Xét xử là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ án. Chính vì thế mà tranh luận là thủ tục quan trọng để các bên tranh luận đưa ra tài liệu, chứng cứ chứng
minh sự đúng đắn và có căn cứ của một chuỗi các thủ tục tố tụng đi đến quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong quá trình tranh luận tại phiên tòa, mọi chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung vụ án đều phải được xem xét, thẩm tra công khai, những mâu thuẫn giữa các lời khai, giữa lời khai với vật chứng phải được làm sáng tỏ để khẳng định và chứng minh bản chất của vụ án. Việc hỏi và trả lời được diễn ra công khai nhằm đánh giá những kết quả điều tra của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát ghi nhận và khẳng định trong Cáo trạng truy tố đối với bị can. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đưa ra các đồ vật, tài liệu, chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách của vụ án.
Để việc tranh tụng tại phiên tòa đạt hiệu quả cao, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương tham gia xét hỏi cũng như những nội dung cần làm sáng tỏ, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để có cơ sở pháp lý đến việc định tội và đề xuất hình phạt. Song song với bên Cơ quan buộc thì bên đối trọng không thể thiếu chính là bên gỡ tội. Để việc bào chữa đạt hiệu quả cao thì người bào chữa phải thực hiện mọi biện pháp mà pháp luật quy định để thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc gỡ tội cho người được bào chữa từ giai đoạn khởi tố bị can đến khi vụ án được đưa ra xét xử. Luật cũng quy bị cáo cũng được trình bày ý kiến của mình về việc luận tội của Kiểm sát viên. Tất cả đều được làm sáng tỏ thông qua tranh tụng công khai dưới sự điều khiển của Tòa án theo đúng tinh thần mà Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đề ra “ Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ”, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là “ nâng cao chất lựơng chất lượng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác” “ Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và lọi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”16.