1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện

56 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 799,18 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẤN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2011 – 2015 ĐỀ TÀI: Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Cao Nhất Linh Huỳnh Thị Tiến Bộ môn: Luật Thương mại MSSV: 5117436 Lớp: Luật Thương mại – K37 Cần Thơ, 12/2014 LỜI CẢM ƠN GVHD: TS. Cao Nhất Linh 1 SVTH: Huỳnh Thị Tiến ****** Đầu tiên, người viết xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô Trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý Thầy/Cô Khoa Luật và Khoa Phát triển nông thôn đã tận tình truyền dạy những kiến thức, kĩ năng quý báo cho người viết trong suốt hơn ba năm qua, làm hành trang cho người viết hoàn thiện hơn luận văn này. Hơn hết, người viết xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Cao Nhất Linh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên người viết trong suốt khoảng thời gian hoàn thành luận văn. Ngoài ra, cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí chuyên luận mà người viết đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Trong thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu, kĩ năng thực tế còn nhiều hạn chế, luận văn chắc hẳn sẽ còn nhiều sơ sót. Người viết mong rằng sẽ nhận được những đóng góp quý báo của quý Thầy/Cô, những người đi trước và những anh chị, đọc giả quan tâm đến đề tài này. Với lòng đam mê học hỏi, tinh thần học tập, nghiên cứu nghiêm túc người viết mong sẽ đóng góp thêm những ý kiến nhỏ của mình vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý. Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Tiến NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN GVHD: TS. Cao Nhất Linh 2 SVTH: Huỳnh Thị Tiến ****** ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Giảng viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN GVHD: TS. Cao Nhất Linh 3 SVTH: Huỳnh Thị Tiến ****** ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Giảng viên phản biện GVHD: TS. Cao Nhất Linh 4 SVTH: Huỳnh Thị Tiến NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỜNG DẪN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… GVHD: TS. Cao Nhất Linh 5 SVTH: Huỳnh Thị Tiến MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………....1 2. Mục têu nghiên cứu………………………………………………………………2 3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………2 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………...2 5. Bố cục đề tài………………………………………………………………………3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ……………………................................................................................................4 1.1. Khái quát chung về kinh doanh thức ăn đường phố...........................................4 1.1.1. Khái niệm kinh doanh thức ăn đường phố…………………………………….4 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh thức ăn đường phố…………………………………..….5 1.1.3. Phân loại kinh doanh thức ăn đường phố…………………………………..…7 1.1.4. Vai trò kinh doanh thức ăn đường phố……………………………...…………7 1.2. Tác động kinh doanh thức ăn đường phố trong đời sống xã hội……………...8 1.3. Vai trò của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố……………….10 Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ………………………………..…………………...………………….12 2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố…………………………………………………………………………………….12 2.1.1. Đối với địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ…………….……...………………...12 2.1.2. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố……………………...…….….16 2.1.3. Đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố……………………....18 2.2. Quy định về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố……………………………………………………………………...……..19 2.2.1. Kinh doanh thức ăn đường phố thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận…………………………………………………………………………..……....19 2.2.2. Kiểm tra việc kinh doanh thức ăn đường phố……….………..…………..…..20 2.2.2.1. Kiểm tra định kỳ……………………………………...………..………….....20 2.2.2.2. Kiểm tra đột xuất……………………………..………………………...….…21 2.3. Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố..................................................................................21 2.3.1. Xử phạt hành chính...........................................................................................21 2.3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả...........................................................................22 2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.............................................................23 GVHD: TS. Cao Nhất Linh 6 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 2.4.1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.......................................................23 2.4.2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân......................................23 2.4.3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra..................................................................24 2.4.4. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân....................................................26 Chương 3. THỰC TRẠNG –HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ...........................................................................28 3.1. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về công tác quản lý kinh doanh thức ăn đường phố......................................................................................................28 3.1.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm bảo đảm an toàn thực phẩm.............................................................................................................................28 3.1.1.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm..............................................................................................................................28 3.1.1.2. Hướng hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm bảo đảm an toàn thực phẩm......................................................................................................................31 3.1.2. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thúc ăn đường phố........................................................................................................33 3.1.2.1. Thực trạng về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thúc ăn đường phố..............................................................................................33 3.1.2.2. Hướng hoàn thiện về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thúc ăn đường phố................................................................................34 3.2. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố………………………………..35 3.2.1. Đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố……………………...35 3.2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố…………………..…………………...………35 3.2.1.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố…………….………………………….37 3.2.2. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố……….………...…………….37 3.2.2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn đường phố……………………………….…………………...…..37 3.2.2.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn đường phố………………………………………….……..40 3.3. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.................................................................................................................................42 GVHD: TS. Cao Nhất Linh 7 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 3.3.1. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố..................................................................42 3.3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố..........................................................43 KẾT LUẬN..................................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU GVHD: TS. Cao Nhất Linh 8 SVTH: Huỳnh Thị Tiến LỜI NÓI ĐẦU ****** 1. Lý do chọn đề tài Thức ăn đường phố là những loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn, có thể ăn ngay được, bán trên hè phố và những nơi công cộng. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng cao và càng có nhu cầu giao lưu bên ngoài gia đình nhằm vui chơi giải trí, bàn về công việc hoặc thuận tiện trong sinh hoạt nên sử dụng thức ăn đường phố ngày càng phổ biến. Thức ăn đường phố còn là nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. Sự ra đời và phát triển của các cơ sở kinh doanh, chế biến và sản xuất thực phẩm ngày càng tăng và là điều tất yếu. Tuy nhiên, các dịch vụ thức ăn đường phố càng phát triển, nhưng do thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường không đảm bảo, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng nên dịch vụ thức ăn đường phố làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế từ năm 1999 đến năm 2004, cả nước có 1386 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có tới 1056 vụ ngộ độc là do thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể gây ra.1 Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là do nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố, chưa có quy hoạch cho loại hình dịch vụ này; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông chưa được đẩy mạnh. Người buôn bán và người tiêu dùng còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên và việc xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm; chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác giám sát vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố. Do những nguyên nhân nêu trên ta thấy được quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố có vai trò rất quan trọng và hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố được quy định trong Luật an toàn thực phẩm 2010. Được giải thích cụ thể hơn ở Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Thông qua việc tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ta thấy được tầm quan trọng của quy định đó. Đồng thời, ta có thể nhận thấy được những quy định điều kiện còn không đồng nhất, khó áp dụng chưa 1 Chỉ thị số 05/2005/CT-BYT ngày 08 tháng 06 năm 2005 về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố GVHD: TS. Cao Nhất Linh 9 SVTH: Huỳnh Thị Tiến được người kinh doanh biết đến, công tác quản lý còn thiếu soát. Nên cần có hướng hoàn thiện về quy định pháp luật kinh doanh thức ăn đường phố. Chính vì những lý do nêu trên, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố - Thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc phân tích các vấn đề lý luận về kinh doanh thức ăn đường phố, tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố, người viết đối chiếu, tổng hợp các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh. Từ đó, mang lại cái nhìn bao quát hơn về điều kiện kinh doanh để người kinh doanh thực hiện và tuân thủ theo các quy định, đồng thời người quản lý cũng dựa vào quy định pháp luật thực hiện tốt công tác quản lý của mình. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thực tế áp dụng các quy định của pháp luật kinh doanh thức ăn đường phố từ đó phân tích những mặt còn hạn chế của luật và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. 3. Phạm vi nghiên cứu Kinh doanh thức ăn đường phố là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng với ưu điểm là nhanh, cơ động phù hợp với nhu cầu nhiều tầng lớp xã hội. Đem lại nguồn thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho người lao động, kinh doanh thức ăn đường phố có ba hình thức hiện đang rất phát triển hiện nay. Tuy nhiên, thức ăn đường phố lại ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, do tình hình ngộ độc thực phẩm từ loại hình này đang ngày một tăng. Do vậy trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và công tác quảy lý đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Bởi vì, điều kiện kinh doanh này gắn liền với hoạt động người kinh doanh, do thói quen người kinh doanh không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nên dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, hoạt động kinh doanh này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, công tác quản lý thì gặp nhiều khó khăn và bất cập. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, người viết sử dụng chủ yếu một số các phương pháp phân tích luật viết như tam đoạn luận,biện luận dựa trên các phương pháp quy nạp và diễn dịch. Ngoài ra người viết còn có sử dụng phương pháp lịch sử, sưu tầm, thống kê các số liệu thực tế bên cạnh việc tổng hợp, đối chiếu những quy định có liên quan với nhau để làm rõ hơn các chế định kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 10 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 5. Bố cục của đề tài Trong đề tài này, bố cục gồm ba phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài ra, còn có các phần khác như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kinh doanh thức ăn đường phố Trong chương này, người viết làm rõ những nội dung như khái niệm liên quan kinh doanh thức ăn đường phố, khát quát về đặc điểm, phân loại các hình thức kinh doanh thức ăn đường phố. Nêu lên tác động của kinh doanh thức ăn đường phố ảnh hưởng thế nào đến đời sống xã hội, sau đó nếu lên vai trò của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Chương 2. Quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố Trong chương này, các quy định về điều kiện kinh doanh, công tác quản lý và hình thức xử phạt vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố được tập trung phân tích. Chương 3. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh thức ăn đường phố Trong chương này, người viết nêu lên thực trạng của việc áp dụng pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. Thêm vào đó, sẽ tập trung phân tích những bất cập trong quy định của pháp luật. Cuối cùng là, đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về về kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 11 SVTH: Huỳnh Thị Tiến CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh không thể thiếu trong phát triển kinh tế cũng đời sống xã hội, góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người dân, nó đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng. Đồng thời nó cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người kinh doanh chỉ cấn số vốn nhỏ có thể đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, người kinh doanh có thể v́ mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đến điều kiện kinh doanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường cũng như mỹ quan đô thị. Việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác động của kinh doanh đến đời sống xã hội cũng như vai trò của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố là bước cần thiết đầu tiên khi muốn làm rõ các quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này. 1.1. Khái quát chung về kinh doanh thức ăn đường phố 1.1.1. Khái niệm kinh doanh thức ăn đường phố Từ xưa cho đến nay, thức ăn đường phố là một nhu cầu thiết yếu cơ chế thị trường, nó đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng với ưu điểm nhanh, cơ động, giá rẻ, đáp ứng được mọi nhu cầu thành phần xã hội và thức ăn đường phố còn là nét văn hóa của mọi quốc gia. Hiện nay, trong cả nước, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có thức ăn đường phố dưới nhiều hình thức đã và đang được phát triển rất mạnh và đa dạng. Vì vậy, tùy thuộc vào gốc độ nghiên cứu khác nhau mà thức ăn đường phố được đưa ra các khái niệm: Dưới góc độ xã hội: thức ăn đường phố hay còn gọi là thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàn chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bài bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bài bán trên các tiệm ăn di dộng, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Dưới gốc độ của gốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO): thức ăn đường phố là đồ ăn, thức uống được chế biến sẵn hoặc chế biến nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay hoặc bày bán trên đường phố, những nơi công cộng.2 2 Nhóm PV, Thức ăn đường phố - Mối nguy thời khuẩn tả!, Báo Sài Gòn Giải Phóng online, 2008, http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/4/149192/, [ngày truy cập 30-8-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 12 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Theo định nghĩa của tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO): Thức ăn đường phố là những thức ăn, đồ uống đã làm sẵn, có thể ăn ngay, được bày bán trên đường phố và những nơi công cộng tương tự. Dưới góc độ pháp luật về thức ăn đường phố: Đối với Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định “thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc ở những nơi tương tự”.3 Ngoài ra, kinh doanh thức ăn đường phố còn được quy định cụ thể trong Thông tư số 30/2012/TT-BYT là “kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán trên những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự”.4 Đó là những khái niệm về thức ăn đường phố, tuy nhiên khi chúng ta tìm hiểu về kinh doanh thức ăn đường phố ta còn bất gặp các khái niệm như: Thực phẩm: là sản phẩm mà con người ăn, uống dưới dạng tươi sống, hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.5 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.6 Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. An toàn thực phẩm: là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.7 Vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 3 Khoản 26, điều 2, Luật An Toàn Thực Phẩm 2010. Khoản 2, điều 2, Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y Tế Quy định về điện kiện an toàn thực phẩm đối với cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,kinh doanh thúc ăn đường phố. 5 Khoản 20, Điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010. 6 Khoản 6, Điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010. 7 Khoản 1, Điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010. 4 GVHD: TS. Cao Nhất Linh 13 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Ngộ độc thực phẩm: là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.8 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh thức ăn đường phố Hầu hết các thức ăn đường phố là các món phục vụ tại chỗ và là thức ăn nhanh. Thức ăn đường phố chi phí ít hơn một bữa ăn trong nhà hàng và nhanh chóng, tiện lợi giá cả phải chăng nên sức cạnh tranh cao và được tiêu thụ số lượng lớn. Thức ăn đường phố có mối liên hệ mặc thiết giữa đồ ăn vặt (hàng rong, quà vặt), đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh, nó được phân biệt bởi hương vị của địa phương và được mua trên đường phố. Từ lâu, thức ăn đường phố là một nhu cầu của người dân đô thị, việc phát triển loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của xã hội, đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này là mối nguy hại đến sức khỏe, tính mạng khách hàng, thậm chí là cả cộng đồng.9 Thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến cùng nếp sống đô thị hóa vì mặt tích cực của nó đối với xã hội:10 Thứ nhất, nó cung cấp nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với giá cả phải chăng và mang hương vị đặt biệt. Thức ăn đường phố thường đa dạng và tiện lợi cho người có thu nhập thấp và eo hẹp thời gian, đồng thời cũng hấp dẫn cả khách du lịch và những người có kinh tế khá. Thứ hai, thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội. Thứ ba, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, nguồn lao động chính tham gia vào dịch vụ ăn uống đường phố (nhất là phụ nữ, những người di cư từ nông thôn ra thành thị). Loại hình này đã mang lại cơ hội làm ăn, tạo bước khởi đầu cho những ai có vốn kinh doanh ít (đầu tư ngành này cần ít vốn và không cần nhiều cơ sở trang thiết bị). Thứ tư, đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Bên mặt tích cực, thức ăn đường phố cũng tồn tại những mặt tiêu cực: Thứ nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thức 8 Khoản 10, Điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010. Minh Sơn, Thức ăn đường phố,một nguyên nhân tiệm ẩn quan trọng làm lây truyền bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm, Sở y tế Khánh Hòa, 2011, http://www.soytekhanhhoa.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1934&Itemid=74, [ngày truy cập 30-7-2014]. 10 ST, Lựa chọn thức ăn đường phố, Tạp chí Thực phẩm, 2010, http://tapchithucpham.com/?p=1139, [ngày truy cập 25-7-2014]. 9 GVHD: TS. Cao Nhất Linh 14 SVTH: Huỳnh Thị Tiến ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường (cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh…). Thứ hai, hoạt động này cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động tạm thời, mùa vụ… Thứ ba, mối nguy cơ sức khỏe cộng đồng (ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm), ảnh hưởng tới cảnh quan và văn hóa đô thị. 1.1.3. Phân loại kinh doanh thức ăn đường phố Như chúng ta đã biết, thức ăn đường phố là những thức ăn, đồ uống đã được làm sẵn hoặc chế biến nấu nướng ngay tại chỗ có thể ăn liền và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. Kinh doanh thức ăn đường phố có ba loại chính: một là bán trong cửa hàng cố định, hai là bán trên hè phố, ba là bán hàng rong. 11 Hiện nay, cả ba loại hình này rất đa dạng và rất phát triển ở nhiều đô thị: Thứ nhất, thức ăn đường phố được bán trong cửa hàng cố định nghĩa là bán địa điểm công cộng hoặc những nơi tương tự không cần di dời mà có nơi bán cố định và loại hình này sẽ được cơ quan quản lý thống kế số liệu và có thể quản lý được. Thứ hai, bán trên hè phố hoặc là bán hàng rong là loại hình bán không cố định, có thể di chuyển được, người kinh doanh thức ăn đường phố loại hình này thường bán những khu vực khác nhau nay đây mai đó và hình thức rất khó quản lý và thống kê số lượng. 1.1.4. Vai trò kinh doanh thức ăn đường phố Thức ăn đường phố và các hàng rong là nét văn hóa riêng của cộng đồng người Việt. Nó phản ánh lối sống và sự phát triển xã hội ở Việt Nam việc sử dụng thức ăn đường phố là thói quen của nhiều người Việt Nam.12 Việc phát triển loại hình dịch vụ thức ăn đường phố là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, vì thuận lợi, giá rẻ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhất là phụ nữ,…đặc biệt đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa. Đặc biệt là ở các đô thị đông dân và giá cả sinh hoạt tăng cao khiến nhiều người dân chấp nhận sử dụng các loại thức ăn đường phố. Theo một số liệu điều tra của Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh thì tại đây có tới 95,5% người dân sử 11 Theo VnMedia, Nguy hại từ thức ăn đường phố, Báo điện tử VTC, 2014, http://vtc.vn/430-217571/kinhte/bao-ve-nguoi-tieu-dung/nguy-hai-tu-thuc-an-duong-pho.htm, [ngày truy cập 4 -9-2014]. 12 Theo VnExpress, Thức ăn đường phố: Nguy hại đến tính mạng con người, Tạp chí Tuyên giáo, 2009, http://tuyengiao.vn/Home/khoagiao/suckhoe/8358/Thuc-an-duong-pho-Nguy-hai-toi-tinh-mang-cua-con-nguoi,[ ngày truy cập 4 -7-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 15 SVTH: Huỳnh Thị Tiến dụng thức ăn đường phố trong đó 51% dùng làm bữa ăn sáng, 82% dùng làm bữa ăn hàng ngày.13 1.2. Tác động kinh doanh thức ăn đường phố trong đời sống xã hội Kinh doanh thức ăn đường phố có tác động tích cực đến đời sống xã hội: Thứ nhất, thuận tiện cho người dùng: thức ăn đường phố thường phục vụ cho những người bận nhiều công việc, không đủ thời gian tự chuẩn bị thức ăn, khách du lịch, khách vãng lai, công nhân làm ca, sinh viên… Thứ hai, giá rẻ, thích hợp cho quảng đại quần chúng: giá cả của thức ăn đường phố nói chung là rẻ nhất trong các dịch vụ kinh doanh ăn uống. Thứ ba, loại thức ăn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ăn uống của nhiều người tiêu dùng: Từ thịt, cá, rau quả, đồ ốp lạnh, quay, nướng… loại nào cũng có và đáp ứng được cho khách hàng. Thứ tư, tạo nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những người có ít vốn đầu tư kinh doanh… Tiết kiệm thời gian: thời gian ăn uống và phục vụ ở các quán ăn đường phố rất nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thức ăn đường phố mang lại cũng đồng nghĩa với nhiều nguy cơ không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng ở Việt Nam (gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính, các bệnh truyền qua thực phẩm), làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch kinh tế đất nước. Nhất là ở các quán nhỏ lẻ tự phát thì nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm càng cao đó cũng là mối nguy đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng, thậm chí tới cả một cộng đồng. Tại các độ thị lớn, quán ăn vỉa hè mọc lên rất nhiều, dù mất vệ sinh nhưng vẫn luôn đông khách. Nhưng trước tình hình đó thì các quy định xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thức ăn đường phố vẫn không khả thi.14 Thậm chí ở Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược ra miền xuôi, từ hải đảo đến miền núi ở đâu cũng có thức ăn đường phố dưới nhiều hình thức rất đang phát triển và đa dạng, được bày bán nhiều ở vỉa hè, trước một số cơ quan đơn vị của các đường phố, các chợ, các bến tàu, bến xe, trước cổng trường học, bệnh viện… sẵn sàn đáp ứng nhu cầu khách hàng bất cứ lúc nào, mọi lúc, mọi nơi… còn khách thì vẫn vô tư ăn uống ngay tại các quán vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến sức khỏe và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm bởi bụi đường và khói xe cộ các loại qua lại gây 13 Nguyễn Loan, Hiểm họa từ thức ăn đường phố: Có nên cấp phép bán hàng?, Diễn đàn Doanh nghiệp, 2003, http://dddn.com.vn/phap-luat/hiem-hoa-tu-thuc-an-duong-pho-co-nen-cap-phep-ban-hang-38810.htm,[ ngày truy cập 20 -7-2014]. 14 Nguyễn Hải-Ngọc Dung, Hải hùng thức ăn đường phố, Báo Người lao động, 2011, http://nld.com.vn/thoi-sutrong-nuoc/hai-hung-thuc-an-duong-pho-20110519114038889.htm, [ ngày truy cập 20 -7-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 16 SVTH: Huỳnh Thị Tiến ra.15 Thực tế Việt Nam hiện nay, các cửa hàng di động, gánh hành rong, xe đẩy… kém vệ sinh vẫn rong ruổi khắp nơi các con đường thành phố, tiến sát các cổng trường, chợ, bệnh viện… Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các loại thức ăn đường phố là rất cao. Theo một điều tra của Bộ Y tế Việt Nam về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm khuẩn E.coli như Hà Nội là 43,42%,Sài Gòn 67,5%, Đà Nẵng 70,7%, các thực phẩm, thức ăn dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát hiện ra nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, long heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại thành phố Hồ chí Minh là 90% bị nhiễm E.coli, ngoài ra mặt hàng kem bán tại cổng trường học ở đây cũng nhiễm tới 96% có vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa.16 Ngoài ra, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có hơn 28.