Vìđây chính là giai đoạn quan trọng để Luật sư thực hiện chức năng bào chữa bảo vệkịp thời quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Cũng có thể hiểu “ Tranh tụng là hoạt động tố tụng giữ
Trang 1Lớp: Luật hành chính - K38
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
٭
٭
٭
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Trang 3NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
٭٭٭
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6
1.1 Khái quát chung về nguyên tắc tranh tụng của luật Tố tụng Hình sự 6
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng 6
1.1.1.1 Khái niệm tranh tụng 6
1.1.1.2 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình 7
1.1.2 Các thuộc tính của nguyên tắc tranh tụng 9
1.1.3 Nội dung và phạm vi của nguyên tắc tranh tụng 12
1.1.4 Nguyên tắc tranh tụng là tư tưởng chủ đạo trong cải cách tư pháp 15
1.2 Cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng 17
1.2.1 Tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng 17
1.2.2 Nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ 18
1.2.2.1.Giai đoạn trước năm 1945 18
1.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 20
1.2.2.3.Giai đoạn từ trước năm 1975 đến năm 1988 24
1.2.2.4 Giai đoạn từ sau năm 1988 đến nay 25
CHƯƠNG 2 28
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ 28
2.1 Giai đoạn điều tra 28
2.1.1 Hoạt động của Điều tra viên trong hoạt động tranh tụng hình sự 28
2.1.1.1 Hoạt động hỏi cung bị can 28
2.1.1.2 Hoạt động thu thập chứng cứ 30
2.1.2 Hoạt động của kiểm sát viên trong động tranh tụng hình sự 32
2.1.2.1 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra 32
2.1.2.2 Kiểm sát các hoạt động điều tra 34
2.1.3 Hoạt động của người bào chữa, người bị tình nghi đến hoạt động tranh tụng
Trang 52.1.3.1 Hoạt động của người bào chữa 35
2.1.3.2 Hoạt động của người bị tình nghi 38
2.2 Giai đoạn truy tố 39
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu hồ sơ của Kiểm sát viên khi vụ án kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 39
2.2.2 Bản luận tội của Kiểm sát viên 40
2.3 Giai đoạn xét xử 42
2.3.1 Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự 43
2.3.2 Hoạt động tranh tụng của người bào chữa tại phiên toà hình sự 51
2.3.3 Hoạt động tranh tụng của bị cáo tại phiên toà hình sự 52
2.3.4 Vai trò của Hội đồng xét xử trong tranh tụng tại phiên tòa Hình sự 53
CHƯƠNG 3 57
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 57
3.1 Những tồn tại trong hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành 57
3.1.1 Về mặt pháp lý 57
3.1.1.1 Chưa ghi nhận tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự 57
3.1.1.2 Các quy định về trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên 58
3.1.1.3 Các quy định về trách nhiệm tranh tụng của người bào chữa 59
3.1.1.4 Các quy định về quyền của người bị tình nghi tham gia tố tụng 61
3.1.1.5 Các quy định về vai trò của Hội đồng xét xử trong tranh tụng 62
3.1.2 Về mặt thực tiễn 63
3.1.2.1 Về hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên 63
3.1.2.2 Về hoạt động tranh tụng của người bào chữa 65
3.1.2.3 Về vai trò của Hội đồng xét xử trong hoạt động tranh tụng 66
3.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp 68
3.2.1 Về mặt pháp lý 68
3.2.1.1 Cần chính thức ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự 68
3.2.1.2 Sửa đổi lại trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo hướng quy định thủ tục tố tụng tranh tụng 69
Trang 63.2.1.3 Sửa đổi các quy định về người bào chữa theo Bộ luật tố tụng hình sự,
cụ thể 69 3.2.1.4 Nên quy định bị cáo cũng có quyền đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác 71 3.2.1.5 Sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng Tòa án không có trách nhiệm
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tòa án là cơ quan có chức năng xét xử duy nhất dựa vào kết quả tranhtụng, trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn bộ những tài liệu, chứng cứ được thẩmtra tại tòa Chính vì thế mà tất cả những giai đoạn tiền xét xử như: điều tra, truy
tố phải được diễn ra đúng pháp luật, bởi nó góp phần quan trọng vào hoạt độngtranh tụng tại tòa, là cơ sở và là cứ pháp lý để các bên tranh tụng với nhau nhằmtìm ra sự thật khách quan vụ án, giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng cũngnhư bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng với tinhthần tranh tụng mà Bộ Chính trị đề ra Nhận thấy được tầm quan trọng đó màtrong suốt những năm qua các Cơ quan bảo vệ pháp luật đã có rất nhiều cố gắngtrong việc bảo vệ an ninh, chính trị, xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđạt được cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự thông qua hoạt động tranh tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, mà tựuchung lại trong phiên tòa xét xử như oan, sai, bỏ lọt tội phạm mà vụ án củaNguyễn Thanh Chấn, Bùi Minh Hải là một minh chứng
Nhằm hướng tới xây dựng một nền tư pháp dân chủ, tiến bộ; Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp thời gian tới đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng khác….Việc phán quyết của Tòa án phải căn
cứ chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” 1 Trong chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị yêu cầu: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp ” Quán triệt và triển khai thi hành
nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử, vì đây là nguyên tắc
cơ bản đảm bảo hoạt động tranh tụng được công bằng, khách quan, kịp thời bảo
vệ lợi ích chính đáng của công dân
Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, những nhà lập pháp cũngnhư các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn kế thừa và phát huy để việc tranh tụng tại
1Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
thời gian tới
Trang 8phiên tòa hình sự được nâng cao chất lượng Nhưng cho đến nay “tranh tụng”vẫn chưa được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản trong xét xử và từ khi có Nghịquyết số 08 và 49 của Bộ Chính trị đề ra thì các cơ quan tiến hành tố tụng có sựtiến bộ trong việc xét xử nhưng nhìn chung vẫn chưa xứng tầm với yêu cầu cảicách tư pháp Cụ thể trong quá trình tiến hành tố tụng còn có tình trạng bứccung, nhục hình của Điều tra viên, Viện kiểm sát truy tố chưa đúng người, đúngtội bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, trong khi đó Tòa án chưa nhận thứcđược vai trò, vị trí của mình trong xét xử mà còn xem nặng chức năng buộc tội.Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng củacông dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Ngành tư pháp, vi phạmnghiêm trọng tinh thần tranh tụng của Nghị quyết mà Bộ Chính trị đề ra Trongkhi đó bản án được tuyên có thể là quyết định tước đi quyền tự do, sinh mệnh,hoạt động chính trị của một con người nên đòi hỏi mỗi hoạt động của nhữngngười tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải diễn ra vô tư, kháchquan, đúng pháp luật Trong khi chờ đợi sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệthống pháp luật trong đó có nguyên tắc tranh tụng thì việc trao đổi ý kiến cũngnhư sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động tranh tụng sẽ góp phần tích cực vào việcnhận thức đầy đủ về nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tranh tụng tại cácphiên tòa hình sự.
Chính vì những lẽ nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động tranh
tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp” là vấn đề vô cùng cấp bách, đây còn là
lý do, động lực thôi thúc người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu hoạt động tranh tụng người viết hướng tới làm sáng
tỏ những cơ sở lý luận, những quy định cũng như những bất cập của pháp luật cóliên quan đến hoạt động tranh tụng Qua đó đưa ra những kiến nghị, giải phápnhằm nâng cao hoạt động tranh tụng, nâng cao chất lượng xét xử tại các phiêntòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta
3 Phạm vi nghiên cứu
Tranh tụng là một vấn đề rất rộng và phức tạp Trong phạm vi nghiên cứucủa đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật có liênquan đến hoạt động tranh tụng, cũng như việc áp dụng các quy định đó trong
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
Có thể nói, chất lượng của luận văn có được đánh giá cao hay không thìphụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nghiên cứu Bởi mỗi phương pháp đó quyếtđịnh sự đúng đắn và khoa học của luận văn Chính vì tầm quan trọng của sự lựachọn đó, người viết dựa trên những nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước vềxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa Đồng thời kết hợp các phươngpháp so sánh, phân tích, giải thích để làm rõ những quy định của pháp luật về hoạtđộng tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như trong thực tiễn Bên cạnh
đó, người viết còn sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu hoạt động tranh tụngtrước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Trên cơ sở nghiên cứu các chế định củahoạt động tranh tụng để đối chiếu với những quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành
để từ đó tìm ra những quy định mới, tiến bộ về hoạt động tranh tụng Song songtheo đó , người viết còn sử dụng các trang web tìm kiếm tài liệu trong quá trìnhnghiên cứu luận văn
Với đề tài nghiên cứu “Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp” là một đề tài rất rộng, nó đòi hỏi người viết có một trình độ nhất định về
pháp luật cũng như về mặt lý luận và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự Song, nócòn yêu cầu người viết phải nắm bắt, lĩnh hội được những vấn đề cốt lõi, để từ đótìm ra những thiếu sót, bất cập, để người viết có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện
hệ thống pháp luật về tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp Với một sinh viênnăm cuối cũng như lần đầu nghiên cứu khoa học trong một thời gian ngắn cũng nhưkiến thức, hiểu biết về pháp luật có giới hạn nên sai sót là điều tất yếu Chính vì lẽ
đó Người viết rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô, cácnhà nghiên cứu pháp luật cùng các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 10CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ1.1 Khái quát chung về nguyên tắc tranh tụng của luật Tố tụng Hình sự
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng
1.1.1 Khái niệm tranh tụng
Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa củaloài người Loại tố tụng này đã được áp dụng từ thời kỳ Hy lạp cổ đại, sau đó được
áp dụng rộng rãi ở La Mã với thủ tục “ Hỏi đáp liên tục” Cùng với thời gian, tranhtụng được kế thừa, phát triển và được khẳng định và đến nay nó được áp dụng ở hầuhết các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ
Ở Việt Nam thì khái niệm tranh tụng được hiểu ở các bình diện sau:
Về mặt lập pháp: Tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoăc giảithích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945cho đến nay
Về mặt ngôn ngữ: thì theo Đại từ điển tiếng Việt thì “tranh tụng” hiểu
theo nghĩa rộng “là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện việc khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án”
Tranh tụng hiểu theo nghĩa hẹp: “ Là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên”
Mặc dù thuật ngữ “tranh tụng” xuất hiện rất lâu ở các nước trên thế giới,nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong Bộ luật tố tụnghình sự hiện hành Tùy vào tình hình phát triển của mỗi nước sẽ ứng với một hệthống pháp luật khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn có một điểm chung nhất là đều
có yếu tố “ tranh tụng” trong quá trình xét xử Bởi đây không chỉ là phương pháp tốtụng tiến bộ mà nó con đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được diễn ra chính xáckhách quan, là cơ sở để Tòa án tuyên những bản án đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, tránh tình trạng oan sai
Ví dụ, theo pháp luật tố tụng hình sự của Cộng Hòa Pháp quy định tranh
tụng và đảm bảo tranh tụng giữa các bên tham gia tranh tụng tại Điều 278 “ Bị cáo được tự do tiếp xúc với Luật sư bào chữa Luật sư có thể tham khảo toàn bộ hồ sơ
Trang 11Theo quy định trên thì “ tranh tụng” là điều tiên quyết để nâng cao tranhtụng tại phiên tòa thông qua sự tự do tiếp xúc giựa bị cáo và Luật sư bào chữa Vìđây chính là giai đoạn quan trọng để Luật sư thực hiện chức năng bào chữa bảo vệkịp thời quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Cũng có thể hiểu “ Tranh tụng là hoạt động tố tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa, các bên tiến hành tranh tụng có quyền bình đẳng với nhau tại phiên tòa đưa ra các chứng cứ làm rõ sự thật các vấn đề của vụ án hình sự, sau
đó nêu lên các cơ sở áp dụng pháp luật, làm căn cứ để thuyết phục Hội đồng xét xử xem xét, quyết định đưa ra bản án”
Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc, Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh thì: “Tranh tụng là một quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án, đồng thời cũng chính là phương tiện để đạt được mục đích, các nhiệm vụ đặt ra của Luật Tố tụng hình sự và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự có thể tham gia một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự”
Vậy, với quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc thì khái niệm tranhtụng được hiểu khá đầy đủ hơn về mặt lý luận
1.1.1.2 Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình
Khái niệm tranh tụng trong khoa học tố tụng hình sự được hiểu ở hainghĩa: quá trình tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng Ở góc độ chung nhất, tranhtụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa hai chức năng đối trọng nhau,
có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ các ý kiến, lập luận, lợi ích của mình vàphản bác ý kiến lập luận của phía bên kia Chức năng bào chữa và chức năng buộctội Khi xuất hiện chức năng buộc tội thì tất yếu đòi hỏi xuất hiện chức năng bàochữa Đó chính là thời điểm bắt đầu của quá trình tranh tụng
Điều này có nghĩa rằng trong khi xét xử vụ án hình sự, và để đảm bảo sựcông bằng, sự bình đẳng cũng như bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xửthì đòi hỏi phán quyết của tòa án phải diễn ra vô tư, khách quan, Tòa án phải thực
sự là trọng tài trong cuộc tranh luận giữa hai bên đối trọng nhau để tìm ra sự thậtkhách quan vụ án Bên buộc tội ( Công tố viên), và bên gỡ tội( Luật sư bào chữa).Tuy nhiên một phiên tòa sẽ không có ý nghĩa khi việc xét xử chỉ diễn ra phiến diện,một phía là do các cơ quan tiến hành tố tụng với chức năng buộc tội bị cáo màkhông có sự tham gia bào chữa cho bị cáo là chức năng gỡ tội
Trang 12Ví dụ, theo pháp luật tố tụng hình sự của Liên Bang Nga thì nguyên tắctranh tụng được quy định cụ thể tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2001 như sau
“Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa các bên Các chức năng buộc tội, bào chữa và giải quyết vụ án hình sự là độc lập với nhau và không thể giao cho một cơ quan hoặc một người có thẩm quyền thực hiện Tòa án không phải là cơ quan truy tố hinh sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên bào chữa Tòa án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và thực hiện các quyền được giao cho Bên bào chữa và bên buộc tội bình đẳng trước Tòa án” 2
Như vậy, theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng HòaPháp thì nguyên tắc tranh tụng được quy định cụ thể và rõ ràng cho việc tìm ra sựthặt vụ án Với vai trò là trọng tài Tòa án chỉ có chức năng xét xử là chính dựa trênkết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa Tòa án không phải
là cơ quan truy tố hình sự nên Tòa án không phải là cơ quan buộc tội, cũng như làchủ thể của bên bao chữa3
Theo quan điểm của Nguyễn Thái Phúc, Tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Nguyên tắc tranh tụng được hiểu là cách thức tổ chức phiên tòa sơ thẩm trong đó có sự tham gia của các bên buộc tội
và bào chữa có quyền ngang nhau để bảo vệ các ý kiến, luận điểm của phía bên đối trọng dưới vai trò điều khiển và quyết định của Tòa án”
Vậy, với khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự của Tiến
sĩ Nguyễn Thái Phúc đã thể hiện rõ và đầy đủ về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử,cũng như sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong suốtquá trình tố tụng với mục đích đảm bảo cho việc tranh tụng diễn ra vô tư kháchquan, đảm bảo quyền lợi của công dân, tạo lòng tin cho nhân dân vào Ngành tưpháp nước nhà
1.1.2 Các thuộc tính của nguyên tắc tranh tụng
* Tính khách quan của nguyên tắc tranh tụng
Đây là thuộc tính của bất kỳ nguyên tắc nào của BLTTHS Sự tồn tại củanguyên tắc tranh tụng là sự phản ánh quy luật khách quan trong hoạt động TTHS
2 Xem Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga, Nxb Proooxxpcc, Mat1xcova, 2001
Trang 13Quy luật này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta Quả thực như vậy,hoạt động tố tụng hình sự từ cổ chí kim luôn là hoạt động không tách rời, gắn bóhữu cơ của ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử Sự tồn tại của chức năng nàytất yếu đòi hỏi sự tồn tại của hai chức năng kia Mỗi chức năng tồn tại và vận độngtrong chừng mực tồn tại và vận động của các chức năng còn lại Sự khác biệt giữacác mô hình tố tụng là chính ở chỗ các chức năng này có sự tách bạch với nhau và
có do các chủ thể độc lập thực hiện hay bị thâu tóm toàn bộ vào tay một chủ thể, cóbuộc tội mà không có bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính chất một chiều và
đó là kết buộc chứ không phải là tranh tụng Tố tụng hình sự không thể được thừanhận là dân chủ khi chức năng buộc tội không có đối trọng là chức năng bào chữa.Trong các chức năng trên thì chức năng buộc tội là có vai trò động lực Không cóbuộc tội thì cũng không có hoạt động tố tụng hoặc hoạt động đó sẽ là hoạt độngkhông có định hướng Bản thân hoạt động tố tụng hình sự, quá trình nhận thức chân
lý khách quan từng vụ án cụ thể, đòi hỏi sự khách quan tranh tụng giữa hai chứcnăng buộc tội và bào chữa như là tiền đề cần thiết cho chức năng xét xử Ở góc độ
lý luận, sự hiện diện của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tố tụng xuất phát từchính bản chất của họat động đó
* Tính chủ quan của nguyên tắc tranh tụng
Như bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào của Bộ luật tố tụng hình sự, nguyêntắc tranh tụng còn là sản phẩm của hoạt động nhận thức, trước hết là hoạt động lậppháp của nhà làm luật Quy luật, hiện tượng khách quan tồn tại tự thân nó, khôngphụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta, nhưng chúng ta có nhận thức đượcchúng hay không lại là chuyện khác, hay nói một cách khác, điều đó phụ thuộc vàokhả năng nhận thức của chúng ta Nếu như vào thời điểm 1988 chúng ta chưa nhậnthức được sự cần thiết khách quan của nguyên tắc tranh tụng hoặc nhận thức chưađầy đủ về nó thì bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để hoàn thiện nhận thứccủa chúng ta về vấn đề này Nhận thức luôn là quá trình từ thấp đến cao, từ thức biếtđến biết, từ biết ít, chưa đầy đủ đến biết nhiều, biết đầy đủ Đã có không ít côngtrình nghiên cứu về đề tài này ở các cấp độ khác nhau Sự thừa nhận hoặc khôngthừa nhận nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự phụ thuộc rất nhiềuvào hoạt động lập pháp của Quốc hội và sự phát triển của khoa học pháp lý vềTTHS ở nước ta
* Tính quy phạm của nguyên tắc tranh tụng
Các nguyên tắc cơ bản của luật không thể tồn tại dưới dạng các học thuyết,quan điểm, mà chúng phải được thể hiện trong các quy phạm của luật Và chỉ khi đó
Trang 14chúng mới thực sự có vai trò định hướng cho hành vi của các chủ thể tham gia vàohoạt động tố tụng Vấn đề tiếp theo là kỹ thuật lập pháp thể hiện nguyên tắc cơ bảncủa luật như thế nào Thông thường các nguyên tắc cơ bản được xác định một cách
rõ ràng về tên gọi, nội dung chính của nó ngay trong một điều luật ở chương “ Cácnguyên tắc cơ bản” hoặc “ Những quy định chung” Có trường hợp có điều luật gọitên, thừa nhận nguyên tắc cơ bản nhưng không ghi nhận nội dung chính của nó Cácquy phạm tiếp theo cụ thể hóa, thể hiện nội dung của nguyên tắc cơ bản Cũng cótrường hợp khi mở luật ra chúng ta không tìm được một nguyên tắc nào chính thứcgọi tên nguyên tắc cơ bản nhưng những nội dung chính của nó đã được thể hiện, ghinhận trong nhiều điều khác của luật Các kỹ thuật lập pháp khác nhau trong chừngmực nhất định nào đó thể hiện mức độ nhận thức của nhà lập pháp về vấn đề cụ thể
Về hình thức, tại chương 1: “ Những nguyên tắc cơ bản” của Bộ luật tốtụng Hình sự hiện hành không có điều luật nào ghi nhận về nguyên tắc tranh tụng.Vấn đề cốt lõi mà chúng ta quan tâm ở đây là những nội dung của nguyên tắc tranhtụng có được ghi nhận trong các điều luật hay không? Xung quanh vấn đề này thì ởnước ta còn có nhiều quan điểm khác nhau:
Theo quan điểm của Tiến sĩ Luật học Khuất Văn Nga, Trường Đại họcLuật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Không thừa nhận nguyên tắc tranh tụng cả
về phần “ xác” lẫn phần “ hồn”, có nghĩa là không thừa nhận nó cả về tên gọi cũngnhư những nội dung của nó trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành Cụ thể, có tácgiả phản đối bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào hệ thống các nguyên tắc vận hànhcủa các cơ quan tiến hành tố tụng vì điều đó vượt qua khuôn khổ cải cách tư pháp
và dẫn đến sự thay đổi việc phân định địa vị pháp lý giữa một chủ thể là cơ quantiến hành tố tụng và một chủ thể khác là những người tham gia tố tụng Tác giả kháccho rằng tranh tụng mà Nghị quyết số 08 của Bộ Chinh trị đề cập là tranh tụng tạiphiên tòa chứ không phải là một kiểu tố tụng mà một số nước theo truyền thống luật
án lệ ( Comm mon Law) đang áp dụng, vì vậy không nên quy định tranh tụng là mộtnguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam, vì ngay từ đầu chúng đã bỏ qua,không xem xét đến quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự phần quy định thủtục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm và nhiều quy định khác hoặc đồng nhất nguyêntắc tranh tụng với mô hình tranh tụng4
4Nguyễn Thái Phúc, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (Sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 9/2013
Trang 15Theo quan điểm của Trịnh Tiến Việt cho rằng dù Bộ luật tố tụng hình sựchưa ghi nhận nguyên tắc tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản nhưng tinh thầncủa nó được quy định rải rác ở một điều trong Bộ luật hiện hành.
