cho thu nợ tín chấp giảm.
- Dư nợ cho vay:
Cũng giống như các khoản dư nợ khác, dư nợ vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo cũng là kết quả của doanh số cho vay và thu nợ kết hợp với dư nợ của năm trước. Qua bảng số liệu doanh số cho vay và thu nợ ta thấy doanh số này luôn biến động tăng giảm không đều qua các năm, vậy để biết được dư nợ biến động theo chiều hướng thế nào qua giai đoạn 2010-2012, tất cả được thể hiện qua bảng số liệu.
Bảng 4.17 : Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thế chấp 97.970 30,61 152.258 31,46 194.500 30,58 54.288 55,41 42.242 27,74 Tín chấp 222.070 69,39 331.750 68,54 441.500 69,42 109.680 49,39 109.750 33,08 Tổng 320.040 100 484.008 100 636.000 100 163.968 51,23 151.992 31,40
Thế chấp: dư nợ thế chấp qua 3 năm tăng lên, trong đó 2011 tăng mạnh nhất, nhưng tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Năm 2010 dư nợ là 97.970 triệu đồng, chiếm 30,61% tổng dư nợ thì sang 2011 dư nợ tăng lên 152.258 triệu đồng, tăng thêm 55,41% và tỷ trọng tăng lên 31,46%, nguyên nhân là do cho vay tăng lên 30,99% trong khi thu nợ lại giảm 20,22%, còn một số khoản nợ chưa đến hạn thu hồi ở năm 2011 nên chuyển thành dư nợ, kết hợp với dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên mạnh. Sang 2012 dư nợ tiếp tục tăng lên 194.500 triệu đồng, tăng thêm 27,74%, nhưng tỷ trọng giảm còn 30,49% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ tín chấp, nguyên nhân là do mặc dù cho vay 2012 chỉ tăng lên 13,40% trong khi thu nợ tăng tới 84,63% nhưng thu nợ chỉ chiếm một phần cho vay chứ không hoàn toàn thu hết nợ, cùng với khoản dư nợ còn cao ở năm 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên.
Tín chấp: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, và cũng giống như thế chấp, dư nợ tín chấp cũng tăng lên hàng năm và tỷ trọng trong tổng dư nợ lại có sự tăng giảm. Năm 2010 dư nợ là 222.070 triệu đồng, chiếm 69,39% tổng dư nợ thì sang 2011 dư nợ tăng lên 331.750 triệu đồng, tăng thêm 49,39% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 68,54% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ thế chấp, nguyên nhân tăng dư nợ là do năm 2011 cho vay tăng lên tới 132,39%, trong khi thu nợ chỉ tăng thêm 54,99%, còn một khoản nợ rất lớn chưa đến hạn thu hồi, cùng với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Sang 2012 dư nợ lại tiếp tục tăng lên 441.500 triệu đồng, tăng thêm 33,08%, tỷ trọng tăng lên 69,42%, nguyên nhân là do 2012 cho vay có giảm 6,57% nhưng thu nợ lại giảm tới 10,46%, thu nợ cũng chỉ chiếm một phần so với cho vay, cùng với khoản dư nợ 2011 còn rất cao nên đã làm cho dư nợ 2012 tăng lên.
