Sửa đổi lại trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo hướng quy định

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 68 - 79)

định thủ tục tố tụng tranh tụng

Có thể nói xét hỏi được xem là nền tảng của tranh tụng, là căn cứ quan trọng để làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án trong phần tranh luận. Nhưng theo quy định tại Điều 207 thì việc xét hỏi do Hội đồng xét hỏi là chủ yếu, trong khi đó Kiểm sát viên là một bên quan trọng nhân danh quyền lực Nhà nước giữ quyền công tố truy tố kẻ phạm tội, sự chủ động tham gia xét hỏi phải do Kiểm sát viên khởi động trước bởi sự xét hỏi của Kiểm sát viên là căn cứ để xác định sự thật khách quan, cũng như bảo vệ quan điểm truy tố, rút một phần hay toàn bộ truy tố là phần lớn phụ thuộc vào việc xét hỏi của Kiểm sát viên. Chính vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 207 như sau: “Khi xét hỏi, Kiểm sát viên hỏi trước, sau đó đến người bào chữa. Hội đồng xét xử có thể tham gia xét hỏi nhưng với vai trò gợi mở

cho các bên tranh luận với nhau”. Có như vậy mới tạo hành lang pháp lý để Kiểm

sát viên thực hiện tốt chức năng giữ quyền công tố cũng như chủ động hơn trong việc tranh tụng tại phiên tòa32.

3.2.1.3. Sửa đổi các quy định về người bào chữa theo Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể

* Tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng không nên quy định bị can, bị cáo có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa mà phải theo hướng quy định bắt buộc

Bào chữa là một chức năng quan trọng trong hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của người bào chữa trước bị can, bị cáo. Để họ thực hiện chức năng

31Phan Văn Sơn, Tài liệu đã dẫn.

32Mai Bộ, Tòa án quân sự Trung Ương,Một số ý kiến đề xuất sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí số 10, tháng 5/2014.

bào chữa cho thân chủ, nhằm bảo vệ kịp thời quyền lợi chính đáng của họ. Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định người bào chữa có thể là Luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Kế đó tại khoản 2, Điều 57 quy định những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa trong các trường hợp bị can, bị cáo bị truy tố theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần…song lại quy định họ vẫn có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Chính quy định như vậy sẽ dẫn đến những Luật sư có trình độ pháp luật thì không được bào chữa, trong khi đó những người đại diện hợp pháp cho bị cáo đâu phải ai cũng có kiến thức pháp luật. Quy định như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo. Cần sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 57 theo hướng “không nên quy định bị can, bị cáo có quyền thay đổi hoặc từ

chối người bào chữa mà phải theo hướng quy định bắt buộc”33.

* Tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyền của người bào chữa nhưng là quyền đề nghị, nên sửa đổi là quyền của người bào chữa.

Theo quy định tại điểm b, điểm c, thì người bào chữa có quyền “đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người

phiên dịch”. Quy định như vậy rõ ràng không phù hợp với đề mục nêu ở khoàn 2,

và không tạo cơ sở pháp lý cho người bào chữa thuận lợi trong việc thực hiện chức năng bào chữa. Cần sửa đổi, bổ sung tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định

“về quyền của người bào chữa nhưng là quyền đề nghị thành quyền của người bào chữa”.

* Nên bỏ quy định khi thu thập được tài liệu, chứng cứ thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng

Tại khoản 3, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định” tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, chứng cứ thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Quy định như vậy chưa thể hiện sự dân chủ, bình đẳng về quyền của người bào chữa trong việc thu thập chứng cứ , ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo. Cần sửa đổi, bổ sung điều luật theo hướng “Bỏ quy định khi thu thập được tài liệu, chứng cứ thì

33Hoàng Thị Liên,Cần thể chế hóa nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự (Sửa đổi), Tạp chí kiểm sát số 06, tháng 3/2014

người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”.

3.2.1.4. Nên quy định bị cáo cũng có quyền đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác

Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến

về lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình”. Quy định như vậy

là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi tại phiên tòa, bị cáo cũng có quyền tranh luận, việc trình bày ý kiến của bị cáo là thể hiện sự tranh luận nhưng chưa có quy định rằng bị cáo có quyền đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác. Trong khi đó ở giai đoạn điều tra lại có quy định cho đối chất. Dó đó, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng “Bị cáo có quyền đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác”. Có như vậy, thì việc giải quyết vụ án sẽ rất nhanh chóng và khách quan hơn.

3.2.1.5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng Tòa án không có trách nhiệm chứng minh tội phạm

Hiện tại, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án, trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay không có tội tại phiên tòa đó là của Hội đồng xét xử. Do vậy, để Tòa án đúng là “Cơ quan xét xử, cầm cân nảy mực” và đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên tòa diễn ra dân chủ, bình đẳng, khách quan thì cần xác định rõ vai trò của Hội đồng xét xử tại phiên tòa là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên gỡ tội để đưa ra phán quyết về vụ án.

Cần sửa đổi, quy định tại Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng, không nên quy định Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm như hiện nay. Có như vậy, Tòa án mới thực hiện đúng chức năng là Cơ quan xét xử phù hợp với tinh thần của cải cách tư pháp hiện nay.

3.2.2. Về mặt thực tiễn

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa * Kiện toàn đội ngũ Kiểm sát viên có ý nghĩa quyết định chất lượng tranh tụng

cạnh những nỗ lực của chính bản thân Kiểm sát viên, hàng năm Ngành kiểm sát nhân dân cần có kế hoạc đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ Kiểm sát viên tham gia hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của cấp trên với cấp dưới, để kịp thời khắc phục những thiếu sót, tồn tại, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự34

Trường Đại học kiểm sát nhân dân Hà Nội cần xây dựng nội dung chương trình để tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự.

Lãnh đạo các đơn vị cơ sở cần đặc biệt quan tâm công tác đào tạo tại chỗ, nhất là việc bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng tranh tụng. Hoạt động tranh tụng chỉ thực sự trỡ thành kỹ năng khi được thực hiện thường xuyên, thuần thục và được nâng lên thành nghệ thuật. Để nâng cao chất lượng tranh tụng, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng, hướng dẫn cho Kiểm sát viên, nhất là kỷ năng đối đáp. Đây là việc làm rất cấp bách, nhằm trang bị cho Kiểm sát viên những kỹ năng cơ bản và cần thiết để Kiểm sát viên dựa vào đó thực hiện có bài bản và thống nhất trong quá trình tranh tụng. Việc bồi dưỡng có thể bằng việc Lãnh đạo Viện trực tiếp bồi dưỡng cho Kiểm sát viên hoặc giao nhiệm vụ cho những Kiểm sát viên có nhiều kinh nghiệm thâm niên công tác, Kiểm sát viên giỏi truyền đạt kinh nghiệm cho các Kiểm sát viên khác trong cùng đơn vị. Việc bồi dưỡng cũng có thể bằng cách tập huấn của Vụ, Phòng nghiệp vụ với các Kiểm sát viên cấp dưới.

Tùy vào tình hình của từng đơn vị mà mở những phiên tòa “diễn tập”, nhất là đối với các vụ án xét xử lưu động, án phức tạp có nhiều Luật sư tham gia bào chữa. Khi đó Kiểm sát viên giỏi hoặc Lãnh đạo đơn vị đóng vai là Luật sư đưa ra các vấn đề để Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tập tranh luận, đối đáp.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức tham dự phiên tòa để rút kinh nghiệm công tác thực hành quyền công tố và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần quan tâm sơ kết rút kinh nghiệm hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên. Định kỳ 6 tháng 1 năm tiến hành sơ kết, ra thông báo chung gửi các đơn vị để cùng học tập, rút kinh nghiệm. Nơi nào có điều

34Trần Thị Hương,Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí kiểm sát số 6, tháng 3/2014

kiện nên tổ chức các cuộc thi về tranh luận tại phiên tòa để phổ biến kinh nghiệm, nâng cao năng lực, kỹ năng tranh luận.

* Cần đảm bảo các điều kiện về phương tiện làm việc cho Kiểm sát viên

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang trỡ thành một xu hướng phổ biến trong xẽ hội, thì việc trích và lật tìm từng trang hồ sơ, từng bút lục trong hồ sơ để đối đáp với người bào chữa thì rõ ràng là không phù hợp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tác nghiệp tại phiên tòa sẽ khắc phục sự bị động, lúng túng khi đối đáp, giúp cho Kiểm sát viên theo sát diễn biến phiên tòa, hoàn thành tốt việc tranh tụng. Qua đó xây dựng hình ảnh đẹp của Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa. Do vậy Ngành kiểm sát nhân dân cần tiếp tục có sự đầu tư thích đáng về kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên về việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật như máy tính xách tay, máy ghi âm, máy chiếu, đầu tư kinh phí để trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị phục vụ cho việc thực hành công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, góp phần hoàn thành tốt việc tranh tụng đã được Nhà nước khẳng định trong Hiến pháp năm 2013.

3.2.2.2. Tăng cường về số lượng, chất lượng, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư

Hiện nay, số lượng Luật sư ở nước ta rất ít về số lượng cũng như yếu kém về chất lượng. Phần lớn họ chỉ tập trung ở những thành phố, thị xã và những nơi tạo điều kiện tốt cho việc hành nghề của họ. Những khu vực ở vùng sâu, xa thì rất khó tìm Luật sư để thực hiện việc bào chữa. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước cần có sự đãi ngộ, hỗ trợ trong việc tuyển chọn Luật sư, nâng cao vị thế của họ khi thực hiện chức năng bào chữa cũng như đảm bảo cuộc sống cho ho. Có như vậy thì những sinh viên ngành luật ra trường sẽ có sự đam mê với Ngành nghề Luật sư hơn.

Nên quy định Luật sư mới là người bào chữa, sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của Luật sư để tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư thực hiện tốt chức năng bào chữa. Sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ cho Luật sư trong trường hợp bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (Bào chữa bắt buộc).

Cần trang bị các kỹ năng thu thập và xuất trình đồ vật, tài liệu làm chứng cứ của vụ án, các kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội và các tình

khi bác bỏ các quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa, cũng như sự thuyết phục Hội đồng xét xử bằng sự lập luận chặt chẽ, có các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm gỡ tội của mình.

Đối với Luật sư, người bào chữa cần tăng về số lượng, đồng thời quan tâm đến chất lượng, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Cần có quy định bảo vệ Luật sư khi hành nghề, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với Luật sư vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

3.2.2.3. Vị trí, vai trò của Hội đồng xét xử khi xét xử * Hội đồng xét xử đóng vai trò là trọng tài

Hội đồng xét xử vẫn có quyền tham gia vào quá trình xét hỏi nhưng với tính chất là gợi mở và nêu lên vấn đề cần tranh luận để các bên tranh luận như đại diện Viện kiểm sát và người bào chữa là những chủ thể chính trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án..

Việc phán quyết của Tòa án chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn bộ các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa do các bên tranh luận đưa ra. Hội đồng xét xử không được nhắc lại lời khai của bị cáo ở Cơ quan điều tra trong trường hợp lời khai của bị cáo trước và tại phiên tòa có sự mâu thuẫn.

Hội đồng xét xử không có nghĩa vụ chứng minh tội phạm mà chỉ đóng vai trò là chủ thể điều khiển phiên tòa để các bên tranh luận với nhau làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

* Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, quyền hạn cho đội ngũ Thẩm phán

Đối với đội ngũ Thẩm phán, cần nghiên cứu bỏ hình thức xét tuyển bằng hình thức thi tuyển. Không chỉ thi tuyển vào ngạch Thẩm phán mà phải thi tuyển từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ trung cấp lên Thẩm phán cao cấp, từ Thẩm phán cao cấp lên Thẩm phán tối cao.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ năng xét xử, cũng như kỹ năng điều khiển phiên tòa hình sự để nâng cao chất lượng tranh tụng.

Tùy theo tình hình mỗi đơn vị có thể tổ chức những phiên tòa giả định theo tinh thần cải cách tư pháp, trong đó Chánh án đóng vai là Luật sư bào chữa để những Thẩm phán học hỏi, rút kinh nghiệm trong xét xử.

Không quy định người đứng đầu Tòa án là “Người tiến hành tố tụng”, vì những người này là những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng35

Nên quy định Thẩm phán có quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa và có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ tất cả các biện pháp ngăn chặn, kể cả biện pháp tạm giam.

Có chế độ đãi ngộ về tiền lương cho đội ngũ Ngành tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng cũng như quy định việc bổ nhiệm Thẩm phán nhiệm kỳ suốt đời để nâng cao cuộc sống, để họ yên tâm công tác.

Có thể nói hoạt động tranh tụng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi mỗi hoạt động của những người tiến

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 68 - 79)