Nhưng theo đa số và theo Nguyễn Đức Lương thì hoàn toàn thống nhấtvới quan điểm trên Cần nói rõ là Bộ luật tố tụng hình sự chưa có một điều luật gọiđích danh nguyên tắc tranh tụng trong số những nguyên tắc cơ bản nhưng phần “hồn” của nó đã hiện diện trong các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hànhmặc dù còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện Điều này cũng giống như nguyêntắc hai cấp xét xử Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa ghi nhận nguyên tắc nàyvới tư cách là một nguyên tắc cơ bản nhưng toàn bộ nội dung của nguyên tắc nêutrên đã thể hiện sự tranh tụng Về lý luận cũng như luật thực định chúng tôi chorằng không ai có thể phủ nhận nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự ViệtNam hiện hành Vì vậy tác giả luận văn này không đồng ý với nhận định “ Bộ luật
tố tụng hình sự hiện hành chưa quy định nguyên tắc hai cấp xét xử” và coi việc bổsung nguyên tắc này như một nguyên tắc mới Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa đổi
kỹ thuật lập pháp và bổ sung hoàn thiện những nội dung của nguyên tắc tranh tụng.Đây sẽ là một bước tiến mới của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thầncải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền- Nhà nước tổchức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảmquyền con người, quyền công dân
1.1.3 Nội dung và phạm vi của nguyên tắc tranh tụng
* Nội dung của nguyên tắc tranh tụng
Trong khoa học tố tụng hình sự gần như có sự nhất trí về những nội dungcủa nguyên tắc tranh tụng:
Có sự tách bạch giữa các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử Tranhtụng đòi hỏi các chức năng khác nhau phải do các chủ thể khác nhau thực hiện Mộtchủ thể không thể đồng thời thâu tóm trong tay mình nhiều chức năng khác nhau.Trong các chức năng nói trên thì chức năng buộc tội và chức năng bào chữa lànhững chức năng đối trọng với nhau, do vậy tranh tụng là tranh tụng giữa hai bên:bên buộc tội và bên bào chữa Tòa án thông qua việc thực hiện chức năng xét xử làtrọng tài trong quá trình tranh tụng giữa các bên, giải quyết cuộc tranh cải ( tranhluận) giữa các bên Tòa án phải được giải phóng khỏi những chức năng không phải
là chức năng xét xử “ Sẽ là sai lầm nếu cho rằng chức của Tòa án không chỉ là xét
xử mà bao gồm cả buộc tội và bào chữa nữa… Tòa án phải làm sáng tỏ tất cả các
Trang 16tình tiết của vụ án ( cả các tình tiết buộc buộc và tình tiết gỡ tội) nhưng không phải
để buộc tội hoặc gỡ tội đối với bị cáo mà nhằm mục đích xác định sự thật kháchquan của vụ án, để có quyết định đúng đắn về vụ án, tức là để thực hiện chức năngxét xử Việc xác định không chính xác chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự
sẽ làm cho Tòa án mất đi vai trò của người trọng tài đứng giữa hai bên để phân xửđồng thời sẽ biến Tòa án thành một công tố viên hoặc một luật sư bào chữa thứ haitrong tranh tụng Điều đó sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bàochữa và làm cho quá trình tranh tụng không đạt được mục đích của mình là xác định
sự thật khách quan của vụ án Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về cơ bản đã táchbạch các chức năng này cho các chủ thể khác nhau Tuy nhiên, với Tòa án vẫn cònmột số quy định chưa thể hiện triệt để yêu cầu này như: Quy định Tòa án có quyềnkhởi tố vụ án; Tòa án đóng vai trò chính trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa; khiViện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố, Tòa án vẫn tiếp tục xét xử vụ án Quyđịnh về giới hạn xét xử trong dự thảo vẫn cho phép Tòa án xét xử theo khoản khácvới khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là Tòa án
có thể làm xấu đi tình trạng của bị cáo so với truy tố của Viện kiểm sát
Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa tính tích cực giữacác bên với vai trò xét xử của Tòa án Thật vậy tính cực của các bên tăng lên thì vaitrò xét xử của Tòa án giảm xuống Khi Tòa án giảm sự can thiệp không đúng chứcnăng của mình vào trong quá trình tranh tụng của các bên và làm những gì thuộcchức năng của mình – chức năng xét xử thì xét cho cùng, vai trò, uy tín của Tòa ánđược đề cao một số người rất khó chấp nhận hình ảnh của Tòa án của Nhà nướcchúng ta như là “ trọng tài”, không phải là cơ quan đấu tranh chống tội phạm Quanđiểm này không có gì mới Nó đã từng tồn tại ở Liên Xô trước kia, vào những năm
60 của thế kỷ trước Hãy thử nhìn xem sự ra đời của Tòa hành chính, Tòa án laođộng ở nước ta nói lên điều gì nêú không phải là vai trò trọng tài giải quyết mộtcách khách quan nhất những xung đột lợi ích pháp lý giữa công dân với các cơ quanNhà nước ? Vụ án hình sự là gì nếu không phải là xung đột lợi ích pháp lý giữa Nhànước – mà đại diện là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội như cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và một bên là công dân- người đã bị truy tố về những hành vi có dấuhiệu của tội phạm, Tòa án cũng như những cơ quan bảo vệ pháp luật khác có nhiệm
vụ đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng Tòa án thực hiện nhiệm vụ này thôngqua chức năng xét xử với vai trò trọng tài Điều này cũng hoàn toàn phù hợp vớinhiệm vụ hoạt động tố tụng hình9 sự ở nước ta là “ xử lý công minh, kịp thời mọi
Trang 17Sự bình đẳng giữa các bên trong tiến trình tranh tụng Đối với mô hình tốtụng pha trộn thì sự bình đẳng thực sự giữa các bên chỉ được thừa nhận ở trước Tòa
án Đây chính là nét đặc thù của nguyên tắc tranh tụng trong mô hình tố tụng này.Điều này có ý nghĩa là ở trước giai đoạn xét xử, sự bình đẳng giữa các bên có nhữnghạn chế và hệ quả là tính tranh tụng cũng sẽ có những hạn chế nhất định Bình đẳng
ở đây là sự thừa nhận khả năng như nhau giữa các bên trong hoạt động chứng minh,trong việc đưa ra những yêu cầu và giải quyết những yêu cầu đó trước Tòa, khôngbên nào có lợi thế hơn bên nào Điều này không đồng nghĩa với địa vị pháp lý giữacác bên bởi lẽ không thể đặt ngang hàng địa vị của Công tố viên – đại diện và nhândanh cho lợi ích Nhà nước với địa vị tố tụng của người bào chữa- đại diện cho lợiích của cá nhân trên cơ sở ủy quyền của cá nhân Luật tố tụng hình sự của MiềnNam trước 1975 có những quy định rất đáng chú ý về vấn đề này: Khi thăng đường
xử án thì Chánh án và Biện lý ( Công tố viên) mỗi người đi một cửa thì Chánh án vàcác Thẩm phán ra trước, các đại diện Viện ra sau Tại phiên Tòa Chánh thẩm cóquyền chặn lời Luật sư khi Luật sư dùng những lời lẽ quá đáng hay nói dông dài vôích nhưng lại không có quyền đó với Công tố viện Tòa án không có quyền phê bìnhhay chỉ trích hành động hay lời nói của công tố viện dù là phê bình hay chỉ tríchngay ở phiên tòa công khai hay trong bản án Ngoài ra, trong một số quan hệ khácbên có cần và có thể bình đẳng với nhau được hay không? Thí dụ như vị trí ngồi củacác bên trước tòa, trang phục, số lượng bên buộc tội và số lượng của bên bào chữa.Những vấn đề này, theo ý kiến của tác giả luận văn này cho rằng sẽ không ảnhhưởng trực tiếp đến khả năng tranh tụng, được giải quyết tùy thuộc vào truyềnthống pháp lý, văn hóa, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia
* Phạm vi của nguyên tắc tranh tụng
Quá trình tranh tụng chỉ thực sự được bắt đầu khi có sự hiện diện đầy đủcủa các bên buộc tội, bên bào chữa dưới sự kiểm tra, giám sát của Tòa án Tranhtụng chỉ thực sự tồn tại ở giai đoạn mà ở đó có sự hiện diện đầy đủ của các bên nhưbên buộc tội, bào chữa, xét xử Nhưng quan điểm này không thuyết phục ở góc độ
lý luận cũng như luật thực định Bởi lẽ, nó phủ nhận sự tranh tụng thực tế giữa haichức năng buộc tội và bào chữa ở những giai đoạn trước khi xét xử Sự tranh tụng
đó có diễn ra trong điều kiện công khai, có thực sự bình đẳng hay không lại làchuyện khác Sự tranh tụng ở những giai đoạn trước Tòa đều trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật nên không thể nói là không chính thức Các kết quả tranh tụng ởnhững giai đoạn này đều dựa trên những kết quả hoạt động tố tụng ở giai đoạn đónên cũng không thể nói là phiến diện Thí dụ, khi thân chủ của mình bị khởi tố bị
Trang 18can thì Luật sư đã khiếu nại cho rằng quyết định khởi tố là trái pháp luật vì thân chủchưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự Thủ trưởng cơ quan điều tra chấp nhậnkhiếu nại, ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, đình chỉ vụ án Vậy sựtranh tụng ở đây là không chính thức? Sự tranh tụng ở đây là một quá trình và xuấthiện của Tòa án trong quá trình này chỉ là sự xác nhận sự tranh tụng đã lên đến đỉnhđiểm, đòi hỏi phải có trọng tài để giải quyết.
Thừa nhận nguyên tắc tranh tụng từ cả giai đoạn trước khi xét xử là phùhợp với lý luận, với luật thực định và định hướng cải cách tư pháp ở nước ta Cũngnhư những nguyên tắc cơ bản khác, sự thể hiện nội dung của mỗi nguyên tắc ở cácgiai đoạn tố tụng có thể không đồng đều, có những hạn chế nhất định Thí dụ,nguyên tắc xét xử trực tiếp, công khai được thực hiện đầy đủ ở phiên tòa sơ thẩm,nhưng ở các cấp xử tiếp theo có những hạn chế nhất định Tranh tụng ở giai đoạntrước xét xử có thể có những điều kiện hạn chế hơn tranh tụng ở phiên tòa sơ thẩmnhưng chúng ta không thể phủ nhận nó được
1.1.4 Nguyên tắc tranh tụng là tư tưởng chủ đạo trong cải cách tư pháp
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị xác định
nhiệm vụ trọng tâm là : “ Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ”, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là “ nâng cao chất lựơng chất lượng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác” “ Khi xét xử Tòa
án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy
đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và lọi ích hợp pháp Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”.
Sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị được quán triệt thìtất cả các cơ quan tư pháp cũng như những người tiến hành tố tụng và những ngườitham gia tố tụng đều được quán triệt sâu rộng về nhận thức cũng như tầm quantrọng của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới Điều đó được thể hiện cụ thểchính ngay trong các hoạt động tố tụng Theo tinh thần mà Nghị quyết số 08 thìhiệu quả tranh tụng và phán quyết của Hội đồng xét xử có được diễn ra khách quan
Trang 19điều tra của Cơ quan điều tra, kiểm sát các hoạt động điều tra của Viện kiểm sát,hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động bào chữa của Luật sư cũng như hoạt độngtranh của bị can, bị cáo Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghịquyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã yêu cầu: “ nâng cao chấtlượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tưpháp ” Tiếp theo đó Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được đảm bảo” Như vậy, dù Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưaquy định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng nhưng tinh thầncủa nó đã thể hiện rải rác ở một số điều luật, và đây còn là một nội dung mang tínhHiến định trong Hiến pháp 2013 “ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảmbảo” Bởi lẽ, tầm quan trọng của nguyên tắc này có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cảcác hoạt động tố tụng từ giai đoạn khởi tố cho đến khi Hội đồng xét xử ra phánquyết cuối cùng bắng một bản án đúng ngừơi, đúng tội, đúng pháp luật, ảnh hưởngđến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến uy tín của các cơquan tiến hành tố tụng cũng như niềm tin của nhân dân vào Ngành tư pháp nước ta.Chính vì lẽ đó mà nội dung cải cách tư pháp trong thời gian tới là làm sao cho hoạtđộng xét xử phải diễn ra khách quan, dân chủ với nhau giữa các chủ thể tiến hành tốtụng, Tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài, và phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vàokết quả tranh tụng tại phiên tòa mà các bên buộc tội và bên gỡ tội đưa ra tranh luậncông khai tại phiên tòa Bởi trong giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng để cácbên buộc tội và gỡ tội có cơ hội làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án với sự chứngkiến và phân xử công bằng của Tòa án Bên cạnh đó các chủ thể tiến hành tố tụngthấy đựơc khả năng tranh tụng của mình như thế nào để từ đó học hỏi rút kinhnghiệm và khắc phục những hạn chế yếu kém Nếu mỗi chủ thể tiến hành tố tụngthực hiện nghiêm túc tinh thần tranh tụng theo Nghị quyết số 08 mà Bộ Chính trị đềcập thì chất lượng cũng như kết quả tranh tụng tại phiên tòa sẽ diễn ra dân chủ,phán quyết của Tòa án sẽ kết tội đúng người, đúng pháp luật, giảm đi thực trạngoan, sai Đồng thời nâng cao vị thế của Ngành tư pháp, tạo niềm tin của nhân dânvào Nhà nước pháp quyền, Nhà nước “ của dân, do dân, vì dân” Mặc dù Bộ luật tốtụng hình sự hiện hành đã có những sửa đổi nhưng vẫn chưa toàn diện và cụ thể,điều quan trọng trong những khiếm khuyết đó là Bộ luật tố tụng hình sự chưa ghinhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong xét xử, điều này đã ảnh hưởngkhông nhỏ tới hoạt động xét xử của những người tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đếnquyền lợi của bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của nhân dân vàoNgành tư pháp Đây chính là hạn chế của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và việchoàn thiện pháp luật là điều tất yếu Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng không
Trang 20những thể hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước mà còn thể hiện
tư tưởng về đảm bảo quyền công dân, quyền con người là nội dung xuyên suốt, nhấtquán trong Hiến pháp năm 20135
1.2 Cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng
1.2.1 Tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng
Nguyên tắc tranh tụng đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể thamgia vào quá trình tố tụng Điều đó có nghĩa rằng giữa các chủ thể tham gia vào quá
trình tố tụng đều có quyền bình đẳng như nhau, giữa Kiểm sát viên, Luật sư, người
bào chữa, bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác đều bình đẳng trong việctranh luận công khai để tìm ra sự thật khách quan của vụ án Với chức năng buộctội, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội nhưng phải dựavào căn cứ tranh tụng công khai tại phiên tòa, đối đáp lại những điểm chưa làm sáng
tỏ những tình tiết của vụ án Song song theo đó là quyền được thu thập chứng cứ,quyền tham gia tranh tụng, quyền đưa ra tài liệu để chứng minh cho việc gỡ tội Với
bị cáo luật cũng quy định những quyền như quyền tự bào chữa, hoặc nhờ ngườikhác bào chữa
Nguyên tắc tranh tụng phân định rõ chức năng của các bên và Tòa ántrong tố tụng hình sự, trong đó chức năng xét xử của Tòa án tách khỏi chức năngbuộc tội và bào chữa Theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị thì “ “ Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và lọi ích hợp pháp” Như vậy, Tòa án chỉ có chức năng xét
xử là chính, Tòa án cũng có quyền tham gia vào tranh luận nhưng với tư cách làtrọng tài chỉ gợi mở cho các bên tranh luận Phán quyết của Tòa án chủ yếu căn cứvào kết quả tranh tụng công khai tại tòa, trên cơ sở đánh giá, xem xét đầy đủ cácchứng cứ đã được thẩm tra tại tòa Việc tranh tụng tại phiên tòa chủ yếu chỉ do haibên đối trọng với nhau thực hiện là bên buộc tội ( Kiểm sát viên) và bên gỡ tội (Luật sư, người bào chữa)
5 Phan văn Sơn Viện trưởng Viện thực hành công tố tại Đà Nẵng( Viện phúc thẩm 2), đề xuất giải pháp
triển khai thi hành nguyên tắc tranh tụng trong ngành kiểm sát nhân dân.Tạp chí kiểm sát số 06/2014
Trang 21Nguyên tắc tranh tụng một mặt đảm bảo quyền bình đẳng, mặt kháckhẳng định và đề cao vai trò quan trọng của Tòa án trong việc đảm bảo quyền giữacác bên và giải quyết vụ án đúng đắn Nguyên tắc tranh tụng còn được thể hiện cụthể là các bên được pháp luật dành cho các quyền tố tụng và phương tiện ngangnhau để thực hiện chức năng của mình chứ không phải chỉ ngang nhau về quyền vànghĩa vụ.
1.2.2 Nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ
1.2.2.1 Giai đoạn trước năm 1945
Quốc triều Hình luật còn gọi là Bộ Luật Hồng Đức, khởi thảo từ năm
1428 và ban bố vào năm 1777 – đây là Bộ luật tiêu biểu trong thời kỳ phong kiến
và có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam Về thủ tục xét hỏi và tranhluận trong quá trình xét xử hình sự, mục đích xét hỏi và tranh luận để tìm ra sựthật, nhằm làm cho người phạm tội phải nhận tội, phương pháp xét hỏi và tranhluận phải được chuẩn bị chu đáo, không được tranh luận vượt quá khuôn khổ củavấn đề, những chứng cứ và người không liên quan đến việc giải quyết các vụ án,nhằm tránh được việc tìm chứng cứ “ bậy” ( Điều 10 Chương Đoán ngục ( xử án));phạm vi tranh luận cũng được đặt ra rất cụ thể, đó là chỉ được tranh luận với nhaugiữa các bên trong phạm vi nội dung của cáo trạng, không được tranh luận ngoàicáo trạng, tìm việc khác để buộc tội bị cáo, ngoại trừ xét xử và tranh luận đối với
bị cáo phạm vào tội phản nghịch; quy định quan đại thần và quan xét án phải cùngnhau phối hợp xét án, và quan xét án phải xét hỏi và tranh luận đối với vụ án đượcxét xử lại, nếu có điều gì chưa sáng tỏ thì phải tiến hành xét hỏi và tranh luận lại
mà không được định kiến với ý chủ quan để kết tội, nhằm để cho rõ sự thật “ mọingười yên lòng”, tránh “ mắc oan” ( Điều 63 Chương Đoán ngục) Những quyđịnh này cho thấy Bộ luật rất coi trọng việc xét hỏi và tranh luận là phải xét hỏi kỹcàng và tranh luận công khai, dân chủ nơi xét xử án nhằm tìm ra sự thật vụ ánp đểngười phạm tội nhận tội Việc xét hỏi và tranh luận trong phạm vi bản cáo trạng,nhằm tránh đi sự xét hỏi và tranh luận lan man, không liên quan đến những tìnhtiết vụ án, dễ làm oan người vô tội Điều này cho thấy sự tiến bộ, tương đồng vớinhững quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành Bên cạnh đó Bộ luật xácđịnh thủ tục xét hỏi và tranh luận một vụ án hình sự bắt đầu bằng đơn kiện ( gọi là
vụ kiện), người kiện gọi là nguyên cáo, người bị kiện gọi là bị cáo, người bị tạmgiam chờ xét xử bị gọi là tù nhân, thực tế bị coi là kẻ phạm tội dù chưa được xét
xử công khai
Trang 22Về thủ tục tranh luận và quyền bào chữa của bị cáo, Bộ luật Hồng Đứcquy định mang tính chất nguyên tắc luận tội và định tội danh đối với bị cáo phảiviện dẫn đúng căn cứ pháp lý về hinh thức và nội dung ( Điều 26 Chương Đoánngục, các quan xử án phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho bị cáo biết về tộidanh đã định, cũng như phân tích, lập luận cho bị cáo hiểu về hành vi phạm tội của
họ để họ “ phục tội” Nếu như bị cáo chưa nhận tội thì vụ án tiếp tục được xét hỏi
và tranh luận cho ra lý lẽ thì mới được klết tội ( Điều 64 Chương Đoán ngục).Đồng thời, Bộ luật cũng không cho phép những quan phụ phẩm ( Thẩm phán giúpviệc) tại phiên tòa xét xử công khai cố ý không “ tranh biện” về sau nghị án đưa ra
ý kiến khác với nội dung vụ kiện đã được làm rõ ( Điều 63 Chương Đoán ngục).Chúng ta cũng thấy rõ quy định nhằm tránh oan sai trong việc xét xử hình sự ởĐiều 34 Chương Đoán ngục, là trường hợp án xử vào tội nhẹ, nhưng xét về tình,
