Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
776,21 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011-2015
Đề Tài
PHÁP LUẬTVỀKINH DOANH
QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Huỳnh Anh
Bộ môn: Luật Thương mại
Sinh viên thực hiện
Lâm Thị Thanh Hiền
MSSV: 5115710
Lớp: Thương mại 1-K37
Cần thơ, tháng 12 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm Đại học, được học tập tại Khoa Luật-Trường Đại học
Cần Thơ là quãng thời gian giúp em có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành cũng
như vô vàn những kỉ niệm đẹp trong những năm tháng còn được ngồi trên ghế nhà
trường. Thầy Cô không những đã giúp cho em có được những kiến thức vô cùng
quý báu mà còn truyền lại về những bài học cuộc sống trước khi em có thể bước
vào đời. Đầu tiên, em xin cảm ơn tất cả Thầy Cô Khoa Luật-Trường Đại học Cần
Thơ đã tận tình chỉ dạy em qua từng môn học và nhờ đó em có được một nền kiến
thức làm hành trang cho em trong quá trình nghiên cứu, và tương lai sau này, những
kiến thức ấy là nền tảng cho em trau dồi và phát huy để có thể vững vàng trên con
đường sự nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn
Huỳnh Anh, đã tận tình hướng dẫn em ngay những ngày đầu tiên khi em tiếp cận
với môn học và trong suốt thời gian em nghiên cứu cho đến khi em hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh, chị, bạn học các
khóa đã chia sẻ những kiến thức mình có được và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập tại trường. Một lần nữa, em xin cảm ơn quý thầy cô, anh chị đã giúp đỡ và
dìu dắt cho em trong suốt thời gian qua.
Do đây là lần đầu tiên em nghiên cứu đềtài khoa học, nên trình độ còn
nhiều hạn chế, kinh nghiệm và thực tiễn hạn hẹp, tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu không nhiều, nhưng với sự cố gắng nghiêm túc trong nghiên cứu và tinh thần
nỗ lực phấn đấu, em hoàn thành luận văn với hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ của
mình vào sự phát triển tích cực cho hệ thống pháp luật.
Kính mong sự đóng góp ý kiến từ phía Thầy Cô và các bạn để giúp cho bài
viết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Bố cục đềtài ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNGĐẤT .................... 4
1.1 Khái quát vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất.................................................. 4
1.1.1 Khái niệm kinhdoanhquyềnsửdụngđất ......................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất...................................................... 8
1.2 Nguyên tắc kinhdoanhquyềnsửdụngđất .................................................. 10
1.2.1 Tổ chức, cá nhân hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất bình đẳng trước
pháp luật ....................................................................................................................... 10
1.2.2 Khi kinhdoanh bên cung-cầu được tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ...................................................................... 11
1.2.3 Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phải được thực hiện công khai,
minh bạch ..................................................................................................................... 12
1.2.4 Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phải phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội ...................................................................................................... 13
1.3 Tầm quan trọng của quy định phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất
.............................................................................................................................. 14
1.3.1 Phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất tạo điều kiện cho mối quan hệ
cung-cầu trên thị trường ............................................................................................. 14
1.3.2 Kinhdoanhquyềnsửdụng đất-Pháp luật không thể thiếu đối với quản lý
Nhà nước ...................................................................................................................... 15
1.4 Sự hình thành và phát triển các quy định phápluậtvềkinhdoanhquyền sử
dụng đất ............................................................................................................... 17
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1959 ................................................................................. 17
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986 ............................................................. 19
1.4.3 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 ............................................................. 20
1.4.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay ........................................................................ 23
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 27
QUY ĐỊNH PHÁPLUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤTTHỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN ................................................... 27
2.1 Phápluật điều chỉnh hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất ................. 27
2.1.1 Quy định về chủ thể kinhdoanh và đối tượng kinhdoanhquyềnsử dụng
đất .................................................................................................................................. 27
2.1.1.1 Chủ thể tham gia hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất ......................... 27
2.1.1.2 Điều kiện đểquyềnsửdụngđất được đưa vào kinhdoanh ........................... 30
2.1.2 Các hình thức tiến hành kinhdoanhquyềnsửdụngđất .............................. 33
2.1.2.1 Đầu tư cải tạo đất và xây dựng các công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho
thuê đất đã có hạ tầng .................................................................................................... 33
2.1.2.2 Đầu tư các công trình hạ tầng trên đất nhận chuyển nhượng để chuyển nhượng,
cho thuê đất có hạ tầng................................................................................................... 34
2.1.2.3 Đầu tư hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng............................... 36
2.1.3 Trách nhiệm quản lý của Nhà nước về hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất......................................................................................................................... 39
2.1.3.1 Cơ quan đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất.......................... 39
2.1.3.2 Quản lý và xử lý vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ................. 41
2.2 Thực trạng vềkinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường bất động sản
.............................................................................................................................. 50
2.2.1 Phạm vi hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn hạn chế .......................... 50
2.2.2 Sự thiếu đồng bộ về thời điểm chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và quyền
sở hữu nhà ở................................................................................................................. 51
2.2.3 Quyềnsửdụngđất được chuyển nhượng còn hạn chế ................................. 52
2.3 Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định phápluậtvềkinhdoanhquyền sử
dụng đất ............................................................................................................... 55
2.3.1 Phạm vi hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần được mở rộng ............... 55
2.3.2 LuậtKinhdoanh bất động sản-Cần có quy định cụ thể về thời điểm chuyển
nhượng quyềnsửdụngđất ......................................................................................... 56
2.3.3 Hình thức chuyển nhượng quyềnsửdụngđất cần mở rộng ....................... 57
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 61
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, bước vào thế kỉ 21-Thế kỉ
của bao khó khăn và thách thức-Thế kỉ của sự hội nhập vào quốc tế, với sự phát
triển của tất cả các ngành, lĩnh vực. Trong đó, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh
chóng về cung lẫn cầu, đi kèm theo xu hướng phát triển đó chính là nhu cầu về nhà
ở, về cơ sở sản xuất của người dân cũng như cơ sở hạ tầng cho các tổ chức kinh
doanh ngày càng trở nên cấp bách. Ở Việt Nam, mọi người dân đều có tâm lý “An
cư lạc nghiệp” mọi người đều cần có quyềnsửdụngđấtđể tạo lập ngôi nhà để ở,
xây dựng các khu chung cư cho thuê lại để kiếm lời ngày càng tăng cao,...Chính vì
tâm lý như vậy mà ngành kinhdoanhquyềnsửdụngđất đã phát triển nhanh chóng
và đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta.
Để có thể phát huy tốt hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường, bên
cung cần phải hiểu rõ là mình cần phải làm gì, đối tượng của mình là ai, có vai trò
như thế nào, mang lại lợi ích gì cho bên cầu và đạo đức nghề nghiệp thể hiện ra sao.
Bên cạnh đó bên cầu cần hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia
vào thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất, cũng như vai trò của Nhà nước đối
với hoạt động này trên thị trường. Có như thế, thì hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất mới đạt kết quả cao và phát triển bền vững. Để trả lời cho những câu hỏi
đó, người viết đã chọn đềtài “Pháp luậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất” làm đề
tài luận văn cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Những quy định của phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất đã được
xây dựng. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng nó vào đời sống thực tế vẫn còn bất cập.
Người viết làm đềtài “Pháp luậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất” nhằm hướng tới
tìm hiểu về các hoạt động và làm rõ các quy định của phápluậtvềkinh doanh
quyền sửdụng đất. Từ đó, người viết giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđấtđể có thể áp dụng vào thực tế. Đồng thời, người viết còn
nêu lên những thực trạng phápluật gặp phải, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị
để hoàn thiện các quy định của phápluậtvề hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất trên thị trường. Thông qua đó, người viết hy vọng đóng góp một phần nhỏ công
sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
1
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, từ việc tìm hiểu những quy định của pháp luật, các sách
bình luận, tạp chí, giáo trình…người viết dùng phương pháp như phân tích, tổng
hợp và đối chiếu.
Phương pháp phân tích câu chữ: sửdụng phương pháp này, người viết có
thể khám phá nguyên nhân và định luật của vấn đềđể giải quyết và đưa ra các biện
pháp cụ thể, phương pháp phân tích câu chữ được người viết sửdụngđể phân tích,
làm sáng rõ những nội dung ở hầu hết trong các chương. Phương pháp phân tích
lịch sử, là phương phápsửdụng phân tích các văn bản luật đã được ban hành khá
lâu nhưng vẫn có hiệu lực thi hành như Hiến pháp năm 1992, phương pháp phân
tích lịch sử được người viết sửdụngđể nghiên cứu các giai đoạn hình thành và phát
triển của hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường bất động sản.
Phương pháp tổng hợp, được người viết sửdụng nhiều ở phần kết luận ý, kết luận
chương và kết luận chung cho cả luận văn, đây là phương pháp liên kết các yếu tố,
các thành phần thành một chỉnh thể để giúp bài viết hoàn chỉnh hơn. Phương pháp
đối chiếu, người viết sửdụng phương pháp đối chiếu để làm sáng tỏ phần thực trạng
và kiến nghị, sửdụng phương pháp này để đối chiếu với những văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan với nhau và tìm hiểu việc áp dụng chúng trên thực tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quyền sửdụngđất là một “hàng hóa” đặc biệt và kinhdoanhquyền sử
dụng đất là một vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu trong xã hội hiện nay.
Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, người viết nêu ra những khái niệm, đặc
điểm, quy định của phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất…giúp người đọc
hiểu rõ hơn về những quy định của phápluậtđể thi hành và đạt kết quả cao trong
quá trình thực hiện hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường.
5. Bố cục đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất
Trong chương này, người viết tập trung vào một số nội dung như khái quát
về quyềnsửdụngđất và kinhdoanhquyềnsửdụngđất là gì. Đồng thời, người viết
tìm hiểu các đặc điểm vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất, cũng như đểkinh doanh
quyền sửdụngđấtđạt kết quả cao thì cần những nguyên tắc nào. Bên cạnh đó,
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
2
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
người viết cũng nêu lên tầm quan trọng của quy định phápluật đối với lĩnh vực hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường và cuối cùng là người viết khái
quát vềsự hình thành, phát triển của hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất qua
các giai đoạn.
Chương 2: Quy định phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất-Thực trạng
và hướng hoàn thiện
Trong chương này, người viết tập trung nghiên cứu một số vấn đềpháp lý
về kinhdoanhquyềnsửdụngđất như: chủ thể nào được kinhdoanhquyềnsử dụng
đất và đểkinhdoanhquyềnsửdụngđấtđạt kết quả cao thì cần đáp ứng những nội
dung, điều kiện gì; hình thức tiến hành kinhdoanhquyềnsửdụngđất gồm những
hình thức nào; đồng thời nêu lên vai trò của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối
với việc đăng ký, quản lý và xử lý vi phạm của hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất trên thị trường. Bên cạnh đó, người viết nêu lên những thực trạng pháp
luật gặp phải và thông qua đó kiến nghị một số giải phápđể hoàn thiện hệ thống
pháp luật hơn.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
3
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Đất được xác định là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, các ngành kinh tế, là thành phần bậc nhất
của môi trường sống, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước. Trong khi
dân số liên tục tăng lên hàng năm thì diện tích đất đai hầu như không thay đổi và
ngày càng khan hiếm. Vì sự khan hiếm của đất đai và vì đất đai là địa bàn (địa
điểm, mặt bằng) để tạo dựng trên đó các loại bất động sản như đường sá, cầu cống,
trụ sở, nhà ở, công xưởng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí,…đồng thời
bản thân đất đai là một loại bất động sản, nên đất có một vị trí đặc biệt trong thị
trường bất động sản mà cụ thể là quyềnsửdụng đất. Trong thời kỳ hội nhập, mở
cửa như hiện nay, đất nước ngày càng từng bước phát triển về mọi mặt, đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất phát triển không ngừng.
Vì quyềnsửdụngđất là một món hàng quý giá mà tất cả mọi người đều muốn sở
hữu được. Chính vì vậy, mà hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất đã xuất hiện
trên thị trường và đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
1.1 Khái quát vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất
1.1.1 Khái niệm kinhdoanhquyềnsửdụng đất
Quyền sửdụngđất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Xét về khía cạnh kinh
tế, quyềnsửdụngđất có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thỏa mãn các nhu cầu và
mang lợi ích vật chất cho các chủ sửdụng trong quá trình sửdụng đất.
Khi nói đến quyền sở hữu đất đai, chúng ta thấy với tư cách là đại diện chủ
sở hữu, Nhà nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sửdụng và định đoạt đất đai.
Trong các quyền năng đó, quyềnsửdụng là có ý nghĩa thực tế lớn nhất, trực tiếp
đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Nhưng Nhà nước khộng phải là chủ sở hữu trực tiếp
sử dụngđất mà gián tiếp sửdụng thông qua các tổ chức, cá nhân trong xã hội bằng
cách giao đất, cho thuê đất và công nhận quyềnsửdụngđất cho những người sử
dụng đất trực tiếp. Mặc dù, quyềnsửdụngđất của người sửdụng từ khi Luật Đất
đai năm 1993, năm 2003 và năm 2013 được ban hành đã bao gồm quyền chuyển
đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, bảo lãnh và
góp vốn bằng quyềnsửdụngđất thì chúng ta cũng không nên đồng nhất về quyền
sở hữu đất đai và quyềnsửdụng đất. Bởi lẽ, giữa chúng có sự khác nhau về nội
dung và ý nghĩa cụ thể.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
4
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu (có trước), còn quyềnsửdụng đất
là quyền phát sinh (có sau) xuất hiện khi Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho
phép nhận chuyển quyềnsửdụngđất hay công nhận quyềnsửdụng đất. Quyền sở
hữu đất đai là một quyền trọn vẹn, đầy đủ, còn quyềnsửdụngđất là một quyền
không trọn vẹn, không đầy đủ. Tính không đầy đủ của quyềnsửdụngđất được thể
hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, người sửdụngđất không có đầy đủ tất cả các quyền năng như
Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu;
Thứ hai, không phải bất kỳ người nào có quyềnsửdụngđất hợp pháp cũng
có quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp,
bảo lãnh, thừa kế, góp vốn bằng quyềnsửdụngđất mà phápluật quy định;
Thứ ba, không phải bất cứ người nào cũng có đầy đủ quyềnsửdụng đất
theo phápluật quy định. Về cơ bản chỉ có những người sửdụngđất theo hình thức
giao đất trả tiền sửdụngđất và thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho
toàn bộ thời gian thuê mới được phápluật cho hưởng đầy đủ chính quyền năng về
quyền sửdụng đất.
Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền tồn tại độc lập, còn quyềnsử dụng
đất là một loại quyền phụ thuộc. Tính phụ thuộc của quyềnsửdụngđất không được
tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền năng
của mình mà chỉ được quyết định một số vấn đề, còn cơ bản vấn đề phải được hành
động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện cho chủ sở hữu với đất được
giao.
Theo V.V Docutraiep (1846-1903)-người sáng lập khoa học đất hiện đại,
thì “Đất là tầng mặt hay tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác
dụng tổng hợp của các yếu tố nước, không khí, sinh vật sống và chết khác nhau”1.
Đất đai trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết, cũng một phần do dân số
nước ta ngày càng tăng nhanh, trong khi đó thì diện tích đất ngày càng không tăng,
bên cạnh đó quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp. Từ sự quan trọng và quý giá của đất, người sửdụng đã quan
tâm quyền lợi của mình đối với đất. Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định “đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, tuy nhiên trên thực tế thì
Nhà nước là chủ sở hữu gián tiếp còn người sửdụngđất mới là chủ sở hữu trực tiếp.
1
Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Giáo trình đất và bảo vệ đất, NXB Hà Nội, 2006.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
5
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Vì vậy, để thể hiện là chủ sở hữu đất người sửdụng phải có quyềnsửdụng đất, đây
là yếu tố cơ bản không thể thiếu của người sửdụng đất.
Vậy quyềnsửdụngđất có thể được hiểu như sau: “Quyền sửdụngđất là
quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử
dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác
thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế
chấp, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyềnsửdụng đất”2.
Như vậy, quyền lợi của người sửdụngđất là các quyền mà chủ sửdụng tác
động vào đấtđể khai thác công dụng của đất theo mục đích sử dụng, tuy nhiên, đây
là mặt thực tiễn, còn về mặt pháp lý người sửdụng phải thể hiện trước cơ quan Nhà
nước mình mới là chủ sở hữu hợp pháp.
Luật Đất đai 2013 đã mở rộng các quyền năng chủ thể sửdụng đất, đặc biệt
các quyền giao dịch vềđất đai, trên cơ sở tạo các điều kiện thuận lợi và thủ tục hết
sức thông thoáng giúp người sửdụngđất được quyềnsửdụngđất hợp phápđể trao
đổi, mua bán trên thị trường. Thông qua các giao dịch cụ thể vềquyềnsửdụng đất
trên thị trường giữa các chủ thể sửdụngquyềnsửdụngđất với sự kiểm soát và định
hướng của Nhà nước, có thể hiểu thị trường quyềnsửdụngđất là quá trình bên bán
và bên mua, hoặc bên cho thuê và bên thuê bao gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện, hình thức, trình tự, thủ tục
do phápluật quy định trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập và thực hiện
các giao dịch chuyển đổi, chuyền nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh
và góp vốn sản xuất kinhdoanh bằng quyềnsửdụngđất thông qua quan hệ hàng
hóa, tiền tệ.
Thừa nhận thị trường quyềnsửdụngđất cũng có nghĩa là Nhà nước đã cho
phép thực hiện hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Tuy nhiên, trong Luật
Kinh doanh bất động sản năm 2006, nhà làm luật không đưa ra định nghĩa về hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất mà chỉ thể hiện nội dung của hoạt động kinh
doanh bất động sản. Theo đó, Khoản 2 Điều 4 LuậtKinhdoanh bất động sản năm
2006 thì kinhdoanh bất động sản được hiểu là: “việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua,
nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi”3.
2
3
Từ điển Luật học Nxb, Từ điển Bách Khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội năm 2006. tr. 655.
Khoản 2 Điều 4 LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
6
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Từ khái niệm chung vềkinhdoanh bất động sản, ta có thể rút ra kết luận
riêng vềkinhdoanhquyềnsửdụngđất như sau: “Kinh doanhquyềnsửdụngđất là
hoạt động của các chủ thể có quyềnsửdụngđất hợp pháp, được phép thực hiện các
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất như bỏ vốn đầu tư tạo lập, nhận chuyển
nhượng, thuê quỹ đất có hạ tầng hay thuê quyềnsửdụngđấtđể chuyển nhượng,
cho thuê nhằm mục đích sinh lợi”4. Có thể thấy hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất trước hết mang những dấu hiệu của hoạt động kinhdoanh nói chung, có
các đặc điểm như:
Đây là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục và có tính chất chuyên nghiệp;
Hoạt động này được chủ thể tiến hành với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và
nó mang lại nguồn thu nhập chính cho chủ thể kinh doanh.
Bên cạnh đó, kinhdoanhquyềnsửdụngđất cần nhìn nhận ở hai khía cạnh
cụ thể sau:
Thứ nhất, kinhdoanhquyềnsửdụngđất được coi là một chế định pháp
luật, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Các quy phạm phápluật này chủ
yếu được ghi nhận trong LuậtKinhdoanh bất động sản, LuậtĐất đai và những văn
bản quy phạm phápluật có liên quan;
Thứ hai, kinhdoanhquyềnsửdụngđất là hoạt động của các chủ thể nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hành vi đầu tư tạo lập, nhận chuyển
nhượng, thuê quỹ đất có hạ tầng hay quyềnsửdụngđấtđể chuyển nhượng hoặc cho
thuê. Hoạt động này được thực hiện trong hai trường hợp: Chủ thể kinhdoanh bỏ
vốn đầu tư tạo lập quỹ đất có hạ tầng sau đó chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đã có
hạ tầng để kiếm lời và chủ thể kinhdoanh nhận chuyển nhượng, thuê quyềnsử dụng
đất của người sửdụngđất sau đó chuyển nhượng hoặc cho bên thứ ba thuê lại hoặc
thuê mua lại để kiếm lời.