- Nợ quá hạn
Bảng 4.18: Nợ quá hạn tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thế chấp 127 18,96 154 11,45 183 12,06 27 21,26 29 18,83 Tín chấp 543 81,04 1.191 88,55 1.335 87,94 648 119,34 144 12,09 Tổng 670 100 1.345 100 1.518 100 675 100,75 173 12,86
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012)
Thế chấp: nợ quá hạn thế chấp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ quá hạn, qua 3 năm số tiền tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng lai có sự tăng giảm. Năm 2010 nợ quá hạn là 127 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,96%, sang năm 2011 số tiền tăng lên 154 triệu đồng, tăng thêm
21,26%, tỷ trọng giảm còn 11,45% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn tín chấp. Năm 2012 số tiền này tăng lên 183 triệu đồng, tăng thêm 18,83% và tỷ trọng tăng lên 12,06%. Mặc dù có tài sản đảm bảo các khoản vay nhưng vì thủ tục xử lý nợ khá phức tạp, thời gian xử lý dài, đồng thời Ngân hàng lại xét thấy cá nhân có thể trả nợ trong thời gian sắp tới nên mặc dù nợ đã đến hạn nhưng chưa cần thiết phải xử lý tài sản. Qua 3 năm nợ quá hạn đều tăng mặc dù các khoản nợ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các khoản nợ, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn cũng tăng lên hàng năm trong đó năm 2011 tăng mạnh nhất. Năm 2010 số tiền là 543 triệu đồng, chiếm 81,04% tổng nợ quá hạn, sang năm 2011 số tiền này tăng mạnh lên 1.191 triệu đồng, tăng thêm 119,34%, tỷ trọng tăng mạnh lên 88,55%, năm 2012 số tiền này tiếp tục tăng lên 1.335 triệu đồng, tăng thêm 12,09%, tỷ trọng giảm nhẹ còn 87,94% do tốc độ tăng thấp hơn nợ quá han thế chấp. Chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn, nếu nợ thế chấp có tài sản đảm bảo khoản vay nên rủi ro tín dụng không quá cao thì nợ tín chấp tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Vì nếu cho vay thế chấp nếu đã rơi vào nợ quá hạn mà một thời gian sau khách hàng vẫn không trả được nợ thì lúc này tiến hành xử lý tài sản, còn cho vay tín chấp thì hoàn toàn chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng mà không có bất kỳ tài sản nào khác đảm bảo khoản vay. Năm 2011 là năm mà nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân viên, thu hẹp sản xuất nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng vay vốn, khi thu nhập không được đảm bảo thì việc trả nợ sẽ rất khó khăn, vì thế mà nợ quá hạn tăng lên rất cao. Sang năm 2012 nền kinh tế ổn định hơn, doanh nghiệp hạn chế việc cắt giảm nhân viên mà đang dần ổn định lại sản xuất, vì thế nợ quá hạn mặc dù có tăng nhưng rất nhẹ. Tuy nhiên, nợ quá hạn kéo dài mà lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, đây mới chính là rủi ro lớn cho hoat động tín dụng của Ngân hàng.
4.3.1.2. Tình hình cho vay sáu tháng đầu năm 2012-2013
- Doanh số cho vay
Cũng giống như bất kỳ doanh số cho vay nào khác, qua mỗi thời kỳ thì doanh số này luôn biến động, có thể tăng, có thể giảm. Dựa vào những phân tích ở trên đã biết được doanh số cho vay của cả năm thay đổi như thế nào, tuy nhiên trong một năm thì tùy theo từng thời gian mà khách hàng có nhu cầu vay vốn khác nhau. Để biết được những tháng đầu năm nhu cầu vay tiêu dùng có điểm khác biệt gì so với cả năm và những tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng giảm thế nào so với cùng kỳ năm trước, tất cả có trong bảng số liệu.
Bảng 4.19: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013
ĐVT: Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 2013/2012
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Thế chấp 52.152 24,44 47.281 18,43 -4.871 -9,34 Tín chấp 161.271 75,56 209.219 81,57 47.948 29,73
Tổng 213.423 100 256.500 100 43.077 20,18
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013)
Thế chấp: luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay tín chấp, doanh thu cho vay 6 tháng 2013 cũng giảm so với 6 tháng 2012. Vào những tháng đầu năm 2012 doanh thu là 52.152 triệu đồng, chiếm 24,44% tổng cho vay 6 tháng, sang 6 tháng 2013 doanh số này giảm còn 47.281 triệu đồng, giảm 9,34% và tỷ trọng giảm còn 18,43%. Nhìn chung doanh số cho vay 6 tháng 2012 so với