Về vai trò của Hội đồng xét xử trong hoạt động tranh tụng

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 65 - 67)

Theo quy định tại Điều 10 thì Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, trong khi đó Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đề ra

“ Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và

lọi ích liên quan”. Nhưng thực tiễn cho thấy tại các phiên tòa thì tinh thần tranh

tụng chưa thật sự được quán triệt khi xét xử. Có trường hợp tại phiên tòa các bị cáo không chịu nhận tội hoặc lời khai không đúng với bản kết luận điều tra, thậm chí tại phiên tòa bị cáo kêu oan, không phạm tội nhưng trong trường hợp đó Hội đồng xét xử lại nhắc đi nhắc lại lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra theo hướng buộc tội. Ví dụ điển hình vụ án Bùi Minh Hải bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên xử bị cáo tội hiếp dâm và giết người với mức án là chung thân. Nhưng khi cơ quan điều tra bắt được đối tượng Nguyễn Văn Tèo và Tèo đã khai nhận vụ án trên là do chính Tèo thực hiện. Nếu tại phiên tòa mà Hội đồng xét xử tôn trọng lời bào chữa

của bị cáo thì trường hợp đó Hội đồng xét xử phải trở lại việc xét hỏi và tranh luận để làm sáng tỏ những điểm còn mâu thuẫn của vụ án. Hoặc ngay sau lời nói sau cùng của bị cáo, nếu phát hiện có những tình tiết mới phát sinh thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu thực sự Hội đồng xét xử tôn trọng tinh thần tranh tụng, coi trọng lời khai của bị cáo thì sẽ không dẫn tớ bao hệ lụy như oan, sai. Nếu trường hợp Cơ quan điều tra không bắt và điều tra được vụ án trên là do Nguyễn Văn Tèo thực hiện thì liệu Bùi Minh Hải có được giải oan không?. Theo quy định của pháp luật tố tụng cũng như tinh thần của Nghỉ quyết 08 thì phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng của các bên, trên cơ sở đánh giá toàn diện các chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Nhưng trên thực tế còn nhiều phiên tòa diễn ra rất hời hợt, và chủ yếu dựa vào bản kết luận điều tra và Cáo trạng truy tố của đại diện Viện kiểm sát, là nguyên nhân dẫn đến tinh thần tranh tụng bị vi phạm, và bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp trên cải sửa, hoặc hủy án.

Điển hình vụ án “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, vụ án đã được Tòa án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xư chỉ tuyên án đối với Huỳnh Quảng mà không kết tội đối với Nguyễn Tấn Anh, vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử y án sơ thẩm là không đúng. Theo kết quả điều tra thì xe của Huỳnh Quảng chạy cùng chiều với xe của Nguyễn Tấn Anh, nhưng Nguyễn Tấn Anh biết rõ xe của Huỳnh Quảng muốn vượt qua xe của mình, nhưng Tấn Anh không cho xe của Huỳnh Quảng vượt qua trong khi bên phải xe của Tấn Anh không có chướng ngại vật. Tấn Anh đã chạy một quãng đường rồi lái xe sang lề trái làm va chạm xe của Huỳnh Quảng và sau đó gây ra tai nạn. Qua vụ án trên cho thấy Hội đồng xét xử không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, cũng như tại phiên tòa chưa đánh giá toàn bộ, đầy đủ các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa mà chỉ xét xử căn cứ vào bản kết luận điều tra và bản Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố là không đúng quy định của pháp luật, vi phạm nghiêm trọng tinh thần tranh tụng mà Đảng và Nhà nước đề ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Ngành tư pháp30.

Có thể nói xét hỏi là thủ tục quan trọng trong quá trình tranh tụng vì đây chính là giai đoạn rất quan trọng để xác định bị cáo có tội hay vô tội. Chính vì sự quan trọng đó nên đòi hỏi Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa và

những người tham gia tố tụng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật cũng như có cách thức xét hỏi phù hợp để làm rõ sự thật khách quan của vụ án là điều tiên quyết. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung thực tiễn xét xử hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Ví dụ: vụ án Lê Thành Chơn và Nguyễn Ngọc Tuấn về tội “Tham ô tài sản” được quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa Luật sư bào chữa đưa ra chứng cứ cho rằng bị cáo Thành Chơn không phạm tội “Tham ô tài sản” như Cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tại phiên tòa Luật sư bào chữa đưa ra chứng từ sổ sách chứng minh được rằng bị cáo Chơn đã thanh toán cũng như đã khắc phục hậu quả hết số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt được của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vạn Thành. Và đây được xem là tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa nên Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Có thể nói trong trường hợp trên thì Hội đồng xét xử có thể xét hỏi riêng từng bị cáo và yêu cầu Kiểm sát viên phải có trách nhiệm đối đáp với từng ý kiến được đưa ra như: Xem xét trong giấy nhận tiền của bộ phận thủ quỹ có con dấu của công ty hay không hay chỉ có tên của một cá nhân thôi, đồng thời xem xét lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, bên cạnh những dấu hiệu hành vi của bị cáo có thể hiện rõ rằng bị cáo có mong muốn chiếm đoạt số tiền trên của công ty hay không. Và chỉ khi nào không có đủ căn cứ để cho rằng chứng cứ Luật sư đưa ra là giả hay thật thì lúc bấy giờ Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng chưa muộn. Rõ ràng với vai trò là trọng tại thì Hội đồng xét xử không chỉ có chức năng xét xử là chính mà còn phải có một phương pháp điều khiển phiên tòa tốt để tạo điều kiện cho các bên tranh tụng với nhau. Qua vụ án trên nếu như vụ án được Hội đồng xét xử theo phương pháp trên thì sự thật vụ án đã sáng tỏ, không lãng phí thời gian, kinh phí của Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 65 - 67)