Theo đó các hành vi kinhdoanh nói trên của các nhà đầu tư cần phân loại
theo từng hình thức kinhdoanh nhất định, được thể hiện như sau:
Thứ nhất, các nhà đầu tư kinhdoanhquyềnsửdụngđất với tính cách là
người tạo lập các quyềnsửdụngđất được đưa vào kinhdoanhđể cung cấp cho thị
trường, các nhà đầu tư này rất quan trọng, bởi vì, nếu không có sự đầu tư sẽ không
4
Trần Quang Huy- Nguyễn Quang Tuyến, Phápluậtvềkinhdoanh bất động sản, NxbTư pháp, 2003, tr.
119.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
7
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
có hàng hóa “quyền sửdụng đất” và dĩ nhiên sẽ không có các hoạt động kinh doanh
tiếp theo như: mua, bán, cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng bất động sản.
Thứ hai, nhà đầu tư thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh. Các nhà
đầu tư này không tự tạo ra các quyềnsửdụngđấtđể cung cấp cho thị trường nhưng
họ có vai trò là đưa các quyềnsửdụngđất được phép kinhdoanh đến người sử
dụng qua các kênh giao dịch bất động sản. Các giao dịch này vừa là nhu cầu, vừa là
mục tiêu của nhà đầu tư. Mục đích cuối cùng của người thực hiện giao dịch là tìm
kiếm lợi nhuận từ việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua
các bất động sản-quyền sửdụngđất mà mình đang sở hữu.
Thứ ba, giao dịch bất động sản liên quan đến kinhdoanhquyềnsử dụng
đất. Thực chất đó là hoạt động mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
cho thuê mua giữa tổ chức, cá nhân không kinhdoanhquyềnsửdụngđất với tổ
chức, cá nhân kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất-Từng bước được hội nhập và
phát triển. Xuất phát từ đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh, kinh doanh
quyền sửdụngđất có những dấu hiệu cơ bản là: hoạt động phải thực hiện thường
xuyên, liên tục, mang tính chất nghề nghiệp và hoạt động này phải mang lại nguồn
thu nhập chính cho chủ thể kinh doanh; hoạt động kinhdoanh phải mang tính độc
lập, nhân danh mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh; hoạt động của các chủ
thể với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh. Vậy qua khái niệm về hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, để biết rõ hơn vềquyềnsửdụngđất là tài sản
đặc biệt như thế nào, kinhdoanhquyềnsửdụngđất có đặc điểm ra sao. Người viết
sẽ đi đến tìm hiểu các đặc điểm vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất.
1.1.2 Đặc điểm vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất
Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu, bằng các quy định của phápluật đã có sự phân tích một cách tương đối độc lập
giữa quyền sở hữu đất đai toàn dân và quyềnsửdụngđất của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân. Phápluật thừa nhận quyềnsửdụngđất là một quyềntài sản-một tài
sản đặc biệt có thể kinhdoanh được không giống bất kỳ loại tài sản nào trong luật
thực định Việt Nam. Quyềnsửdụngđất là một loại bất động sản đặc biệt được kinh
doanh có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quyềnsửdụngđất là bất động sản vô hình. Nếu như các bất
động sản khác bao gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng đều là loại tài sản hữu
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
8
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
hình có thể nhận biết bằng trực quan thì kinhdoanhquyềnsửdụngđất là bất động
sản vô hình, nó tồn tại dưới hình thức một khái niệm mà luật gọi là “quyền”.
Thứ hai, hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất mang tính giới hạn.
Tổng cung tự nhiên vềtài sản quyềnsửdụngđất luôn bị giới hạn bởi diện tích tự
nhiên của quốc gia sau khi đã trừ đi phần đấtsửdụng vào mục đích công cộng và
phần đất chưa sử dụng. Mặt khác, như đã nói, quyềnsửdụngđất là tài sản được
sinh ra từ pháp luật, do đó quan điểm của các nhà lập pháp có ảnh hưởng đến lượng
cung hàng hóa này trên thị trường. Nghĩa là, không phải bất kỳ quyềnsửdụng đất
nào cũng có thể trở thành hàng hóa kinhdoanh trên thị trường và cũng không phải
bất kỳ chủ thể nào cũng là chủ thể của giao dịch này.
Thứ ba, kinhdoanhquyềnsửdụngđất là ngành nghề kinhdoanh có điều
kiện. Trên thị trường, hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất liên quan đến nhiều
lĩnh vực phápluật như: LuậtKinhdoanh bất động sản, LuậtĐất đai, Luật Xây
dựng,..Liên quan đến các giấy tờ hợp phápvềquyềnsửdụngđất và liên quan đến
chứng chỉ hành nghề của chủ thể kinh doanh, bởi vậy khi thực hiện hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụng đất, cần tuân thủ những nội dung, điều kiện được quy định
trong các luật có liên quan đó đểquyền và lợi ích của các bên được bảo vệ bằng luật
pháp.
Thứ tư, hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđấtdễ biến động. Nó phụ
thuộc vào vòng quay thay đổi của xã hội mỗi ngày như các yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, nên kinhdoanhquyềnsửdụngđất tiềm ẩn lợi nhuận cao song cũng
đầy rủi ro. Lợi nhuận có được hoặc rủi ro của nhà đầu tư không chỉ xuất phát từ việc
điều hành quản trị trong kinhdoanh của tổ chức, cá nhân mà trong nhiều trường hợp
do cơ chế, chính sách của Nhà nước, môi trường đầu tư, thời điểm đầu tư, tác động
của thị trường trong nước và thế giới.
Thứ năm, kinhdoanhquyềnsửdụngđất thường có quy mô vốn đầu tư.
Pháp luật quy định vốn đầu tư, do vậy không phải nhà đầu tư nào trong nước hay
nước ngoài cũng có thể kinhdoanh được. Các nhà đầu tư muốn kinhdoanh vào lĩnh
vực này thì phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo luật định.
Thứ sáu, hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất gắn liền với việc kinh
doanh một loại hàng hóa có giá trị lớn. Bởi vì việc kinhdoanh là một hàng hóa có
giá trị lớn, nên khi thực hiện hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, các doanh
nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, đòi hỏi phải
có một đội ngũ chuyên gia làm nhiệm vụ tư vấn, môi giới, định giá,...để hỗ trợ cho
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
9
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
bên cầu. Đảm bảo lợi ích của bên cung-cầu được bảo vệ bởi pháp luật, có như thế
thì hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất mới đạt kết quả cao và phát triển bền
vững.
Thứ bảy, với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước can
thiệp rất sâu vào hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Nhà nước can thiệp sâu
bằng cách ban hành phápluật như quy định về năng lực tài chính của chủ thể kinh
doanh; điều kiện đối với quyềnsửdụngđất được đưa vào kinh doanh; các nghĩa vụ
về thuế, phí, lệ phí,...Vì kinhdoanhquyềnsửdụngđất khác với các hoạt động kinh
doanh khác, hàng hóa kinhdoanh là một loại “quyền”, nên đòi hỏi cơ chế quản lý,
điều tiết thị trường mang tính đặc thù, phù hợp với đặc tính vốn có của nó.
Quyền sửdụngđất được đưa vào kinhdoanh có những đặc điểm riêng biệt
không giống bất kỳ một ngành nghề kinhdoanh nào khác và chính nhờ sự riêng biệt
này mà nó làm nên nét đặc trưng cho phápluậtkinhdoanh bất động sản ở nước ta.
Kinh doanhquyềnsửdụngđất là ngành nghề kinhdoanh đặc thù, bên
cạnh tuân thủ các điều kiện chặt chẽ do phápluật quy định, để hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđấtđạt kết quả cao thì không thể thiếu các nguyên tắc kinh
doanh, vì chính nguyên tắc này làm cho thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất có
tính trật tự, kỉ cương và phát triển bền vững hơn.
1.2 Nguyên tắc kinhdoanhquyềnsửdụng đất
Quyền sửdụngđất là ngành nghề kinhdoanh có điều kiện. Do vậy các chủ
thể kinhdoanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định về chủ thể kinhdoanh cũng
như quyềnsửđất đưa vào kinhdoanh phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định
được đưa vào kinh doanh. Những ràng buộc về quy định phápluật là cơ sở để hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất đi vào khuôn khổ, có tính trật tự, kỉ cương trên
thị trường. Đạt được mục tiêu kinhdoanhquyềnsửdụngđất phát triển có hiệu quả
nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
bên cung-cầu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1.2.1 Tổ chức, cá nhân hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất bình đẳng
trước pháp luật
Nguyên tắc trên xác định địa vị pháp lý của các chủ thể kinhdoanh quyền
sử dụng đất. Dù là tổ chức, kinh tế, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì trong phạm vi kinhdoanh của mình đều được
Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
10
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Quyền bình đẳng trước phápluật là một nguyên tắc không thể thiếu trên
thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Vì chính nhờ nguyên tắc này mà nó thúc
đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinhdoanh vào Việt Nam nhiều hơn, thể hiện
sự không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau khi tham gia hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường và nhờ đó mở rộng quan hệ đối
ngoại, hợp tác giữa các nước trên thế giới, từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước.
Nguyên tắc bình đẳng trước phápluật thể hiện sự “Công, chính, liêm,
minh”- Vai trò của Nhà nước đối với các chủ thể khi tham gia giao dịch kinh doanh
quyền sửdụngđất trên thị trường. Nhà nước xây dựng, thực thi một hệ thống chính
sách phápluật và không có sự phân biệt đối xử về cơ chế, chính sách phápluật giữa
các thành phần kinh tế, giữa các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước. Họ
được tạo cơ hội, chính sách ưu đãi như nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh
quyền sửdụng đất. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, bất kỳ chủ thể nào hoạt động
kinh doanh vi phạm phápluật thì đều bị xử lí bằng các chế tài của Nhà nước, không
phân biệt là công dân trong nước hay người nước ngoài. Khi xét xử thì mọi người
phải bình đẳng trước Tòa án và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước.
1.2.2 Khi kinhdoanh bên cung-cầu được tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
Tổ chức, cá nhân hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất được tự do thỏa
thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất thông qua hợp đồng, không trái với quy định
của pháp luật. Điều này, thể hiện sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia kinh
doanh trên thị trường, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt,
cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào, các bên có thể thể hiện quan điểm
của mình. Sự thỏa thuận, đó là một văn bản thực hiện sự cam kết ràng buộc về
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, được tự do thỏa thuận nhưng
đồng thời phải tôn trọng quyền và lợi ích của nhau, đảm bảo hai bên phải có lợi, các
bên phải thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết mà mình đã đưa ra để không làm
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên kia.
Được tự do thỏa thuận nhưng cần tuân thủ quy định của pháp luật. Việc
tìm kiếm lợi nhuận trong kinhdoanhquyềnsửdụngđất phải được thực hiện một
cách chính đáng trên cơ sở tuân thủ một số quy định phápluật như: Luật Xây dựng
năm 2003, LuậtDoanh nghiệp năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005, LuậtKinh doanh
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
11
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
bất động sản năm 2006 và các quy định của phápluật có liên quan như LuậtĐất đai
năm 2013, đểquyền lợi của khách hàng và quyền lợi của doanh nghiệp được bảo vệ
bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.
1.2.3 Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phải được thực hiện công
khai, minh bạch
Mọi bất động sản muốn tham gia giao dịch trên thị trường phải được niêm
yết công khai tại các sàn giao dịch. Hoạt động liên quan đến kinhdoanhquyền sử
dụng đất như đầu tư tạo lập, chuyển nhượng, cho thuê,…phải được diễn ra công
khai tại các sàn giao dịch bất động sản; người điều hành quản trị sàn giao dịch bất
động sản phải có chứng chỉ kinhdoanh dịch vụ với quy mô theo quy định; công
khai về thủ tục, thời gian, địa điểm rõ ràng, được thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân được biết; những biến động về
kinh doanhquyềnsửdụngđất cần được thực hiện một cách công khai hoá thông
qua các cơ chế pháp lý về đăng ký quyền sở hữu, quyềnsửdụng và các biến động
khác. Nội dung thông tin về bất động sản bao gồm: Loại bất động sản; Vị trí bất
động sản; Thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; Quy mô, diện tích
của bất động sản; Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của bất động
sản; Thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ thuật và xã hội có liên quan đến
bất động sản; Tình trạng pháp lý của bất động sản bao gồm hồ sơ, giấy tờ về quyền
sở hữu, quyềnsửdụng bất động sản và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập bất động
sản; lịch sửvề sở hữu, sửdụng bất động sản; Các hạn chế vềquyền sở hữu, quyền sử
dụng bất động sản (nếu có); Giá bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản;
Quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan; Các thông tin khác.
Các thông tin về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, về tình trạng
pháp lý phải được đầy đủ, chuẩn xác, dễ tiếp cận. Quy định như vậy để mọi tổ
chức, cá nhân đều có nhu cầu hiểu được các thông tin một cách dễ dàng hơn. Việc
giải quyết thủ tục giấy tờ, đăng ký quyềnsửdụngđất cho chủ thể kinhdoanh theo
một quy trình thống nhất, đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải đơn giản, thực
hiện thuận lợi, dễ dàng, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính. Các vấn đề về
thuế, phí, lệ phí liên quan khi thực hiện giao dịch phải được công bố công khai với
nội dung rành mạch, rõ ràng.
Để hướng đến một thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất có tính công
khai, minh bạch cao, các yếu tố tâm lý – pháp lý trong quản lý Nhà nước là không
thể thiếu. Các văn bản phápluật liên quan đến hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất cần phải được đảm bảo tính công khai, minh bạch như: được đăng, phát hành,
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
12
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
phổ biến rộng rãi, kịp thời trên công báo của Chính phủ và các phương tiện thông
tin đại chúng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các cơ quan quản lý Nhà
nước về thị trường kinhdoanh cũng như mọi đối tượng, mọi chủ thể được tiếp cận,
nắm bắt và thực hiện kịp thời các quy định cũng như những thay đổi trong văn bản
pháp luậtvề thị trường bất động sản. Vì vậy, không chỉ đối với chủ thể kinh doanh
mà còn đối với các cơ quan Nhà nước, những nội dung, chính sách liên quan đến
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất cũng cần phải công khai-minh bạch, đảm
bảo được tính công khai, minh bạch trong phápluật sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ
trợ rất nhiều cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
1.2.4 Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phải phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội
Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội là yếu tố quan trọng để phát
triển đất nước. Khi muốn kinhdoanh vào một lĩnh vực nào đó, ta phải xem xét đến
yếu tố kinh tế-xã hội, xem việc phát triển ngành nghề nào đó có phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế-xã hội hay không. Cùng với vòng quay của bánh xe thời gian,
đất nước ngày càng đổi mới và theo sau đó là nhu cầu của người dân ngày tăng cao,
để bắt kịp với tiến trình hội nhập của xã hội thì bên cung cần phải đáp ứng được nhu
cầu đó. Tâm lý của người dân Việt Nam “An cư lạc nghiệp”, chính vì tâm lý như
vậy nên các doanh nghiệp đã nắm bắt thời cơ, tiến hành kinhdoanhquyềnsử dụng
đất để đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng cho bên cầu. Cầu thiếu cung đáp ứng đã
tạo mối dây liên kết quan hệ cung-cầu trên thị trường và phần nào giải quyết được
nhu cầu cho xã hội. Khi kinhdoanh cả bên cung và bên cầu đều cần có những lợi
ích nhất định. Bên cung thực hiện mọi hoạt động kinhdoanh nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận, còn bên cầu thì cần một loại hàng hóa đặc biệt-quyền sửdụng đất
để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho mình như xây dựng nhà để ở, xây dựng các khu
chung cư để cho thuê lại,...Nếu trên thị trường không có bên cung cung cấp những
hàng hóa mà bên cầu cần thì xã hội này sẽ ra sao khi cầu thiếu mà không có cung
đáp ứng. Và ngược lại nếu bên cầu không cần thì bên cung sẽ không thể thực hiện
hoạt động kinhdoanhđể tìm kiếm lợi nhuận được. Điều này, cho chúng ta thấy khi
muốn phát triển ngành nghề nào đó thì phải xem xét đến yếu tố kinh tế-xã hội xem
chúng có phù hợp với hiện nay hay không, có như thế thì hoạt động kinhdoanh mới
đứng vững trên thị trường và góp phần phát triển đất nước.
Kinh doanhquyềnsửdụngđất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập,
đổi mới và chính sách tiền tệ là yếu tố không thể thiếu. Khi kinhdoanhquyền sử
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
13
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
dụng đất phát triển, hoạt động mạnh mẽ trên thị trường thì sẽ thúc đẩy các nhà đầu
tư trong và ngoài nước kinhdoanh vào lĩnh vực này nhiều hơn, giúp ngân sách Nhà
nước có một khoản thu để từ đó có thể sửdụng vào các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội khác, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc, quốc tế.
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng-Các nguyên tắc này sẽ góp phần phát
triển thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất–một trong các mục tiêu của chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay. LuậtKinhdoanh bất động sản
năm 2006 ra đời đã góp phần thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước theo hướng công nghiệp
hóa-hiện đại hóa-đưa nước ta sánh vai với các cường quốc, quốc tế. Qua đây cho
thấy những quy định phápluật rất quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụng đất.
1.3 Tầm quan trọng của quy định phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất
Quyền sửdụngđất là một hàng hóa đặc biệt, việc quản lý hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất ở nước ta là vấn đề còn khá mới mẻ. Trong thời gian qua,
Nhà nước đã ban hành các quy định phápluật nhằm tạo hành lang pháp lý cho thị
trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất vận hành và phát triển, góp phần quan trọng
vào việc thúc đẩy kinh tế-xã hội của đất nước. Rất nhiều tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinhdoanh này. Thực tế cho thấy,
việc kinhdoanhquyềnsửdụngđất đang có xu thế phát triển mạnh và ngày càng có vị
trí quan trọng, thiết yếu trong nền kinh tế. LuậtKinhdoanh bất động sản ra đời đã
góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp
ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đồng thời thể hiện các quan điểm của Nhà nước đối với bên cung-cầu về hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụngđất trên thị trường.
1.3.1 Phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất tạo điều kiện cho mối quan
hệ cung-cầu trên thị trường
Pháp luậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất tăng khả năng cung cấp hàng
hóa cho thị trường bất động sản, bảo đảm bình ổn thị trường theo quy luật cungcầu. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân muốn có được một
quyền sửdụngđấtđể tạo lập nhà ở, xây dựng các khu chung cư để cho thuê lại
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận,…ngày càng tăng cao, để đáp ứng được nhu cầu
đó, phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất ra đời đã cho phép các quyền sử
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
14
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
dụng đất được tham gia kinhdoanh trên thị trường, góp phần giải quyết, đáp ứng
những nhu cầu bức thiết cho người dân.
Pháp luật mở rộng các hình thức cung-cầu của thị trường bất động sản.
Phạm vi kinhdoanh được hoạt động rộng hơn, vì bên cạnh có sự tham gia của nhà
đầu tư trong nước còn có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, từng bước mở
cửa thị trường cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu
tư, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, điều này một lần nữa tạo mối dây
liên kết “vô hình” giữa bên cung và bên cầu. Cầu thiếu cung đáp ứng, và chính nhờ
sự đáp ứng của bên cung mà đã giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của bên cầu,
giúp họ thỏa mãn được những nhu cầu của mình. Khi đáp ứng, cả cung-cầu đều tác
động và có ảnh hưởng lẫn nhau, cung cần lợi nhuận, cầu cần nhu cầu.
Pháp luật tạo ra cơ chế điều chỉnh hành vi ứng xử của chủ thể cung-cầu
khi tham gia quan hệ kinhdoanh trên thị trường. Phápluật có những đặc trưng cơ
bản mà các biện pháp quản lý khác không thể có được đó là tính quy phạm, tính
cưỡng chế, tính bắt buộc chung và tính thích ứng. Chính nhờ những đặc trưng cơ
bản đó mà phápluật trở thành biện pháp quản lý có hiệu quả nhất cần phải sử dụng
để quản lý xã hội nói chung và quản lý hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất nói
riêng. Phápluật tạo ra cơ chế điều chỉnh hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia
quan hệ kinhdoanhquyềnsửdụngđất thông qua quy định về quyền, nghĩa vụ cũng
như xác lập cơ chế pháp lý để bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ này được thực
hiện trên thực tế. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng vi phạm gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Quy định phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất không những có vai trò
quan trọng đối với bên cung và bên cầu mà quy định còn có ảnh hưởng và tầm quan
trọng không thể thiếu đối với quản lý Nhà nước.
1.3.2 Kinhdoanhquyềnsửdụng đất-Pháp luật không thể thiếu đối với quản
lý Nhà nước
Pháp luật hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinhdoanh quyền
sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất, Nhà nước
có chức năng quản lý, thực hiện chức năng này Nhà nước có quyền tham gia vào
hoạt động kinhdoanh của các chủ thể cung-cầu trên thị trường. Hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđấtdễ biến động, nó tiềm ẩn nhiều lợi nhuận song cũng đầy
rủi ro. Khi kinhdoanh nếu một trong các bên vi phạm phápluật mà không có sự
tham gia quản lý của Nhà nước thì quyền lợi của bên này hoặc khả năng chịu trách
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
15
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
nhiệm pháp lý của bên kia sẽ không được đảm bảo thực hiện bằng một biện pháp
chế tài nào hết, điều này làm cho thị trường thiếu tính trật tự, kỉ cương và dẫn đến
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất sẽ không tồn tại. Hoạt động kinh doanh
được điều chỉnh bằng phápluật mà Nhà nước là đại diện sẽ tạo môi trường cho sự
phát triển lành mạnh, khắc phục được những nhược điểm của thị trường. Đối với
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất yếu tố phápluật có tính chất quy định sự
hình thành và phát triển, bằng việc ban hành hệ thống phápluật như quy định về
điều kiện thực hiện, phạm vi, nội dung,…của hoạt động đầu tư kinhdoanhquyền sử
dụng đất.
Pháp luật thực hiện các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy và hướng dẫn sự
phát triển của thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Để thực hiện vai trò của
mình, phápluậtsửdụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều
khiển, tác động vào thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất nhằm giải quyết mối
quan hệ cung-cầu trên thị trường. Do vậy, phápluật quy định vai trò quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất có ý nghĩa vô cùng to
lớn nhằm bình ổn sự phát triển kinh tế xã hội, vai trò ấy là không thể thiếu đối với
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất và được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, phápluật tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các
doanh nghiệp kinhdoanhquyềnsửdụng đất, tạo ra các sân chơi công khai, minh
bạch trong đầu tư kinhdoanh và cũng là để Nhà nước kiểm soát được hoạt động của
thị trường. Một khi kiểm soát được thị trường thì bàn tay điều chỉnh của Nhà nước
sẽ sát thực tế và biện pháp điều chỉnh đạt hiệu quả hơn;
Hai là, phápluật có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư
kinh doanhquyềnsửdụngđất hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn, như cung cấp
thông tin về thị trường, giá cả, thông tin vềkinhdoanhquyềnsửdụng đất–quy
hoạch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Trong đời sống xã hội, phápluật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là
phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành của xã hội nói chung
và kinhdoanhquyềnsửdụngđất nói riêng. Phápluật không chỉ là công cụ quản lý
Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi, làm lành mạnh hoá đời sống
xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của
pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục
đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
16
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
và phát triển các quyền lợi của các chủ thể khi tham gia giao dịch kinhdoanh trên
thị trường. Một khi kinh doanh, nếu trên thị trường chỉ có chủ thể cung-cầu mà
không có sự tham gia quản lý của Nhà nước thì hoạt động kinhdoanh sẽ không đạt
kết quả cao và quyền lợi của bên cung hay bên cầu đều không được bảo đảm bằng
một biện pháp cưỡng chế nào hết. Điều này một lần nữa cho thấy phápluật không
thể thiếu đối với bên cung-cầu và với quản lý Nhà nước.
Phát triển thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất một cách vững chắc và
lành mạnh, việc tiếp tục nghiên cứu các cơ chế chính sách và ban hành phápluật là
vô cùng bức thiết và quan trọng. Kinhdoanhquyềnsửdụng đất-một loại hình “kinh
doanh” mà hàng hóa là “quyền sử dụng” mới được phápluật công nhận từ năm
2006, để giúp hiểu rõ hơn về hoạt động kinhdoanh này. Người viết sẽ đi đến tìm
hiểu, phân tích sự ra đời và phát triển của hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất
qua các giai đoạn.
1.4 Sự hình thành và phát triển các quy định phápluậtvềkinhdoanhquyền sử
dụng đất
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1959
Dưới chế độ phong kiến, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, bởi vì sản xuất
nông nghiệp chi phối gần như toàn bộ sản xuất và xã hội. Đất đai chủ yếu nằm trong
tay vua chúa cũng như các địa chủ lớn nhỏ. Người nông dân hầu như không có
ruộng đất và nếu có thì cũng rất ít và khó có thể giữ được (do chế độ sưu cao thuế
nặng nên họ phải cầm cố hoặc bán cho địa chủ). Có thể quy gọn chế độ sở hữu
ruộng đất thời kỳ phong kiến tập quyền cho đến trước cách mạng tháng Tám 1945
(khoảng 1000 năm) đất đai chia theo 3 hình thức: ruộng đất công của Nhà nước; chế
độ ruộng đất làng xã và ruộng đất tư. Tuy nhiên các hình thức sửdụngđất không
giống nhau qua các thời kỳ.
Điều 361 Lê Triều hình luật (Luật Hồng Đức) quy định: “cấy nhờ ruộng
công hoặc tư, mà gặt trước không báo chủ xem xét thì bị phạt 80 trượng trả lại lúa
đã gặt”, từ những quy định của Luật Hồng Đức-một bộ luật tiêu biểu cho pháp luật
phong kiến Việt Nam cho chúng ta thấy rằng đất đai trong thời kỳ này ngoài việc
thuộc sở hữu Nhà nước (đất công) thì nó còn thuộc sở hữu địa chủ và người dân
(đất tư). Vì lúc này Nhà nước đã công nhận quyền sở hữu tư về ruộng đất nên người
dân-chủ sở hữu được quyền quyết định hình thức sửdụng ruộng đất của mình, phù
hợp với lợi ích của bản thân và tình hình kinh tế của đất nước. Hơn nữa, trong thời
kỳ này kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nông dân chiếm khoảng 95% dân số, sống
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
17
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Từ những quy định của phápluật và điều kiện kinh
tế- xã hội của thời kỳ phong kiến cho chúng ta thấy rằng trong thời kỳ này quyền sử
dụng đất chưa được manh mún cũng như hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất
chưa được biết đến.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã đổ bao sương máu, hy sinh
chống đế quốc, thực dân và bè lũ tay sai cướp nước và bán nước, tiến hành cuộc
Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ chủ tịch đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại kỳ họp ngày
9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
nam Dân chủ Cộng hòa-Hiến pháp năm 1946 bao gồm 7 chương chỉ quy định chủ
yếu về chính thể, quyền, nghĩa vụ của công dân và cơ cấu bộ máy Nhà nước…mà
chưa có quy định về các chế độ kinh tế. Hiến pháp năm 1946 chưa kịp thực hiện,
nhân dân Việt Nam lại phải tiếp tục cầm súng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho
Tổ quốc. Cuộc kháng chiến kéo dài chín năm, nhân dân ta đã lập nên những chiến
công oanh liệt, vang dội. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ ne vơ đã được ký kết,
một nửa đất nước được giải phóng, miền Bắc sạch bóng quân thù-Cách mạng nước
ta chuyển sang một giai đoạn mới: miền Bắc tiến hành Cách mạng Xã hội chủ
nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng mới, Quốc hội Việt nam Dân chủ Cộng
hòa đã thông qua Hiến pháp thứ 2-Hiến pháp ngày 31 tháng 12 năm 1959. Do điều
kiện kinh tế- xã hội lúc này nên phápluật quy định đất đai tồn tại 3 hình thức: sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Hiến pháp năm 1959 không chính
thức quy định người dân có hay không có quyềnsửdụngđất mà chỉ quy định “nhà
nước chiếu theo phápluật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất
khác của người nông dân”5, từ những quy định này cho thấy Hiến pháp năm 1959
đã thừa nhận người nông dân có quyền sở hữu đối với đất đai. Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyềnsửdụng và quyền định đoạt đối với tài sản. Một
người có quyền sở hữu đối với tài sản của mình nghĩa là người đó có các quyền
chiếm hữu, sửdụng và định đoạt. Vì thế trong thời kỳ này, người nông dân-chủ sở
hữu đối với đất đai nên họ có quyềnsửdụngđất phù hợp với lợi ích của mình và lợi
ích của Nhà nước, qua đây cho thấy trong giai đoạn này quyềnsửdụngđất bắt đầu
manh mún và được biết đến nhưng hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất vẫn
chưa hình thành.
5
Điều 14 Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
18
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986
Cuộc chiến tranh gian khổ, anh dũng của đồng bào, chiến sĩ miền Nam
được hậu phương lớn miền Bắc cổ vũ, ủng hộ, giúp đỡ. Với chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, mùa xuân năm 1975, nhân dân miền Nam giành được thắng lợi trọn
vẹn trong cuộc tổng tiến công mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau
30 năm chiến đấu gian khổ, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,
cả nước bước vào thời kỳ mới. Vì vậy, ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội đã
thông qua Hiến pháp thứ 3-Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1980.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước do Đại hội
Đảng lần thứ VI khởi xướng và lãnh đạo đã diễn ra với nhiều diễn biến tốt đẹp. Từ
Hiến pháp năm 1980, Đảng ta đã quy định và duy trì chính sách “đất đai thuộc sở
hữu toàn dân”. Vì vậy hình thức sở hữu đất đai duy nhất trong thời kỳ này là hình
thức sở hữu toàn dân. Hiến pháp năm 1980-Hiến pháp đầu tiên thừa nhận đất đai
thuộc sở hữu toàn dân được quy định như sau: “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm
mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, trong vùng biển và thềm lục địa, các xí
nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…cùng các tài sản khác mà pháp luật
quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”6. Sở hữu toàn dân là một
phạm trù kinh tế, là hình thức sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, sở hữu
toàn dân là hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa triệt để hơn tất cả các hình thức sở
hữu. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân được nhân dân trao cho quyền lực
chính trị, kinh tế, quốc phòng và ngoại giao.
Vì đất đai là thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện để quản
lý, người nông dân không có quyền sở hữu trực tiếp vềđất đai như trong Hiến pháp
năm 1959 nữa, mà đất đai sẽ do Nhà nước thống nhất quản lý sau đó Nhà nước sẽ
giao đất hoặc cho người dân thuê đấtđểsửdụng vào mục đích khác nhau. Tuy Hiến
pháp năm 1980 không quy định rằng người dân có quyềnsửdụngđất hay không
nhưng điều 20 Hiến pháp năm 1980 quy định: “đất dành cho nông nghiệp, lâm
nghiệp không được dùng vào mục đích khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép” Theo quy định của phápluật này cho thấy tuy không trực
tiếp quy định vềquyềnsửdụngđất được đưa vào kinh doanh, tuy nhiên theo
phương pháp phân tích luật viết cho ta thấy rằng Hiến pháp năm 1980 đã công nhận
được chuyển quyềnsửdụng đất, chuyển quyềnsửdụngđất cũng có nghĩa là người
dân được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
6
Điều 19 Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1980.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
19
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
cho quyềnsửdụng đất, quyền được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Như vậy, trong giai đoạn có Hiến pháp năm 1980 quyềnsửdụngđất bắt
đầu manh mún và các quyềnsửdụngđất được đưa vào kinhdoanh bước đầu được
xuất hiện trên thị trường.
1.4.3 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI quyết định thực hiện công cuộc đổi
mới trên toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đại hội Đảng VI đánh dấu sự
chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. LuậtĐất đai đầu tiên
năm 1987 được ban hành nhưng còn hạn chế, luật này quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, vì vậy, Nhà nước là chủ sở hữu và giao
đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Người sửdụngđất không được thực hiện các giao
dịch dân sự liên quan đến quyềnsửdụng đất, Điều 5 LuậtĐất đai năm 1987 quy
định “Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình
thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sửdụngđất không đúng mục đích, tự
tiện sửdụngđất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm hủy hoại đất
đai”. Việc chuyển nhượng đất đai trong giai đoạn này thông qua thủ tục thu hồi giao
đất, hợp thức hoá quyềnsửdụng đất. LuậtĐất đai 1987 chưa thừa nhận các giao
dịch vềđất đai nhưng lại thừa nhận các giao dịch tài sản gắn liền với quyềnsử dụng
đất và theo quy luật của phát triển kinh tế thì thị trường bất động sản “ngầm” vẫn
phát sinh và Nhà nước là người bị thiệt nhiều nhất vì không thu được bất kỳ một
khoản thuế, lệ phí nào. Việc mua bán nhà đất thực hiện theo hình thức “mua bán
trao tay”, không có bất kỳ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào xác nhận. Người
mua đất, người mua nhà thì ở trong trạng thái lo sợ, thiếu sự an toàn vì việc mua
bán nhà đất không thể chuyển quyền sở hữu được.
Như vậy, ở thời kỳ này hoạt động vềkinhdoanhquyềnsửdụngđất chưa
được phápluật công nhận nhưng các giao dịch “ngầm” vềđất đai vẫn tồn tại. Thực
tiễn này phản ánh sự hiện diện một cách khách quan của quan hệ cung-cầu về bất
động sản trong đời sống kinh tế-xã hội. Thực tế, sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ VI với đường lối đổi mới phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được
thông qua và đi vào đời sống, nhu cầu vềđất phục vụ cho phát triển sản xuất tăng
cao nhưng lại thiếu cơ chế quản lý thích hợp. Sự lạc hậu của hệ thống phápluật so
với đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng kéo dài suốt từ những năm 1986 cho
đến khi Hiến pháp 1980 được thay thế bằng Hiến pháp 1992. Điều 15 Hiến pháp
1992 khẳng định “Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
20
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và
thực hiện việc “giao đất cho các tổ chức và cá nhân sửdụng ổn định lâu dài” trên cơ
sở “chế độ sở hữu toàn dân vềđất đai”. Ngoài ra, Điều 18 Hiến pháp 1992 còn quy
định quyền của các tổ chức và cá nhân sửdụngđất được “chuyển quyềnsửdụng đất
do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”.
Để cụ thể hóa Hiến pháp 1992, LuậtĐất đai năm 1993 ra đời với việc thừa
nhận đất đai có giá trị, cùng với việc cho phép người sửdụngđất có năm quyền đã
bắt đầu hình thành thị trường bất động sản. Giai đoạn này, Nhà nước đã thực hiện
cơ chế giao đấtsửdụng ổn định lâu dài đối với đất ở và cho người sửdụngđất thực
hiện các quyền của mình như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa
kế quyềnsửdụngđất trong thời hạn sửdụng đất. Đặc biệt, LuậtĐất đai 1993 có
quy định mới (chưa có trong Hiến pháp 1992) về việc Nhà nước cho “thuê đất”
(được hiểu là cho thuê quyềnsửdụng đất). LuậtĐất đai 1993 đã tạo cơ sở pháp lý
hình thành một loại thị trường rất mới, thị trường sơ cấp vềquyềnsửdụng đất. Thị
trường sơ cấp vềquyềnsửdụngđất với bên cung là Nhà nước, còn bên cầu là nhu
cầu sửdụngđất của toàn xã hội. Đây là loại thị trường có vai trò mở đường cho việc
hình thành các loại thị trường thành phần trong thị trường bất động sản. Tại thị
trường sơ cấp vềquyềnsửdụng đất, Nhà nước giữ vai trò là bên cung duy nhất cho
nhu cầu toàn xã hội đối với loại hàng hóa đặc biệt này-quyền sửdụng đất.
Luật Đất đai 1993 tạo cơ sở pháp lý cho thị trường sơ cấp vềquyền sử
dụng đất được hình thành nhưng vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội, đặc
biệt trong việc xử lý các giao dịch giữa người sửdụngđất với nhau. Để giải quyết
vấn đề này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtĐất đai 1993 vào năm 1998
đã bổ sung quy định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyềnsửdụng đất”. Quy định này
đã tạo cơ sở pháp lý giải quyết bước đầu các giao dịch vềđất đai giữa những người
sử dụngđất với năm hình thức cụ thể. Đây là thị trường quyềnsửdụngđất mà bên
cung-cầu đều không phải là Nhà nước.
