Theo quy định tại Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định
“Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên
tòa tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo nói lời sau cùng…”21
Quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án là một trong những bảo đảm pháp lý quan trọng để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình, là quyền đặc thù mà mà pháp luật chỉ dành riêng cho bị cáo. Bởi đây cơ hội để bị cáo trình bày những tình tiết có liên quan đến vụ án, những lời tranh tụng giữa các bên trong phần tranh luận, và vì một lý do nào đó trong quá trình tranh luận bị cáo không có cơ hội để nói hết những gì có liên quan đến vụ án mà bị cáo muốn nói, và thời điểm trước khi nghị án, trước khi bị kết tội thì pháp luật cho họ được quyền nói lời sau cùng và đây chính là những căn cứ quan trọng để Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, và việc đó có thể làm thay đổi tình thế của vụ án, kịp thời giúp Hội đồng xét xử làm sáng tỏ sự thật khách quan hơn.
Theo quy định của pháp luật tô tụng hình sự thì“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của
Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình”. Như vậy trong phần tranh luận thì bị
cáo vẫn được thể hiện quyền tự bào chữa của mình thông qua việc trình bày ý kiến của mình về lời luận tội của Kiểm sát viên. Nếu trong lời luận tội của Kiểm sát viên trước và trong phiên tòa có sự sai lệch về nội dung vụ án, hoặc có sự thay đổi về tội danh, về khoản, khung hình phạt làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Vì có trường hợp, sau khi điều tra bổ sung, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án xét xử sơ thẩm bằng một công văn, không thay đổi bản cáo trạng mà vẫn giữ bản Cáo trạng cũ, và chính điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, thì họ được quyền trình bày về sự mâu thuẫn đó cũng như quyền được đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và yêu cầu Kiểm sát viên giữ quyền công tố đối đáp về sự mâu thuẫn đó để việc tranh tụng tại phiên tòa để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Bị cáo có quyền chứng minh về sự vô tội của mình thông qua lời khai, qua người làm chứng hoặc vật chứng có lợi cho mình hoặc các hình thức hợp pháp .khác. Quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa cho phép bị cáo có chỗ dựa về pháp lý, tinh thần, kiến thức, niềm tin để công khai đứng ra bảo vệ mình, chống lại sự cáo buộc có tội của bên buộc tội. Hoạt động tranh tụng của bị cáo tại phiên tòa có ý
nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội không chỉ trong vấn đề trách nhiệm hình sự, hình phạt mà cả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác mà luật pháp không tước bỏ.