về lý nếu thấy đáng nghi ngờ thì phải giao cho quan xét xử ở cấp phúc thẩm xéthỏi bị cáo làm cho họ nhận tội Nếu họ không chịu nhận tội thì cho phép họ đượcbào chữa, rồi xét xử lại kỹ càng Như vậy quyền bào chữa của bị cáo chỉ xuất hiệnkhi họ không nhận tội Có thể thấy thủ tục xét xử hình sự theo Bộ luật Hồng Đứccoi trọng là bị cáo có nhận tội hay không nhận tội, điều này có ý nghĩa mở ra hoặckhép lại một thủ tục tố tụng khác Dù có những tiến bộ như đã minh chứng, song
Bộ luật đã cho thấy về thủ tục tranh luận và quyền bào chữa của bị cáo tại phiêntòa quy định không tránh khỏi những hạn chế nhất định6
Như vậy trong giai đoạn này pháp luật cũng ghi nhận và đảm bảo quyềncon người thông qua hoạt động tranh tụng mà cụ thể là hoạt động bào chữa chongười phạm tội
Ví dụ, tại Điều 691 Bộ luật Hồng Đức quy định “Những vụ án xét xử rồi
mà còn nghi ngờ thì chuyển qua quan viện thẩm hình, hội đồng, nghị xét, hỏi tội phạm nhân đến khi họ nhận tội, nếu họ không chịu nhận tội thì cho họ tự bào chữa rồi xét lại kỹ càng” Như vậy, dù xã hội lúc bấy giờ chưa phát triển nhưng pháp
luật cũng đã có những điểm tiến bộ trong việc đảm bảo quyền con người thông quahoạt động bào chữa của người phạm tội, thể hiện sự công bằng cho các chủ thểtrong việc giải quyết vụ án hình sự
6 Nguyễn Ngọc Kiện, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giảng viên Khoa Luật Đại học Huế,
Quá trình hình thành và phát triển thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, Tạp chí kiểm sát số 11, tháng 6/2014
Trang 231.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình
ở phiên tòa diễn ra xong rồi, ông biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can Bao giờông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáo Bên bị cáo nói sau cùng, trước khi tòatuyên án Tòa không bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông biện lý Ngày nay “ông biện lý” gọi là Kiểm sát viên Sắc lệnh gọi hoạt động của bên công tố là “buộc tội” ( ngày nay không được gọi trực tiếp là buộc tội mà là hoạt động luậntội) Có thể thấy quy định trên dù còn đơn giản nhưng đã hình thành nên thủ thụctranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, được tiếp nối sau xét hỏi, đã thể hiệnnguyên tắc tranh luận là phải dựa trên cơ sở lời buộc tội và bên buộc tội chỉ được
có ý kiến sau ý kiến của các đương sự
Thủ tục xét hỏi và tranh luận được ghi nhận rõ ràng hơn ở Thông tư số22- HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ tư pháp trả lời một số điểm về quyền bàochữa, cụ thể: “Sau khi Công tố viện luận tội, người bào chữa được trình bày lờibào chữa của mình, đề ra những điểm không đồng ý với Công tố viện và biện bác,xuất phát từ quan điểm bảo vệ pháp luật, chính sách và quyền lợi chính đáng của
bị can Sau khi người bào chữa nói xong mà Công tố viện đáp lại thì người bàochữa có quyền trả lời”, quy định “ tại phiên tòa, người bào chữa được hỏi tất cảnhững người công khai tại phiên tòa, sau khi xin phép ông Chánh án Ở phiên tòa,nếu có hiện tượng khôngdân chủ, trấn áp bị cáo làm mất đi quyền tự do bào chữa,thì người bào chữa được đề nghị với Tòa án chấm dứt ngay” Văn bản này lần đầutiên quy định thủ tục người bào chữa có quyền xét hỏi bị cáo và những người đượctriệu tập đến phiên tòa để xét hỏi; xác định trách nhiệm đối đáp của bên buộc tộiđối với ý kiến, quan điểm của người bào chữa; người bào chữa được gỡ tội thôngqua việc “ biện bác” và đối chất trở lại ý kiến của Công tố viện
Trang 24Về việc xác định tư cách tham gia tố tụng hình sự, điều đáng lưu ý trongThông tư số 16- TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao( kèm theo bảnhướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự) ở chỗ:
Thứ nhất, người có tài sản, quyền lợi liên quan đến việc phạm pháp, phápluật tố tụng hình sự hiện hành gọi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
vụ án Theo cách gọi này thì chủ thể là người có tài sản và người có quyền lợi màkhông xuất hiện người có nghĩa vụ Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành xác địnhchủ thể gồm cả người có nghĩa vụ, nhưng chưa giải thích như thế nào là người cónghĩa vụ, làm cho thực tế việc giải quyết vụ án khó khăn, gây hiểu khái niệm vàxác định tư cách tham gia tố tụng Mặt khác, cụm từ “liên quan đến việc phạmpháp” khác với “ liên quan đến vụ án” Nó có nội hàm hẹp hơn, chính vì vậy mà
Do đó đã gây ra không ít tình huống lúng túng trên thực tế
Thứ ba, việc xác định tư cách tham gia tố tụng “tư cách nhân chứng” đốivới người đại diện cơ quan đoàn thể trong tố tụng trong trường hợp khi họ cầntrình bày trước Tòa án nhân dân về chế độ, thể lệ, quy tắc mà bị cáo đã vi phạmhoặc cung cấp cho Tòa án những nhận xét của mình về thái độ lao động hoặc tưcách đạo đức của bị cáo đã cho thấy tính dứt khoát, rõ ràng, khác với pháp luật tốtụng hình sự hiện hành, khi thì xác định họ là nguyên đơn dân sự hoặc chỉ mời đếnphiên tòa mà không xác định tư cách tham gia tố tụng của họ Ngoài ra, Thông tư
số 16 lần đầu ấn định quyền được tham gia cuộc thẩm vấn và tranh luận ở phiêntòa sơ thẩm của người bị hại khi xảy ra những sự việc gây thiệt hại cho họ; củangười có tài sản, người có quyền lợi liên quan đến việc phạm pháp về vấn đề tàisản, quyền lợi của họ, của người có trách nhiệm bồi thường khi họ làm giám hộcho bị cáo, người bị hại là vị thành niên Về việc xét hỏi của Hội thẩm nhân dân:
Trang 25việc thực hiện chế độ Hội thẩm nhân dân quy định tại điểm 2, mục III như sau: “Trong phiên tòa, Hội thẩn nhân dân có quyền đề nghị với Thẩm phán chủ tọaphiên tòa hỏi thêm đương sự, bị cáo,… về một số điểm hoặc để mình hỏi thêm một
số điểm” Cùng vấn đề này Thông tư số 16 quy định: “ Thẩm phán chủ tọa phiêntòa có nhiệm vụ bảo đảm việc xét hỏi, tranh luận và giữ gìn trật tự phiên tòa Tùytình hình cụ thể của mỗi vụ án, các Hội thẩm nhân dân được phân công xét hỏi vềmột số vấn đề nhất định ” Các quy định này phân vai chủ thể xét hỏi trong Hộiđồng xét xử, tránh cho Hội thẩm nhân dân muốn hỏi lúc nào thì hỏi, hỏi trùng lặp,làm cho phiên tòa thiếu sự nghiêm trang, quá trình xét xử kéo dài Bộ luật tố tụnghình sự hiện hành chưa tiếp thu các quy định tiến bộ này, vì vậy còn tình trạng hỏitrùng lặp
Về trình tự xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Thông tư
số 16 quy định “ trước khi tiến hành xét hỏi, tranh luận , chủ tọa phiên tòa yêucầu Thư ký đọc bản cáo trạng Có thể thấy thủ tục công bố cáo trạng đặc biệt ở chỗ
là không phải là cơ quan giữ quyền công tố tại tòa mà là Thư ký Tòa án công bố
Có thể lý giải rằng cáo trạng đã được công bố từ giai đoạn truy tố và có hiệu lực,
do đó ra phiên tòa thì nhiệm vụ công bố được dành cho Thư ký Tòa án mà khôngảnh hưởng gì đến nội dung của cáo trạng Mặt khác, trong quá trình xét hỏi vàtranh luận, bắt buộc phải đưa ra vật chứng xem xét và hỏi những người có liênquan về vật chứng đó Quy định này có ý nghĩa rất tích cực, vì coi trọng việc xéthỏi và tranh luận để làm rõ vật chứng Trong khi đó Bộ luật tố tụng hình sự chưaquy định bắt buộc phải đưa vật chứng ra phiên tòa để xem xét làm rõ thông quaviệc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa Việc kết hợp xét hỏi cùng với vật chứng thìhiệu quả sẽ thuyết phục hơn
Cũng theo Thông tư số 16 thì Hội đồng xử án hỏi bị cáo trước rồi mới hỏingười bị hại và nhân chứng và tiếp theo là xem xét vật chứng Nhưng nếu xét thấycần thiết thì cũng có thể hỏi người bị hại hoặc nhân chứng trước rồi hỏi người bịcáo sau Nếu trong vụ án có đồng phạm thì có thể hỏi bị cáo có vai trò là cầm đầu
Về thứ tự xét hỏi và tranh luận, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, các Hội thẩm nhân dânhỏi bổ sung sau Sau đó chủ tọa phiên tòa hỏi đại diện Viện kiểm sát nhân dân vàngười bào chữa có hỏi thêm gì không Tuy nhiên, trong quá trình Hội đồng xử ánxét hỏi bị cáo thì đại diện Viện kiểm sát nhân dân và người bào chữa có thể yêucầu Hội đồng xử án hỏi thêm một vài vấn đề cần hỏi ngay Sau cùng chủ tọa phiêntòa hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người
có tài sản, quyền lợi có liên quan đến việc phạm pháp, giám định viên có muốn hỏi
Trang 26thêm bị cáo vấn đề gì không Như vậy qua các quy định nêu trên cho thấy, về trình
tự xét hỏi, tranh luận rất đa dạng, linh hoạt, không cứng nhắc nhưng vẫn đảm bảotính dân chủ trong hoạt động này
Ví dụ, như phân vai rõ ràng về Hội thẩm nhân dân thực hiện xét hỏi bổsung Dù là việc xét hỏi chính thuộc về Hội đồng xử án, tuy nhiên vẫn xem trọngviệc xét hỏi và tranh luận của bên buộc tội, gỡ tội và các chủ thể tham gia tố tụngkhác có quyền đề nghị hỏi thêm bị cáo Đặc biệt là quy định “ người được xét hỏi
có thể sử dụng những giấy tờ ghi chép những tài liệu, số liệu khó nhớ” Tuy nhiên,pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã không kế thừa quy định tiến bộ này Bêncạnh đó việc xét hỏi được quy định tại Thông tư số 16 cho thấy rõ tác dụng cơ bản
là giảm thời gian tố tụng và tránh sự nhàm chán Theo quy định của pháp luật tốtụng hình sự hiên hành thì dù bị cáo đã khai đầy đủ, đúng hành vi của họ bị truy tốnhưng các chủ thể xét hỏi vẫn hỏi lại, người được hỏi phải trả lời nhiều lần, làmcho phiên tòa lãng phí rất nhiều thời gian
Về thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Thông tư số 16 xácđịnh người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường và người
có tài sản, quyền lợi có liên quan đến việc phạm pháp trình bày những vấn đề liênquan đến quyền lợi của mình, sau đó đại diện Viện kiểm sát trình bày kết luận về
vụ án Tiếp đến, bị cáo tự bào chữa hoặc người bào chữa thực hiện thay, bị cáophát biểu bổ sung Những người tham gia tranh luận đáp lại những ý kiến mà mìnhkhông đồng ý Chủ tọa phiên tòa sẽ phát biểu kết thúc cuộc tranh luận khi các bênđược phát biểu ý kiến, mỗi người được trả lời ý kiến của bên kia một lần về mỗivấn đề còn có ý kiến khác nhau, trừ trường hợp chủ tọa phiên tòa cho họ phát biểuthêm Theo quy định nay, điểm đặc biệt trong thủ tục tranh luận đó là chính bên bịbuộc tội trình bày ý kiến của mình trước, mà không phải là bên buộc tội, sau đó bịcáo mới thực hiện quyền bào chữa Quy định rất cụ thể việc mỗi người tham giatranh luận được đáp lại ý kiến mà mình không đồng ý Tuy nhiên, điểm hạn chế làmỗi người chỉ được trả lời ý kiến của bên kia một lần về vấn đề còn nhiều ý kiếnkhác nhau Như vậy, vấn đề tranh luận sẽ không đến cùng, các bên không có cơhội để thể hiện hết quan điểm của mình
Điều đáng lưu ý là bất cứ thời điểm nào trong quá trình tranh luận xuấthiện vấn đề cần xét hỏi thì Hội đồng xử án quyết định trở lại việc xét hỏi, sau đótrở lại tranh luận Kể cả khi kết thúc tranh luận, bị cáo nói lời sau cùng mà thấy cóvấn đề cần phải xét hỏi thêm thì Hội đồng xử án quyết định trở lại giai đoạn xét
Trang 27việc trở lại xét hỏi ở một phạm vi rộng, cho phép Hội đồng xử án thực hiện mộtcách linh hoạt.
1.2.2.3 Giai đoạn từ trước năm 1975 đến năm 1988
Trước năm 1975, ở miền Nam nước ta, hoạt động xét hỏi và tranh luậnchủ yếu tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo mô hình tố tụng thẩm vấn Đó là kếthợp giữa thủ tục thẩm vấn và tranh luận Quy định thủ tục thẩm vấn trong quátrình xét xử có tính bắt buộc Cuộc thẩm vấn được bắt đầu từ việc ông Chánh ánhỏi bị cáo và nhân chứng( gọi là hỏi cung), sau đó là lời buộc tội của Công tố viện.Sau cùng là Luật sư biện hộ và Tòa án đưa ra phán quyết Nếu có mặt của nguyêncáo( người bị hại) thì người này được trình bày ý kiến trước khi Biện lý buộc tội.Như vậy có thể thấy phiên tòa được tổ chức rất nhanh chóng, hoạt động xét hỏi vàtranh luận bị hạn chế Việc xét hỏi được giao cho Chánh án và cho dù có sự xuấthiện của bên bào chữa và bên buộc tội nhưng vai trò của họ rất mờ nhạt, quyềnquyết định tập trung vào Tòa án, vai trò của Biện lý trong cuộc tranh luận chỉ là sựtham dự
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988 ra đời quy định chính thức thủ tụctranh luận tại chương XX và Chương XXI Trên cơ sở kế thừa Thông tư số 16 đãđược đề cập ở trên, Bộ luật đã phát triển và ghi nhận cụ thể hơn về trình tự xét hỏitại Điều 181 và Điều 183, đó là phải xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏitrước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác có quyền đề nghị Hội đồng xét xử hỏi thêm nhữngvấn đề liên quan đến vụ án Tuy nhiên, các quy định này không phân vai xét hỏiđối với các thành viên Hội đồng xét xử, nội dung xét hỏi của bên buộc tội và bênbào chữa liên quan đến chức năng của họ như thế nào không được thể hiện, sựtham gia, sự tham gia vào quá trình xét hỏi của người tham gia tố tụng còn mờnhạt, không gắn việc xét hỏi làm rõ vật chứng mà chỉ quy định chung chung là khixét hỏi xem xét vật chứng có liên quan
Về thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, Điều 192 đã khôngxác định rõ ràng việc người tham gia tranh luận có quyền đưa ra ý kiến khôngđồng ý với quan điểm của kiểm sát viên, cũng như yêu cầu và đề nghị của họ,kiểm sát viên phải đáp lại ý kiến đó như thế nào chưa được đặt ra, người tham giachính tranh luận chỉ được đáp lại một lần thì họ không thể trình bày hết quan điểm,đặc biệt là khi xuất hiện ý kiến mới của đối phương đối trọng với lợi ích của mình
Trang 28Những hạn chế ở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 về xét hỏi vàtranh luận đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khắc phục nhưng chưa triệt
để và nhiều nội dung của các quy định này đã không phù hợp với yêu cầu của thựctiễn, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện
1.2.2.4 Giai đoạn từ sau năm 1988 đến nay
Trên cơ sở những quy định còn tồn tại từ Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988 thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời với những quy định thật sự tiến
bộ Điều đáng hoan nghênh là quyền của bị cáo tại phiên tòa được nâng lên rõ rệt
Cụ thể tại Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành ghi nhận “ Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với tùng ý kiến” Đây là quy định rất mới xác định rất
rõ trách nhiệm đối đáp lại, tranh luận lại với bên bào chữa của Kiểm sát viên tạiphiên tòa, đúng với tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị đó là “ Việc phán quyết của Tòa án chủ yếu căn cứ vào kết quả tranhtụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện cácp chứng cứ, ý kiến củaKiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn vànhững người có quyền và lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúngpháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định Cùng với sự tiến bộ từnhững quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì tinh thần tranh tụng tạiĐiều 9 Bộ luật tố tụng hình sự “ Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tộicủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Tại Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự hiên
hành quy định “ Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng
cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo
vệ quyền lợi cho đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” 7
Đây chính là điểm mới tiến bộ của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 so với Bộ luật tốtụng hình sự năm 1988, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viêntrình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung củabản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nếu thấy không có căn cứ để kết tội thìrút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo vô tội Tiếptheo đó Bộ luật tố tụng hình sự 2003 còn mở rộng quyền bào chữa cho bị can, bị
cáo là “ Người bào chữa có quyền: Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can
Trang 29trong những hoạt động điều tra khác” Điều luật quy định rõ trách nhiệm và quyền
của người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tạm giam, quyền đượcthu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để có kế hoạch chuẩn bị cho quá trình tranh tụngtại phiên tòa, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo
Bên cạnh những quy định của pháp luật thể hiện sự tranh tụng nhưng đểđảm bảo cho hoạt động tranh tụng có chất lượng thì nghiên cứu hồ sơ là yếu tố quantrọng Chính vì vậy mà các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ
hồ sơ vụ án là điếu tiên quyết để đảm bảo cho tranh tụng diễn ra vô tư khách quan.Nếu không sẽ gây ra nhiều thiếu sót trong quá trình tiến hành tố tụng
Ví dụ, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra thường mắc phải nhữnglỗi như: Không gạch chéo phần giấy thừa của bản hỏi cung và biên bản ghi lời khai;sửa chữa; tẩy xóa các biên bản; các quyết định xử lý vật chứng, công văn đề nghịgiám định ghi thiếu các dữ kiện như ngày, tháng, năm trong khi chỉ do một cá nhânthực hiện; ghi phần tên và lót đệm tên của nhân chứng, người bị hại; ghi các đặcđiểm, thông số kỹ thuật, tên gọi của máy móc thiếu thống nhất Đây cũng chính lànguyên nhân dẫn đến bản án tuyên chưa đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ảnh
Từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị thìtình hình xét xử tại các phiên tòa ngày càng có chất lượng Nhiều phiên tòa xét xửdiễn ra theo tinh thần cải cách tư pháp, đây là một “luồng sinh khí” trong pháp luật
tố tụng hình sự nước nhà Cụ thể là những vụ án có quy mô lớn được đông đảo dưluận quan tâm
Ví dụ, vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, đây là một tập đoàn tội phạmđược dư luận quan tâm, vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, vụ án nhận hối lộ tại Hảiquan cửa khẩu Tân thanh- Lạng Sơn
Hầu hết các vụ án đưa ra xét xử theo hướng đổi mới theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự 2003 và theo đúng tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị,tại phiên tòa với vai trò là trọng tài Hội đồng xét xử luôn lắng nghe ý kiến đưa ragiữa các bên tranh tụng, bị cáo và những người tham gia tố tụng Tại phiên tòaKiểm sát viên phân tích, đánh giá chứng cứ khi luận tội để bảo vệ Cáo trạng Hộiđồng xét xử căn cứ vào kết quả tranh tụng cũng như chấp nhận cho Luật sư và bịcáo đề xuất chứng cứ mới tại tòa Chính vì vậy, những phiên tòa được diễn ra sôinổi, nghiêm túc theo đúng tinh thần tranh tụng cải cách tư pháp
8 Xem Điều 131 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003
Trang 30Nhìn chung thì Bộ luật tố tụng hình sự có những điểm mới tiến bộ hơn sovới những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, nhưng vẫn chưa thật sựhoàn thiện Điều đó thể hiện rõ nét trong thực tế xét xử, ngay chính trong các hoạtđộng tiền xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng Quyền và nghĩa vụ của ngườibào chữa trước và trong phiên tòa chưa được đảm bảo, vị trí vai trò của nhữngngười tiến hành tố tụng chưa đựơc họ nhận thức đúng đắn Trách nhiệm chứng minhtội phạm vẫn đặt nặng lên vai của Hội đồng xét xử, trong khi đó vai trò quan trọngcủa các bên tranh tụng là bên buộc tội và gỡ tội còn mang tính hình thức Chínhđiều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo
và những người tham gia tố tụng khác, vi phạm nghiêm trọng đến tinh thần tranhtụng mà Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị Vì vậy để cho hoạt động xét xử đựơc diễn
ra theo đúng như tinh thần của Nghị quyết 08 thì đòi hỏi sự hoàn thiện pháp luật làđiều tiên quyết để Bộ luật tố tụng quy định sâu rộng hơn nữa tranh tụng theo tinhthần cải cách tư pháp
Trang 31CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ2.1 Giai đoạn điều tra
2.1.1 Hoạt động của Điều tra viên trong hoạt động tranh tụng hình sự
2.1.1.1 Hoạt động hỏi cung bị can
Việc hỏi cung bị can được quy định tại Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sựhiện hành:
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối vớimột người đã bị khởi tố về hình sự, nhằm làm rõ hành vi phạm tội của họ và củanhững người đồng phạm Đây là giai đoạn rất quan trọng bởi lẽ việc hỏi cung có ýnghĩa quyết định đến hành vi phạm tội của bị can, và ành hưởng trực tiếp đến hoạtđộng tranh tụng tại phiên tòa, nên đòi hỏi việc hỏi cung bị can phải được Điều traviên người tiến hành việc hỏi cung phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Bởi vì, nếu việc hỏi cung diễn ra một cách phiến diện, không vô tư khách quan sẽảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo mà cụ thể là ảnh hưởng đến hoạtđộng tranh tụng tại phiên tòa Bởi vậy khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viênphải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan, không được dễ tin lời cung Lời
khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ và rõ ràng Luật quy định “ Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can”
Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành ngayviệc hỏi cung bị can, nhằm sớm làm rõ sự thật hành vi phạm tội của bị can, giúp chocông tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời Theo quy định của pháp luậtthì việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can làquy định rất quan trọng Vì đây là cơ hội để bị can có điều kiện để đưa ra những tàiliệu, chứng cứ, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình
Luật còn quy định “trước khi hỏi cung Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này” Việc đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền và
nghĩa vụ của bị can là một thủ tục bắt buộc Bởi đây là giai đoạn mà bị can cóquyền được đưa ra chứng cứ để chứng minh làm sáng tỏ hành vi phạm tội của mình.Bên cạnh đó thì việc được giải thích về quyền và nghĩa vụ cho bị can biết trong giai
Trang 32đoạn này góp phần quan trọng vào việc giải quyết vụ án Nếu họ không biết rõ được
là chính họ cũng có được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa thì vớiđịa vị pháp lý của họ trước Điều tra viên sẽ làm cho họ có tâm lý hoảng sợ, thiếu tựtin và làm theo những gì mà Điều tra viên hướng dẫn Chính vì lẽ đó mà việc hỏi
cung sẽ không được tiến hành một cách vô tư khách quan “ Điều tra viên không được bức cung hoặc nhục hình đối với bị can” Điều luật cũng quy định nghiêm
cấm Điều tra viên bức cung, nhục hình với bị can để bị can khai báo theo ý muốnchủ quan của Điều tra viên, làm sai lệch tình tiết vụ án, bằng cách đe dọa, dùngphương pháp gây đau đớn thể xác đối với bị can đê họ khai nhận sai sự thật làm ảnhhưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bị can, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinhthần tranh tụng tại phiên tòa
Như vậy, việc hỏi cung bị can phải được tiến hành đúng, đầy đủ vànghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật vì đây là giai đoạn đầu tiên để xácđịnh hành vi phạm tội của bị can và là trách nhiệm quan trọng của cơ quan điều tratrong việc điều tra mà cụ thể là trong việc hỏi cung bị can, để làm cơ sở cho bướctiếp theo trong suốt quá trình tiến hành tố tụng để không bỏ lọt tội phạm và hàm oancho người vô tội Nếu việc hỏi cung bị can không được tiến hành một cách vô tưkhách quan thì sẽ ành hưởng rất nhiều đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, bởiđây là căn cứ để Kiểm sát viên truy tố là một người có phạm tội hay không ra trướctòa Nếu việc hỏi cung được Điều tra viên tiến hành trái pháp luật thì những căn
cứ hỏi cung không đúng với sự thật vụ án làm ảnh hưởng đến hoạt động tranh tụng,ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị cáo, mà cụ thể là việc bị can phản cung tạiphiên tòa và buộc Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung
Và để đảm bảo cho việc hỏi cung bị can trong giai đoạn này được tiến hành vô tư,khách quan thì mọi hoạt động của Điều tra viên phải tiến hành theo đúng quy địnhcủa pháp luật Chính trong giai đoạn này Luật còn quy định Điều tra viên khôngđược bức cung, nhục hình với mục đích để việc hỏi cung được tiến hành kháchquan Tiến hành hỏi cung đúng quy định của BLTTHS góp phần bảo vệ pháp luật
và chế độ XHCN ở Việt Nam
Trang 332.1.1.2 Hoạt động thu thập chứng cứ
Điều 35 BLTTHS quy định, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Điều tra viên trong hoạt động thu thập chứng cứ: “tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra” 9
Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm
vụ và quyền hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định Đây là giai đoạn cực kỳ quantrọng, bởi mỗi chứng cứ mà Điều tra viên thu thập được đều tác động trực tiếp đếnquyền và lợi ích hợp pháp của bị can, quyết định đến việc họ có hay không hành viphạm tội, và phạm vào tội danh nào, khoản nào của Điều luật làm cơ sở để có mộthình phạt đúng với hành vi phạm tội là một phần rất lớn phụ thuộc vào hoạt độngthu thập chứng cứ của Điếu tra viên mà cụ thể là các hoạt động tiêu biểu như “
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra” thường là
những vụ án gây chết người thì hoạt động này là một thủ tục bắt buộc, bởi đâychính là giai đoạn để Điều tra viên phản ánh đúng và khách quan đến cái chết củanạn nhân, cũng như hành vi phạm tội của hung thủ để từ đó có được những thôngtin chính xác, đồng thời phản ánh sự thật khách quan của vụ án, giúp cho quá trình
giải quyết vụ án diễn ra nhanh chóng “ Đối chất” cũng là một hoạt động rất quan
trọng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án Việc “ đối chất” diễn ra khi lời khai củanhững người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã bị khởi tố để họ cùng nhautranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn chủ của Điều tra viên với mụcđích làm sáng tỏ những tình tiết còn mâu thuẫn trong lời khai của những người này
đã diễn ra trước đó Trong giai đoạn này đòi hỏi Điều tra viên phải nhận định và cânnhắc những lời khai của những người tham gia tố tụng thật kỹ và chính xác, xemxét, đánh giá và nhận định cũng như so sánh với những tài liệu đã có để xác định sựthật khách quan Bởi lẽ, nếu trong giai đoạn này mà Điều tra viên không cẩn thậnhoặc không tiến hành đối chất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì sẽ dẫnđến sự nhầm lẫn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, nhận thức không đúng sựthật khách quan của vụ án, vì đây là căn cứ quan trọng để Viện kiểm sát truy tốđúng người, đúng tội, đúng pháp luật Đảm bảo cho việc tranh tụng diễn ra kháchquan
Thật vậy, thu thập chứng cứ là một hoạt động rất quan trọng trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự, bởi vì trong giai đoạn này Cơ quan điều tra mà cụ thể là
9 Xem Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Trang 34Điều tra viên với quyền hạn và trách nhiệm do luật định tiến hành một số hoạt độngnhư thu thập tài liệu, vật chứng, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án Mỗichứng cứ mà Điều tra viên thu thập có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động tranh tụngcũng như liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của bị can Bởi đây làgiai đoạn quan trọng tiếp theo để cơ quan điều tra có đủ cơ sở để quyết định kếtthúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát và đề nghị truy tố bị can theo tộidanh do luật định Chính vì thế hoạt động thu thập chứng cứ của Điều tra viên phảiđược tiến hành theo đúng thủ tục do luật định để việc thu thập chứng cứ được diễn
ra khách quan, hạn chế tối đa oan, sai và bỏ lọt tội phạm
Việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật
về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện,đầy đủ và trong thời hạn luật định Việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm vàhành vi phạm tội không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác cũng như của người bị buộc tội như không được áp dụng các hình thức: tra tấn,bạo lực, bức cung, nhục hình, dụ cung, lừa dối Những chứng cứ thu thập được phảiđược các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá toàndiện về tính khách quan, chân thực của chúng và phải phù hợp với các chứng cứkhác Vì những chứng cứ thu thập trong giai đoạn này là căn cứ quan trọng để Việnkiểm sát có được cơ sở xác thực truy tố, và làm căn cứ để Kiểm sát viên tranh luậnvới người bào chữa tại phiên tòa cũng như cơ sổ để Hội đồng xét xử ra bản án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật
2.1.2 Hoạt động của kiểm sát viên trong động tranh tụng hình sự
2.1.2.1 Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
Nhiệm vụ quyền hạn, của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 112 BLTTHS hiện hành “ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này” 10 Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo phápluật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tốtụng, thì Viện kiểm sát mà cụ thể là Kiểm sát viên trong giai đoạn này có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn do luật định là gắn trách nhiệm của Viện kiểm sát vào quátrình điều tra vụ án để hoạt động điều tra vụ án của Điều tra viên được chính xác,
Trang 35khách quan Viện kiểm sát thực sự vào cuộc và thực sự giữ quyền công tố trong giaiđoạn điều tra, không phải là chủ thể đứng ngoài cuộc và chỉ thuần túy yêu cầu Cơquan điều tra mà để mặc cho Điều tra viên thực hiện Bởi giai đoạn này là giai đoạntìm ra chứng cứ phạm tội của bị can để cơ quan điều tra đủ cơ sở truy tố bị can ratrước tòa bằng bản kết luận điều tra Chính vì tầm quan trọng đó mà Luật quy địnhphải có sự giám sát chặt chẽ từ phía Viện kiểm sát để kiểm sát các hoạt động điềutra của Điều tra viên, không để họ điều tra theo ý muốn chủ quan của mình để hợpthức hóa các thủ tục tố tụng mà họ phải tiến hành điều tra theo quy định của phápluật, bởi nếu không có sự kiểm sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn này thì sẽ ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa Có thể nói nhiều vụ án sau khi
Cơ quan kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát đề nghị truy tốthì có trường hợp Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những tình tiết, những hành vi phạmtội do Điều tra viên cung cấp rồi truy tố bị can với một tội danh nào đó bằng bảnCáo trạng Giả sử nếu trong quá trình điều tra mà Điều tra viên đã không thực sự vô
tư, khách quan, họ đã dùng những phương pháp điều tra trái pháp luật, như bứccung, nhục hình mà khiến bị can khai nhận trái với ý muốn của mình, làm sai lệch
đi sự thật của vụ án thì đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tranh tụng, ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can Bởi vậy, Viện kiểm sát không chỉchịu trách nhiệm về việc truy tố, mà còn chịu trách nhiệm về việc khởi tố, điều tra
Thật vậy, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tracòn có ý nghĩa là kịp thời phát hiện những hành vi sai trái của Điều tra viên trongquá trình điều tra để có cơ sở, căn cứ pháp lý mà có thể phê chuẩn hay không phêchuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, nhằm bảo đảm cho pháp luật được thựchiện nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích của bị can trong giai đoạn này