Tiếp đó, một loạt các đạo luật khác liên quan đến lĩnh vực kinhdoanh bất
động sản lần lượt được ban hành như: Luật Thuế chuyển quyềnsửdụngđất năm
1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 1999); Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ
sung năm 2005) đã dành hẳn một chương quy định về chuyển quyềnsửdụng đất;
Pháp lệnh 37-L/CTN ngày 25/10/1994 vềquyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong
nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Nghị định 18/CP ngày 13/2/1995 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh vềquyền và nghĩa vụ của các tổ
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
21
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
chức cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Nghị định số 85/CP
ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh vềquyền và nghĩa
vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, … Từ năm
1993 đến năm 2003, thể chế vềđất đai đã tạo cơ sở cho việc hình thành thị trường
bất động sản với ba loại thị trường thành phần đó là thị trường quyềnsửdụng đất
mà bên cung là Nhà nước, thị trường quyềnsửdụngđất mà cả bên cung và cầu đều
không phải là Nhà nước và thị trường bất động sản gắn liền với đất. Công tác xây
dựng và hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản được tiếp tục hoàn thiện với việc
Luật Đất đai 2003 được ban hành thay thế LuậtĐất đai 1993. LuậtĐất đai 2003 với
các quy định thừa nhận quyềnsửdụngđất được đưa vào giao dịch trong thị trường
bất động sản như một hàng hóa (hàng hóa đặc biệt) đã tạo điều kiện để hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụngđất nói riêng và bất động sản nói chung bước vào giai
đoạn phát triển mới. Các giao dịch vềđất đai được thể hiện dưới nhiều hình thức
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyềnsử dụng
đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyềnsửdụng đất. Bên cạnh đó, LuậtĐất đai
2003 với nhiều chế định như quy định cụ thể về các loại quyềnsửdụngđất được
tham gia thị trường bất động sản (Điều 61 LuậtĐất đai 2003); Điều kiện để quyền
sử dụngđất tham gia thị trường bất động sản (Điều 62 LuậtĐất đai 2003); Quản lý
đất đai trong việc phát triển thị trường bất động sản (Điều 63 LuậtĐất đai
2003)...hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường quyềnsửdụngđất vận hành. Bên
cạnh thể chế đối với thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất, Nhà nước cũng ban
hành nhiều văn bản phápluật quan trọng khác như Luật Xây dựng 2003, Luật Nhà ở
2005, Bộ luật Dân sự 2005,… tạo cơ sở pháp lý các loại thị phần của thị trường bất
động sản vận hành, phát triển đồng bộ với hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
Từ LuậtĐất đai năm 1987 đến LuậtĐất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung
hai lần vào năm 1998 và 2001), tiếp đó là LuậtĐất đai 2003 (sửa đổi, bổ sung năm
2009), chúng ta thấy, phápluậtđất đai luôn được Nhà nước ta quan tâm. Qua các
đạo luật này, Nhà nước Việt Nam đã ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng
đất. Từ các quyền chung cho đến các quyền riêng của từng đối tượng sửdụng đất
được kinhdoanh trên thị trường (như Điều 105, 106 LuậtĐất đai năm 2003 sửa đổi,
bổ sung năm 2009). Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới chính sách và phápluật về
đất đai, tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), Nhà nước ta vẫn duy trì quyền hiến định là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhưng chúng ta nhận thấy, thực chất người sử
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
22
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
dụng đất đã có quyền tặng cho, để lại thừa kế quyềnsửdụng đất, nghĩa là Nhà nước
đã cho phép người dân được định đoạt tài sản đất đai một cách hạn chế, trong khuôn
khổ phápluật cho phép. Vấn đề định đoạt quyềnsửdụngđất hạn chế còn được thể
hiện thông qua quyền cho thuê, thế chấp, cho thuê lại, hay góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Người sửdụngđất được cấp Giấy chứng nhận quyềnsửdụng đất, được
Nhà nước công nhận quyềnsửdụng đất, được hưởng thành quả và kết quả đầu tư
trên đất được giao, được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp,
bảo lãnh, được góp vốn bằng quyềnsửdụngđấtđể sản xuất, kinh doanh. Như vậy,
trong giai đoạn này, cụ thể là khi LuậtĐất đai năm 2003 ra đời thì đã công nhận
quyền sửdụngđất và cho phép các quyềnsửdụngđất nếu có đầy đủ điều kiện theo
luật định thì được phép đưa vào kinh doanh-đây là một bước tiến để hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất xuất hiện trên thị trường. Sự phát triển của thị trường bất
động sản đã thúc đẩy sự ra đời và ngày càng phát triển của hoạt động kinh doanh
quyền sửdụng đất, được đánh dấu bằng LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006Giai đoạn của sự phát triển kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
1.4.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành
tựu to lớn và đáng tự hào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Xuất
phát điểm của những thành công trong hơn 20 năm đổi mới đó là việc lựa chọn mô
hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được hướng
đi đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phápluậtvềkinh tế nói chung, vềđất đai
nói riêng sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, việc xây dựng đồng bộ các
loại thị trường trong đó thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng. Có thể nói:
“Điểm đột phá trong chính sách đất đai và bất động sản trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tạo cơ chế thuận lợi để chuyển được
nguồn vốn đầu tư tiềm ẩn trong bất động sản thành vốn đầu tư phát triển bất động
sản”7. Sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thị trường kinhdoanhquyền sử
dụng đất đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng chính là định hướng, là cơ sở
để Nhà nước thể chế hóa thành các quy định pháp luật.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa IX (năm 2001) đã khẳng định: “Hình thành và phát triển thị trường bất động
sản bao gồm cả quyềnsửdụngđất theo quy định của pháp luật; từng bước mở rộng
7
Định hướng phát triển thị trường bất động sản trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước- Tài liệu
sử dụng cho bài nói chuyện “Chính sách phápluậtđất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam” của GS.TS.
Khoa học Đặng Hùng Võ tại chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
23
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài
tham gia đầu tư”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) tiếp tục khẳng
định quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển thị trường quyềnsửdụng đất
trong thị trường bất động sản như sau: “Phát triển thị trường bất động sản trên cơ
sở thực hiện LuấtĐất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, LuậtKinhdoanh bất động
sản...; hoàn thiện việc phân loại, đánh giá đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; làm cho quyềnsửdụngđất trở thành nguồn vốn quan trọng cho phát
triển”.
Tiếp đến là LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006 ra đời đã chính thức
công nhận quyềnsửdụngđất được tham gia giao dịch trên thị trường, quy định cụ
thể về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng, cho phép các chủ thể nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo luật định thì được
kinh doanhquyềnsửdụngđất trên thị trường...góp phần giải quyết và đáp ứng
những nhu cầu cho người dân, tạo mối dây liên kết giữa chủ thể cung và chủ thể
cầu-Cung cần lợi nhuận, cầu cần nhu cầu.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương khóa X cũng
đã tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như
sau: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để các quyền về
đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn
vốn trong sản xuất kinh doanh. Xác định rõ quyềnsửdụngđất là một loại hàng hóa
đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà
nước...”
Như vậy, hệ thống phápluật liên quan đến lĩnh vực bất động sản ngày càng
được bổ sung và hoàn thiện. Các đạo luật quan trọng như Luật Xây dựng 2003, Luật
Nhà ở 2005, Luật Đầu tư 2005, LuậtDoanh nghiệp 2005, LuậtKinhdoanh bất động
sản 2006, LuậtĐất đai 2013… tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện đã góp phần
quan trọng cho việc hình thành hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Bên cạnh
đó, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cũng đã ban hành nhiều văn
bản (Nghị định, Thông tư, Quyết định...) nhằm hướng dẫn những khó khăn, vướng
mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình của hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất như về việc xác lập quyền sở hữu, kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Qua đây, ta
thấy trong giai đoạn năm 2006 hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất đã chính
thức hình thành và phát triển mạnh mẽ.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
24
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Như vậy, trong giai đoạn trước năm 1959 quyềnsửdụngđất đã được manh
mún nhưng chưa được phápluật công nhận cũng như hoạt động kinhdoanh quyền
sử dụngđất chưa được đề cập đến. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986 quyền sử
dụng đất đã xuất hiện và các quyềnsửdụngđất được đưa vào kinhdoanh bước đầu
hình thành. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006, đặc biệt khi LuậtĐất đai năm
2003 ra đời thì đã công nhận quyềnsửdụngđất và cho phép các quyềnsửdụng đất
nếu có đầy đủ điều kiện theo luật định thì được phép đưa vào kinh doanh-đây là
một bước tiến để hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất bước đầu phát triển. Giai
đoạn từ năm 2006-khi LuậtKinhdoanh bất động sản chính thức được ra đời đã
dành hẳn một chương quy định về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất và hoạt
động này chính thức được hình thành, ngày càng từng bước phát triển cho đến hiện
nay.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
25
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Kết luận chương 1
Quyền sửdụngđất là một hàng hóa đặc biệt và kinhdoanhquyềnsử dụng
đất có một vị trí quan trọng trong thị trường bất động sản, thu hút được sự quan
tâm của nhiều đối tượng. Đất đai là một nhu cầu thiết yếu của mỗi tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình, bởi vì đất đai là điểm tựu để sinh hoạt, lao động, sản xuất,…Tất
cả mọi người đều có nhu cầu có chỗ ở, tất cả mọi xã hội đều cần đấtđể phát triển.
Có thể nói không có đất đai thì không có sự tồn tại của xã hội loài người, mà yếu tố
đầu tiên chính là họ có quyềnsửdụng đối với mảnh đất đó, tuy nhiên quyền sử
dụng đất lại không thể kinhdoanh đại trà như các loại hàng hóa khác bởi những
đặc trưng của nó. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, LuậtKinhdoanh bất động
sản ra đời đã khái quát cho chúng ta biết như thế nào là quyềnsửdụng đất, hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất cần những nội dung, nguyên tắc như thế nào, từ
đó giúp cho các chủ thể kinhdoanh có hiệu quả và đúngpháp luật, giúp hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụngđất phát triển bền vững trên thị trường.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Có thể
thấy, Việt Nam ngày càng đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Quá trình hội nhập của kinh tế quốc tế đã có sự tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
đất nước và hoạt động của thị trường bất động sản nói chung, kinhdoanhquyền sử
dụng đất nói riêng-một loại thị trường đầu vào không thể thiếu của nền kinh tế thị
trường. Có thể thấy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động, thúc đẩy sự ra
đời và phát triển nhanh chóng của hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất ở nước
ta. Tuy nhiên, đểkinhdoanhquyềnsửdụngđất hoạt động có hiệu quả, Việt Nam
cần tạo một môi trường pháp lý đầu tư bình đẳng, không có sự phân biệt giữa các
chủ thể trong và ngoài nước; có một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác về những
điều kiện quyềnsửdụngđất được đưa vào kinh doanh, điều đó sẽ góp phần tạo lập
hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị
trường, hạn chế giao dịch “ngầm”; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối
với hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, tăng nguồn thu và qua đó góp phần
xây dựngđất nước ngày càng giàu mạnh. Để hiểu rõ hơn về những nội dung này,
người viết sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật, thực
trạng phápluật gặp phải và thông qua đó kiến nghị một số giải phápđể hoàn thiện
hệ thống phápluật hơn.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
26
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁPLUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤTTHỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Pháp luậtvềkinhdoanhquyềnsửdụngđất giữ vai trò quan trọng để hoạt
động kinhdoanh trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc,
thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm
một tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi nổi và khốc liệt hơn. Do đó để
đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh và khốc liệt này là một điều
hoàn toàn không còn đơn giản đối với các chủ thể khi thực hiện hoạt động kinh
doanh trên thị trường. Đó là các hoạt động đầu tư sản xuất, mua bán, cung ứng dịch
vụ do các chủ thể kinhdoanh tiến hành một cách độc lập, thường xuyên trên thị
trường nhằm mục đích lợi nhuận. Ngành nghề kinhdoanh cũng hết sức đa dạng, ta
có thể thấy, kinhdoanhquyềnsửdụngđất là một lĩnh vực cũng bao hàm những đặc
điểm chung của kinh doanh, nhưng thể hiện tính đặc trưng của lĩnh vực riêng biệt
này. Kinhdoanhquyềnsửdụngđất là hoạt động diễn ra rất sôi nổi trên thị trường,
mặc dù nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn nhưng nó có sức thu hút rất mạnh mẽ đối với
các nhà đầu tư. Hoạt động này mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng chứa đựng
những rủi ro.
Vì vậy, các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia kinhdoanhquyềnsử dụng
đất cần phải hiểu rõ những quy định phápluật khi tham gia thị trường. Trong những
năm vừa qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm phápluật nhằm thể
chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là LuậtKinh doanh
bất động sản năm 2006 được ban hành và đã có những bước phát triển tích cực,
nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanhquyềnsửdụngđất đã được đầu tư
xây dựng. Thông qua đó, thấy được quy định của phápluật giữ vai trò là điều kiện
không thể thiếu để hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phát triển bền vững trên
thị trường.
2.1 Phápluật điều chỉnh hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất
2.1.1 Quy định về chủ thể kinhdoanh và đối tượng kinhdoanhquyềnsử dụng
đất
2.1.1.1 Chủ thể tham gia hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinhdoanh của mình
thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên đểđạt được điều đó không phải là
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
27
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
một điều dễ dàng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thị trường, nền kinh tế,
chính trị, văn hóa. Nhất là đối với lĩnh vực kinhdoanhquyềnsửdụng đất, đây là
lĩnh vực kinhdoanh đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng không ít rủi ro. Vì vậy,
việc tìm hiểu quy định pháp luật, nghiên cứu hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất trên thị trường là một công việc mà bất kỳ doanh nghiệp kinhdoanh bất động
sản nào cũng cần phải làm. Để từ đó có những biện pháp, những sách lược đúng đắn
trong hoạt động kinhdoanh của mình nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra, tránh
những rủi ro không đáng có. Đểđạt được những mục tiêu này, trước tiên các chủ
thể cần tuân thủ các điều kiện sau:
Về yêu cầu đối với chủ thể kinhdoanhquyềnsửdụng đất, để đảm bảo mục
tiêu phát triển lành mạnh, thị trường quyềnsửdụngđất được thực hiện công khai,
minh bạch, tại Điều 8 LuậtKinhdoanh bất động sản quy định: “Tổ chức, cá nhân
khi kinhdoanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có
vốn pháp định và đăng ký kinhdoanh bất động sản theo quy định của pháp luật”8.
Phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, quy định như vậy nhằm mục đích tạo
điều kiện thuận lợi cho sự kiểm soát của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực này chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu họ không đăng ký
kinh doanh, không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã thì Nhà nước sẽ khó
kiểm soát dẫn đến tình trạng lẫn tránh phápluật đối với tổ chức, cá nhân này. Tại
Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành LuậtKinhdoanh bất
động sản, ở điều này quy định vốn pháp định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là 6
tỷ đồng Việt Nam, sở dĩ quy định như vậy vì đây là loại hình kinhdoanh không
giống các loại hình kinhdoanh khác, đó là quyềnsửdụng đất-Một hàng hóa đặc
biệt và có giá trị lớn.
Việc xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo
quy định của phápluậtvềdoanh nghiệp, hợp tác xã và đăng ký kinh doanh. Theo
quy định tại Điều 4 LuậtDoanh nghiệp năm 2005 thì khái niệm vốn pháp định được
hiểu là “mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của phápluậtđể thành lập doanh
nghiệp9. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với
một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn
hơn mức mà Nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động
trong ngành nghề đó.
8
9
Khoản 1, Điều 8, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
Khoản 7, Điều 4, LuậtDoanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
28
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Nhìn chung, khi nhà đầu tư kinhdoanh thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt
động kinhdoanh trong những ngành nghề có vốn pháp định nêu trên thì nhà đầu tư
phải chứng minh năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài khoản tại
một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận
của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện
trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện
vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháptại Việt Nam…Quy định về vốn pháp
định là việc làm cần thiết nhằm tạo ra sự an toàn cho xã hội và đảm bảo trách nhiệm
tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Quy định như vậy là để đảm bảo
cho các tổ chức, cá nhân kinhdoanh này thực hiện giao dịch có hiệu quả hơn, tránh
tình trạng giao dịch “ngầm” trong thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
Về phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân trong nước được phápluật bảo
hộ trong hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất rất đa dạng, họ được kinh doanh
như được đầu tư cải tạo đất, đầu tư các công trình hạ tầng trên đấtđể cho thuê đất
đã có hạ tầng; Được nhận chuyển nhượng quyềnsửdụng đất, đầu tư công trình hạ
tầng để chuyển nhượng, cho thuê; được thuê quyềnsửdụngđất đã có hạ tầng để
cho thuê lại10.
Như vậy, đối với tổ chức, cá nhân trong nước được phép đầu tư tạo lập để
cung cấp ra ngoài thị trường các sản phẩm như nhà ở thương mại, văn phòng cho
thuê và đặc biệt là phát triển hạ tầng tại các khu vực quy hoạch cho các khu công
nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, họ được thực hiện các giao
dịch vềquyềnsửdụngđất với các hành vi mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê mua theo quy định của phápluậtvềkinhdoanh bất động sản.
Đối với phạm vi hoạt động kinhdoanh bất động sản của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hẹp hơn so với tổ chức, cá nhân
trong nước. Việc mở rộng phạm vi hoạt động kinhdoanh bất động sản của các nhà
đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào
quá trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế, quốc tế. Do vậy, có những
phạm vi kinhdoanh được bảo hộ cho nhà đầu tư trong nước nhưng chưa thể bảo hộ
cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong đầu tư kinhdoanhvềquyềnsửdụng đất, nhà đầu
tư nước ngoài được đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để
cho thuê đất đã có hạ tầng11. Khi kinhdoanh các nhà đầu tư nước ngoài và người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư tạo lập khi đủ điều kiện kinh doanh
10
11
Khoản 1, Điều 9, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
Khoản 1, Điều 10, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
29
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
bất động sản tại Việt Nam, tuy nhiên, không được phép mua đi bán lại bất động sản
như tổ chức, cá nhân ở trong nước.
Như vậy, phạm vi kinhdoanhquyềnsửdụngđất của tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hạn chế hơn so với phạm vi kinh doanh
quyền sửdụngđất của tổ chức, cá nhân trong nước.
Một khi thực hiện hoạt động “kinh doanh” trên thị trường, mục tiêu của các
chủ thể là thu được nhiều lợi nhuận về cho mình. Tuy nhiên, phạm vi kinhdoanh quyền
sử dụngđất của chủ thể nước ngoài hẹp hơn so với chủ thể ở trong nước. Từ đó hạn chế
sự đầu tư hợp tác, hội nhập của chủ thể nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời gây thất thu
cho ngân sách Nhà nước về lĩnh vực này.
Khi kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường bất động sản, ngoài việc tìm
hiểu những quy định phápluậtvề chủ thể kinhdoanh thì các chủ thể còn phải tìm hiểu
thêm về đối tượng kinhdoanhquyềnsửdụng đất, vì không phải tất cả các quyềnsử dụng
đất đều được đưa vào kinh doanh, quyềnsửdụngđất chỉ được kinhdoanh khi được
pháp luật cho phép và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. Để hiểu rõ hơn,
người viết sẽ đi đến tìm hiểu các loại quyềnsửdụngđất nào và điều kiện đểquyền sử
dụng đất được tham gia vào giao dịch trên thị trường.
2.1.1.2 Điều kiện đểquyềnsửdụngđất được đưa vào kinh doanh
Không phải tất cả các quyềnsửdụngđất đều được tham gia giao dịch trên
thị trường, theo quy định của LuậtKinhdoanh bất động sản, LuậtĐất đai và các
văn bản hướng dẫn thi hành thì đất được tham gia giao dịch bất động sản bao gồm
đất có một trong các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyềnsửdụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất12. Ta có thể hiểu các khái niệm này như sau:
Chuyển đổi quyềnsửdụngđất là việc các bên chuyển giao đất và chuyển
quyền sửdụngđất cho nhau.
Chuyển nhượng quyềnsửdụngđất là việc bên chuyển nhượng quyền sử
dụng đất chuyển giao đất và quyềnsửdụngđất cho bên nhận chuyển nhượng, còn
bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng.
Về thuê quyềnsửdụng đất, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên
thuê đểsửdụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sửdụngđấtđúng mục đích,
trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.
12
Khoản 1, Điều 167, LuậtĐất đai năm 2013.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
30
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Thế chấp quyềnsửdụngđất là bên sửdụngđất (sau đây gọi là bên thế
chấp) dùngquyềnsửdụngđất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng
đất trong thời hạn thế chấp.
Tặng cho quyềnsửdụngđất là việc bên tặng cho giao quyềnsửdụng đất
cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý
nhận.
Góp vốn bằng giá trị quyềnsửdụngđất là sự thoả thuận giữa các bên, theo
đó người sửdụngđất (sau đây gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá
trị quyềnsửdụngđấtđể hợp tác sản xuất, kinhdoanh với cá nhân, pháp nhân, hộ
gia đình, chủ thể khác.
Thừa kế quyềnsửdụngđất là việc chuyển quyềnsửdụngđất của người
chết sang cho người thừa kế.
Chủ thể kinhdoanhquyềnsửdụngđất chỉ được thực hiện các quyền trên
khi đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định trong LuậtKinhdoanh bất động sản và
Luật Đất đai như sau:
Thứ nhất, có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyềnsửdụngđất theo quy
định của phápluật 13. Giấy tờ hợp pháp chứng minh quyềnsửdụngđất được xem là
giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyềnsửdụngđất là giấy chứng nhận do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyềnsửdụngđấtđể bảo hộ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sửdụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụngđất là một điều rất quan trọng vì thiếu nó sẽ không có căn cứ pháp lý xác
lập một cách đầy đủ mối quan hệ hợp pháp giữa các chủ thể khi thực hiện hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụngđất trên thị trường, thông qua giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, các chủ thể sẽ “yên tâm” vì được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi xảy ra tranh chấp hoặc bị xâm hại.
Thứ hai, đất không có tranh chấp14. Để bảo vệquyền lợi các bên, pháp luật
quy định chỉ những thửa đất không xảy ra tranh chấp mới được phép chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyềnsửdụng đất, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyềnsửdụng đất. Các tranh chấp bao gồm các tranh
chấp về ranh giới thửa đất, tranh chấp vềquyềnsửdụng đất,...Trong trường hợp có
13
14
Điểm b, Khoản 2, Điều 7, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
Điểm c, Khoản 2, Điều 7, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
31
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
tranh chấp xảy ra thì sau khi giải quyết xong một bất đồng, mâu thuẫn thì mới được
phép thực hiện các hoạt động kinhdoanh trên thị trường.
