Các quy định về vai trò của Hội đồng xét xử trong tranh tụng

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 62)

* Về vấn đề chứng minh tội phạm:

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có

quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”29. Theo quy định trên thì

trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án. Quy định như vậy thì việc xét xử của Tòa án sẽ không được khách quan. Vì Hội đồng xét xử vừa là cơ quan xét xử là một người là có tội hay không có tội bằng một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chủ yếu vào kết quả tranh tụng dân chủ, công khai giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Từ những quy định đó đã không đảm bảo được tính tranh tụng tại phiên tòa, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bị can, bị cáo.

* Về thủ tục xét hỏi

“Khi xét hỏi từng người thì chủ tọa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó

đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự”. Theo

quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì trình tự xét hỏi tại phiên tòa như hiện nay là không phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, vì theo quy định thì Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm và đại diện Viện kiểm sát hỏi như vậy thì chưa thể hiện được tính tranh tụng tại phiên tòa. Bởi lẽ, Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hành quyền công tố đọc bản Cáo trạng và có .trách nhiệm bảo vệ bản Cáo trạng tại phiên tòa nhưng lại là chủ thể xét hỏi sau cùng. Bởi sẽ có sự thay đổi tình thế của vụ án thông qua sự thẩm vấn theo hướng của đại diện Viện kiểm sát sẽ khách quan hơn là thẩm vấn của Hội đồng xét xử. Có trường hợp Hội đồng xét hỏi hết, đến khi đại diện Viện kiểm sát muốn hỏi thì không có gì để hỏi và trách nhiệm buộc tội thuộc về Hội đồng xét xử, như vậy là không phù hợp và không thể nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)