Bản luận tội của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 42 - 43)

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì “ Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án”15

Theo quy định của luật thì Cáo trạng là một văn bản tố tụng hình sự do Viện kiểm sát đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao để cáo buộc bị can về những hành vi phạm tội cụ thể mà Bộ luật hình sự đã quy định. Bởi lẽ, bản cáo trạng là căn cứ để xác định phạm vi xét xử của tòa án theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, song song theo đó thì bản cáo trạng còn là cơ sở để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo quy định của điều luật thì đây là văn bản có tính pháp lý cao, là văn bản cáo buộc một người có hay không phạm tội, với tội danh nào, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, hay hoạt động chính trị của bị can nên đòi hỏi Kiểm sát viên xây dựng bản luận tội sao cho chính xác đến mức tuyệt đối trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của vụ án. Bản luận tội trước hết phải đánh giá chứng cứ, biện luận để chứng minh sự thật khách quan của vụ án, xác định hành vi của bị cáo cấu thành điều khoản trong Bộ luật Hình sự, quan điểm về việc xác định nội dung khách quan của vụ án,

thể hiện rõ quan điểm của Viện kiểm sát trong việc giải quyết toàn diện vụ án như: tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các đặc điểm về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, để từ đó đề nghị mức hình phạt, trách nhiệm hình sự đối với bị cáo và quan điểm giải quyết các vấn đề khác của vụ án. Bên cạnh đó, bản luận tội đòi hỏi phải có ngôn từ chính xác, lập luận logic, rõ ràng, câu văn trong sáng, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao. Bản luận tội phải có tính giáo dục bị cáo, có tính cảnh báo, kiến nghị, tuyên truyền để phòng ngừa tội phạm, bản luận tội cần phải phân tích những sai lầm của bị cáo cũng như định hướng tương lai cho bị cáo, phân tích những sơ hở trong việc quản lý con người và tài sản tại gia đình và địa phương.

Bởi đây là giai đoạn quan trọng để Kiểm sát viên đại diện và Nhân danh Nhà nước để truy tố kẻ phạm tội ra trước tòa, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng và hoạt động chính trị của một con người. Chính vì lẽ đó nếu luận tội không có căn cứ, không đầy đủ và không đúng người, đúng tội sẽ dẫn đến bản án tuyên không đúng người, đúng tội, vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bị tòa án cấp trên cải sửa hoặc hủy án

Luận tội là quan điểm của Viện kiểm sát về việc buộc tội bị cáo , về việc xử lý bị cáo và giải quyết các vấn đề khác của vụ án, bản luận tội được Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hành quyền công tố truy tố một người có tội hay không có tội, thể hiện sự công bằng cũng như sự nghiêm minh của pháp luật nên được xem là vấn đề và trách nhiệm công việc cũng như đạo đức nghề nghiệp của công tố viên. Trong giai đoạn này kiểm sát viên một lần nữa đánh giá toàn bộ vả tổng hợp tất cả các chứng cứ quan trọng của vụ án, xác định chứng cứ buộc tội đối với người phạm tội, xác định chứng cứ để có thể thay đổi tội danh, xác định chứng cứ để thay đổi khung hình phạt đối với bị can, bị cáo và xác định chứng cứ để chứng minh động cơ, mục đích, vị trí, vai trò của bị cáo trong vụ án có đồng phạm. Nếu hoạt động của Kiểm sát viên trong giai đoạn này diễn ra hời hợt, không nghiên cứu kỹ hồ sơ, không đánh giá toàn diện các chứng cứ của vụ án thì tất nhiên tại phiên tòa kiểm sát viên sẽ không có đủ cơ sớ để tranh luận với Người bào chữa, với bị cáo làm ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, dẫn đến bản án tuyên không đúng người, đúng tội.

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)