Thứ ba, quyềnsửdụngđất không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp
hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền15. Những thửa
đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không được chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyềnsửdụng đất, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyềnsửdụng đất. Nhà nước quy định điều này nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi kinh doanh.
Thứ tư, trong thời hạn sửdụng đất16. Đối với mỗi loại đất có tính chất, đặc
điểm sửdụng khác nhau thì được Nhà nước trao quyềnsửdụngđất với thời hạn
khác nhau. Có loại đất được Nhà nước giao ổn định lâu dài như đất ở, đất xây dựng
trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp,…; Có loại đất được Nhà nước giao,
cho thuê có thời hạn như đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nông
nghiệp vượt hạn mức,…Quyền và nghĩa vụ của người sửdụngđất sẽ được xác lập
tương ứng với thời hạn được phép sử dụng. Đối với những loại đất có xác định thời
hạn thì chủ thể chỉ được thực hiện các giao dịch trong khoảng thời gian được Nhà
nước cho phép sử dụng. Việc xác lập quyềnsửdụngđất cho bên nhận chuyển
nhượng cũng chỉ trong khoảng thời gian sửdụngđất còn lại của bên chuyển nhượng
mà thôi.
Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyềnsửdụngđất thuộc dự án
khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải
có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được
phê duyệt.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp quyềnsửdụng đất, góp vốn bằng quyềnsửdụngđất phải đăng ký tại cơ
quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Tóm lại, hiểu được những khái niệm, đặc điểm riêng của từng loại quyền
trên, các chủ thể sẽ dễ dàng biết được những loại quyềnsửdụngđất nào được phép
đưa vào giao dịch trên thị trường. Từ đó tạo tâm lý “yên tâm” không sợ phải vi
phạm phápluật khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Cũng như để một quyền sử
dụng đất được phép đưa vào kinhdoanh phải hội tụ tất cả các điều kiện trên mà
không được loại bỏ điều kiện nào. Đó là điều kiện ban đầu mở màn cho một giao
15
16
Điểm đ, Khoản 2, Điều 7, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
Điểm d, Khoản 2, Điều 7, LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
32
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
dịch bất động sản nói chung và kinhdoanhquyềnsửdụngđất nói riêng phát triển
bền vững trên thị trường.
Mua bán, chuyển nhượng đất là hình thức giao dịch được hình thành từ rất
sớm, nó gần như được xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của chiếm hữu tư nhân
về đất đai. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, hình thức giao dịch này đã có
những thay đổi thăng trầm khác nhau. Ngày nay, việc chuyển nhượng, cho thuê
quyền sửdụngđất đã trở thành hình thức giao dịch sôi động và phổ biến. Nhà nước
xây dựng khung khổ pháp lý cho sự ra đời và vận hành của thị trường quyền sử
dụng đất trong đó có những hình thức tiến hành kinhdoanh như: Đầu tư cải tạo đất
và xây dựng các công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng; Đầu
tư các công trình hạ tầng trên đất nhận chuyển nhượng để chuyển nhượng, cho thuê đất
có hạ tầng; Đầu tư hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng theo xu hướng
công khai, minh bạch và đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Để hiểu rõ hơn vấn đề, người
viết sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu quy định phápluậtvề các hình thức kinh doanh
này.
2.1.2 Các hình thức tiến hành kinhdoanhquyềnsửdụng đất
2.1.2.1 Đầu tư cải tạo đất và xây dựng các công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho
thuê đất đã có hạ tầng
Tổ chức, cá nhân kinhdoanhquyềnsửdụngđất được đầu tư cải tạo đất và
xây dựng các công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng. Pháp luật
cho phép nhà kinhdoanh được đầu tư vào quá trình cải tạo đất như làm cho những vùng
đất trống, đồi núi trọc thành những vùng đất có thể sửdụngđểkinhdoanh được như
phân lô bán nền, xây dựng các cơ sở hạ tầng trên vùng đất đó để chuyển nhượng, cho
thuê quyềnsửdụng nhằm mục đích thu lợi nhuận về cho nhà kinh doanh. Việc cải tạo
đất để khai thác tiềm năng của đất và thông qua đó phục vụ cho đời sống con người,
biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn và thời gian…với những yếu
tố như trên thì cần phải có sự “đầu tư” vào nó thì mới đạt kết quả thành công được.
Bên cạnh được đầu tư cải tạo đất thì nhà kinhdoanh được đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng trên đất như xây dựng các khu chung cư, nhà máy xí nghiệp, nhà
kho,… để chuyển nhượng, cho thuê những công trình hạ tầng này mà cụ thể là được
chuyển nhượng, cho thuê quyềnsửdụng hợp pháp đối với mảnh đất đó.
Khi tham gia vào hoạt động đầu tư cải tạo đất và xây dựng các công trình hạ
tầng để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng thì các bên trong hoạt động đó
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
33
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
được phápluật quy định vềquyền mà mình được hưởng cũng như các nghĩa vụ phải
thực hiện.
2.1.2.2 Đầu tư các công trình hạ tầng trên đất nhận chuyển nhượng để chuyển
nhượng, cho thuê đất có hạ tầng
Chuyển nhượng quyềnsửdụngđất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên chuyển nhượng quyềnsửdụngđất chuyển giao đất và quyền sử
dụng cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên
chuyển nhượng theo quy định.
Trong nền kinh tế thị trường, quyềnsửdụngđất là một loại tài sản được
chuyển quyềnsử dụng, được đưa trao đổi, giao dịch. Chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là việc người có quyềnsửdụngđất có thể chuyển quyền này cho người
khác. Chuyển nhượng quyềnsửdụngđất là việc Nhà nước công nhận tính hợp pháp
trong hành vi tự điều chỉnh đất của chủ thể đang sửdụng cho chủ thể mới. Hay nói
khác đi, chuyển nhượng quyềnsửdụngđất là việc Nhà nước cho phép người sử
dụng đất được “định đoạt” quyềnsửdụngđất hợp pháp của mình theo quy định của
pháp luật.
Nhà kinhdoanh được nhận đất từ một chủ thể nào đó chuyển nhượng cho
mình để xây dựng các công trình trên đất đáp ứng nhu cầu của xã hội như xây dựng
khu chung cư, nhà kho, bến bãi…và các nhà kinhdoanh này có quyền chuyển
nhượng, cho thuê các công trình hạ tầng trên đất này cho một chủ thể khác nữa mà
cụ thể là chuyển nhượng, cho thuê quyềnsửdụng đối với mảnh đất đó để thu lợi
nhuận về cho mình.
Khi tham gia hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, bên chuyển nhượng
có các quyền sau: Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền theo thời hạn
và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng; Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng
nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; Yêu cầu bên nhận
chuyển nhượng bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra; Mặt
khác bên chuyển nhượng có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng khi
bên chuyển nhượng vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp
đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật17.
Bên cạnh quyền thì bên chuyển nhượng còn có nghĩa vụ như: Cung cấp
thông tin đầy đủ, trung thực vềquyềnsửdụngđất và chịu trách nhiệm về thông tin
17
Khoản 1, Điều 40, LuậtKinhdoanh bất động sản.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
34
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
do mình cung cấp18. Ở điều khoản này bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy
đủ, trung thực vềquyềnsửdụngđất có nghĩa là bên chuyển nhượng phải nói rõ cho
bên nhận chuyển nhượng vềquyền sở hữu đất của mình và các giấy tờ có liên quan,
trung thực vềquyềnsửdụng đất. Quy định như vậy vì có tình trạng chuyển nhượng
quyền sửdụngđất khai sai lệch sự thật vềquyềnsửdụng đất, người chuyển nhượng
thật chất không có giấy tờ hợp phápđứng tên của mình. Bên chuyển nhượng cung
cấp thông tin sai như vậy nhằm mục đích giao dịch được với bên nhận chuyển
nhượng. Trong trường hợp này, luật nói rằng bên chuyển nhượng gian lận trong
giao dịch và có thể bị hủy bỏ hợp đồng.
Tiếp đó bên chuyển nhượng còn có nghĩa vụ giao đất cho bên nhận chuyển
nhượng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; Làm thủ tục và giao giấy tờ về quyền
sử dụngđất cho bên nhận chuyển nhượng (đây là giao dịch về bất động sản, do đó
nhất thiết bên chuyển nhượng phải có nghĩa vụ làm thủ tục và giao giấy tờ cho bên
chuyển nhượng); Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; Thực hiện nghĩa vụ
về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phápluật và các nghĩa vụ
khác có liên quan19.
Quy định vềquyền và nghĩa vụ, nhằm giúp cho bên chuyển nhượng có
trách nhiệm vềquyềnsửdụngđất của mình được chuyển nhượng và làm căn cứ
pháp lý xử lý vi phạm khi bên chuyển nhượng thực hiện không đúng nghĩa vụ của
mình.
Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng thì bên nhận
chuyển nhượng cũng có quyền: Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy
đủ, trung thực vềquyềnsửdụngđất được chuyển nhượng và chịu trách nhiệm về
thông tin do bên chuyển nhượng cung cấp; Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục
và giao giấy tờ vềquyềnsửdụng đất; Yêu cầu bên chuyển nhượng giao đất đúng
diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu tình trạng đất và thỏa thuận khác trong
hợp đồng; Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên chuyển nhượng vi
phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai bên thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật; Yêu cầu bên chuyển
nhượng bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra và các quy định
khác của pháp luật20.
18
Khoản 2, Điều 40, LuậtKinhdoanh bất động sản.
Khoản 2, Điều 40, LuậtKinhdoanh bất động sản.
20
Khoản 1, Điều 41, LuậtKinhdoanh bất động sản.
19
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
35
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Tiếp đó bên nhận chuyển nhượng còn có nghĩa vụ như: Khai thác sử dụng
đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận
trong hợp đồng; Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng theo đúng thời hạn và
phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng; Bồi thường thiệt hại do lỗi
của mình gây ra và các quyền khác theo quy định của pháp luật21.
Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyềnsửdụngđất trong dự án
đầu tư xây dựngkinhdoanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử
dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đầy
đủ điều kiện. Việc chuyển nhượng quyềnsửdụngđất trong dự án đầu tư xây dựng
kinh doanh nhà ở được thực hiện theo quy định sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ về điều kiện
loại đô thị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựngkinhdoanh nhà ở được
chuyển nhượng quyềnsửdụngđất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính vềđất đai;
Đối với các dự án đầu tư xây dựngkinhdoanh nhà ở thì được chuyển
nhượng quyềnsửdụngđất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự
án khi đã có Giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượng quyềnsửdụngđất phải
thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.
Việc chuyển nhượng quyềnsửdụngđất gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện trên và dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ
thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.
2.1.2.3 Đầu tư hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng
Thuê quyềnsửdụng đất, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên
thuê đểsửdụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sửdụngđấtđúng mục đích,
trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.
Cũng giống như hình thức đầu tư các công trình hạ tầng trên đất nhận chuyển
nhượng để chuyển nhượng, cho thuê đất có hạ tầng. Ở hình thức kinhdoanh này, nhà
kinh doanh được thuê đất từ một chủ thể nào đó, sau đó xây dựng các công trình hạ tầng
trên mảnh đất đó và cho chủ thể khác thuê lại nhằm mục đích thu lợi nhuận về cho mình.
21
Khoản 2, Điều 41, LuậtKinhdoanh bất động sản.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
36
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Khi tham gia hình thức thuê quyềnsửdụngđất thì bên cho thuê quyền sử
dụng đất có quyền: Yêu cầu bên thuê khai thác, sửdụngđất theo đúng mục đích,
quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng; Yêu
cầu bên thuê thanh toán tiền thuê theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong
hợp đồng22. Tại Điều 709 của Bộ luật Dân sự có quy định rõ hơn về trường hợp khi
bên thuê chậm trả tiền thuê quyềnsửdụngđất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có
thể gia hạn, nếu hết gia hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho
thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất, bên cho
thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với
khoản tiền trả chậm theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quy định tương
ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Tiếp đó bên cho thuê còn có quyền yêu cầu bên thuê giao lại đất khi hết
thời hạn thuê theo hợp đồng thuê; Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng khi
bên thuê vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai
bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật; Yêu cầu bên
thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê gây ra và các quyền khác phápluật quy
định23.
Bên cạnh quyền thì bên cho thuê còn có nghĩa vụ: Cung cấp thông tin đầy
đủ, trung thực vềquyềnsửdụngđất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung
cấp; Giao đất cho bên thuê theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; Kiểm tra, yêu cầu
bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sửdụngđấtđúng mục đích; Bồi thường thiệt hại do
lỗi của mình gây ra; Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật.
Song song với quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê quyềnsửdụngđất thì
bên thuê quyềnsửdụngđất cũng có các quyền như: Yêu cầu bên cho thuê cung cấp
các thông tin đầy đủ, trung thực vềquyềnsửdụngđất được cho thuê và chịu trách
nhiệm về thông tin do bên cho thuê cung cấp; Yêu cầu bên cho thuê giao đất đúng
diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và thỏa thuận trong hợp
đồng; Khai thác, sửdụngđất thuê và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên
đất thuê theo thời hạn và các thỏa thuận trong hợp đồng; Yêu cầu bên cho thuê
miễn, giảm tiền thuê trong trường hợp bất khả kháng; Đơn phương chấm dứt hoặc
hủy bỏ hợp đồng khi bên cho thuê vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc
hủy bỏ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp
22
23
Khoản 1, Điều 42, LuậtKinhdoanh bất động sản.
Khoản 1, Điều 42, LuậtKinhdoanh bất động sản.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
37
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
luật; Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra và
các quyền khác theo quy định của pháp luật24.
Bên thuê quyềnsửdụngđất còn có các nghĩa vụ như: Khai thác, sử dụng
đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận
trong hợp đồng; Thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê theo đúng thời hạn và
phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng; Giữ gìn đất, không đểđất bị hủy hoại;
Trả lại đất thuê khi hết thời hạn thuê; Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra và
các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật25.
Mặt khác bên thuê quyềnsửdụngđất còn có quyền tiếp tục thuê quyền sử
dụng đất như trong trường hợp bên cho thuê quyềnsửdụngđất là cá nhân chết thì
bên thuê vẫn được tiếp tục thuê quyềnsửdụngđất cho đến hết thời hạn thuê; trong
trường hợp bên thuê quyềnsửdụngđất là cá nhân chết thì thành viên trong hộ gia
đình của người đó được tiếp tục thuê quyềnsửdụngđất cho đến hết thời hạn thuê
nhưng phải báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật Kinhdoanh bất động sản cho phép nhà kinhdoanh được thực hiện
các hình thức đầu tư kinhdoanhquyềnsửdụngđất và chính nhờ những hình thức
kinh doanh này mà đáp ứng nhu cầu cho bên cung-cầu. Cung cần lợi nhuận-cầu
cần nhu cầu.
Cơ quan đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất có ý nghĩa quan
trọng trong việc công khai và minh bạch quyềnsửdụng đất, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất và các quyền khác liên quan đến bất động sản của cá nhân, tổ
chức. Qua đó, Nhà nước xác nhận và bảo hộ các quyền cơ bản nêu trên và tạo
nguồn thông tin để mọi người đều có thể tìm hiểu trước khi xem xét, quyết định tiến
hành các giao dịch về bất động sản, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên
tham gia giao dịch, ngăn ngừa các tranh chấp và cung cấp chứng cứ để giải quyết
các tranh chấp trong lĩnh vực kinhdoanhquyềnsửdụng đất, đồng thời góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị
trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất–Một trong các mục tiêu của chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, người
viết sẽ đi đến tìm hiểu cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđất trên thị trường.
24
25
Khoản 1, Điều 43, LuậtKinhdoanh bất động sản.
Khoản 2, Điều 43, LuậtKinhdoanh bất động sản.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
38
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
2.1.3 Trách nhiệm quản lý của Nhà nước về hoạt động kinhquyềnsửdụng đất
2.1.3.1 Cơ quan đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất
“Đăng ký” theo nghĩa hẹp của từ ngữ, là việc ghi chép một sự việc vào một
quyển sổ nhằm chính thức hoá sự việc ấy trong mối quan hệ đối với toàn xã hội.
Cũng theo nghĩa ấy mà việc đăng ký một quyền nói chung, đăng ký quyền đối với
bất động sản nói riêng được ghi nhận, và chế định đăng ký được xây dựng trong luật
của các nước.
Điều kiện cần để một quyền chủ thể được tôn trọng và được bảo đảm thực
thi bằng sức mạnh của công lực là nó phải được xã hội biết đến. Các quyền có thể
rất đa dạng về chủng loại, tính chất, giá trị, thứ tự ưu tiên…; bởi vậy, việc quyền
được nhận dạng đầy đủ thông qua sự mô tả theo một bộ tiêu chí nào đó sẽ có tác
dụng làm rõ thông tin vềsự hiện hữu của quyền, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bảo đảm thực hiện quyền trong quan hệ xã hội.
Trước đây việc đăng ký quyềnsửdụngđất được giao cho Bộ Tài nguyên
và Môi trường; còn việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở thuộc thẩm quyền của Bộ Xây
dựng. Đối với người có quyềnsửdụngđất đồng thời là chủ sở hữu nhà, cơ chế phân
công này khiến người ta phải tách một bất động sản trên thực tế là một thể thống
nhất thành hai tài sản được theo dõi bằng hai bộ hồ sơ độc lập.
Trước sự đòi hỏi của xã hội, các cơ quan có liên quan đã phải ngồi lại đi
đến thống nhất việc tổ chức đăng ký quyềnsửdụngđất và quyền sở hữu nhà từ
ngày 01/08/2009, theo một điều khoản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, và giao việc đăng ký cho Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, việc “thống nhất một giấy” chỉ mới giải quyết
được tình trạng cát cứ giữa các cơ quan trong việc tổ chức đăng ký. Bản thân hệ
thống đăng ký được xây dựng dựa theo hệ thống phân cấp hành chính vẫn khiến cho
việc đăng ký bị manh mún ở góc nhìn của người dân.
Trong khung cảnh của luật hiện hành, hệ thống quản lý đất đai được tổ
chức theo khuôn mẫu quản lý hành chính công. Bộ Tài nguyên và Môi trường được
xác định là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao nhất, có các cơ quan thuộc quyền,
theo thứ tự tôn ti, là Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh và Phòng Tài nguyên
và Môi trường ở cấp huyện.
Thẩm quyền đăng ký được xác định tuỳ theo người đăng ký quyềnsử dụng
đất là pháp nhân hay cá nhân: pháp nhân đăng ký ở cấp tỉnh, còn cá nhân, trừ người
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
39
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không mua nhà ở gắn liền với đất ở, đăng ký ở
cấp huyện.
Về cơ quan đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, trong Luật
Kinh doanh bất động sản và các văn bản phápluật có liên quan không quy định rõ
cơ quan nào thực hiện việc đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Theo
Điều 97 LuậtĐất đai năm 2013 chỉ quy định giấy chứng nhận quyềnsửdụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một
loại mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Vậy tuy trong các
luật không quy định rõ nhưng theo phương pháp phân tích suy lý ngược cho ta thấy,
cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyềnsửdụngđất thì cơ quan đó
cũng có thẩm quyền đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Tại Điều
105 của LuậtĐất đai quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụngđất như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyềnsửdụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án
đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được
ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận
quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyềnsửdụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sửdụngđất ở tại Việt Nam.
Vậy nếu nhà đầu tư nào thuộc một trong các nhóm được quy định như trên
thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét xem nhà đầu tư đó thực hiện việc đăng ký
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất ở cấp nào.
