Về hoạt động tranh tụng của người bào chữa

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 64 - 65)

Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của người bào chữa trong tố tụng hình sự không chỉ có ý nghĩa “ đối trọng” với các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn có tác dụng phố hợp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người được bào chữa.

Trong nhiều trường hợp những tài liệu, vật chứng do người bào chữa thu thập được và cùng các kiến nghị của họ sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức rõ hơn về bản chất của vụ án nói chung và hành vi của người bị buộc tội nói riêng. Nếu các tài liệu, vật chứng do người bào chữa thu thập được và giao kịp thời cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, thì vụ án sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, đúng đắn và khách quan hơn. Điểm a khoản 3 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định, tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị thì vấn đề tranh tụng tại các phiên tòa có nhiều chuyển biến tích cực từ phía các chủ thể tiến hành tố tụng, người tham gia bào chữa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những hạn chế đáng kể đối với hoạt động bào chữa của người bào chữa tại các phiên tòa hình sự. Thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh một số Luật sư có tâm huyết, có trình độ thực hiện rất tốt chức năng bào chữa tại phiên tòa, góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng thì cũng còn không ít các Luật sư khi tham gia bào chữa tại các phiên tòa chưa có chất lượng, rất ít những Luật sư đưa ra các chứng cứ, tài liệu để tranh luận với Kiểm sát viên để làm sáng tỏ vụ án tại phiên tòa, mà hầu như các Luật sư chỉ đưa ra những căn cứ từ những quy định chưa đầy đủ của luật, hoặc bắt bẽ câu chữ để tranh luận. Quan trọng hơn là phần lớn các Luật sư chỉ dựa vào những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để yêu cầu Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Có trường hợp một Luật sư có thể nhận bào chữa cho nhiều bị cáo. Chính vì thế mà trong một thời gian ngắn Luật sư không thể nghiên cứu hồ sơ kỹ được nên tại phiên tòa không thể tranh tụng tốt được với bên buộc tội. Đặc biệt là các Luật sư do Nhà nước chỉ định, họ thường không nghiên cứu kỹ hồ sơ, nhiều trường hợp họ chỉ đến Tòa án xin sao lại bản Cáo trạng, không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến quan điểm không nhất quán trong quan điểm bào chữa.

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)