Điều 35 BLTTHS quy định, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên trong hoạt động thu thập chứng cứ: “tiến hành khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra”9
Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi mỗi chứng cứ mà Điều tra viên thu thập được đều tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, quyết định đến việc họ có hay không hành vi phạm tội, và phạm vào tội danh nào, khoản nào của Điều luật làm cơ sở để có một hình phạt đúng với hành vi phạm tội là một phần rất lớn phụ thuộc vào hoạt động thu thập chứng cứ của Điếu tra viên mà cụ thể là các hoạt động tiêu biểu như “
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra” thường là những vụ án gây chết người thì hoạt động này là một thủ tục bắt buộc, bởi đây chính là giai đoạn để Điều tra viên phản ánh đúng và khách quan đến cái chết của nạn nhân, cũng như hành vi phạm tội của hung thủ để từ đó có được những thông tin chính xác, đồng thời phản ánh sự thật khách quan của vụ án, giúp cho quá trình giải quyết vụ án diễn ra nhanh chóng. “ Đối chất” cũng là một hoạt động rất quan trọng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Việc “ đối chất” diễn ra khi lời khai của những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã bị khởi tố để họ cùng nhau tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn chủ của Điều tra viên với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết còn mâu thuẫn trong lời khai của những người này đã diễn ra trước đó. Trong giai đoạn này đòi hỏi Điều tra viên phải nhận định và cân nhắc những lời khai của những người tham gia tố tụng thật kỹ và chính xác, xem xét, đánh giá và nhận định cũng như so sánh với những tài liệu đã có để xác định sự thật khách quan. Bởi lẽ, nếu trong giai đoạn này mà Điều tra viên không cẩn thận hoặc không tiến hành đối chất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, nhận thức không đúng sự thật khách quan của vụ án, vì đây là căn cứ quan trọng để Viện kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đảm bảo cho việc tranh tụng diễn ra khách quan.
Thật vậy, thu thập chứng cứ là một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, bởi vì trong giai đoạn này Cơ quan điều tra mà cụ thể là
Điều tra viên với quyền hạn và trách nhiệm do luật định tiến hành một số hoạt động như thu thập tài liệu, vật chứng, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Mỗi chứng cứ mà Điều tra viên thu thập có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động tranh tụng cũng như liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của bị can. Bởi đây là giai đoạn quan trọng tiếp theo để cơ quan điều tra có đủ cơ sở để quyết định kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát và đề nghị truy tố bị can theo tội danh do luật định. Chính vì thế hoạt động thu thập chứng cứ của Điều tra viên phải được tiến hành theo đúng thủ tục do luật định để việc thu thập chứng cứ được diễn ra khách quan, hạn chế tối đa oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đầy đủ và trong thời hạn luật định. Việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội không được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng như của người bị buộc tội như không được áp dụng các hình thức: tra tấn, bạo lực, bức cung, nhục hình, dụ cung, lừa dối. Những chứng cứ thu thập được phải được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá toàn diện về tính khách quan, chân thực của chúng và phải phù hợp với các chứng cứ khác. Vì những chứng cứ thu thập trong giai đoạn này là căn cứ quan trọng để Viện kiểm sát có được cơ sở xác thực truy tố, và làm căn cứ để Kiểm sát viên tranh luận với người bào chữa tại phiên tòa cũng như cơ sổ để Hội đồng xét xử ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.