Cơ quan đăng ký đóng vai trò không thể thiếu đối với hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụng đất, khi tranh chấp xảy ra và quyềnsửdụngđất được thừa
nhận cho một người, thì việc tiếp theo là đăng ký quyềnsửdụngđất cho người đó,
có tên trong sổ đăng ký đồng thời được hiểu là chủ thể đó có quyền đối với quyền
sử dụngđất hợp pháp của mình. Bên cạnh việc đăng ký hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđất thì Nhà nước còn có trách nhiệm quản lý và xử lý vi phạm của
các bên khi tham gia hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
40
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
2.1.3.2 Quản lý và xử lý vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Quyền sửdụngđất trong thị trường bất động sản nói riêng và kinh doanh
bất động sản nói chung là một trong những đối tượng và nội dung của quản lý Nhà
nước. Nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinh
doanh bất động sản trước hết phải nghiên cứu quan niệm quản lý Nhà nước, nội
dung quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinhdoanh bất động sản,
đặc biệt là quyềnsửdụngđất với tư cách là đối tượng của quản lý Nhà nước.
Trước hết, xét vấn đề quan niệm quản lý Nhà nước đối với quyềnsử dụng
đất trong kinhdoanh bất động sản. Trên thế giới, do chế độ sở hữu vềđất đai giữa
các quốc gia có sự khác nhau nên quan niệm, nội dung, đối tượng quản lý của quản
lý Nhà nước vềquyềnsửdụngđất nói chung và quyềnsửdụngđất trong kinh
doanh bất động sản nói riêng là khác nhau. Phần lớn các nước trên thế giới hiện nay
(các nước thuộc liên minh Châu Âu, Bắc Mỹ…) đều coi đất đai là một loại tài sản
thuộc quyền sở hữu cá nhân. Nhà nước quản lý và bảo đảm chế độ sở hữu vềđất đai
trên cơ sở nguyên tắc “quyền sở hữu cá nhân là bất khả xâm phạm”. Do vậy, những
nước này hầu như không có quan niệm quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụng đất
vì quyền này chỉ là nội dung, thuộc tính hay quyền năng trong quyền sở hữu đất đai.
Quan niệm quản lý Nhà nước đối với quyền sở hữu đất đai, quyềnsửdụngđất đã
bao hàm trong quản lý Nhà nước.
Như vậy, quan niệm quản lý đất đai của Nhà nước trong đó có hoạt động
kinh doanhquyềnsửdụngđất nằm trong quan niệm chung về quản lý công sản.
Mặt khác, công sản kể cả đất đai là loại tài sản không bao giờ được đưa vào hoạt
động kinhdoanh nên ít quan tâm đến khái niệm quản lý Nhà nước đối với quyền sử
dụng đất trong kinhdoanh bất động sản. Thông thường, quan niệm này chỉ đặt ra
trong quản lý vi mô, cụ thể trong các giao dịch dân sự, thương mại.
Như vậy, ở nước ta việc đưa đất vào sử dụng, khai thác nói chung và đưa
vào hoạt động kinhdoanh nói riêng là do Nhà nước quyết định (định đoạt). Cá
nhân, tổ chức chỉ được phép lấy quyềnsửdụngđấtđể hoạt động kinhdoanh theo
những điều kiện do Nhà nước quy định. Vì vậy, đã làm phát sinh quan niệm quản lý
Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất nói chung, và quản lý Nhà nước đối với quyền
sử dụngđất trong kinhdoanh bất động sản nói riêng. Việc xem xét quan niệm quản
lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinhdoanh bất động sản ở nước ta
được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là tính đặc thù của quyền sở hữu về
đất đai, kinhdoanh bất động sản trong điều kiện kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
41
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, quản lý vĩ mô đối với kinhdoanh bất động sản và
chi phối lợi ích đối với thị trường bất động sản.
Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinh doanh
bất động sản là một phạm trù quan trọng trong quan niệm quản lý Nhà nước đối với
quyền sửdụng đất. Việc đánh giá đúngvề nguyên tắc, nội dung quản lý Nhà nước
về quyềnsửdụngđất trong kinhdoanh bất động sản sẽ có tác dụng to lớn làm lành
mạnh hóa thị trường bất động sản, góp phần thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế.
Quan niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất trên thị trường bất động sản ngoài việc bao hàm các nội dung trên còn phải xem
xét nó như là một bộ phận, một hình thức cụ thể của quản lý Nhà nước trong điều
kiện quyền lực Nhà nước là tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công phối
hợp ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong đó quyền giám sát tối cao thuộc
về Quốc hội.
Hiện nay, khái niệm chung về quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụng đất
trong kinhdoanh bất động sản chưa được làm rõ nhưng theo các quy định của pháp
luật thực định có thể khái quát khái niệm như sau: “Quản lý Nhà nước đối với
quyền sửdụngđất trong kinhdoanh bất động sản là hoạt động chỉ đạo, điều hành
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với quá trình thực hiện quyềnsửdụng đất
trong hoạt động kinhdoanh bất động sản trên cơ sở các quy luật, quy tắc cung-cầu,
giá trị, giá cả sản phẩm hàng hóa bất động sản theo quy định pháp luật”.
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa…”. Từ khái niệm trên cho thấy:
Thứ nhất, quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinh doanh
bất động sản trước hết là hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Ở nước ta, Nhà nước vừa là chủ sở hữu đất đai vừa là nhà quản lý
quyền sửdụng đất. Xét về mặt chủ quan, việc Nhà nước quản lý quyềnsửdụng đất
tạo thuận lợi, tự do trong giao dịch bất động sản. Trong điều kiện như vậy, nếu chủ
thể quản lý có đủ năng lực, quản lý một cách khoa học, khách quan, minh bạch sẽ
có tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội.
Xét về tổng thể, trong điều kiện thuận lợi về địa lý, kinh tế, so với các nước có cùng
hoàn cảnh lịch sử thì tốc độ phát triển ở nước ta còn chậm mà một trong những
nguyên nhân là từ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
42
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Quản lý Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinhdoanh xét cho
cùng chính là sự chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước đối với quyềnsử dụng
đất trong kinhdoanh bất động sản. Năng lực quản lý Nhà nước đối với quyền sử
dụng đất trong kinhdoanh bất động sản thể hiện ở việc nắm bắt và hiểu được các
quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, quy luậtkinh tế, quy luật cung-cầu, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, tác động đến quá trình nuôi dưỡng, khai thác và sử dụng
đất. Đặc biệt hơn, trong kinhdoanh bất động sản ở nước ta, chủ sở hữu đất đai chỉ
cho phép đưa quyềnsửdụngđất với tư cách là một loại giá trị tài sản vào kinh
doanh theo những điều kiện do phápluật quy định.
Như vậy so với các nước trên thế giới, hoạt động chỉ đạo điều hành quản lý
Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất trong kinhdoanh bất động sản ở nước ta có
tính khác biệt, Nhà nước tham gia thực hiện tổ chức, kinhdoanh bất động sản với
vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản
nói riêng, đây là vấn đề mấu chốt quyết định đến sự phát triển thị trường bất động
sản (theo nghĩa tích cực) hoặc có thể để lại hậu quả xấu, tiêu cực, kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Trên thực tế, lợi ích của nhà quản lý thông qua việc hoạch định
chính sách, pháp luật, nguồn tài chính và các nguồn lực khác của Nhà nước và của
nhà đầu tư, kinh doanh, tránh đầu cơ thông qua việc chạy chính sách, dự án, tạo sự
thuận lợi và khả năng độc quyền, tránh tình trạng bất khả cạnh tranh, thao túng thị
trường, tạo giá ảo mang lại lợi ích nhóm, để lại hậu quả và hệ lụy lâu dài cho đất
nước và nhân dân.
Thứ hai, việc chỉ đạo, điều hành trên phải căn cứ theo quy định của pháp
luật, các quy luật và quy tắc tương ứng. Phápluật phải được xây dựng theo một quy
trình khoa học, khách quan, phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội, phải có sự
tham dự của ý kiến đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật, các doanh
nghiệp và cần phải được trưng cầu ý dân. Thực tiễn so sánh trong lịch sử làm luật
của một số quốc gia cho thấy như vậy.
Mặt khác, phápluật là cơ sở pháp lý cho việc tạo lập một thể chế quản lý
Nhà nước đối với quyềnsửdụngđất thật sự khoa học và có hiệu quả, có như vậy,
bộ máy quản lý mới vận hành và áp dụngphápluật một cách chính xác và nghiêm
minh. Việc xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý Nhà nước vềquyềnsử dụng
đất trong kinhdoanh bất động sản mới tránh vi phạm trong quá trình sửdụng và áp
dụng pháp luật.
Luật Kinhdoanh bất động sản năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi
hành không quy định cụ thể các nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
43
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
doanh quyềnsửdụng đất. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu pháp luật, chúng ta có thể nhận
diện những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
quyền sửdụng đất. Các nội dung này bao gồm:
Ban hành hệ thống phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất. Pháp luật
được sửdụng là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý hoạt động kinhdoanh quyền
sử dụng đất. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluậtvềkinh doanh
quyền sửdụngđất là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanh này.
Pháp luậtkinhdoanhquyềnsửdụngđất bao gồm chế định của nhiều ngành
luật khác nhau liên quan đến bất động sản như chế định của LuậtĐất đai, Luật Xây
dựng, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự, LuậtKinhdoanh bất động sản, Luật Đầu tư,
Luật Thương mại,…Nhận thức được vai trò của thị trường bất động sản là một
trong những thị trường không thể thiếu được của nền kinh tế, việc xây dựng và quản
lý tốt thị trường bất động sản góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thời
gian qua Nhà nước đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật mà
cụ thể là hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất với việc hàng loạt các đạo luật
liên quan được ra đời như: Luật Xây dựng 2003, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Nhà ở
2005, LuậtKinhdoanh bất động sản 2006, LuậtĐất đai năm 2013..các đạo luật này
được ban hành đã từng bước xác lập khung pháp lý cho hoạt động của thị trường
quyền sửdụng đất. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hệ thống phápluậtkinh doanh
quyền sửdụngđất là mảng phápluật có nội hàm rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực
thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống phápluậtkinhdoanh bất động sản cần dựa trên các tiêu chí cơ
bản sau đây:
Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thị trường
kinh doanhquyềnsửdụngđất trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế;
Đảm bảo tính thống nhất, tương thích và đồng bộ;
Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Hay nói cách khác, hệ thống phápluậtkinhdoanhquyềnsửdụngđất phải có tính
khả thi. Điều này có nghĩa là việc xây dựng hệ thống phápluật phải xuất phát từ
những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn hoạt động của thị trường bất động sản Việt
Nam. Thông qua việc nắm bắt nhu cầu của thực tiễn hoạt động kinhdoanh bất động
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
44
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
sản mà soạn thảo các quy định nhằm điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh
doanh quyềnsửdụngđất phát triển.
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ về môi giới bất
động sản, định giá bất động sản và quản lý sàn giao dịch bất động sản.
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong thị trường kinh
doanh quyềnsửdụng đất. Một trong những nội dung quản lý của Nhà nước về hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụngđất là thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp. Mục đích của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinhdoanhquyền sử
dụng đất nhằm xem xét việc tuân thủ phápluật của tổ chức, cá nhân; phát hiện và
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm phápluậtvềkinhdoanhquyềnsửdụng đất. Hơn
nữa, thông qua thanh tra giúp cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđất thấy được những bất cập, không phù hợp của các văn bản quy
phạm phápluậtđể sửa đổi, bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu của hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Thanh tra hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tiến hành; Bộ xây dựng tổ
chức hoạt động thanh tra hoạt động kinhdoanh trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân
dân cấp Tỉnh tổ chức thanh tra hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên phạm
vi địa phương mình. Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản phối hợp với thanh
tra bộ và các đơn vị chức năng của Bộ tham mưu giúp bộ xây dựng tổ chức thanh
tra hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất trong phạm vi cả nước. Sở xây dựng
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh tổ chức thanh tra hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđất trên phạm vi địa bàn tỉnh. Hoạt động thanh tra vềkinh doanh
quyền sửdụngđất tuân thủ các quy định của luật Thanh tra, LuậtKinhdoanh bất
động sản và các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất là hoạt động do cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường
bất động sản thực hiện, nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh
doanh quyềnsửdụng đất; đồng thời xử lý những hành vi vi phạm phápluậtvề kinh
doanh quyềnsửdụng đất. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh
chấp trong hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất được thực hiện dựa trên các
quy định của Luật khiếu nại, Tố cáo, LuậtKinhdoanh bất động sản và các đạo luật
khác có liên quan.
Xử lý vi phạm phápluật trong hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
Cũng như bất kỳ lĩnh vực kinhdoanh nào khác, trong hoạt động kinhdoanh quyền
sử dụngđất không tránh khỏi việc vi phạm phápluật của tổ chức, cá nhân đầu tư
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
45
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
kinh doanh. Một trong những nguyên nhân cơ bản nảy sinh hành vi vi phạm pháp
luật vềkinhdoanh bất động sản là các chủ thể “chạy theo” mục tiêu lợi nhuận trong
hoạt động kinhdoanh mà bất chấp pháp luật. Hơn nữa, vi phạm phápluật còn thể
hiện ý thức không tôn trọng, tuân thủ phápluật của các chủ thể trong kinhdoanh bất
động sản.
Xây dựng, điều chỉnh và xét duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng
đất. Xây dựng, điều chỉnh và xét duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch sửdụng đất
là một nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động này nhằm định hướng về
mặt chiến lược cho việc quản lý và sửdụngquyềnsửdụngđất trên cơ sở bảo đảm
sự thống nhất, hài hòa với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cho cả nước,
quy hoạch phát triển vùng…Hơn nữa Nhà nước thông qua quy hoạch xây dựng, quy
hoạch sửdụngđất nhằm tạo ra một lượng đất đai, bất động sản, hàng hóa đáp ứng
nhu cầu về bất động sản của xã hội. Với điều kiện là một nước nông nghiệp đang
thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
sử dụngđất phải giải quyết “bài toán” bảo đảm sự hài hòa giữa việc tạo ra quỹ đất
hàng hóa cho việc sửdụng xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân
cư…với việc duy trì và bảo vệ chặt chẽ diện tích đất nông nghiệp. Có như vậy việc
phát triển đất nước nói chung và phát triển thị trường kinhdoanhquyềnsửdụng đất
nói riêng mới mang tính bền vững. Quy hoạch xây dựng được thực hiện tuân theo
các quy định của luật xây dựng, luật nhà ở, quy hoạch sửdụngđất được thực hiện
dựa trên các quy định của luậtđất đai.
Quản lý và phát triển hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất là một nội
dung quản lý Nhà nước về bất động sản. Để quản lý và phát triển hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụng đất, Nhà nước sửdụng tổng hợp các biện pháp chủ yếu sau
đây:
Biện pháppháp luật: thông qua việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp
luật về thị trường quyềnsửdụngđất nhằm tạo lập khung pháp lý cho việc xây dựng
và vận hành thị trường bất động sản;
Biện pháp quy hoạch: thông qua việc xây dựng quy hoạch, Nhà nước xác
lập và đảm bảo cung cấp một lượng quỹ lớn hàng hóa phục vụ cho phát triển thị
trường quyềnsửdụng đất;
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
46
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Biện phápkinh tế: thông qua công cụ kinh tế bao gồm thuế, phí và lệ phí
về bất động sản, Nhà nước điều tiết thu nhập và hướng dẫn hoạt động của các chủ
thể tham gia hoạt động đầu tư kinhdoanh trên thị trường quyềnsửdụng đất;
Biện pháp hành chính: thông qua biện pháp quản lý hành chính, Nhà
nước can thiệp vào thị trường, hướng dẫn các hoạt động của thị trường vận hành
theo đúng quỹ đạo quản lý của Nhà nước;
Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo
dục, Nhà nước làm thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động trên thị trường bất động sản; giúp các chủ thể kinhdoanhquyền sử
dụng đất nâng cao nhận thức và chấp hành đúngphápluậtvềkinh doanh;
Quản lý các hoạt động tư vấn vềquyềnsửdụng đất. Hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất không thể tách rời sự giúp đỡ của dịch vụ công và tư vấn
về bất động sản. Kinhdoanhquyềnsửdụngđất là một công việc rất phức tạp đòi
hỏi chủ thể kinhdoanh phải hiểu biết về các vấn đềpháp luật, quy hoạch, xây dựng,
kiến trúc, kinh tế, xã hội, phong thủy…Tuy nhiên, điều này là việc làm bất khả thi
đối với các chủ thể tiến hành hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất. Để kinh
doanh quyềnsửdụng đất, các tổ chức, cá nhân rất cần đến sự tư vấn của những
chuyên gia môi giới, định giá về bất động sản…cũng như sự trợ giúp của các dịch
vụ công.
Cũng tại điều 22, 23 Nghị Định 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và thi
hành LuậtKinhdoanh bất động sản về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đối với hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất như sau:
Trách nhiệm của Bộ, Ngành.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà
nước về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất bao gồm: Soạn thảo trình cấp có
thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn
bản phápluậtvề hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất; xây dựng trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành chiến lược và chính sách phát triển thị trường bất động
sản; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất; quản lý việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới; định giá bất
động sản và quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản. Ban hành chương trình
khung đào tạo; bồi dưỡng kiến thức về môi giới định giá bất động sản; quản lý điều
hành sàn giao dịch bất động sản; thành lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
47
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
về thị trường bất động sản và hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất; hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kinhdoanh bất động sản; kiểm tra thanh tra hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, giải quyết khiếu nại và tố cáo xử lý vi phạm
theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo pháp luật; Định ký hoặc
đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách
nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý các loại đất tham gia thị trường,
ban hành quy định cụ thể vềquyềnsửdụng các loại đất được đưa vào kinh doanh
theo quy định của LuậtKinhdoanh bất động sản.
Bộ Tài chính trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
hướng dẫn về chế độ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác áp dụng đối với
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, hướng dẫn về bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp định giá bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm nghiên cứu, ban hành cơ chế về hỗ trợ tín dụng, hướng dẫn
việc thanh toán trong các giao dịch kinhdoanhquyềnsửdụngđất thông qua ngân
hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn
cho các bên tham gia giao dịch.
Các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh
quyền sửdụng đất.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất trên địa bàn do mình cho phép quản lý đầu tư dự án kinhdoanhquyền sử
dụng đất theo thẩm quyền; trực tiếp đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc có chính sách khuyến
khích đầu tư đối với các dự án đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kĩ thuật khu công
nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc cấp, thu hồi chứng
chỉ môi giới bất động sản, định giá bất động sản phải phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương, đơn giản thủ tục và không phiền hà cho người xin cấp chứng chỉ;
Ngoài ra các Ủy ban này có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, tổ chức hệ thống thông tin về thị
trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên địa bàn, kiểm tra, thanh tra và xử lý các
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
48
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
vi phạm về hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất; định kỳ hàng năm hoặc đột
xuất báo cáo các Bộ xây dựngvề tình hình hoạt động và quản lý hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụng đất.
Khi tham gia hoạt động kinh doanh, nếu bên cung, bên cầu hoặc cả hai bên
không tuân thủ và vi phạm phápluật thì những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
như trên sẽ xử lý nghiêm hành vi trái phápluật đó. Người có hành vi vi phạm pháp
luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và còn phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra, quy định như
thế để bảo vệ hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phát triển bền vững trên thị
trường.
Trong hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất Nhà nước có vai trò tạo
lập môi trường pháp lý. Trong nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động
của thị trường được điều chỉnh bằng phápluật và phápluật tạo môi trường pháp lý
cho sự phát triển lành mạnh, khắc phục các khuyết tật vốn có của thị trường. Đối
với hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, yếu tố phápluật có tính chất quy định
sự hình thành và phát triển. Bằng việc ban hành hệ thống quy định phápluật về
điều kiện thực hiện, phạm vi, nội dung…của các giao dịch mua, bán, chuyển
nhượng, cho thuê quyềnsửdụng đất.
Đăng ký hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất là điều kiện đầu tiên và
cần thiết đểquyềnsửdụngđất được tham gia vào thị trường một cách có tổ chức.
Một quyềnsửdụngđất đã được đăng ký, nó chẳng những được đảm bảo ra thị
trường, mà đằng sau đó là nội dung bên trong của nó khẳng định sự an toàn hợp
pháp, làm cho người tham gia giao dịch trên thị trường kinhdoanhquyềnsử dụng
đất yên tâm và tránh được các giao dịch nhầm, các giao dịch trùng, nhất là tránh
được mua bất động sản mà sau đó không có quyềnsửdụng hợp pháp với bất động
sản đó; tránh được hiện tượng thế chấp trùng. Tổ chức đăng ký quyềnsửdụng đất
ở nước ta là một hoạt động thường xuyên vừa mang tính chất của Nhà nước, vừa có
tính chất phục vụ, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất, đó là nhiệm vụ của Nhà nước, qua đó ta thấy được Nhà nước ngày càng đã có
những bước và biện pháp nhằm đẩy mạnh loại hình kinhdoanhquyềnsửdụng đất,
ưu tiên hơn cho loại hình hoạt động kinhdoanh này.
Qua nhiều năm đổi mới, thị trường kinhdoanhquyềnsửdụngđất ở nước
ta đã hình thành và phát triển với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực, thì bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất quá “nóng” dẫn tới “sốt” hoặc quá “lạnh” dẫn tới “đóng băng” đều ảnh
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
49
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
hưởng không tốt đến đầu tư phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Nghị
quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Phát triển thị trường bất động sản,
bao gồm thị trường quyềnsửdụngđất và bất động sản gắn liền với đất, làm cho đất
đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, góp phần vào công cuộc đổi mới
toàn diện của đất nước. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường kinh doanh
quyền sửdụngđất sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế
– xã hội, tạo khả năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng
góp thiết thực vào quá trình xây dựng đô thị và nông thôn theo hướng phát triển
bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số quy định phápluật chưa phù hợp với nhu
cầu xã hội và để hiểu rõ vấn đề hơn, người viết sẽ đi đến phân tích thực trạng đồng
thời qua đó kiến nghị một số giải phápđể hoàn thiện hệ thống phápluật hơn.
2.2 Thực trạng vềkinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường bất động sản
2.2.1 Phạm vi hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn hạn chế
Luật Kinhdoanh bất động sản đã cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinhdoanh bất động sản để thu hút
nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, luật hiện hành
còn hạn chế về phạm vi hoạt động, mới chỉ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinhdoanh dưới hai hình thức đầu tư
tạo lập nhà, công trình xây dựngđể bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư cải tạo
đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng mà
chưa cho phép mua nhà, công trình xây dựngđể bán, cho thuê, cho thuê mua; Thuê nhà,
công trình xây dựngđể cho thuê lại; Nhận chuyển nhượng quyềnsửdụng đất, đầu tư công
trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê; thuê quyềnsửdụngđất đã có hạ tầng để cho
thuê lại.
Theo Bộ Xây dựng, những hạn chế này đã tạo ra sự không bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế khi tham gia thị trường bất động sản, chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế, từ đó hạn chế rất nhiều việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ nước
ngoài vào lĩnh vực bất động sản.
Việc quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài chỉ được hoạt động kinh
doanh trong phạm vi được xác định theo phương pháp liệt kê làm hạn chế các chủ
thể hoạt động kinhdoanh trong các lĩnh vực mà luật chưa dự liệu được. Mặt khác,
các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm cách vượt qua các quy định này bằng các cách
thức khác nhau, như hợp tác kinhdoanh với nhà đầu tư trong nước đểkinh doanh
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
50
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
vượt ra ngoài phạm vi quy định của Điều 10 LuậtKinhdoanh bất động sản.
Nguyên nhân trên là do trong LuậtKinhdoanh bất động sản, phạm vi hoạt
động kinhdoanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định theo hình
thức liệt kê các lĩnh vực được hoạt động. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được hoạt
động trong lĩnh vực được giới hạn cho phép. LuậtKinhdoanh bất động sản chưa quy
định tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị
trường, từ đó làm giảm việc mở rộng sự hợp tác giữa các nước với nhau, thể hiện sự
không bình đẳng giữa các chủ thể khi thực hiện hoạt động kinhdoanh trên thị
trường và không tạo nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước về lĩnh vực kinh
doanh này.
2.2.2 Sự thiếu đồng bộ về thời điểm chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và
quyền sở hữu nhà ở
Khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở trên thị trường bất động sản thì các
bên rất quan tâm là thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyềnsửdụngđất ở từ
khi nào. Tuy nhiên, thời điểm chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và quyền sở hữu
nhà ở lại không thống nhất với nhau và đây cũng là một vấn đề có nhiều ý kiến khác
nhau dẫn đến các tranh chấp trong quan hệ mua bán. Theo Khoản 1 Điều 168 Bộ
Luật Dân sự thì: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký quyền sở hữu”, tại khoản 2 Điều 439 Bộ Luật Dân sự “đối với tài
sản mua bán mà phápluật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu
được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở
hữu đối với tài sản đó”, đồng thời tại Điều 692 Bộ Luật Dân sự thì việc chuyển
quyền sửdụngđất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký quyềnsửdụngđất theo quy
định vềđất đai. Dựa trên quy định này thì quyềnsửdụngđất sẽ chuyển cho bên
mua kể từ khi các bên đăng bộ sang tên tại cơ quan đăng ký quyềnsửdụngđất ở
chứ không phải tại tổ chức công chứng mà hai bên ký hợp đồng công chứng. Như
vậy, việc ký hợp đồng công chứng tại tổ chức công chứng sẽ có ý nghĩa như thế
nào, nếu sau khi ký công chứng mà không thể đăng bộ sang tên quyềnsửdụng đất
tại cơ quan đăng ký quyềnsửdụng đất. Điều này sẽ dẫn tới quyền sở hữu nhà ở
thuộc về bên mua nhưng quyềnsửdụngđất vẫn còn bên bán.
Tại Luật Nhà ở năm 2005 quy định: Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho
bên mua kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với các giao dịch về nhà
ở giữa các cá nhân với cá nhân. Như vậy, nếu căn cứ vào quy định này thì quyền sở
hữu nhà sẽ chuyển cho bên mua kể từ thời điểm ký hợp đồng công chứng tại cơ
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
51
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
quan công chứng, còn quyềnsửdụngđất ở này sẽ chuyển cho bên mua kể từ thời
điểm sau khi đăng bộ sang tên tại cơ quan đăng ký quyềnsửdụng đất.
Từ đó cho thấy thời điểm chuyển quyền sở hữu quyềnsửdụngđất và thời
điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở là hoàn toàn không trùng khớp với nhau
và chính sự không trùng khớp này có thể dẫn đến một số vấn đề như: Ông A bán
cho bà B một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng ở khu vực bờ sông. Sau khi hợp đồng đã
được công chứng thì theo thỏa thuận bà B trả cho ông A một tỷ đồng, phần còn lại
sẽ trả sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí. Nhưng trong thời gian làm thủ tục đăng kí
thì do mưa lớn làm sạt lở khu vực bờ sông, toàn bộ ngôi nhà đều bị thiệt hại. Ông A
yêu cầu bà B thực hiện hợp đồng vì hợp đồng đã được công chứng và quyền sở hữu
ngôi nhà đã chuyển cho bà B theo Điều 93 Luật Nhà ở. Bà B không chịu tiếp tục
thực hiện hợp đồng vì cho rằng quyềnsửdụngđất chưa được dịch chuyển vì theo
quy định là sẽ dịch chuyển sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí.
Đồng thời, quy định này sẽ dẫn đến việc một số tổ chức công chứng sẽ
chấp nhận ký hợp đồng công chứng để chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên thứ ba
sau khi hợp đồng công chứng được ký kết chưa đăng bộ sang tên cho bên mua và
đây cũng là vấn đề xảy ra tranh chấp trong việc mua bán nhà ở và gây khó khăn cho
bên thứ ba trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nghĩa là tổ chức công chứng ký hợp
đồng công chứng đối với nhà ở khi chưa đăng bộ sang tên tại cơ quan đăng ký
quyền sửdụngđất khi mà quyềnsửdụngđất vẫn còn thuộc bên bán còn quyền sở
hữu nhà ở sẽ thuộc về bên mua. Từ đó có ý kiến đề nghị hợp đồng công chứng sẽ là
cơ sở để thi hành án mà không kiện ra Tòa thì hoàn toàn không phù hợp, đồng thời
việc xác định quyền sở hữu đất sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi sửa đổi Hiến
pháp trong kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra, nếu tiếp tục thừa nhận đất đai thuộc sở hữu
toàn dân thì cần phải có một cơ chế để giải quyết vấn đề thời điểm chuyển quyền sở
hữu nhà ở và quyềnsửdụngđất ở của cá nhân cho phù hợp và thống nhất.
2.2.3 Quyềnsửdụngđất được chuyển nhượng còn hạn chế
Thứ nhất, LuậtĐất đai năm 2003, LuậtĐất đai năm 2013, Luật Kinh
doanh bất động sản năm 2006 và Dự thảo LuậtKinhdoanh bất động sản (sửa đổi)
đã quy định mở rộng cho một số loại đất trở thành đối tượng được kinhdoanh và
chuyển nhượng quyềnsửdụngđất trong kinh doanh. Tuy vậy, vẫn còn nhiều loại
đất người sửdụng không được giao dịch trên thị trường như: Đất mà người sử dụng
thuê của Nhà nước và trả tiền thuê đất hàng năm; đất xây dựng các công trình sự
nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật, ngoại giao; đất xây
dựng các công trình công cộng kết hợp kinh doanh; đất quy hoạch nhưng thiếu tính
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
52
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
khả thi “quy hoạch treo”…Điều này gây hạn chế về diện tích và loại hàng hóa
quyền sửdụng đất, bất động sản cung cấp cho sản xuất kinhdoanh và đời sống,
lãng phí đất đai.26
Bên cạnh đó, so sánh bất động sản là quyềnsửdụngđất với nhà ở, công
trình xây dựng trên đất cho thấy phạm vi các loại nhà, công trình xây dựng được
mua bán, chuyển nhượng rộng rãi và đa dạng hơn nhiều so với các loại đất được
phép chuyển nhượng. Nhiều loại đất người sửdụng không được phép chuyển
nhượng quyềnsửdụngđất nhưng vẫn được mua bán công trình trên đất như: Một
số công trình công cộng (vừa phục vụ mục đích công cộng vừa kết hợp kinh doanh);
nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội; nhà cải tạo các chung cư cũ; một số công trình sự
nghiệp (thuộc sở hữu riêng của tổ chức sự nghiệp); một số công trình giao thông,
thủy lợi, công trình công nghiệp; công trình của các doanh nghiệp thuê đất Nhà
nước và trả tiền thuê đất hàng năm…Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa pháp luật
và thực tiễn khi thực hiện các giao dịch bất động sản (nhà, công trình xây dựng
được chuyển nhượng nhưng quyềnsửdụngđất không được chuyển nhượng).
Thứ hai, phápluật chưa chú trọng điều tiết sự mất cân đối trong kinh doanh
bất động sản và giao dịch bất động sản, bất động sản có rất nhiều loại bao gồm: bất
động sản nhà ở; bất động sản công nghiệp, du lịch dịch vụ; bất động sản hạ tầng kĩ
thuật, hạ tầng xã hội và công trình công cộng; bất động sản nông nghiệp…Song quy
định của phápluật và thực tế cho thấy mối quan tâm của Nhà nước và doanh nghiệp
mới chủ yếu tập trung vào bất động sản nhà, đất ở mà chưa chú trọng đến các loại
bất động sản khác. Trong thị trường nhà ở thì bất động sản nhà ở cao cấp, nhà ở
chung cư, văn phòng cao cấp cho thuê, đất dự án…thu hút được sự quan tâm của
đông đảo các nhà đầu tư bất động sản. Trong khi nhà ở cho người có thu nhập thấp,
người nghèo…lại ít nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển. Phápluật cũng chưa
có quy định hợp lý, thống nhất để xác lập cơ chế cho vay vốn ưu đãi đối với doanh
nghiệp đầu tư và những người có thu nhập thấp để kích thích cung-cầu hàng hóa bất
động sản cho người có thu nhập thấp; còn thiếu vắng các quy định về hỗ trợ đặc biệt
cho các doanh nghiệp đầu tư kinhdoanh bất động sản ở các khu vực, lĩnh vực kém
phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có sự kiểm soát và điều tiết hợp lý về “tổng
lượng cung” hàng hóa bất động sản.27
26
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bàn VềQuyềnSửDụngĐất Được Phép Chuyển Nhượng Trong Kinh
Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6 năm 2014, trang 43.
27
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bàn VềQuyềnSửDụngĐất Được Phép Chuyển Nhượng Trong Kinh
Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6 năm 2014, trang 43.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
53
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào
giao dịch chuyển nhượng quyềnsửdụng đất. Mặc dù đây là loại giao dịch trung
tâm, trọng yếu nhưng cũng cần khuyến khích phát triển các loại giao dịch cho thuê,
cho thuê mua…để đảm bảo sự hài hòa, đồng bộ của thị trường, khắc phục sự phát
triển bất cân xứng, giảm sức ép cho thị trường chuyển nhượng quyềnsửdụng đất.
Thứ ba, từ quy định về việc có nhiều loại nhà, công trình xây dựng được
kinh doanh mua bán, chuyển nhượng nhưng quyềnsửdụngđất lại không được
chuyển nhượng dẫn đến chủ thể kinhdoanhquyềnsửdụngđất và chuyển nhượng
quyền sửdụngđất cũng hẹp hơn rất nhiều so với chủ thể kinhdoanh nhà, công trình
xây dựng và chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng. Quy định này chưa đảm bảo
sự thống nhất tương đối giữa chủ sửdụngđất và chủ sở hữu tài sản trên đất và
ngược lại chủ sở hữu tài sản trên đất thì có nhiều quyền “định đoạt” quyềnsử dụng
đất. Việc hạn chế về chủ thể chuyển nhượng quyềnsửdụngđất đã cản trở quyền tự
do, tự chủ, linh hoạt trong việc định đoạt tài sản là bất động sản trong kinh doanh;
tạo nên sự thiếu thống nhất trong giao dịch, phức tạp về thủ tục hành chính. Bởi lẽ,
mua bán nhà, công trình xây dựng gắn liền với quyềnsửdụngđất thì tất yếu phải
chuyển giao quyềnsửdụngđất bằng cách này hay cách khác. 28
Thứ tư, việc quản lý, sửdụngđất đai trong thời gian qua còn nhiều lãng
phí, kém hiệu quả. Tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo” diễn ra ở nhiều nơi. Ở
nhiều địa phương các khu công nghiệp phát triển tự phát, theo “phong trào” đã tạo
nên sự lãng phí đất đai, tỉ lệ “lấp đầy” các khu công nghiệp quá thấp; tình trạng lãng
phí đất công của các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp…đã
kéo dài nhiều năm qua mà chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, tình trạng đầu
cơ dự án, đầu cơ bất động sản,…đã tạo nên “sức cầu giả tạo” làm tăng giá bất động
sản trong khi nhu cầu đất đai cho sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, đất để
xây dựng cơ sở hạ tầng của quốc gia, nhà, đất ở cho người có thu nhập thấp vẫn
đang là đòi hỏi lớn.29
Có thể thấy, quy định phápluậtvềkinhdoanh bất động sản nói chung và
quyền sửdụngđất được phép kinhdoanh chuyển nhượng nói riêng còn nhiều hạn
chế, bất cập về chủ thể sửdụngđất được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;
loại đất được chuyển nhượng cũng như quy định về các hình thức giao dịch chuyển
nhượng; thời hạn sửdụngđất chuyển nhượng; thủ tục hành chính chuyển nhượng…
28
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bàn VềQuyềnSửDụngĐất Được Phép Chuyển Nhượng Trong Kinh
Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6 năm 2014, trang 44.
29
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bàn VềQuyềnSửDụngĐất Được Phép Chuyển Nhượng Trong Kinh
Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6 năm 2014, trang 44.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
54
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được thì kinhdoanh bất động sản nói chung và kinh doanh
quyền sửdụngđất nói riêng còn gặp một số khó khăn và vướng mắt nhất định, thiếu
đồng bộ của hệ thống phápluật đã tạo nên những lỗ hỏng ảnh hưởng tới kinh
doanh quyềnsửdụng đất. Bởi vậy việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để hoạt động kinhdoanh bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và
nhanh chóng trên thị trường.
2.3 Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định phápluậtvềkinhdoanhquyền sử
dụng đất
2.3.1 Phạm vi hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần được mở rộng
Pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động kinhdoanh bất động sản cho các
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà cụ thể là
được phép kinhdoanhquyềnsửdụngđất trên thị trường, nhằm thu hút nguồn lực
đầu tư nước ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển lành mạnh có tính cạnh tranh cao, đồng thời giải
quyết nhiều việc làm, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, trên nguyên tắc bảo đảm
ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã
hội và phát triển bền vững.
Bày tỏ quan điểm về phạm vi kinhdoanh bất động sản của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà
Nam) tán thành với việc mở rộng phạm vi hoạt động kinhdoanh bất động sản của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo sân chơi
bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, đại biểu Tiến cho rằng, bất động
sản gắn liền với quyềnsửdụngđất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, việc mở rộng
phạm vi hoạt động kinhdoanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, do đó phải có quy định cụ thể để vừa đảm bảo
sự kiểm soát của Nhà nước, không làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh,
quốc phòng, lợi ích quốc gia và trật tự cộng đồng, đồng thời tránh được những hệ
lụy có thể phát sinh.30
Theo đại biểu, dự thảo luận cần bóc tách hai vấn đề: Mở rộng phạm vi hoạt
động kinhdoanh bất động sản nhưng bên cạnh đó phải tăng cường điều kiện ràng
buộc để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước. Đại biểu đề xuất dự thảo cần có quy
30
Quốc hội thảo luận dự án LuậtKinhdoanh bất động sản (sửa đổi).
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
55
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đầu tư kinhdoanh bất động sản ở
những nơi nhạy cảm như về an ninh quốc phòng; sàng lọc kỹ tư cách pháp lý và
năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinhdoanh bất động sản; siết
chặt thủ tục phê duyệt dự án; tăng cường tính trách nhiệm tổ chức, cá nhân nước
ngoài tham gia kinhdoanh bất động sản...
Việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay các tổ chức, cá
nhân người nước ngoài được kinhdoanh bất động sản là phù hợp với tiến trình hội
nhập sâu rộng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, khi cho phép người nước ngoài kinh
doanh bất động sản mà cụ thể là kinhdoanhquyềnsửdụngđất thì bên cạnh đó có
biện pháp kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia.
Cần bổ sung, sửa đổi luật này nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất trên thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước
với nhau. Đồng thời dự thảo luật cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu các ý kiến để phù
hợp với quá trình đổi mới đất nước và để đảm bảo thống nhất giữa các luật khác để
tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
2.3.2 LuậtKinhdoanh bất động sản-Cần có quy định cụ thể về thời điểm
chuyển nhượng quyềnsửdụng đất
Do trong LuậtKinhdoanh bất động sản chưa có một quy định cụ thể nào
về thời điểm chuyển nhượng quyềnsửdụng đất, nên để việc xác định thời điểm
chuyển quyền sở hữu tài sản là nhà ở và quyềnsựdụngđất trong trường hợp có
xung đột phápluật như trên, ta cần áp dụng các văn bản sau:
Đối với nhà ở xây dựng trên đất mà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở (đất chưa có giấy chứng nhận quyềnsửdụng đất) thì thời điểm chuyển quyền
sở hữu tài sản (nhà và đất) được xác định kể từ thời điểm hợp đồng được công
chứng đối với giao dịch về nhà ở theo quy định tại Điều 93-Luật Nhà ở ngày
29/11/2005; Đối với nhà ở xây dựng trên đất đã có giấy chứng nhận quyềnsử dụng
đất (nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) thì thời điểm chuyển quyền
sở hữu tài sản (nhà và đất) được xác định kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng
đăng ký quyềnsửdụngđất theo quy định của Điều 168–Bộ Luật Dân sự ngày
14/6/2005; Đối với nhà ở và đất ở đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sửdụngđất thì thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản (nhà và đất) được xác
định như sau:
Căn cứ khoản 3–Điều 83 (Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật)–Luật ban
hành văn bản quy phạm phápluật ngày 03/6/2008 quy định: “…Trong trường hợp
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
56
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
các văn bản quy phạm phápluật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành
sau…”
Như vậy, Bộ Luật dân sự ban hành ngày 14/6/2005 và Luật Nhà ở ban hành
ngày 29/11/2005 (đều do Quốc hội ban hành) và Luật Nhà ở là văn bản luật được
ban hành sau cùng nên việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản là nhà
ở và đất ở đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyềnsửdụngđất được áp
dụng theo quy định tại Điều 93-Luật Nhà ở là kể từ thời điểm hợp đồng được công
chứng đối với giao dịch về nhà ở.
Đối với tài sản là quyềnsửdụngđất (không có nhà trên đất). Thời điểm
chuyển quyền sở hữu tài sản là quyềnsửdụngđất được xác định kể từ thời điểm
đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyềnsửdụngđất theo quy định của Điều 168–Bộ
Luật Dân sự ngày 14/6/2005. Vì trong LuậtKinhdoanh bất động sản không có một
quy định cụ thể nào về thời điểm chuyển nhượng quyềnsửdụng đất, nên ta phải áp
dụng luật chung-Bộ luật Dân sự.
Theo thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Luật Nhà ở được Quốc
hội ban hành ngày 29/11/2005, LuậtKinhdoanh bất động sản có hiệu lực từ ngày
1/1/2007; tuy nhiên ngay từ năm 2008, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi lại hai luật
này bởi phát sinh những vấn đề bất cập, không phù hợp với thực tế.
Đây là hai luật mới, lần đầu tiên được xây dựng. Bản thân luật này cũng rất
phức tạp bởi vấn đềkinhdoanh bất động sản mới xuất hiện, việc chính thức cho
mua bán kinhdoanh bất động sản nói chung và kinhdoanhquyềnsửdụngđất nói
riêng mới bắt đầu những năm nay, cơ chế thị trường mới hình thành, đang hoàn
thiện nên không có quy luật, có nhiều bất ổn, cần có sự điều chỉnh để thích nghi.
Trên thực tế Luật Nhà ở và LuậtKinhdoanh bất động sản liên quan đến
nhau và liên quan đến nhiều văn bản phápluật khác nhau như Luật Dân sự, Luật
Đất đai, Luật Môi trường…Bởi vậy, trong quá trình soạn thảo sửa đổi Luật cần có
sự kết hợp để tránh chồng chéo và không vi phạm Hiến pháp. Các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cần mở hội thảo, lấy ý kiến của các nhà khoa học, bộ, ngành và
địa phương cũng như tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để có sự lựa chọn phù
hợp với thực tiễn của xã hội.
2.3.3 Hình thức chuyển nhượng quyềnsửdụngđất cần mở rộng
Về nguyên tắc, các giao dịch vềquyềnsửdụngđất cần phải có sự tương
đồng nhất định với tài sản trên đất, chuyển nhượng quyềnsửdụngđất thì chuyển
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
57
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
nhượng các tài sản trên đất và ngược lại. Có thể thấy điểm tương đồng mang tính
“tất yếu” trong giao dịch chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và mua bán nhà, công
trình xây dựng hay tài sản khác gắn liền với đất ở các điểm sau: Một là đất và nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất là khối bất động sản gắn bó chặt chẽ, khó có
thể tách rời nên khi bán tài sản trên đất thì đồng thời phải chuyển giao quyền sử
dụng đất sang cho người mua tài sản (dù phương thức chuyển giao là quyết định
hành chính hay giao dịch thị trường); hai là giá cả quyềnsửdụngđất và nhà ở, công
trình xây dựng gắn liền với đất trong thực tế rất khó tách bạch được chính xác. Giá
quyền sửdụngđất thường cao hơn nhờ tạo lâp tài sản trên đất và ngược lại, giá nhà
ở, công trình xây dựng gắn liền với đất thường lên cao hay xuống thấp nhờ giá
quyền sửdụngđất tăng hay giảm. Ba là tài sản trên đất được đầu tư kinhdoanh thì
giá cả quyềnsửdụngđất cũng tăng lên, đó cũng được coi là sự đầu tư vào đất làm
giá tăng lên, chủ đầu tư phải được hưởng giá đất tăng lên đó. Dù đầu tư vào nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất hay đầu tư riêng vào đất cũng đều làm cho cả
khối bất động sản tăng giá trị; Bốn là đất đai và nhà ở, công trình xây dựng có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ mang tính khách quan, tất yếu thể hiện ở chỗ đất đai là bất
động sản quan trọng nhất, là trung tâm của bất động sản, có đất mới có thể tạo lập
nhà ở, công trình xây dựng trên đất. Mở rộng hàng hóa quyềnsửdụngđất thì mới
có thể mở rộng, phát triển các loại hàng hóa bất động sản; Năm là giá cả giữa các
căn nhà, công trình xây dựng gắn liền với quyềnsửdụngđất rất khác nhau phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, vị trí, chất lượng xây dựng…Ngoài ra, giá bất
động sản có thể còn phụ thuộc vào nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp đã thực hiện với
Nhà nước như trả tiền sửdụngđất hay miễn giảm tiền sửdụng đất, thuê đất Nhà
nước trả tiền thuê hàng năm hay trả tiền một lần cho cả thời gian thuê…31
Rõ ràng là sẽ mâu thuẫn, cản trở hàng hóa bất động sản phát triển khi chỉ
cho phép tài sản trên đất được giao dịch mà đất đai không được mở rộng giao dịch
và ngược lại. Việc quy định quá nhiều khác biệt giữa giao dịch quyềnsửdụng đất
với tài sản gắn liền với đất sẽ tạo nên mâu thuẫn, phức tạp, thiếu minh bạch và làm
cản trở các giao dịch bất động sản, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của hoạt
động kinhdoanh bất động sản.
Như vậy về cơ bản cần quy định đối tượng có quyền bán tài sản trên đất
cũng có quyền chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và mở rộng hơn nữa thì cần thừa
nhận người có quyềnsửdụngđất là chủ sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất (nhà,
công trình xây dựng và cây trồng trên đất). Thông thường các nước trên thế giới đều
31
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bàn VềQuyềnSửDụngĐất Được Phép Chuyển Nhượng Trong Kinh
Doanh Bất Động Sản Ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6 năm 2014, trang 45.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
58
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
quy định người có quyền sở hữu, quyềnsửdụngđất cũng là người có quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất và khi chuyển nhượng đất thì đồng thời chuyển nhượng tài
sản gắn liền với đất. Quyềnsử dụng, quyền sở hữu đất đai luôn luôn được coi là
trung tâm của quyền đối với bất động sản và của quá trình sáp nhập tài sản. Thực tế
đã cho thấy ở Việt Nam trong nhiều năm trước đây, cũng như trên thế giới, khi có
sự không đồng nhất giữa những vấn đềpháp lý liên quan đến đất đai với những vấn
đề pháp lý liên quan đến tài sản gắn liền với đất thì hướng khắc phục là làm cho
những vấn đềpháp lý liên quan đến đất đai phù hợp với những vấn đềpháp lý liên
quan đến tài sản gắn liền với đất chứ không phải là ngược lại. Về vấn đề này, tác giả
chia sẻ với nhận xét của Phạm Văn Võ: “Để khắc phục tình trạng nhà đầu tư tư bản
chỉ là chủ công trình, còn đất lại thuộc địa chủ, trong lịch sử, các nước tư bản
phương Tây thường giải quyết bằng cách xóa bỏ quyền của chủ đất, thiết lập quyền
quản lý thống nhất của nhà đầu tư tư bản đối với toàn bộ công trình, gồm cả đất gắn
liền với công trình”.
Để khắc phục được những hạn chế, bất cập về hàng hóa quyềnsửdụng đất
trong kinhdoanh bất động sản, cần từng bước nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện
pháp luậtđất đai, phápluậtkinhdoanh bất động sản như sau:
Thứ nhất, mở rộng hàng hóa quyềnsửdụng đất, phát triển đa dạng các loại
hàng hóa bất động sản. Tuy vậy, giá cả mỗi loại đất khi giao dịch trên thị trường sẽ
hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào nghĩa vụ tài chính mà người sửdụngđất phải
thực hiện với Nhà nước như: Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì người nhận chuyển
nhượng sau đó lại phải tiếp tục trả tiền thuê cho Nhà nước nên giá rất thấp; đất giao
không thu tiền để cho các tổ chức sự nghiệp thì tiền chuyển nhượng quyềnsử dụng
đất chỉ được sửdụngđể xây dựng, phát triển các công trình sự nghiệp hoặc để
chuyển đổi vị trí khi di dời tổ chức sự nghiệp. Đối với nhà ở xã hội, nhà ở tái định
cư thì nên hạn chế việc miễn giảm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất cho doanh nghiệp
và chuyển khoản tiền này sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thuộc diện mua
nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Nhà nước cần thực hiện chính sách cho vay dài hạn,
lãi suất thấp, hạ thấp điều kiện cho vay để bảo đảm cho hầu hết người dân đều có
thể mua được nhà đất ở. Bởi lẽ quy định giao đất không thu tiền sửdụngđấtđể xây
dựng nhà ở xã hội nhưng giá nhà ở xã hội bán trên thị trường nhiều nơi gần tương
đương với giá nhà ở thương mại nên không có lợi cho người dân. Phải tách các
chính sách xã hội ra khỏi giá đất ở, nhà ở; tách các vấn đề liên quan đến chính sách
hoặc chế độ đãi ngộ ra khỏi giá đất, bất động sản.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
59
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Trên cơ sở quy định mang tính định hướng trong LuậtĐất đai 2013, Luật
Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây cần quy định đầy đủ, cụ
thể hơn về các vấn đề sau: Chuyển nhượng quyềnsửdụngđất một số công trình
công cộng, công trình sự nghiệp, công trình hạ tầng…do tư nhân tự bỏ vốn đầu tư
xây dựng; điều kiện, các quyền và nghĩa vụ khi đối tượng này tham gia vào thị
trường bất động sản; việc tổ chức, cá nhân nước ngoài được mở rộng quyền chuyển
nhượng và nhận chuyển nhượng quyềnsửdụngđấttại Việt Nam để thể hiện sự bình
đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong việc sử dụng
đất.
Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, tăng quỹ đất cho đầu
tư phát triển kinh tế, cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần nghiên cứu phương án
chuyển đổi công năng của bất động sản trong điều kiện thị trường suy thoái, bất cân
bằng về cung-cầu. Rà soát lại việc sửdụngđất của các tổ chức, đặc biệt là đất của
doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức hành chính sự nghiệp, đất quốc phòng, an ninh, đất
mục đích công cộng, đất “dự án treo”…bảo đảm sửdụng thực hiện hiệu quả theo
quy hoạch để công nhận tiếp tục cho phép sử dụng, chuyển mục đích sửdụng hoặc
phải thu hồi đất. Nhà nước quản lý, kiểm soát thị trường bất động sản bằng cách tác
động có hiệu quả vào “tổng cung và tổng cầu” xã hội vềđất đai và các giá trị đầu tư
trên đấtđể bình ổn thị trường bất động sản.
Bằng những phương pháp như vậy, để làm cho việc kinhdoanhquyền sử
dụng đất trên thị trường bất động sản ngày càng phát triển có hiệu quả, hội nhập
vào thị trường quốc tế.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
60
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
Kết luận chương 2
Sau hơn nhiều năm triển khai thực hiện, mặc dù đạt được những thành tựu
quan trọng, song thực tế LuậtKinhdoanh bất động sản năm 2006 vẫn còn tồn tại
bất cập. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi một số nội dung trong LuậtKinhdoanh bất
động sản nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai
đoạn sắp tới. Việc ban hành sửa đổi, bổ sung LuậtKinhdoanh bất động sản sẽ góp
phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụng đất, giải quyết mối
quan hệ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước–doanh nghiệp–người dân. Tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trên thị trường kinhdoanhquyền sử
dụng đất, tạo ra một “sân chơi” lành mạnh, bình đẳng cho các chủ thể trong và
ngoài nước khi tham gia vào loại hình kinhdoanh này. Đồng thời, việc sửa đổi Luật
nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng như: Đảm bảo tính thống nhất của hệ
thống pháp luật, tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp
luật; sửa đổi các quy định phápluật bất cập, các quy định đã trở nên không còn
phù hợp; bổ sung các quy định mới để điều chỉnh các lĩnh vực, các quan hệ còn bỏ
trống chưa được phápluật điều chỉnh, quy định cụ thể các nội dung còn mang tính
nguyên tắc, quy định nâng cao tính khả thi trong việc áp dụngpháp luật. Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân sẽ được hưởng lợi ích từ việc kinhdoanhquyềnsử dụng
đất, làm cho hoạt động ngày càng phát triển mạnh, minh bạch và bền vững.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
61
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
KẾT LUẬN
Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất có vai trò quan trọng thúc đẩy
kinh tế-xã hội phát triển. Do đó, sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung
cũng như hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất nói riêng có thể coi như là thước
đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức sống dân cư của mỗi nước.
Ngoài ra cùng với thị trường vốn và thị trường lao động, thị trường kinh doanh
quyền sửdụngđất cũng đóng vai trò là đầu vào cho tất cả hoạt động trong nền kinh
tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất kinhdoanh liên quan đến
nhau như xây dựng, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng…. Hoạt động kinh
doanh quyềnsửdụngđất lành mạnh sẽ như là một “mắt xích” quan trọng góp phần
ổn định phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao trình độ sống của nhân dân, qua đó giúp
Nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thị trường kinhdoanhquyền sử
dụng đất tốt hơn.
Hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất đang được mọi người quan tâm
trong xã hội hiện nay. Xét thấy tầm quan trọng của hoạt động kinhdoanhquyền sử
dụng đất trong nền kinh tế thị trường, LuậtKinhdoanh bất động sản ra đời đã khái
quát cho chúng ta biết hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất là gì; giúp cho bên
cung-cầu hiểu rõ hơn đểkinhdoanhquyềnsửdụngđấtđạt kết quả cao thì cần
những nguyên tắc nào; điều kiện đối với chủ thể kinhdoanhquyềnsửdụngđất là
gì; cũng như đểquyềnsửdụngđất được đưa vào kinhdoanh thì cần đáp ứng những
điều kiện nào; hình thức tiến hành kinhdoanhquyềnsửdụngđất gồm những hình
thức nào. Cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nghĩa vụ gì đối với hoạt
động kinhdoanhquyềnsửdụng đất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất phát triển
trong nền kinh tế thị trường không tránh khỏi những hạn chế như phạm vi hoạt động
của tổ chức, cá nhân nước ngoài hẹp hơn so với tổ chức, cá nhân trong nước, từ đó
làm hạn chế sự hội nhập giữa các nước và gây thất thu cho ngân sách Nhà nước,
cũng như LuậtKinhdoanh bất động sản và các văn bản phápluật có liên quan còn
nhiều quy định mâu thuẫn, chưa thống nhất với nhau làm cho hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđất gặp không ít khó khăn. Vì hoạt động kinhdoanhquyềnsử dụng
đất có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế nên những hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất
sâu rộng, gây ra tổn thất lớn cả trên khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, vì thế các
cơ quan Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu để đưa hoạt động kinh doanh
quyền sửdụngđấtđúng hướng, đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
62
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
để thu hút đầu tư trong và ngoài nước góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước, làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
Từ những phân tích về nội dung cũng như thực trạng và hướng hoàn thiện
pháp luật đã nêu, bài viết phần nào cũng giúp cho các tổ chức, cá nhân tham gia
giao dịch hiểu biết tốt hơn và mong rằng các chủ thể sẽ vận dụng có hiệu quả để
hoạt động kinhdoanhquyềnsửdụngđất không ngừng phát triển. Qua đó tạo sự
phát triển vững chắc cho việc hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào quốc tế.
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
63
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
PHÁP LUẬTVỀKINHDOANHQUYỀNSỬDỤNG ĐẤT
GVHD: Th.S NGUYỄN HUỲNH ANH
64
SVTH: LÂM THỊ THANH HIỀN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Hiến pháp năm 1992
3. LuậtDoanh nghiệp năm 2005
4. Luật Nhà ở năm 2005
5. Luật Thương mại năm 2005
6. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành LuậtĐất Đai
7. LuậtKinhdoanh bất động sản số 63/2006/QH 11 ngày 19/06/2006 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2007
8. Nghị định 153/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Kinh doanh bất động sản
9. Thông tư 13/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựngvề việc hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị định 153/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành LuậtKinhdoanh bất động sản
Danh mục sách, giáo trình, báo, tạp chí
1. Bùi Thị Tuyết Mai, Thị trường quyềnsửdụngđất ở Việt Nam, Nxb lao độngxã hội, Hà Nội, năm 2005
2. Chu Thị Hoa, Báo cáo khảo sát tình hình thi hành phápluật của các cơ quan
nhà nước, ( Đềtài cấp Nhà nước độc lập “ Nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật của cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân,
vì dân”)
3. Hoàng văn Cường, GS, TS Hoàng Ngọc Việt, Bình ổn thị trường giá đất đô
thị, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008
4. Đặng Hùng Võ, Hiệu quả thi hành phápluậtvềđất đai của cơ quan nhà
nước ở nước ta, ( Chuyên đề của đềtài cấp Nhà nước độc lập “ lập “ Nâng cao
hiệu quả thi hành phápluật của cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng
NNPQ của dân, do dân, vì dân”)
5. Bộ Tư Pháp, Những vướng mắt pháp lý trong hoạt động kinhdoanh bất động
sản: Thực trạng và giải pháp”, Ban quản lý chương trình 585
6. Trần Quang Huy-TS Nguyễn Quang Tuyến, PhápluậtvềKinhdoanh bất
động sản, Nxb Tư pháp, Hà nội, 2009
7. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Chính sách thu hút đầu tư vào
thị trường bất động sản ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, 2006
Danh mục trang thông tin điện tử
1. http:// www.tailieu.vn
2. www.batdongsan.vietnamnet.vn
3. www.svcva.com
4. www.thuvienphapluat.vn
5. www.tochucsukien.org.vn
6. www.thanglong.chinhphu.vn
7. Dự thảo báo cáo tổng kết thi hành LuậtKinhdoanh bất động sản,
www.constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn/c/...library/get_file?
8. Một số vấn đềvề chuyển nhượng quyềnsửdụngđất và Nhà ở,
danluat.thuvienphapluat.vn/mot-so-van-de-ve-chuyen-nhuong-quyen-sudung-dat, [ngày truy cập 25/11/2014]
9. Quy định phápluậtvềKinhdoanh bất động sản đối với các nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1036/1/00050001533.pdf,
[ngày truy cập 25/11/2014]
10. Toàn
cảnh
thị
trường
bất
động
sản
năm
2010,
http://dothi.net/thitruong/phan-tich-nhan-dinh/15986/toan-canh-thi-truongbat-dong-san-nam 2010.htm, [ngày truy cập 25/11/2014]