Như vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Việnkiểm sát có quyền quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra vàyêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra, và khi xét thấy cần thiết, Viện kiểm sáttrực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơquan điều tra thay đổi điều tra viên; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu phạm
Trang 36tội thì khởi tố về hình sự Viện kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏbiện pháp bắt, tạm giam, tạm giữ và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phêchuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; hủy bỏ cácquyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra, yêu cầu cơ quanđiều tra truy nã bị can; quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án; quyết định việctruy tố bị can Tất cả những hoạt động của Viện kiểm sát mà cụ thể là Kiểm sát viêntrong giai đoạn này là rất quan trọng và cần thiết, với quyền hạn và trách nhiệm doluật định Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hành quyền công tố với mục đích
để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và để cho hoạt động điều tra được chínhxác, khách quan, truy tố đúng người, đúng tội danh, đảm bảo cho hoạt động tranhtụng diễn ra dân chủ, công bằng
2.1.2.2.Kiểm sát các hoạt động điều tra
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra được quyđịnh tại Điều 113 BLTTHS hiện hành
“Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ
vụ án của Cơ quan điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết
về vi phạm pháp luật của Điều tra viên” 11
Có thể nói mỗi hoạt động của các Cơ quan tiến hành tố tụng đều ảnhhưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo Nếu mọi hoạtđộng điều tra không được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật thì hậu quảdẫn đến những oan, sai, bỏ lọt tội phạm Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ và quyền hạncủa Viện kiểm sát, mà cụ thể là Kiểm sát viên được phân công kiểm sát các hoạtđộng điều tra của Điều tra viên là rất quan trọng Theo quy định tại Điều 113 Bộluật tố tụng hình sự hiện hành thì trong giai đoạn này Viện kiểm sát đặt trọng tâmvào kiểm sát các hoạt động điều tra, cụ thể là kiểm sát ba loại công việc: khởi tố vụ
án của Cơ quan điều tra, việc tiến hành các hoạt động điều tra và lập hồ sơ vụ áncủa Cơ quan điều tra Điều đó có nghĩa là theo quy định về việc kiểm sát khởi tố vụ
án tại Điều 109 thì Viện kiểm sát phải có trách nhiệm kiểm sát việc khởi tố vụ áncủa Cơ quan Điều tra là đủ căn cứ pháp luật chưa trên cơ sở xem xét, đánh giá đầy
đủ tính hợp pháp mà ra quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết địnhkhởi tố bị can, nhằm kịp thời đảm bảo cho việc điều tra của Điều tra viên tiến hành
Trang 37theo đúng pháp luật Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bảo
vệ pháp chế, thì điều luật còn quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quanđiều tra cung cấp những tài liệu cần thiết về việc vi phạm pháp luật của Điều traviên và yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh những hành vi viphạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra để kịp thời bảo vệ quyền lợi của bị can,
bị cáo
Tất cả những quyền hạn nêu trên được giao cho Viện kiểm sát với mụcđích đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội phải được điều tra đầy đủ, nhanh chóng,chính xác, khách quan, không để lọt tội phạm và người phạm tội, đảm bảo quyềncon người trong hoạt động điều tra Nếu trong giai đoạn điều tra không có sự kiểmsát chặt chẽ của Kiểm sát viên thì việc điều tra sẽ diễn ra phiến diện, và đây còn làbiện pháp tránh tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, sự kiểm sát chặt chẽ trong giaiđoạn này có ý nghĩa quyết định để bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra thực
sự là chứng cứ chính xác để Viện kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội, đúng phápluật Để từ đó Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa có được cơ sở pháp lý,lập luận sắc sảo, có tính thuyết phục cao, đảm bảo cho hoạt động tranh tụng tạiphiên tòa có chất lượng Tránh những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, kịpthời khắc phục và xử lý nghiêm minh
2.1.3 Hoạt động của người bào chữa, người bị tình nghi đến hoạt động tranh tụng hình sự.
2.1.3.1 Hoạt động của người bào chữa
Bào chữa là một hoạt động quan trọng trong quá trình tranh tụng, là mộtbên đối trọng với bên buộc tội Bởi chức năng chính của họ là bào chữa, giúp cho
bị can, bị cáo kịp thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Theo quy
định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì “ Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can” Như vậy đây chính là giai đoạn mà bị can thể hiện được
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để họ có điều kiện đưa ra nhữngtài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của mình Theo quy định củađiều luật thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, điều đó cónghĩa là người bào chữa được tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra, là giai đoạnquan trọng để người bào chữa nắm bắt được , những tình tiết liên quan đến vụ án đểkịp thời bảo vệ quyền lợi cho họ
Tại khoản 2, Điều 58 quy định “ Người bào chữa có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
Trang 38người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân, theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nếu không thuộc bí mật Nhà nước” 12
Theo điều luật đã mở rộng quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo bằng các quyền như: quyền được thu thập chứng cứ, quyền đưa ra những tàiliệu liên quan đến vụ án để thực hiện chức năng bào chữa Bởi đây chính là giaiđoạn rất quan trọng mà người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa là thu thậpnhững chứng cứ quan trọng cho việc gỡ tội
Song song với những quy định về quyền được thu thập chứng cứ, thuthập và đưa ra tài liệu chứng cứ để chuẩn bị cho công tác bào chữa trước phiên tòa
thì người bào chữa còn có các quyền khác như “ Quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can; quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này” Trong gia đoạn này thì người bào chữa thực hiện mọi biện pháp do luật định
để bảo đảm cho việc bào chữa cũng như những hoạt động của họ có ảnh hưởng trựctiếp đến việc gỡ tội, cụ thể là người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báocho họ biết trước thời gian và địa điểm hỏi cung bị can vì đây là giai đoạn mà Điềutra viên tiến hành thu thập chứng cứ thông qua việc hỏi cung bị can, là cơ sở để làmsáng tỏ hành vi phạm tội của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Bởi nếu không có mặtcủa người bào chữa trong thời điểm này thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng rấtnhiều như: họ không biết rõ được quyền và nghĩa vụ của họ như quyền tự bào chữahoặc nhờ người khác bào chữa nên không đảm bảo đến hoạt động tranh tụng tạiphiên tòa Chính vì thế mà sự có mặt của người bào chữa trong giai đoạn này là rấtcần thiết
Tại điểm e, khoản 2, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bào
chữa có quyền : “ Gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì người bào chữa
có quyền được gặp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam Đây là giaiđoạn mà những người này rất cần có người bào chữa để bào chữa cho họ, vì đây làgiai đoạn rất quan trọng để người bào chữa tiếp xúc để nắm bắt được những thôngtin, tài liệu, những tình tiết liên quan đến vụ án, giải thích cho người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo nắm rõ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ, để
họ thực hiện việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Để từ đó người bào
Trang 39chữa cũng có được những chứng cứ quan trọng để phục vụ cho việc bào chữa củamình.
Tại Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định người bàochữa có thể là Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
bào chữa viên nhân dân Khoản 2 Điều 57 quy định “những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa trong các trường hợp bị can, bị cáo bị truy tố theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì họ vẫn có quyền thay đổi hoặc
từ chối người bào chữa” Như vậy, trong bất luận trường hợp nào, kể cả trường hợp
bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa và đã lập vănbản từ chối nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn phải mời người bào chữa thamgia trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử Như vậy theo quy định của pháp luật thìngười bào chữa với chức năng bào chữa dù theo yêu cầu của bị can, bị cáo hay do
sự chỉ định chỉ định từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng thì bản thân người luật sư
đó phải có trách nhiệm trước bị can, bị cáo mà cụ thể với quyền và nghĩa vụ mà Bộluật tố tụng hình sự quy định người bào chữa phải thực hiện tất cả các hoạt động thuthập chứng cứ, tài liệu, gặp và tiếp xúc với bị can, bị cáo với mục đích nắm bắtnhững thông tin chính xác có liên quan đến việc bào chữa nhằm làm sáng tỏ sự thậtkhách quan vụ án, đảm bảo cho việc tranh tụng đạt hiệu quả cao
Theo quy định của Luật thì người bào chữa cũng được Nhà nước traocho các quyền năng như quyền thu thập chứng cứ, quyền được gặp bị người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo Suy cho cùng mọi hoạt động của người bào chữa trong giai đoạnnày là thu thập những chứng cứ có lợi cho người mình bào chữa Nếu trong giaiđoạn này người bào chữa không thu thập chứng cứ kịp thời và chính xác theo quyđịnh của pháp luật thì tại phiên tòa người bào chữa sẽ không có đủ cơ sở pháp lý đểtranh luận với Kiểm sát viên, dẫn theo những hệ lụy là quyền và lợi ích của bị can,
bị cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài trách nhiệm công việc thì luật cũng quyđịnh việc tìm ra sự thật khách quan vụ án còn là nghĩa vụ của chính người bào chữavới mục đích bảo vệ quyền con người, bảo vệ pháp chế và thông qua hoạt động thuthập chứng cứ của người bào chữa để đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa
2.1.3.2 Hoạt động của người bị tình nghi
Quyền và nghĩa vụ của người bị tình nghi là người bị tạm giữ được quy
định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự: “Được biết lý do mình bị tạm giữ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ người