Các chế định về Viện kiểm sát và những quy định liên quan đến hoạt động của người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Kiểm sát viên trong các giai đoạn tố tụng, nhất là trình tự xét hỏi tại phiên tòa chưa thực sự phù hợp, chưa thực sự tạo điều kiện để họ thể hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm. Cụ thể là chính trong phiên tòa xét xử thì ở giai đoạn xét hỏi là giai đoạn trung tâm mà Viện kiểm sát là bên buộc tội và đại diện Viện kiểm sát là đối trọng không thể thiếu trong phần tranh luận tại phiên tòa. Chính vì vậy mọi hoạt động của Kiểm sát viên trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đến việc truy tố của Viện kiểm sát, xét hỏi của Kiểm sát viên một mặt là để bảo vệ quan điểm truy tố của mình, mặt khác, ngoài những chứng cứ buộc tội thì Kiểm sát viên cũng chú ý đến những chứng cứ gỡ tội. Nhưng theo quy định của pháp luật tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về vấn đề liên quan đến việc giám định”25
Lẽ ra Kiểm sát viên phải là người khởi động cho việc chứng minh vụ án hình sự tại phiên tòa, vai trò của Kiểm sát viên phải có sự chủ động trong xét hỏi để bảo vệ Cáo trạng, làm rõ sự thật khách quan vụ án. Nhưng trên thực tế và theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì việc xét hỏi chủ yếu là Hội đồng xét xử và việc chứng minh tội phạm vì thế cũng do Hội đồng xét xử thực hiện là chính. Có thể nói, xét hỏi được xem là nền tảng của việc tranh tụng. Bởi vì, chỉ có thông qua xét hỏi mới có cơ sở để xác định đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa quan trọng của vụ án kể cả những tình tiết đã được mô tả trong bản Cáo trạng hoặc những tình tiết của vụ án phát sinh tại phiên tòa. Từ đó các chủ thể của bên buộc tội và bên gỡ tội mới có đủ cơ sở để bảo vệ quan điểm lập luận của mình trong việc buộc tội và gỡ tội, Việc xét hỏi đúng trọng tâm, cụ thể và càng chi tiết bao nhiêu thì càng củng cố
24Phan Văn Sơn, Viện trưởng Viện thực hành công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm 2 tại Đà Nẵng, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo,Đề xuất giải pháp triển khai thi hành nguyên tắc tranh tụng trong Ngành kiểm sát,
cho lập luận của các chủ thể vững chắc bấy nhiêu. Quan điểm của các chủ thể tranh luận trong việc buộc tội chỉ có thể thuyết phục khi nó được đặt nền móng bởi các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hoặc ngoài hồ sơ vụ án đã xét hỏi, thẩm định tại phiên tòa, và sẽ thiếu tính thuyết phục nếu các chứng cứ đưa ra chỉ dựa trên “ án tại hồ sơ” mà không được thẩm định công khai tại phiên tòa hoặc có được thẩm tra nhưng không đầy đủ, thiếu khách quan, mang nặng tính áp đặt. Do vậy, phần tranh luận có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xét hỏi công khai tại phiên tòa do Kiểm sát viên là người chủ động cho việc xét hỏi đó. Nhưng theo quy định trên thì nhiều vụ án Kiểm sát viên tham gia xét xử với vai trò là người chứng kiến cho đến khi đọc bản luận tội. Vì những câu hỏi mà Kiểm sát viện dự kiến để hỏi cũng như đối đáp với Bị cáo, người bào chữa đã được chủ tọa phiên tòa hỏi trước đó. Hoặc vì lý do Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên không nắm chắc bút lục, tình tiết quan trọng của vụ án nên không có câu hỏi nào để hỏi, hoặc không thể đối đáp lại những ý kiến chưa được giải quyết trong phần tranh luận. Chính điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, làm mất đi vai trò quan trọng của bên buộc tội trong tranh tụng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cũng như vi phạm tinh thần tranh tụng mà Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị đề ra. Do đó, đây là một bất cập từ quy định của pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn.