Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 45 - 51)

Tranh luận có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội của bị cáo, tính chất mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, đây là một trong những giai đoạn quan trọng để Hội đồng xét xử thảo luận khi nghị án. Đây cũng là giai đoạn được những người tham dự phiên tòa quan tâm nhất, bởi nó chứa đựng sự căng thẳng, mâu thuẫn, có thể tới mức xung đột quyết liệt giữa bên buộc tội và gỡ tội, có thể phát sinh những kịch tính đầy bất ngờ làm thay đổi diễn biến của vụ án, thậm chí có thể làm thay đổi cả tình thế của bị cáo.

Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 “ Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình, Kiểm sát viên phải đưa ra những

lập luận của mình đối với tùng ý kiến”17. Đây chính là những điểm mới quy định rất

rõ ràng trách nhiệm đối đáp lại của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Để việc đối đáp và tranh luận đạt hiệu quả cao thì điều tiên quyết là Kiểm sát viên phải nắm chắc hồ sơ vụ án và những căn cứ pháp lý, những tài liệu khẳng định sự thật khách quan của vụ án để đối đáp lại những quan điểm, những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đưa ra tại phiên tòa. Thường đó là những vấn đề về đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm do tội phạm gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo, những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ của vụ án, vai trò của từng bị cáo trong vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố. Kiểm sát viên phải chuẩn bị những lý lẽ để đối đáp, bác bỏ những quan điểm sai trái, không đúng của bị cáo, người bào chữa trên cơ sở viện dẫn những tài liệu làm chứng cứ để chứng minh, những căn cứ pháp lý để khẳng định và bảo vệ quan điểm truy tố các bị cáo trong Cáo trạng của Viện kiểm sát.

Trọng tâm của phần tranh luận chính là những nội dung đối đáp của Kiểm sát viên đối với những lời tự bào chữa của bị cáo, lời bào chữa của người bào chữa, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác.

Mỗi Kiểm sát viên làm tốt việc tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là trực tiếp nâng cao vị thế của chính kiểm sát viên đó tại phiên tòa, và cũng chính là góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Ngành kiểm sát nhân dân trong hoạt động xét xử nói riêng và trong tố tụng hình sự nói chung. Trong mọi tình

huống, Kiểm sát viên luôn giữ thái độ bình tĩnh, xử sự đúng mức với bị cáo, tôn trọng người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Kể từ khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã được quán triệt sâu rộng trong các Cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt tinh thần tranh tụng được ghi nhận cũng như việc phát huy tranh tụng trong nhiều phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp đã thể hiện rất rõ vai trò của Kiểm sát viên trong xét hỏi và tranh luận làm sáng tỏ nội dung vụ án.

Ví dụ, Vụ án Đoàn Tiến Dũng cùng đồng phạm bị truy tố về tội “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo quy định tại Điều 283 khoản 4 điểm a Bộ luật hình sự18

Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 9/2010, Đoàn Tiến Dũng là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), được Tổng Giám đốc phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động của Chi nhánh BIDV Hải Phòng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình gây ảnh hưởng đối với Chi nhánh BIDV Hải Phòng trong việc Chi nhánh Hải Phòng giải quyết bán tài sản thế chấp là dự án kho bãi container của Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng và giải ngân số tiền bán tài sản này. Qua đây Đoàn Tiến Dũng đã chỉ đạo Trần Thị Thanh Bình là Phó Giám đốc Chi nhánh BIDV Hải Phòng nhận 04 tỉ đồng từ Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng. Ngày 02/02/2010, Đoàn Tiến Dũng còn trực tiếp nhận 01 tỉ đồng từ ông Hoàng Văn Khánh là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng tại nhà hàng Phở Vuông 229 ở đường Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt quả tang. Tổng cộng Đoàn Tiến Dũng đã trục lợi 05 tỉ đồng.

Ngày 24/5/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa bị cáo Đoàn Tiến Dũng đã chối tội, cho rằng mình không phạm tội như Cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố và cho rằng số tiền 04 tỉ đồng mà Dũng chỉ đạo bị cáo Trần Thị Thanh Bình làm thủ tục tiếp nhận và 01 tỉ đồng mà Dũng nhận trực tiếp từ ông Khánh là tiền Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng thưởng cho Dũng trong việc bán được tài sản thế chấp là dự án kho bãi container của Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng. Còn bị cáo Trần Thị

18Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng B1, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội,Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xét hỏi và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, Tạp chí kiểm sát

Thanh Bình thì cho rằng mình không đồng phạm với bị cáo Dũng do không biết tiền mà Dũng chỉ đạo nhận là tiền vi phạm pháp luật.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ quyền công tố trong phần xét hỏi đã lập luận chứng minh trình tự chuyển 04 tỉ đồng cho bị cáo Trần Thị Thanh Bình nhận đều diễn ra trước khi Chi nhánh BIDV Hải Phòng giải ngân số tiền bán được tài sản thế chấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng chứng tỏ việc chuyển tiền của Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng cho Dũng và Bình không phải là tiền do Công ty trách nhiệm hữu hạn V.K Hải Phòng tự nguyện chuyển. Hơn nữa, với cương vị là Phó Giám đốc Chi nhánh BIDV Hải Phòng và với việc chuyển tiền lắt léo qua những tài khoản mà Bình sử dụng để chuyển và nhận 04 tỉ đồng theo sự chỉ đạo của Dũng chứng tỏ Trần Thị Thanh Bình biết rõ việc nhận tiền là khuất tất. Trên cơ sở xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Tiến Dũng 15 năm tù, bị cáo Trần Thị Thanh Bình 06 năm tù về tội “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi” theo quy định tại Điều 283, khoản 4, điểm a, Bộ luật Hình sự.

Vụ án Dương Chí Dũng cùng đồng phạm bị truy tố về tội “ tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 và tội “ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Nội dung vụ án tóm tắt như sau: Trong quá trình triển khai Quy hoạch xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy sửa chữa tàu thủy phía Nam nhưng Bộ giao thông vận tải chưa bổ sung vào Quy hoạch xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cũng chưa trình quy hoạch lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê duyệt. Từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines đã tổ chức khảo sát và quyết định ký hợp đồng mua và thanh toán tiền nhập khẩu ụ nổi 83M- một hạng mục của Dự án Nhà máy sửa chữa tàu thủy phía Nam với công ty AP (Singapore).

Quá trình khảo sát thực tế, mặc dù biết ụ nổi 83M (sản xuất năm 1965) đã bị hư hỏng nặng, không có khả năng hoạt động được và đã bị Đăng kiểm Nga ngừng cấp giấy phép đăng kiểm từ năm 2006, nhưng Dương Chí Dũng vẫn chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo kết quả khảo sát đủ điều kiện để mua ụ nổi 83M. Việc làm trên đã trái với nguyên tắc, trái quy định của Nhà nước, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, trong đó Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều tham ô 28 tỉ đồng.

Ngày 18/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra ( C48) – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và đồng phạm về tội “ tham ô tài sản” và tội “ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu qủa nghiêm trọng”

Vụ án kết thúc điều tra được Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành Cáo trạng và ủy quyền cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án này ra xét xử từ ngày 12/12/2013 đến ngày 14/12/2013 và tuyên án vào ngày 17/12/201319. Đáng chú ý là tại phiên tòa là sự đối đáp giữa Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa với Luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trong phần tranh luận. Sau khi Kiểm sát viên trình bày bản luận tội; 16 Luật sư bảo vệ quyền lợi cho 10 bị cáo lần lượt trình bày lời bào chữa cho thân chủ của mình. Cả 10 bị cáo bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự đều được các Luật sư bảo vệ cho rằng không phạm tội này như Cáo trạng đã truy tố, các bị cáo nguyên là nhân viên Hải quan và Đăng kiểm thì được các Luật sư cho là vô tội, các bị cáo còn lại thì Luật sư cho rằng phạm tội “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự. cả 04 bị cáo bị truy tố về tội “tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự đều được các Luật sư bảo vệ cho rằng không phạm tội này như Cáo trạng đã truy tố.

Sau khi các Luật sư trình bày lời bào chữa cho các thân chủ của mình, các Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa đã viện dẫn các căn cứ pháp lý trên cơ sở quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn dưới luật của Chính phủ, các ngành quản lý chức năng, những tài liệu, chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra vụ án và diễn biến tại phiên tòa để tranh luận, đối đáp bảo vệ quan điểm truy tố trong Cáo trạng, cũng như bản luận tội của các Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Theo quan điểm của các kiểm sát viên: Trong khi Dự án Nhà máy sửa chữa tảu biển phía Nam của Vinalines chưa được bổ sung vào Quy hoạch xây dụng ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cũng chưa trình Quy hoạch lên Thủ tướng để xem xét và phê duyệt thì Dương Chí Dũng đã phê duyệt trái thẩm quyền việc đầu tư sửa chữa tàu biển phía Nam, Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc

lại ký quyết định lập đoàn khảo sát sang Nga. Đoàn báo cáo đã lập báo cáo sai sự thật về thực trạng của ụ nổi 83M. Quá trình thanh toán tiền cho Công ty AP của Vinalines qua Citibank cũng không đảm bảo đúng quy định và các nội dung ,trong hợp đồng. Đến nay, việc mua ụ nổi 83M dẫn đến hậu qủa làm thiệt hại cho Nhà nước lên tới hơn 366 tỉ đồng. Toàn bộ chuỗi hành động này có thể khẳng định việc mua ụ nổi 83M là cố ý làm trái quy định của Nhà nước mà không thể coi là thiếu trách nhiệm.

Đối đáp về khái niệm giữa ụ nổi và tàu biển, các Kiểm sát viên cho rằng: Vấn đề trong vụ án không phải chứng minh ụ nổi có phải là tàu không mà là Nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước đối với ụ nổi bằng những quy định nào. Không lẽ một tài sản hàng triệu USD vào Việt Nam mà không có một quy định nào để quản lý?. Sau khi viện dẫn những quy định của Luật Hàng hải, những văn bản pháp quy của các cơ quan chức năng Việt Nam về quản lý ụ nổi cũng như hồ sơ mua bán và hồ sơ đăng ký ụ nổi 83M do Vinalines lập, đã được cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp phép tạm thời thì có thể khẳng định, một số cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong đã có hành vi cố ý làm trái, tiếp tay cho Vinalines nhập khẩu trái phép ụ nổi 83M vào Việt Nam. Nhóm cán bộ này đã không làm tròn nhiệm vụ ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa không đủ chất lượng xâm nhập vào Việt Nam. Việc khởi tố, truy tố, xét xử các bị cáo được khẳng định là có căn cứ, đúng pháp luật.

Về hành vi tham ô của 04 bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều, các Kiểm sát viên phân tích các kết quả xác minh về việc ký mua ụ nổi 83M, biên bản thỏa thuận ngày 07/7/2007 có nêu việc chuyển về Việt Nam là 1,666 triệu USD. Khi chuyển số tiền trên về Việt Nam qua Công ty Phú Hà, chứng từ chuyển khoản tiền này Công ty AP cũng ghi rõ là để làm các dịch vụ nhập khẩu ụ nổi 83M. Đồng thời, việc Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đã khai một cách tự nguyện về việc các bị cáo hưởng lợi bất chính số tiền lớn, lời khai của Dương Chí Dũng lại quanh co về mối quan hệ của Dũng với ông Goh, các lời khai của Sơn về các lần chuyển tiền cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc có đủ căn cứ để chứng minh các bị cáo chiếm đoạt số tiền hơn 28 tỉ đồng của Nhà nước.

Căn cứ hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi. tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với 10 bị cáo bằng một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được dư luận xã hội đồng tình. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án và đã tuyên bản án cơ bản như bản án sơ thẩm đã được tuyên.

Qua hai vụ án đã nêu và phân tích cho thấy tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng. Nếu trong hai vụ án trên những kiểm sát viên giữ quyền công tố không nghiên cứu kỹ hồ sơ, không viện dẫn đầy đủ các căn cứ pháp lý, không phân tích sự việc lôgic và khoa học thì với lực lượng bào chữa hùng hậu của đội ngũ Luật sư tại phiên tòa thì liệu các Kiểm sát viên có bảo vệ được quan điểm truy tố hay không? Có kịp thời bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước hay không? Còn là vấn đề rất khó nói trước được.

Phiên toà sơ thẩm, trong đó có phần tranh tụng là nơi thể hiện đậm nét nhất chức năng, ý nghĩa, vai trò và uy tín của Viện Kiểm sát trong tố tụng hình sự. Nhân danh nhà nứơc thực hành quyền công tố, truy tố kẻ phạm tội ra trứơc vành móng ngựa, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan sai ngừơi vô tội. Đồng thời thể hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đảm bảo mọi các bên tham gia tranh tụng đều bình đẳng như nhau.

Tranh luận có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu đề tài: hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)