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố (là những điểm cố định). Còn hàng rong, xe đẩy lưu động thì chưa thể thống kê. Với những điểm bán thức ăn đường phố - bán trong nhà, hay bán lề đường (như xe bánh mì, phở,…) nhưng điểm cố định một chổ thì phường xã nắm được. Còn với hàng rong dạng gánh, bưng, hay xe đẩy di động nay đây mai đó thì chưa thể quản được. Bởi những người buôn bán này thường từ các tỉnh, thành phố khác đến nên họ luôn di chuyển nên việc dọn dẹp lòng lề đường còn khó chứ nói gì đến việc quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm.17 Ngoài ra, cái khó quản lý thức ăn đường phố còn do người bán không có điều kiện như: vốn, các điều kiện kinh doanh khác… Vì vậy, nếu căn cứ vào pháp luật ra quản lý thì sẽ không đạt hiệu quả. Biện pháp chủ yếu là hỗ trợ, giáo dục cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên khi cần thiết vẫn phải xử phạt đúng theo quy định. Nhưng một trong những khó khăn hiện nay là, số đông người bán hàng rong lo kiếm tiền hơn quan tâm đến nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm. Một người bán hàng khu vực cổng trường Trung Học phổ thông Maricurie (quận 3 thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Tôi chưa biết đến quy định phải tập huấn kiến thức về An Toàn Thực Phẩm. Nhưng nếu có lớp tập huấn chắc cũng không có thời gian để đi vì còn phải đi bán hàng”18. Đa số người bán hàng rong phần đông là từ các địa phương khác đến Thành 15 Minh Sơn, Nguy cơ từ thức ăn đường phố!, Báo Khánh Hòa, 2011, http://www.baokhanhhoa.com.vn/ban-docviet/201104/nguy-co-tu-thuc-an-duong-pho-1986918/, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 16 Nhóm PV, Thức ăn đường phố - Mối nguy thời khuẩn tả!, Báo Sài Gòn online, 2008, http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/4/149192/, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 17 Theo thanh niên, TP.HCM: 28.000 điểm bán thức ăn đường phố, Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp, 2013, http://dddn.com.vn/thi-truong/tphcm-hon-28000-diem-ban-thuc-an-duong-pho-20130118095550668.htm, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 18 Hoàng Hải,Quản lý thức ăn đường phố còn bị bỏ ngỏ, Báo Nhân Dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/tphcm/tin-chung/item/20140802-.html, [ngày truy cập 2 -8-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 17 SVTH: Huỳnh Thị Tiến phố Hồ Chí Minh tạm trú, chổ ở không ổn định, nơi bán hàng thay đổi liên tục nên quản lý khó. Còn ở Thành phố Cần Thơ theo Trung tâm Y tế dự phòng Cần thơ thì được biết, trên địa bàn có tổng số 5.222 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Trong đó 4.752 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được quản lý (có địa chỉ cố định) có 163 cơ sở được cấp giấy “Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”. Tuy nhiên, hàng trăm người bán thức ăn – đẩy xe lưu động trên khắp các tuyến đường thì được biết chẳng có cơ quan nào quản lý. Thành phố Cần Thơ đã từng có một số trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng do ăn bánh mì từ xe đẩy trước cổng một trường tiểu học; nhiều học sinh bị ngộ độc nước uống từ bình nước chung tại trường tiểu học ở phường An Bình... Trong 5 tháng đầu năm 2007, có 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 39 người mắc, trong khi đó, hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố hiện nay còn khá lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng ở Cần thơ mới xét cấp 162 hồ sơ công bố các loại hình sản phẩm thực phẩm. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm chỉ thực hiện khi có dịp lễ, Tết, Tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm… Việc kiểm tra này theo Thanh tra Sở Y tế thành phố Cần Thơ, chủ yếu là nhắc nhở chứ không nhằm mục tiêu xử phạt, chính vì vậy mà những điểm kinh doanh thực phẩm ăn uống "lờn thuốc".19 Trước tình hình nêu trên thì kinh doanh thức ăn đường phố tác động lớn đến đời sống của người dân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng khi ta ăn những thức ăn đường phố kém vệ sinh, gây mất ổn định tình hình phát triển kinh tế do những người kinh doanh thức ăn đường phố đa số là người nghèo không việc làm, những gánh hàng rong làm mất vẻ mỹ quan đường phố. 1.3. Vai trò của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố Kinh doanh thức ăn đường vừa mang lại nhiều lợi ích cho xã hội đồng thời nó cũng vừa là mối nguy hại cho xã hội hiện này. Bởi những con số ngộ độc thực phẩm hiện nay đáng báo động gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân đồng thời tác động đến nền kinh tế và nét văn hóa mọi vùng miền. Cho nên pháp luật về kinh doanh thức ăn đường có vai trò rất quan trọng. Thứ nhất, pháp luật là một phương tiện để quản lý kinh doanh thức ăn đường phố. Trên thực tế Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố một trong số đó là Thông tư 30/2012/TT-BYT được ban hành ngày mừng 5 tháng 12 năm 2012. Thông tư này ra đời có ý nghĩa quan trọng lần đầu tiên các loại hình dịch vụ ăn uống, kinh doanh được định nghĩa và được xây dựng các tiêu chí do các cơ quan chức năng 19 Theo công An Nhân Dân, Cần Thơ: vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố bị thả nổi, Chuyên đề 60s, 2007, http://60s.com.vn/index/324248/03092007.aspx, [ngày truy cập 16 -9-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 18 SVTH: Huỳnh Thị Tiến có thẩm quyền ban hành và là chìa khóa để cho các đối tượng liên quan quản lý và thực thi. Các cơ quản lý có thẩm quyền có thể dựa vào thông tư này để thực hiện chức năng quản lý như tuyên truyền phổ biến đến người dân để họ biết và làm theo, thực hiện chức năng thanh tra kiểm tra để phát hiện những vi phạm của người kinh doanh để xử phạt và khắc phục sai phạm. Thứ hai, pháp luật là công cụ đảm bảo cho người dân biết và phải làm theo, khi quy định thì cơ quan có thẩm quyền đưa ra các tiêu chí và điều kiện kinh doanh để người kinh doanh buộc phải làm theo và không được vi phạm. Như Thông tư 30 của Bộ Y tế đưa ra quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố thì buộc người kinh doanh phải tuân theo và không được vi phạm nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Mục đích quy định thông tư này làm giảm bớt di tình trạng ngộ độc thực phẩm, giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ thực phẩm và nâng cao ý thức của người kinh doanh. Tóm lại, pháp luật có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Pháp luật giúp cơ quan quản lý dễ dàng quản lý và kiểm soát được tình trạng kinh doanh phát hiện sai phạm. Đảm bảo cho người kinh doanh thực hiện và làm theo. Tuy nhiên pháp luật về kinh doanh thức ăn đường cũng còn những bất cập trong quy định như Thông tư 30/2012/TT-BYT có hiệu lực nhìn chung cũng khó áp dụng và không khả thi. Qua những nội dung trên ta thấy được kinh doanh thức ăn đường phố cũng có vai trò khá là quan trọng, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Để hạn chế những tiêu cực này, đảm bảo sức khỏe tính mạng người tiêu dùng việc thiết lập kịp thời các cơ sở pháp lý vững chắc về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố là hết sức cần thiết. CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Kinh doanh thức ăn đường phố từ lâu đã được quy định trong nhiều văn bản, như Quyết đinh 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11 tháng 09 năm 2000 về việc ban hành “Tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thức ăn đường phố” và Quyết định số 41/2005/QĐBYT của Bộ Y tế, ngày 08 tháng 12 năm 2005 về ban hành Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống công cộng. Tuy GVHD: TS. Cao Nhất Linh 19 SVTH: Huỳnh Thị Tiến nhiên, hai văn bản này quy định vẫn chưa cụ thể và rõ ràng không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay, nên Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố đã ra đời và thay thế cho hai văn bản trên, Thông tư này ra đời lần đầu tiên kinh doanh thức ăn đường phố được định nghĩa và quy định cụ thể hơn. Bên cạnh đó, kinh doanh thức ăn đường phố cũng được quy định trong Luật An toàn thực phẩm 2010 trong luật này kinh doanh thức ăn đường phố cũng chưa được quy định rõ ràng còn quy định chung chung chưa cụ thể. Để hiểu rõ hơn về các quy định trên ta cần tìm hiểu và phân tích cụ thể từng quy định trong luật để thấy được những điểm mới và những bất cập trong quy định cũ và mới của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. 2.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố Để thực hiện loại hình kinh doanh thức ăn đường phố được tốt và luôn phát triển, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm từ loại hình kinh doanh này, trước hết ta phải đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo khoản 6 điều 2 của Luật an toàn thực phẩm 2010 có quy định điều kiện an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người. Tại Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm các điều kiện: điều kiện an toàn thực phẩm đối với địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ; điều kiện đối với người kinh doanh; điều kiện đối với người quản lý. 2.1.1. Đối với địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ Đối với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 31, 32 của luật. Ở Điều 31 quy định đối với điều kiện nơi bày bán thức ăn đường phố “Phải cách biệt nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm. Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm khác vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố”. Còn tại điều 32 từ khoản 1 đến khoản 5 thì quy đinh về điều kiện nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm “Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh”. Những quy định này buộc người kinh doanh thực hiện cũng nhằm mục GVHD: TS. Cao Nhất Linh 20 SVTH: Huỳnh Thị Tiến đích giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường và mỹ quan đường phố. Bên cạnh đó, Thông tư 30/2012/TT-BYT là thông tư mới được bàn hành và đã có hiệu lực quy định cụ thể về kinh doanh thức ăn đường phố đặc biệt là về điều kiện kinh doanh quy định rất rõ ràng chi tiết tại Điều 7 về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đối với địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ: Thứ nhất, “bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh”.20 Bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm và hè đường phố là nơi đông người, xe cộ đi lại cuốn theo nhiều bụi, bẩn; một số nơi có những xe rác, nhà vệ sinh công cộng, cống rãnh lộ thiên, các vũng tụ nước bẩn…Nơi bày bán thực phẩm cách nguồn ô nhiễm vì khi bán hàng gần khu vực ô nhiễm, bụi, ruồi, nhặng bay đậu vào thực phẩm gây ô nhiễm. Mặt khác khi kinh doanh thức ăn đường phố ở khu vực công cộng, hè đường phố phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung, không gây ô nhiễm môi trường xung quang. Như vậy sẽ vừa bảo đảm mỹ quan, sạch đẹp môi trường, vừa ngăn ngừa được sự lây nhiễm từ bụi, bẩn, rác thải vào thực phẩm trong quá trình bày bán thức ăn đường phố. Thứ hai,“trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại”.21 Khi bán hàng rong, thức ăn đường phố có thể bị ô nhiễm nếu không có khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn, đồ uống hợp vệ sinh. Ví dụ: dưa cà muối có thể bị nhiễm hóa chất, kim loại nặng từ thùng nhựa chứa đựng (thùng nhựa không đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm); hoặc từ các thiết bị chứa đựng bằng nhôm. Bụi, ruồi, nhặng, côn trùng chứa vô số các mầm bệnh do vậy khi đi bán hàng rong phải đảm bảo có khoang chứa đựng, bảo quản thực phẩm, đồ uống che đậy được thực phẩm, tránh được các yếu tố lây truyền mầm bệnh. Nắng, nhiệt độ là một yếu tố làm cho thực phẩm đã qua chế biến dễ bị hư hỏng nhanh. Do vậy một số thực phẩm yêu cầu tránh ánh nắng trực tiếp vào thực phẩm và phải có thiết bị bảo quản phù hợp cho từng loại thực phẩm. Đối với thực phẩm yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt (ví dụ: kem, sữa chua, sữa tươi thanh trùng đóng chai, hộp) phải có thiết bị bảo quản thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất (có thùng bảo quản lạnh). 20 Khoản 1, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 21 Khoản 2, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS. Cao Nhất Linh 21 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Thứ ba,“nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT”.22 Nước sử dụng trong kinh doanh thức ăn đường phố phải là nước sạch đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đó là: Theo QCVN số 01:2009/BYT là nước dùng để uống được không mùi, vị lạ, không đục, độ PH (6,5-8,5)…;23 Theo QCVN số 02:2009/BYT là nước phải đảm bảo không mùi, vị lạ, không đục, độ PH (6,0-8,5)…; 24Đó có thể là nước mưa, nước giếng đã qua xử lý đơn giản. Phải mang đủ (đảm bảo đủ) lượng nước dùng để pha chế, chế biến, đủ nước rửa dụng cụ (bát, đũa cho khách hàng), rửa nguyên liệu chế biến, rửa tay… Nước không đảm bảo an toàn có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Ví dụ: bệnh tả, viêm gan vi rút A, E cấp tính lây truyền qua nước. Nước khai thác từ những nguồn nước ô nhiễm, chưa qua xử lý có thể có các hàm lượng chì, asen... nitrat, nitrit... cao. Thứ tư, “có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm”.25 Quy định sử dụng nồi, xoang, bát, đũa, dao, thớt… riêng khi chế biến thực phẩm sống, và sử dụng bát, đĩa, dao thớt sạch hợp vệ sinh cho thức ăn đã chế biến để ăn ngay nhằm tránh lây nhiễm chất bẩn, mầm bệnh từ dụng cụ chế biến, chứa đựng bẩn, từ nguyên liệu sống sang thực phẩm chín ăn ngay. Để đảm bảo điều đó, đồng nghĩa phải mang theo đủ số lượng dụng cụ sử dụng sạch. Dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh nhằm phòng tránh lây nhiễm, thôi nhiễm từ dụng cụ bẩn, không đảm bảo an toàn vào thực phẩm chín cho người sử dụng. Ví dụ sử dụng giấy báo để gói thức ăn sẽ thôi nhiễm chì (chất độc hại) vào thực phẩm; Bát đĩa không sạch có thể lây nhiễm vi sinh vật, hoặc hóa chất rửa bát vào thực phẩm. Quy định bàn, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít 22 Khoản 3, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 23 Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống 24 Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 25 Khoản 4, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 22 SVTH: Huỳnh Thị Tiến nhất 60 cm nhằm đảm bảo có khoảng cách đủ cao để bụi, bẩn không bắn ngược từ mặt đất lên thực phẩm bày bán cho khách hàng. Thứ năm, “thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập”.26 Quy định này yêu cầu khi bán thức ăn đường phố phải có tủ kính, dụng cụ che đậy chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi, nhặng… và đồng thời phải đảm bảo các thiết bị bảo quản, tủ kính đó phải sạch sẽ. Nếu để bẩn, không hợp vệ sinh sẽ là ổ cư trú cho các mầm bệnh, bụi, ô nhiễm vào thực phẩm mà chúng che đậy, chứa đựng. Thứ sáu, “người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gàng; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần”.27 Vì quần áo, tạp dề, mũ không sạch là nơi trú ngụ của bụi bẩn, vi khuẩn… Trong quá trình kinh doanh thức ăn đường phố, do va quệt, mầm bệnh sẽ rơi từ trang phục bẩn vào thực phẩm. Khi đội mũ, phải cho hết được tóc vào trong mũ để tránh những sợi tóc rụng rơi vào thực phẩm. Găng tay sử dụng 1 lần sẽ hạn chế nguy cơ mất vệ sinh vì không bị dùng đi dùng lại, bị nhiễm bẩn trong quá trình kinh doanh thức ăn đường phố. Thứ bẩy, “nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định”.28 Hóa đơn, hợp đồng, chứng từ mua bán là những giấy tờ chứng minh hàng hóa có nguồn gốc, có người chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, không phải thực phẩm giả, hàng đã hết hạn sử dụng. Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm an toàn theo quy định là: Nguyên liệu thực phẩm không quá thời hạn sử dụng; Không bị biến chất; Không sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm; Không sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y; Nguyên liệu thực phẩm phải đảm bảo không chứa chất độc hại bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Phụ gia thực phẩm an toàn theo quy định khi đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: Nhãn ghi “dùng cho thực phẩm”; nhãn ghi đủ thông tin: tên phụ gia, tên và địa chỉ cá nhân chịu trách nhiệm về phụ gia đó; xuất xứ của phụ gia; định lượng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; thành phần; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; Không sử dụng phụ gia thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không sử dụng các phụ gia ngoài danh mục được phép 26 Khoản 5, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 27 Khoản 6, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 28 Khoản 7, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 23 SVTH: Huỳnh Thị Tiến sử dụng của Bộ Y tế; Không sử dụng phụ gia thực phẩm quá liều lượng và không đúng đối tượng cho phép. Thứ tám, “trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh”.29 Yêu cầu thùng rác có nắp đậy, túi đựng để thu gom rác, thức ăn thừa, không để rơi vãi ra chỗ ăn, nơi chế biến làm bẩn, mất vệ sinh, bốc mùi hôi, thối, thu hút ruồi, nhặng…Thùng rác đầy phải được chuyển đi ngay và phải rửa sạch thường xuyên. Các thức ăn thừa có thể được giữ lại để chăn nuôi nhưng phải thu gom chứa trong các dụng cụ chuyên biệt và chuyển đi hàng ngày. Từ những quy định được nêu trên ta thấy được các quy định pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng được hoàn thiện và tốt hơn qua Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định rất rõ điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố. Tuy nhiên, khi ta phân tích các điều kiện trên thấy rất khả thi và phù hợp nhưng khi áp dụng trên thực tế con găp nhiều khó khăn và bất cập. 2.1.2. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố Đối với điều kiện về người kinh doanh thức ăn đường phố cũng được quy định Luật an toàn thực phẩm 2010 được quy định tại khoản 6 Điều 32 “Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Những người tham gia trực tiếp kinh doanh phải có sức khỏe tốt, có kiến thức về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố theo quy định của pháp luật. Còn quy định ở Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố: Điều kiện thứ nhất là “ Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định”.30 Vì có kiến thức đúng thì người lao động mới thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Người kinh doanh thức ăn đường phố cần nắm vững kiến thức trong tài liệu này và trả lời được các câu hỏi đưa ra trong quá trình kiểm tra, sẽ được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Thứ hai, “Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương 29 Khoản 8, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 30 Khoản 1, Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS. Cao Nhất Linh 24 SVTH: Huỳnh Thị Tiến đương trở lên thực hiện”.31 Mục đích của quy định này là phòng ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh từ người kinh doanh thức ăn vào thực phẩm và người tiêu dùng. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải khám sức khoẻ và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe); Trong trường hợp những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, người kinh doanh thức ăn đường phố phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn). Chỉ những trường hợp có kết quả cấy phân âm tính mới được phép tiếp tục kinh doanh thức ăn đường phố. Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Việc khám sức khoẻ, xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. Thứ ba, “Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố”.32 Những người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh sau không được phép tham gia kinh doanh thức ăn đường phố đó là: Lao tiến triển chưa được điều trị; Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn; Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy; Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E) cấp tính; Viêm đường hô hấp cấp tính; Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng; Người lành mang trùng. Vì Lao có rất nhiều thể, phổ biến nhất là lao phổi. Lao phổi tiến triển chưa được điều trị thì trong cơ thể người bệnh lượng vi khuẩn rất cao. Viêm đường hô hấp cấp tính là tình trạng bệnh đang phát triển với lượng vi rút, vi khuẩn cao trong cơ thể người bệnh. Các mầm bệnh này theo các cơn ho, khạc đờm, hơi thở của người bệnh lan truyền vào không khí lây truyền cho khách hàng và nhiễm vào cho thực phẩm. Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn; Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy; Viêm gan vi rút cấp tính (viêm gan vi rút A, E). Người mắc các bệnh này thường phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày; nếu không rửa sạch tay bằng xà phòng, tay sẽ nhiễm các mầm bệnh và truyền vào thực phẩm bệnh cho khách hàng. Người lành mang trùng: đây là những người không có biểu hiện bệnh lý, nhưng mầm bệnh (thương hàn, tả, lỵ...) vẫn đào thải qua phân người ra ngoài môi trường. Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng: Các bệnh ngoài da như bị mụn nhọt, viêm,... bản thân có những mầm bệnh. Ngoài ra, tại những nơi tổn thương còn dễ bị nhiễm thêm các vi khuẩn khác ví dụ như tụ cầu vàng 31 Khoản 2, Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 32 Khoản 3, Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS. Cao Nhất Linh 25 SVTH: Huỳnh Thị Tiến (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococus pyogenes)... Khi bị các chứng bệnh này, mầm bệnh từ tay người kinh doanh thức ăn đường phố rất dễ lây nhiễm vào thực phẩm và truyền bệnh cho khách hàng. 2.1.3. Đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố Từ lâu nay, việc quản lý thức ăn đường phố đã có nhiều quy định rõ ràng. Ngay từ năm 2005 khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 41 đã có quy định 10 tiêu chí cụ thể, cùng những điều kiện hoạt động, kinh doanh đối với thức ăn đường phố. Tại Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 cũng quy định trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 33 “Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn”. Bộ Y tế sẽ đưa ra những quy đinh cụ thể về kinh doanh thức ăn đường phố như điều kiện về kinh doanh, phân cấp quản lý để các Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm làm theo quy định và quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn. Hiện nay, cả nước có khoảng 400.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố, đây là một con số không nhỏ, nếu không tăng cường các biện pháp quản lý thì nguy cơ ngộ độc và lây nhiễm bệnh tật qua thức ăn đường phố là rất lớn. Do vậy, Thông tư 30/2012/TT-BYT đã quy định và phân cấp cho sở y tế các tỉnh, thành phố và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra không quá 4 lần/năm với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Cùng với đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn mình, cũng như tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố. Đối với, việc thực hiện khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe là thẩm quyền của y tế từ tuyến quận huyện. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất thức ăn đường phố, nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm và các đợt kiểm tra cao điểm.33 Cơ quan nhà nước cũng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước; Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này và phân cấp quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cho các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn theo khoản 3 điều 23 của Nghị định số 38/2012/NĐ33 Theo SGGP, Thức ăn đường phố - Không phải bây giờ mới quản lý!, Báo Sài Gòn news, 2013, http://saigonnews.vn/cam-nang-song/76961-thuc-an-duong-pho-khong-phai-bay-gio-moi-quan-ly.html, [ Ngày truy cập 30-09-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 26 SVTH: Huỳnh Thị Tiến CP ngày 35 tháng 4 năm 2012 của chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm. Tóm lại, từ thực tế lâu nay thức ăn đường phố đã có nhiều quy định rõ ràng. Ngay từ năm 2005 khi bộ y tế ban hành Quyết định số 41 đã có quy định 10 tiêu chí cụ thể, cùng những điều kiện hoạt động, kinh doanh đối với thức ăn đường phố. Việc ban hành thông tư 30/2012/TT-BYT này nhằm phân loại rõ ràng hơn thế nào là loại hình thức ăn đường phố để tăng cường hơn công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Thông tư 30 có tất cả 11 điểm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố từ địa điểm, trang thiết bị dụng cụ cho tới người kinh doanh thức ăn đường phố. Những quy định trong Thông tư 30 cũng được dựa vào các quy định đã từng có trước đây, nhưng được cụ thể hóa hơn, đơn giản hơn và thậm chí còn bỏ bớt một số điều kiện. Lâu nay, nhiều người cứ quan niệm rằng thức ăn đường phố là các mặt hàng thực phẩm được bày bán ở ngoài đường phố, nhưng khi Thông tư 30 ra đời, thức ăn đường phố được quy định cụ thể hơn. Đó là thức ăn đường phố loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự. 2.2. Quy định về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 2.2.1. Kinh doanh thức ăn đường phố thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận Kinh doanh thức ăn đường phố thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Thông Tư 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế tại khoản 2, 3 Điều 9 Các cơ sở không thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận: “Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt. Cơ sở bán hàng rong”. Do loại hình kinh doanh này kinh doanh nhỏ lẻ và không cố định thường di chuyển từ nơi này đến nơi khác nên không thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2.2.2. Kiểm tra việc kinh doanh thức ăn đường phố Đối với kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cũng phải tuân thủ việc kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 10 của Thông tư GVHD: TS. Cao Nhất Linh 27 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 26/2012/TT-BYT về kiểm tra đối với cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận: “Cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/năm. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn. Tần xuất kiểm tra không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận”. Tuy thuộc đối tượng không cấp Giấy chứng nhận nhưng khi kinh doanh thức ăn đường phố cũng phải tuân thủ pháp luật phải đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cũng phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/năm. Như vậy, kiểm tra việc kinh doanh thức ăn đường phố được thực hiện theo kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất: 2.2.2.1 Kiểm tra định kỳ Kinh doanh thức ăn đường phố được kiểm tra định kỳ quy định tại Điều 9 Thông tư 30/2005/TT-BYT Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Tần xuất kiểm tra: “1. Không quá 02 (hai) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2. Không quá 03 (ba) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 3. Không quá 04 (bốn) lần/năm đối với đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố do Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường quản lý hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.” 2.2.2.2. Kiểm tra đột xuất Đối với kiểm tra đột xuất trong việc kinh doanh thức ăn đường phố được quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2005/TT-BYT “Cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên”. Nghĩa là đoàn thanh, kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất không báo trước đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Mục đích của kiểm tra đột xuất dễ phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các trường vi phạm đó. 2.3. Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS. Cao Nhất Linh 28 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 2.3.1. Xử phạt hành chính Hình thức xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định trong Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thú y, thủy sản, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, lao động và các lĩnh vực khác thì được xử phạt vi phạm hành chính theo các Nghị định đó. Trong đó, chủ kinh doanh thức ăn đường phố cần quan tâm đến quy định xử phạt tại Điều 22 của Nghị định này, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được chia thành ba mức phạt như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm; không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại; sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định; sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm; Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn; Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn; Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm; kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 29 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. 2.3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả Khi người kinh doanh vi phạm vào các điều kiện kinh doanh thức ăn đường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về phạt cảnh cáo và phạt tiền sau đó người kinh doanh còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do mình gây ra “Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này”.34 Người kinh doanh thức ăn đường phố khi đã bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc người kinh doanh phải tuân thủ quy định pháp luật và phải tiêu hủy các nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc và các loại thực phẩm bị ôi thiu, phải có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí khi có ngộ độc thực phẩm xẩy ra đối với người tiêu dùng. 2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 2.4.1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 31 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm: “1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36, Khoản 1 Điều 37 Nghị định này”. Bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thanh tra, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh xát biển và thẩm quyền xử của các cơ quan khác và phân định thẩm quyền xử phạt về an toàn thực phẩm. “2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định”. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định cụ thể, rõ ràng. 2.4.2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 34 Khoản 4, điều 21 của NĐ 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 30 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có ba cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền mức tối đa là 5 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định là 5 triệu đồng, nếu như tang vật, phương tiện vi phạm hàng chính mà vượt trên 5 triệu đồng thì chủ tịch Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền tịch thu. Còn đối với hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Theo như quy định này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định phạm vi thẩm quyền xử phạt cụ thể và bị hạn chế mức xử phạt. Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hình phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 50 triệu đồng phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50 triệu đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính “Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh vật phẩm; Buộc thu hồi sản phẩm,hàng hóa không đảm bảo chất lượng ” và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này “Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm; Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm; Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định; Buộc tiêu hủy giấy tờ giả; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm”. Đối với thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện rộng hơn thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phạm vi và mức xử phạt rộng và cao hơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này, có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm GVHD: TS. Cao Nhất Linh 31 SVTH: Huỳnh Thị Tiến hành chính. Hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Theo quy định pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong đó có kinh doanh thức ăn đường phố. Mỗi cấp đều có mức xử lý riêng, mức xử lý tăng dần theo từng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có mức xử phạt thấp nhất đối với phạt tiền là 5 triệu đồng còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mức phạt tiền là 50 triệu đồng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mức phạt tiền là mức tối đa theo quy định của Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Qua đó, ta thấy được thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có sự phân cấp và phạm vi thẩm quyền xử phạt. 2.4.3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 33 của Nghị Định 178/2013: Đối với Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5 trăm ngàn đồng. Còn đối với hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 5 trăm ngàn đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Phạm vi thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên đối với phạt tiền là không được vượt quá 5 trăm ngàn đồng, chỉ được áp dụng thẩm quyền xử phạt trong quy định tại điều này. Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền phạt cảnh cáo và hạt tiền đến 50 triệu đồng. Phạt bổ sunglà tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 50 triệu đồng. Còn hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 32 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 70 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 70 triệu đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Cũng giống như thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra cũng được phân theo cấp bậc từ thấp đến cao. Mọi cấp bậc Thanh tra đều có thẩm quyền xử phạt riêng, tùy theo mức độ vi phạm an toàn thực phẩm sẽ có mức xử phạt tương ứng. 2.4.4. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân Theo Điều 34 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định đối với thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân: Thứ nhất, Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000 đồng không có thẩm quyền phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục. Thứ hai, Trạm trưởng, Đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 1.500.000 đồng. Thứ ba, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Đối với phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 2.5 triệu đồng. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Thứ tư, Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường GVHD: TS. Cao Nhất Linh 33 SVTH: Huỳnh Thị Tiến bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, có quyền: phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 20 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 20 triệu đồng. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Thứ năm, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 50 triệu đồng. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Thứ sáu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Trên đây là những quy định về cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm buộc các cơ quan tuân thủ. Mặc dù không xây dựng các quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt đối với kinh doanh thức ăn đường phố mà phải dựa vào Nghị định 38/2013/NĐ-CP chúng ta có thể thấy được quy định nghị định này bao gồm thẩm quyền xử phạt kinh doanh thức ăn đường phố. Qua những phân tích trên, ta thấy được những quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố được quy định trong các văn bản khác nhau. Về mặc lý thuyết, những quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên trên thực tế áp dụng thì còn gặp nhiều bất cập không khả thi, nhiều chủ thể kinh doanh vì mục đích lợi nhuận mà không ngần ngại xâm phạm đến sức khỏe người tiêu dùng, không tuân thủ các điều kiện về kinh doanh thức ăn đường phố. Bên cạnh đó về công tác quản lý, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn do loại hình kinh doanh này có số lượng lớn đa số là không có đăng ký kinh doanh và không thuộc đối tượng GVHD: TS. Cao Nhất Linh 34 SVTH: Huỳnh Thị Tiến phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.Trong khi đó, nhiều quy định của pháp luật lại không bao quát, thiếu tính đồng bộ, chưa bắt kịp được xu hướng phát triển cũng đã tạo điều kiện cho chủ thể kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm lại càng vi phạm. Do đó, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chế định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố cũng nhưng quy định chặt chẽ về công tác quản lý và có những chế tài xử lý nghiêm khắc. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG – HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Thức ăn đường phố rất thuận tiện đối với người tiêu dùng về địa điểm bày bán, về chủng loại thức ăn phong phú, đa dạng, giá cả phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Do đó, các dịch vụ cung cấp thức ăn đường phố ngày càng phát triển, nhưng do thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường không bảo đảm, các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng, hình thức xử lý vi phạm còn quá nhẹ nên dịch vụ thức ăn đường phố làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Để khắc phục tình trạng này ta cần đưa ra thực trạng và hướng hoàn thiện của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. 3.1. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về công tác quản lý kinh doanh thức ăn đường phố Bên cạnh mặt tiện lợi của việc kinh doanh thức ăn đường phố là những nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm và các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra đe dọa đến tính mạng sức khỏe người dân. Để đảm bảo được an toàn thực phẩm và không còn các vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra yêu cầu đặt ra là công tác quản lý về kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo chặt chẽ, tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Tuy nhiên, thực tế GVHD: TS. Cao Nhất Linh 35 SVTH: Huỳnh Thị Tiến hiện nay công tác quản lý còn nhiều thiếu soát, hạn chế nên cần có những giải pháp và hướng hoàn thiện để công tác quản lý được tốt hơn. 3.1.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố 3.1.1.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm được nâng cao, huy động được sức mạnh của các cấp, các nghành trong quản lý an toàn thực phẩm. Tình hình ngộ độc thực phẩm về cơ bản đã được khống chế và có xu hướng giảm về số vụ, số người mắc và giảm số người tử vong. Song vần đề an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước vẫn còn nhiều thách thức nhất là đối với kinh doanh thức ăn đường phố về công tác quản lý trong các quy định pháp luật còn nhiều bất cập bởi đây là loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống có tính đặt thù. Những quy định của luật an toàn thực phẩm về kinh doanh đường phố còn hạn chế quy định chung chung nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Đến thông tư 30/2012/TT-BYT ra đời và có hiệu lực đây là cơ sở pháp lý, từng bước đưa hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố vào khuôn khổ, cải thiện tình trạng bất cập trong công tác quản lý và tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng thực tế, để thực hiện Thông tư 30, ngành y tế đã lên kế hoạch triển khai với sự phân cấp cụ thể, rõ ràng trong đó Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý thức ăn đường phố, Uỷ ban nhân dân xã phường là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động này. Ngành y tế là đơn vị nòng cốt trong công tác tham mưu, tập huấn, tuyên truyền. Tuy nhiên, sau một hơn năm triển khai, việc quản lý thức ăn đường phố vẫn khó khăn. Nguyên nhân từ khi thực hiện phân cấp quản lý an toàn vệ sinh thức phẩm, các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thức phẩm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng rất khó vì thiếu nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện tốt công tác này. Ngoài ra, Thông tư ra đời nhằm cụ thể hóa các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đã triển khai trong Luật, và nhằm đảm bảo công tác an toàn thực phẩm được kiểm soát để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là điều kiện để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm phục vụ cho cộng đồng. Nhưng khó khăn hiện nay là người tiêu dùng quá dể dãi trong việc lựa chọn thực phẩm đã tạo điều kiện cho các loại hình kinh doanh này càng phát triển, vì vậy việc quản lý gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, cán bộ quản lý công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đa phần hoạt động kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn hạn chế, việc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chỉ tập trung vào các đợt cao điểm, tháng hành động GVHD: TS. Cao Nhất Linh 36 SVTH: Huỳnh Thị Tiến vì chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm, lễ, tết…Ví dụ như quy định tại Điều 9 Thông tư 30/2012/TT-BYT chỉ quy định Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Đây là kiểm tra định kỳ với tần xuất không quá 02 (hai) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ở cấp huyện không quá ba lần/năm, cấp xã không quá bốn lần/năm. Quy định tại điều này sẽ không phù hợp trên thực tế vì số lần kiểm tra như thế sẽ không đủ phát hiện và xử lý vi phạm vì loại hình này thường xuyên vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm. Còn đối với quy định kiểm tra đột xuất thì cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Nếu chỉ kiểm tra đột xuất khi xẩy ra vi phạm hoặc các đợt cao điểm như vậy tạo điều kiện cho người kinh doanh có thời gian chuẩn bị cho đợt kiểm đối phó với đợt kiểm tra lẩn tránh vi phạm. Mặc khác, ngay cả một chuyên gia về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhắc đến Thông tư 30 cũng không tin vào tính khả thi của nó. Chuyên gia này cho rằng vẫn biết quy định là cần thiết, nhưng khi ra quy định thì cần phải xem xét xem tính khả thi của nó đến đâu, còn không thì cũng chỉ để có chứ chẳng thay đổi được gì. Riêng với Thông tư này, nó chưa biết có gây khó cho người kinh doanh hay không, nhưng trước tiên là gây khó cho cơ quan quản lý. Ai sẽ đi kiểm tra, kiểm tra một năm được mấy lần thì có chấn chỉnh được không, rồi xử phạt thế nào… Phía cơ quan quản lý có đủ khả năng phối hợp với các đơn vị khác như chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, cung cấp hoạt động bổ trợ như cấp giấy chứng nhận về tập huấn an toàn thực phẩm cho hàng chục nghìn người kinh doanh hay không. Khi cái gốc của vấn đề là vệ sinh an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất chúng ta không làm được mà cứ siết phần ngọn thì chắc chắn là khó rồi. Thực tế, việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố hiện rất khó khăn, bởi cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có số lượng rất cao và những cơ sở có địa điểm cố định có thể thống kê được, còn đối với những gánh hàng rong, quán vỉa hè di động thì chưa thể kiểm soát. Chưa quản lý được thì việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm lại càng khó hơn khi ngành không có đủ đội ngũ để đảm đương nổi việc kiểm tra, xử phạt. Chưa kể có lập biên bản thì người bán thức ăn đường phố “bỏ của chạy lấy người” vì không đủ tiền đóng phạt”. Ví dụ: “Theo thống kê của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 16.463 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, với 24.862 người tham gia kinh doanh nhưng chỉ GVHD: TS. Cao Nhất Linh 37 SVTH: Huỳnh Thị Tiến có 190 cơ sở được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng”.35 Còn ở tỉnh Đồng Tháp “Theo thông kê của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, đến tháng 5/2014, toàn tỉnh có trên 3.000 diểm kinh doanh thức ăn đường phố, đa số là kinh doanh nhỏ lẻ và theo thời vụ, vị trí buôn bán không cố định. Nên hiện nay công tác thanh kiểm tra đối với loại hình này đang gặp nhiều khó khăn do số lượng khá lớn, nhân sự thực hiện công tác thanh kiểm tra còn thiếu, chưa đẩy mạnh được công tác tái kiểm tra, giám sát khắc phục các vi phạm; việc xử lý hiện nay chủ yếu nhắc nhở, cho làm cam kết.36 Bên cạnh đó, việc thực hành, nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố đối với người tiêu dùng chưa cao, còn tình trạng đối phó với các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm khi có các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn diễn ra khá phổ biến. Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, do tâm lý giá rẻ, thuận tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Hiện nay, ở một số địa phương, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình trong vấn đề an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chuyên môn. Cán bộ quản lý việc sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, nhất là tại tuyến huyện, xã, phường, thị trấn chủ yếu là kiêm nhiệm do thiếu nguồn nhân lực, cũng như trình độ còn hạn chế và việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn thiếu, không đồng bộ… Việc Bộ Y tế đưa ra Thông tư 30 nhằm quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố là cần thiết, nhưng quy định sẽ không đi vào thực tiễn đời sống vì thiếu tính khả thi. Nhiều ý kiến cho rằng, nên “buộc” trách nhiệm quản lý cho chính quyền địa phương thì mới mong tình hình chuyển biến. Ngành Y tế chỉ có thể quản lý về chuyên môn, chứ không thể canh từng miếng ăn cho người dân. Vì thế, phải có sự vào cuộc của toàn xã hội và cộng đồng, trước hết vẫn là ý thức của việc mua bán, sử dụng thức ăn đường phố. 3.1.1.2. Hướng hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm Kinh doanh thức ăn đường phố là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cụ thể hóa tại Quyết định số 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11/9/2000 về việc ban hành “Tiêu 35 Nguyên Mi, Kiểm soát kinh doanh thức ăn đường phố, Báo Điện tử Thanh niên online, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/kiem-soat-kinh-doanh-thuc-an-duong-pho.aspx, [Ngày truy cập 07-10-2014]. 36 Mỹ Xuyên, Tăng cườngquản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, Báo điện tử Đồng Tháp, 2014, http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE186BCD/Tang_cuong_quan_ly_hoat_dong_kinh_doanh_th uc_an_duong_pho_.aspx, [Ngày truy cập 08-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 38 SVTH: Huỳnh Thị Tiến chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố” và Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, không thể quản lý thức ăn đường phố nếu không có sự vào cuộc tích cực của chính quyền cấp cơ sở. Công tác quản lý an toàn thực phẩm phải là nhiệm vụ của chính quyền địa phương, của các tổ chức đoàn thể xã hội chứ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế. Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp quy có liên quan đã quy định rõ ràng, có sự phân cấp trong quản lý để bảo đảm an toàn cho chuỗi thực phẩm. Đối với loại hình thức ăn đường phố thì chính quyền cấp cơ sở là chủ quản có hiệu quả nhất do nắm vững địa bàn, đối tượng. Bước đầu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng nếu quyết tâm và có kế hoạch tốt, nhất là ở khâu tuyên truyền về lâu dài khi đi vào nề nếp sẽ không quá khó. Thức ăn đường phố là loại hình có đặc thù riêng, vì vậy, cần có sự quản lý khác biệt, với những quy định riêng. Đồng thời, cần có giải pháp thiết thực để đảm bảo được công tác thanh, kiểm tra thì quy định của pháp luật đối với công tác kiểm định kỳ cần tăng số lần lên, công tác kiểm tra ở địa phương là chủ yếu vì loại hình kinh doanh này thường được tập chung từng địa phương nếu ở địa phương thực tốt công tác kiểm tra và quản lý tốt thì sẽ tạo ra loại hình kinh doanh thức ăn đường phố phát triển. Còn đối với kiểm tra đột xuất thì tăng cường công tác kiểm tra không chỉ khi có phát hiện vi phạm và vào các đợt cao điểm mới kiểm tra mà cần kiểm tra vào ngày thường sẽ dễ phát hiện vi phạm hơn. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra ta cần hoàn thiện những quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh thức ăn đường phố như: Hình thành cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đủ năng lực, đủ thẩm quyền để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm như mô hình của một số nước hiện nay trên thế giới. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là công tác xã hội, là nhiệm vụ chung của mọi ngành mọi cấp vì vậy cần nhận thức và khai thác thế mạnh của sự phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra và có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tiếp tục kiện toàn các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và mạng lưới ở tuyến huyện, xã..Tăng cường năng lực cho bộ phận thanh tra tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và tại các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thí điểm tổ chức thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; có cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng thanh tra của các bộ với lực lượng quản lý thị trường. Chức cần tổ các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường nguồn nhân lực thanh tra ở các địa phương cấp quận, huyện, xã, GVHD: TS. Cao Nhất Linh 39 SVTH: Huỳnh Thị Tiến phường thị trấn. Đầu tư nguồn kinh phí cho công tác quản nhằm đảm bảo công tác quản lý thực hiện tốt. Riêng đối với hình thức hàng rong trong kinh doanh thức ăn đường phố, cần có những giải pháp thiết thực hơn vì hình thức này rất khó quản lý và kiểm tra. Do đó, yêu cầu các quận huyện rà soát, thống kê, lập danh sách những khu vực tập trung buôn bán thức ăn đường phố, hệ thống kinh doanh thực phẩm nhằm nghiên cứu xây dựng khu vực thức ăn đường phố tập trung có tổ chức, có hệ thống kiểm soát để từng bước sắp xếp, chấn chỉnh và quản lý tốt hoạt động buôn bán này, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong công tác thanh, kiểm tra; đồng thời tổ chức các đợt tập huấn kiến thức, thực hành đúng Vệ sinh an toàn thực phẩm, phấn đấu 100% hộ kinh doanh thức ăn đường phố, hàng rong được tập huấn, hướng dẫn đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là các hộ kinh doanh không có đủ điều kiện kinh doanh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 3.1.2. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố 3.1.2.1. Thực trạng về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố Để có thể quản lý tốt việc kinh doanh thức ăn đường phố đòi hỏi cơ quan quản lý trước tiên phải hiểu biết, có trình độ chuyên môn pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. Đồng thời, cũng phải đưa những quy định pháp luật vào cuộc sống xã hội để những người kinh doanh biết, hiểu và làm theo thì công tác quản lý sẽ được dễ dàng hơn. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi những người làm quản lý phải làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuy trong những văn bản pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố không có quy định về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhưng đối với việc quản lý kinh doanh thức ăn đường phố thì công tác này có vai trò cũng rất quan trọng. Nhưng thực tế hiện nay thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện tốt. Ví dụ: Cụ thể nhưng Thông tư 30/2012/TT-BYT dù đã sát ngày có hiệu lực tức là ngày 20-1, nhưng qua khảo sát một số quán vỉa hè Hà Nội chúng tôi nhận thấy gần như 100% người bán hàng không hề biết gì về nội dung Thông tư này. Chị Hoa (Văn Lâm, Hưng Yên), một người bán bánh rong cho biết cả làng chị đến gần một nửa lên Hà Nội bán xôi, bánh, cơm nắm muối vừng… mỗi người có đúng một hoặc hai cái thúng đi khắp Hà Nội, nguyên liệu thì lấy luôn ở quê “Giờ quy định phải có tủ kính, rồi giấy tờ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng thì chúng tôi chịu”. Còn chủ hàng bún đậu mắm tôm trên phố Hai Bà Trưng lại tỏ ra thờ ơ: “Bán hàng ở đây chỉ lo mỗi lực lượng làm trật tự đuổi chứ chúng tôi cũng chả biết Thông tư nào hết”. Nguyên liệu của chúng tôi chủ yếu là bún và đậu phụ, hai thứ này chúng tôi GVHD: TS. Cao Nhất Linh 40 SVTH: Huỳnh Thị Tiến cũng đi lấy lại của người ta làm thủ công lấy đâu ra giấy tờ hóa đơn chứng từ. Còn việc tập huấn, nếu cơ quan chức năng tổ chức thì chúng tôi rất sẵn lòng tham gia, chỉ sợ chúng tôi muốn tập huấn mà chẳng biết ở đâu”.37 Việc Bộ Y tế ban hành Thông tư 30 nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để Thông tư đi vào cuộc sống là cả một vấn đề, mà theo nhiều người quan tâm còn nhiều điểm khó thực hiện, chưa sát thực tế, gây khó khăn cho người kinh doanh cũng như cơ quan quản lý nhà nước Thông tư được ban hành là rất cần thiết, tuy nhiên thực tế triển khai sẽ còn nhiều bất cập. Các cơ quan có trách nhiệm cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn để mọi người cùng nắm được và thực hiện... Nguyên nhân dẫn đến nhiều người kinh doanh thức ăn đường phố chưa biết hoặc biết chưa rõ về những quy định của Thông tư này là do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa thực sự được đẩy mạnh và thực hiện chưa tốt. Do ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm xã, phường không có kinh phí hoạt động, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đa dạng, thường xuyên liên tục, ý thức người kinh doanh chưa được nâng cao. 3.1.2.2. Hướng hoàn thiện về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp Vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh thức ăn đường phố liên quan đến mọi nhà, đến toàn xã hội. Hằng năm thế giới phải chi cho vấn đề khắc phục ngộ độc thực phẩm hàng tỷ USD, riêng ở nước ta cũng mất vài trăm tỷ đồng. Để khống chế, đẩy lùi các vụ ngộ độc, không có cách nào khác là chúng ta phải kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp, trong đó vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng. Đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông, giáo dục pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, có hình thức tuyên truyền phù hợp, sinh động các kiến thức hiểu biết vệ sinh an toàn thực phẩm đến nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, nhằm hạn chế và loại bỏ các phong tục tập quán ăn uống lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Đồng thời tiếp tục xây dựng các mô hình bảo đảm an toàn vệ sinh thức ăn đường phố, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn và thực phẩm sạch, thường xuyên chủ động giám sát, phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong chuỗi cung cấp "từ trang trại đến bàn ăn". Cần coi trọng đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm chuyên sâu và hiện đại, đủ năng lực kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế cho các trung tâm kiểm nghiệm vùng, miền. Và trong điều kiện ý thức tự giác của người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm còn thấp, thì việc duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh những vi phạm về vệ sinh an toàn 37 Theo luận văn AZ, Người bán hàng thức ăn đường phố phải đi… “học”, Luận văn AZ, 2013, http://luanvanaz.com/nguoi-ban-hang-an-duong-pho-phai-di-hoc.html, [Ngày truy cập 14-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 41 SVTH: Huỳnh Thị Tiến thực phẩm là hết sức cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, hiện các văn bản pháp quy về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thiếu, hình thức xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe. Đặc biệt, việc quản lý những người bán thức ăn đường phố là rất khó do số đông họ là những người nhập cư, là thành phần nghèo khó khăn, điểm bán thường lưu động, khó xử lý... Chính vì vậy mà công tác tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh cho người bán, cũng như người tiêu dùng là hết sức cần thiết bởi chính việc ý thức về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống của người tiêu dùng sẽ "tẩy chay" những nơi bán thức ăn, nhất là thức ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh, buộc người bán phải cải thiện điều kiện vệ sinh. Theo đó, với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Uỷ ban nhân các cấp, Ban quản lý Lễ hội, khu du lịch, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và bảo đảm thức ăn đường phố nói riêng, các nội dung tập trung truyền thông cộng đồng bao gồm: Tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm; Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước. Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, Thông tư quy định bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể. Thẳng thắng chỉ rõ những vấn đề GVHD: TS. Cao Nhất Linh 42 SVTH: Huỳnh Thị Tiến tồn động trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền. 3.2. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố 3.2.1. Đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố 3.2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về trách nhiệm quản lý thức ăn đường phố tại điều 33 “Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn”. Theo như quy định trên Bộ y tế cũng đã đưa ra Thông Tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn vệ sinh đối với cở sở dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố để quản lý thức ăn đường phố. Tuy nhiên, việc ra đời Thông tư 30 nhằm cụ thể hóa việc triển khai, thực hiện nghiêm túc Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-42012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Song, hiện nay trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều quán ăn, điểm bán hàng ăn không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó nhiều nơi thức ăn được chế biến sẵn vẫn bày bán trên vỉa hè; nhiều cửa hàng ăn uống, điều kiện về xuất xứ hàng hóa không có; chưa có tủ kính bảo quản, che đậy thức ăn; thực phẩm tươi sống vẫn còn để gần thức ăn chín... Thực hiện theo đúng Thông tư 30 thì tất cả những cơ sở ăn uống này đều bị nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song một trong những nguyên nhân cơ bản đó là người tiêu dùng còn dễ dãi; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và sản xuất, chế biến thực phẩm đa phần nhỏ lẻ, hộ gia đình; công tác thanh, kiểm tra mặc dù đã được đẩy mạnh, nhưng việc xử lý còn nương nhẹ, nhất là tuyến dưới... Ngoài ra, Thông tư này có hiệu lực áp dụng thực tế còn gây khó khăn cho người quản lý, một trong những khó khăn hiện nay trong việc quản lý đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố là tính nhỏ lẻ, di động và thời vụ của loại hình này. Trong khi đó số lượng người quản lý thì, không đủ lực lượng để thực hiện công tác kiểm tra quản lý. Thứ hai là vì người kinh doanh thức ăn đường phố đôi khi chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng như sử dụng hàn the trong chả lụa, formol trong bún bánh phở, phẩm màu công nghiệp, dầu mỡ chiên đi chiên lại, các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế hay sử dụng các loại thực phẩm đã ôi thiu nhưng vẫn chế biến lại để bán cho người tiêu dùng. C̣n người quản lý là những người kiêm nhiệm, thiếu tính chuyên môn, không có đủ trang thiết bị về kiểm nghiệm GVHD: TS. Cao Nhất Linh 43 SVTH: Huỳnh Thị Tiến an toàn thực phẩm nên khi thực hiện công tác kiểm tra khó phát hiện được hành vi vi phạm của người kinh doanh. Đồng thời, nhiều cơ sở thức ăn đường phố tuyến huyện và xã quản lý không đạt các chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là do quy mô nhỏ, tính chất phục vụ khách không có nhu cầu cao, trong khi điều kiện hạ tầng của các địa phương như: Hệ thống cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường... không đồng bộ. Hiện nay công tác đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Sự hạn chế về kinh phí, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân lực... gây khó khăn cho công tác quản về an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.2.1.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người quản lý kinh doanh thức ăn đường phố Để đảm bảo được hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố phát triển, đi vào nề nếp đòi hỏi cần phải có công tác quản lý tốt, muốn quản lý tốt trước tiên phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và khả năng quản lý. Đồng thời cũng có những quy định pháp luật về điều kiện người quản lý cụ thể nếu người quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm thì cũng phải bị xử phạt và kỷ luật, phải có trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với trách nhiệm người quản lý tại Điều 33 Luật An toàn thực thực phẩm 2010 có quy định Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn. Quy định này cần hoàn thiện hơn đối với Ủy ban nhân dân các cấp cần quy định rõ trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố của từng cấp cụ thể quyền hạn và nhiệm vụ. Ngoài ra, ở cấp xã, phải tăng cường hệ thống quản lý thị trường, thanh tra sản phẩm hàng hóa. Mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm giao phó. Phải mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức người quản lý do cấp xã người quản lý là những người không chuyên môn, hạn chế về kiến thức an toàn thực phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo nguồn nâng lực phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là chú trộng đến đội ngũ kiểm tra, giám định, đánh giá chất lượng. Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các điều kiện mà người kinh doanh thức ăn đường phố cần làm và buộc phải làm để họ biết làm theo. Trong vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu có dấu hiệu vi pạm, nếu tiến hành phân tích kiểm nghiệm chuyên môn để đảm bảo tính đúng đắn và tính pháp lý của việc xử phạt. Cần rà soát, bổ sung thiết lập các quy định liên quan đến các hóa chất phụ gia đã bị cấm sử dụng. Những thành phố lớn sẽ là những nơi tiếp cận những mặt hàng phong phú, chất lượng tốt nhưng chất chắn cũng sẻ có những mặc GVHD: TS. Cao Nhất Linh 44 SVTH: Huỳnh Thị Tiến hàng nhập khẩu kém chất lượng, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Các đơn vị kiểm nghiệm phải sẵn sàn làm tốt nhiệm vụ của mình. 3.2.2. Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố 3.2.2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn đường phố Đối với Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố có rất nhiều quy định mới chỉ phù hợp về mặt lý thuyết. Nhưng thực tế áp dụng thì còn nhiều bất cập, không khả thi: Thứ nhất, tại Điều 7 của Thông tư quy định: “Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh; giá, tủ để bày thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60cm; người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ, khi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn phải dùng găng tay sử dụng một lần; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm… phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ…”. Điều này quy định quá còn xa vời với thực tiễn. Nếu so với những điều kiện nói trên, sẽ có rất nhiều vi phạm diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi nhưng không hề bị xử lý. Có thể thấy rằng, trên thực tế vệ sinh thức ăn đường phố khiến người dân bức xúc. Thiếu nước sạch, không gian chật chội, tiết kiệm người làm… các quán hàng ăn vô tư rửa bát trong nhà vệ sinh, dùng tay không bốc bánh phở, thịt, rau, hay một xô nước rửa cả trăm cái bát. Nhưng nâng cao chất lượng thực phẩm đường phố không phải việc nói là làm được, vì cả nước có đến hàng trăm nghìn hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh sự không khả thi quy định của pháp luật là thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố cũng rất lớn. Số liệu thống kê của các cơ quan chuyên môn cho thấy: Tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do thức ăn đường phố chiếm từ 3,2% đến 5,7% tổng số vụ ngộ độc được ghi nhận mỗi năm. Kết quả giám sát mẫu an toàn thực phẩm do các cơ quan chức năng thực hiện trên các mẫu như: bánh cuốn, bánh tẻ, bánh phở, giò chả, nem, nước đá uống... bị ô nhiễm bào tử nấm mốc men vượt quy định từ 40% đến 41,7%; ô nhiễm Coliforms từ 11,7% đến 62,7%; ô nhiễm E.Coli từ 6% đến 34,2%; phẩm mầu công nghiệp từ 0,4% đến 0,7%; hàn the từ 10,1% đến 15,4% tổng số mẫu kiểm nghiệm...38 Không dừng ở đó theo kết quả điều tra về thức ăn đường phố do Cục An toàn thực phẩm tiến hành tại 11 tỉnh, thành phố cho thấy hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli như tại Hà nội 43,4%, Thành phố Hồ Chí Minh là 67,5%, Đà Nẵng 70,7%; thức ăn dù đã được nấu chín nhưng vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh 38 Khánh Huy, An toàn thực phẩm thức ăn đường phố, Báo điện tử Nhân dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/22211002-an-toan-thuc-pham-thuc-an-duongpho.html, [Ngày truy cập 15-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 45 SVTH: Huỳnh Thị Tiến nguy hại như tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng heo chín có vi khuẩn E.Coli.39 Theo các chuyên gia, tác nhân chính gây ô nhiễm thức ăn đường phố thường là vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại từ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; nguồn nước không bảo đảm vệ sinh. Bên cạnh đó, việc đầu tư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các trang thiết bị như: dụng cụ chế biến; dụng cụ bảo quản, chứa đựng thức ăn thường chưa đáp ứng được điều kiện bảo đảm về an toàn thực phẩm. Các địa điểm kinh doanh tạm bợ, môi trường bị ô nhiễm, nguyên liệu chế biến thức ăn chủ yếu vẫn được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cho nên việc kiểm soát về an toàn thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những quy định của Bộ y tế về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố là phải đảm bảo 10 tiêu chuẩn, tuy nhiên có đến 84,3% thức ăn đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh không bảo đảm an toàn thực phẩm; 85,7% bán hàng ở lòng lề đường, trong đó 27% bán hàng ở các nơi gần cống, rãnh, bãi rác, nhà vệ sinh công cộng và đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn đường phố bị ngộ độc thực phẩm ngay sau khi sử dụng, 3,5% trong số đó phải nhập viện. Thứ hai, tại Điều 8 có nội dung: “Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; phải được khám sức khỏe và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định; người đang mắc bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố”… Những quy định này chắc chắn không được thực hiện đầy đủ. Nhiều người kinh doanh thức ăn đường phố không bán hàng ở một điểm cố định và chính họ cũng không biết sức khỏe của họ thế nào, liệu có mang bệnh gì không. Vả lại, người kinh doanh thức ăn đường phố phải tự đi khám sức khỏe hay do các cơ quan chức năng thực hiện và trách nhiệm thuộc về ai. Trên thực tế, việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế cho nhóm nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm được triển khai vô cùng chậm chạp và cuối cùng thất bại. Một trong những lý do quan trọng là cơ quan chức năng không đủ nhân lực và thời gian triển khai quy định của chính mình.Thực tế đó khiến người ta lo ngại về tính khả thi của Thông tư 30. Với số lượng lớn cơ sở đang sản xuất kinh doanh và tính cơ động về địa điểm (bán hàng 39 BSCKI.Hoàng Chí Trung, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thức ăn đường phố-Giải pháp khắc phục, Công thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Kon Tum, 2014, http://syt.kontum.gov.vn/Tint%E1%BB%A9c/B%C3%A1o-%C4%91%E1%BA%A3m-An-to%C3%A0n-th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m/ItemID/1508/View/Details.aspx, [Ngày truy cập 15-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 46 SVTH: Huỳnh Thị Tiến rong, bán hàng trên hè phố không ổn định), nếu không thật sự quyết tâm, Thông tư 30 dễ dàng rơi vào lãng quên như hiện tượng đã từng xảy ra với quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trước đây. Ngoài ra, thực trạng về quy định người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn kiến thức và khám sức khỏe khiến nhiều người dân bức xúc, việc triển khai thực hiện rất khó khăn. Ở Hà Nội khi phóng viên báo thanh niên hỏi về quy định mới về kinh doanh thức ăn đường phố và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, chị chủ quán hồn nhiên đáp: “Tôi chỉ bán buổi trưa, giờ đấy đoàn kiểm tra họ cũng nghỉ nên chẳng lo kiểm tra, kiểm dịch gì sất. Bán hàng ở đây gần 10 năm, có thấy ai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải đi khám sức khỏe đâu”.40 Nguyên nhân do trình độ người kinh doanh còn hạn hẹp, thiếu y thức về an toàn thực phẩm. 3.2.2.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn đường phố Thông qua những phân tích về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố, ta có thể nhận thấy rằng: Một là, quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố về địa điểm, trang thiết bị và dụng cụ kinh doanh về mặc lý thuyết rất phù hợp khi áp dụng thì gặp nhiều nhiều khó khăn. Do thực tế còn rất nhiều người kinh doanh vi phạm và không tuân thủ các quy định này, cũng chưa có cơ quan chức năng nào xử lý các vi phạm này. Nguyên nhân là do loại hình kinh doanh này có số lượng rất lớn khó có thể thống kê hết được, người kinh doanh thức ăn đường phố đa số là người nghèo, không có việc làm và kiến thức còn hạn chế nên họ thường không chú tâm vào các quy định này. Thậm chí khi hỏi đến họ cùng không biết đến các quy định đó nên ta cần có những quy định phù hợp cả về mặc lý thiết và thực tiễn áp dụng. Ví dụ như tại khoản 3, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định nước chế biến thức ăn, pha chế đồ uống, nước để sơ chế nguyên liệu và vệ sinh dụng cụ phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vậy câu hỏi đặt ra nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là như thế nào, ai sẽ là người xác định quy chuẩn đó. Đối với hình thức bán hàng rong liệu họ sẽ không biết đến Quy chuẩn kỹ thuật đó. Cần có những quy định giải thích rõ ràng quy chuẩn để người kinh doanh hiểu mà thực hiện người quản lý dựa vào đó mà thực hiện công tác quản lý. Hai là, quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với người kinh doanh thức ăn đường phố cũng gặp nhiều bất cập. Do những quy định này người dân chưa biết đến, chưa thật sự hiểu hết và không biết phải thực hiện như thế nào. Ví dụ như quy 40 Liên Châu-Thanh Tùng Thu Hằng, Rước bệnh vì thức ăn đường phố, Báo Thanh niên online, 2013, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130724/ruoc-benh-vi-thuc-an-duong-pho.aspx, [Ngày truy cập 15-102014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 47 SVTH: Huỳnh Thị Tiến định tại Khoản 1,2 Điều 8 Thông tư 30/2012 quy định người kinh doanh phải đi tập huấn và được cấp giấy xác nhận, người kinh doanh phải khám sức khỏe nhưng lại không quy định người kinh doanh phải đi tập huấn, khám sức khỏe ở đâu và ai là người cấp giấy xác nhận tấp huấn kiến thức cho người đi tập huấn. Những người kinh doanh thức ăn đường phố đa số là nghèo, không có kiến thức kinh doanh với số vốn ít ỏi, thì liệu đi tập huấn và khám sức khỏe định kỳ có phải đóng phí không, nếu có thị họ sẽ không có khả năng. Do vậy, ta cần sửa đổi và bổ sung những quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố tại Thông tư 30/2012/TT-BYT cho phù hợp thực tế. Cần đưa ra các văn bản giải thích cho người dân cũng như người kinh doanh thức ăn đường phố hiểu và làm theo. Ví dụ như quy định về nước chế biến thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì cần phải quy định, giải thích rõ QCVN và đưa ra bảng QCVN để người kinh doanh và người quản lý dựa vào đó mà làm và thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn đối với quy định nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cần quy định rõ hơn người có thẩm quyền cấp và quản lý kiểm tra hóa đớn, chứng từ đó. Bên cạnh đó là quy định người kinh doanh phải đi tập huấn và khám sức khỏe định kỳ và sẽ được cấp giấy xác nhận tập huấn và xác nhận đủ điều kiện sức khỏe. Như vậy cần quy định thêm người kinh doanh thức ăn đường phố sẽ đi tập huấn tại địa phương nơi người đó kinh doanh cơ quan có thẩm quyền phụ trách công tác tập huấn sẽ cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Còn về công tác khám sức khỏe thì cơ quan y tế cấp quận, huyện sẽ chịu trách nhiệm khám và cấp giấy xác nhận. Tuy nhiên, những người kinh doanh sẽ được hỗ trợ kinh phí tập huấn và khám sức khỏe của địa phương. Bên cạnh sửa đổi, bổ sung các quy định của luật ta cần các biện pháp thiết thực hơn để góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy đinh của luật như: Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm. Lưu ý đến sự đa dạng của hình thức tuyên truyền (như Báo, Đài Phát thanh -Truyền hình, áp phích, tờ rơi, truyền thông trực tiếp), với những nội dung ngắn gọn dễ hiểu để nâng cao nhận thức của người tham gia kinh doanh thức ăn đường phố, cũng như ý thức của người dân trong tiêu dùng thực phẩm. Thứ hai, Tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Các địa phương cần triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, trong đó nên theo hướng thành lập từng khu, từng tuyến phố chuyên biệt sản xuất, kinh doanh từng loại thức ăn cụ thể. Cách làm đó sẽ góp phần ngăn ngừa được tình trạng ô nhiễm chéo giữa các ngành hàng thực phẩm, vừa thuận tiện cho công tác quản lý, giám GVHD: TS. Cao Nhất Linh 48 SVTH: Huỳnh Thị Tiến sát của các cơ quan chức năng, nhất là thuận tiện cho người tiêu dùng khi lựa chọn các loại hình dịch vụ này. Bước đầu đã giúp người kinh doanh thức ăn đường phố dễ dàng tiếp cận những văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đồng thời nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm. Thứ ba, đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm về các quy định an toàn thực phẩm; tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm; vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh... Đối với mỗi người dân, hãy trở thành người tiêu dùng "thông thái" trong việc lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm từ thức ăn đường phố. Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương mình. Thứ tư, tham mưu Sở Y tế thực hiện lộ trình khám sức khỏe và thực hiện quản lý sức khỏe của người kinh doanh thức ăn đường phố tại địa phương nơi cư trú (TrạmY tế xã/phường/thị trấn). Các giải pháp để giúp người kinh doanh thức ăn đường phố được thuận tiện, đồng thời phải đảm bảo an toàn thực phẩm, phải được tiến hành đồng bộ và có lộ trình phù hợp tình hình kinh tế địa phương. 3.3. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 3.3.1. Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Được biết, hiện chưa có con số chính xác định có bao nhiêu hàng, quán thức ăn đường phố, bởi việc xuất hiện của loại hình kinh doanh này giống như nấm mọc sau mưa, thoát ẩn, thoát hiện. Mà khi chưa quản lý được thì việc kiểm soát an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm với đối tượng này lại càng khó khăn hơn. Trên thực tế, hiện nay mức xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cao hơn nhiều so với trước (thực hiện theo Nghị định 91/2012/NĐCP Quy định xử phạt quy phạm hành chình về an toàn thực phẩm) và có thể nói đã đủ sức răn đe. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng (đối với cá nhân) và 200 triệu đồng (đối với tổ chức). Các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có tính chất nghiêm trọng như: sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng ðộng vật mắc bệnh truyền nhiễm, chết do dịch bệnh ðể sản xuất, chế biến thực phẩm…, mức tiền phạt được tính bằng 3,5 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với cá nhân và tương ứng 7 lần đối với tổ chức vi GVHD: TS. Cao Nhất Linh 49 SVTH: Huỳnh Thị Tiến phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng chế tài xử phạt này đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố lại phát sinh rất nhiều bất cập. Thực tế có những người kinh doanh thực phẩm thức ăn đường phố tính cả vốn và lãi chỉ vài triệu đồng, thậm chí có những gánh hàng rong vốn chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, nhưng nếu áp dụng mức xử phạt từ vài chục triệu đến 100 triệu thì họ biết lấy đâu mà nộp. Bên cạnh đó còn có những trường hợp kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh bị ngành chức năng phát hiện lập biên bản xử lý thì “bỏ của chạy lấy người” vì sợ không đủ tiền đóng phạt. Còn khi áp dụng biện pháp mạnh là đóng cửa, đình chỉ kinh doanh đối với loại hình này thì ngành chức năng cũng không đủ lực lượng để giám sát, vì với những người bán hàng rong, cấm lúc này họ bán lúc khác, cấm bán ở nơi này thì họ chuyển sang bán ở nơi khác…Rõ ràng, nếu đánh đồng loại hình kinh doanh thức ăn đường phố với những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn và có chung một cách quản lý, kiểm soát như nhau sẽ khó đạt được hiệu quả như ngành chức năng mong muốn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Luật an toàn thực phẩm vẫn còn bộc lộ những tồn tại, vướng mắc: Việc phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm qua kiểm tra nhiều nhưng xử lý được ít, mức xử lý chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Công tác xử lý, giám sát của cơ sở trong thực hiện quyết định xử lý của thanh tra cấp trên thiếu hiệu quả, ít trách nhiệm; chưa công khai rộng rãi các cơ sở vi phạm, các sản phẩm mất an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự phối hợp liên ngành tại huyện, xã chưa thực hiện tốt, công tác quản lý cơ sở thực phẩm tại nhiều địa phương chưa làm tốt; công tác giám sát, phát hiện, xử lý ngộ độc thực phẩm tại không ít địa phương còn chậm, lúng túng. 3.3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Để khắc phục những bất cập trong những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố, cần có sự phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, các cấp trong việc thực hiện Luật an toàn thực phẩm; tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn; tăng cường phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong thực hiện luật. Tiếp tục tập huấn, đào tạo, phổ biến kiến thức về vệ an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật cho chủ các kinh doanh để họ nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm để tăng cường trách nhiệm. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào công tác quy hoạch, công tác kiểm nghiệm, kinh phí hoạt động và mạng lưới cộng tác viên an toàn thực phẩm cơ sở. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 50 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Cần đưa ra quy định chế tài cụ thể xử lý vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, mức phạt cụ thể phù hợp với điều kiện người kinh doanh, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân ở các địa phương khi phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm tránh tình trạng nhắc nhở bỏ qua. Việc quy định điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố và mức xử phạt vi phạm điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố có những quy định góp phần đưa hoạt động kinh doanh này đi vào nề nếp. Tuy nhiên, cũng có những quy định được ghi nhận nhưng không được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể còn vướng mắc dẫn đến khó thi hành, không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, cần phát huy hơn nữa mặt tích cực trong các chế định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố đồng thời cũng kịp thời thống nhất, sửa đổi những điểm không phù hợp để đưa hoạt kinh doanh thức ăn đường phố đi vào nề nếp. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 51 SVTH: Huỳnh Thị Tiến KẾT LUẬN Như chúng ta đa biết kinh doanh thức ăn đường phố là một nhu cầu thiết yếu cơ chế thị trường, nó đem lại nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng với ưu điểm nhanh, cơ động, giá rẻ, đáp ứng được mọi nhu cầu thành phần xã hội và thức ăn đường phố cơ là nét văn hóa của mọi quốc gia. Đồng thời kinh danh thức ăn đường phố mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh, không cần số vốn đầu tư lớn. Bên cạnh những lợi ích mà kinh doanh thức ăn đường phố mang lại là nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên nhân dẫn tình trạng ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố là do ý thức người kinh doanh chưa có chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng của thực phẩm do mình làm ra, người tiêu dùng thì quá thờ ơi biết thực phẩm mình dùng là không hợp vệ sinh vẫn dùng, còn cơ quan quản lý thì chưa thực hiện tốt công tác quản lý. Trước tình hình nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, pháp luật đã có những quy định tương ứng để điều chỉnh cho hoạt động này. Trong đó có quy định về điều kiện đảm bảo an vệ sinh toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Luật an toàn thực phẩm 2010 có ghi nhận điều kiện kinh doanh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Thông tư 30/2012/TT-BYT cũng quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố. Việc quy định như trên phần nào cũng giải tình hình ngộ độc thực phẩm, dựa trên những quy định đó thì công tác quản lý kinh doanh thức ăn đường phố sẽ được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, việc các người kinh doanh thức ăn đường phố không làm theo hoặc không hiểu rõ về các quy định pháp luật để thực hiện vấn đề này đang gây khố khăn cho người quản lý và làm cho tình trạng ngộ độc thực phẩm từ loại hình kinh doanh này ngày càng tăng. Để đảm bảo người kinh doanh thực hiện nghiêm túc các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thiết phải có những quy định pháp luật phù hợp về điều kiện địa điểm kinh doanh, người kinh doanh phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì mới được kinh doanh thức ăn đường phố. Cần có văn bản quy định cụ thể giải thích để người kinh doanh có thể hiểu và thực hiện. Vì thực tế các quy định pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố không khả thi khi áp dụng trong kinh doanh hiện nay. Còn đối với người quản lý thì cần có sự can thiệp của Ủy ban nhân dân các cấp vì Bộ y tế chỉ quản lý về chuyên môn, cần có những quy định rõ ràng phân cấp quản lý cho địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn cho người quản lý, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật. Vì hiện nay công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 52 SVTH: Huỳnh Thị Tiến Hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay đang rất phát triển trong nền kinh tế thị trường, với nhiều hình thức kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh. Chính vì thế những vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều, công tác quản lý thì gặp khó khăn. Vì thế những quy định điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố cần được chú trọng và thống nhất. Quy định rõ ràng, thống nhất đối với chế tài xử lý vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: TS. Cao Nhất Linh 53 SVTH: Huỳnh Thị Tiến  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Luật An toàn thực phẩm 2010 2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 3. Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm 4. Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm 5. Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 Thông tư 26/2012/TTBYT của Bộ Y tế về việc quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế 6. Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế Quy đinh về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 7. Quyết đinh 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11 tháng 09 năm 2000 về việc ban hành “Tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thức ăn đường phố” 8. Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế, ngày 08 tháng 12 năm 2005 về ban hành Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cộng  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Bình Nguyên, Rước bệnh vào thân từ thức ăn đường phố, Báo Đất Việt, 2013, http://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/thuc-an-duong-pho-ruoc-benh-vao-than-tuthuc-an-duong-pho-2360030/, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 2. Công An Nhân Dân, Cần Thơ: vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố bị thả nổi, Chuyên đề 60s, 2007, http://60s.com.vn/index/324248/03092007.aspx, [ngày truy cập 16 -9-2014]. 3. Cục an toàn thực phẩm-Bộ y tế, 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, Báo Tuổi trẻ online, 2014, http://tuoitre.vn/tin/can-biet/20140401/10-nguyen-tac-vangcua-who-ve-ve-sinh-an-toan-thuc-pham/600743.html, [Ngày truy cập 30-8-2014]. 4. Hoàng Chí Trung, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thức ăn đường phố-Giải pháp khắc phục, Công thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Kon Tum, 2014, http://syt.kontum.gov.vn/Tin-t%E1%BB%A9c/B%C3%A1o%C4%91%E1%BA%A3m-An-to%C3%A0n-th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m/ItemID/1508/View/Details.aspx, [Ngày truy cập 15-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 54 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 5. Hoàng Hải,Quản lý thức ăn đường phố còn bị bỏ ngỏ, Báo Nhân Dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/tphcm/tin-chung/item/20140802-.html, [ngày truy cập 2 -8-2014]. 6. Khánh Huy, An toàn thực phẩm thức ăn đường phố, Báo điện tử Nhân dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/22211002-an-toan-thucpham-thuc-an-duong-pho.html, [Ngày truy cập 15-10-2014]. 7. Liên Châu-Thanh Tùng Thu Hằng, Rước bệnh vì thức ăn đường phố, Báo Thanh niên online, 2013, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130724/ruoc-benh-vithuc-an-duong-pho.aspx, [Ngày truy cập 15-10-2014]. 8. Luận văn AZ, Người bán hàng thức ăn đường phố phải đi… “học”, Luận văn AZ, 2013, http://luanvanaz.com/nguoi-ban-hang-an-duong-pho-phai-di-hoc.html, [Ngày truy cập 14-10-2014]. 9. Minh Sơn, Nguy cơ từ thức ăn đường phố!, Báo Khánh Hòa, 2011, http://www.baokhanhhoa.com.vn/ban-doc-viet/201104/nguy-co-tu-thuc-an-duongpho-1986918/, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 10. Minh Sơn, Thức ăn đường phố,một nguyên nhân tiệm ẩn quan trọng làm lây truyền bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm, Sở y tế Khánh Hòa, 2011, http://www.soytekhanhhoa.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id =1934&Itemid=74, [ngày truy cập 30-7-2014]. 11. Mỹ Xuyên, Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, Báo điện tử Đồng Tháp, 2014, http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE186BCD/Tang_cuong_quan_l y_hoat_dong_kinh_doanh_thuc_an_duong_pho_.aspx, [Ngày truy cập 08-102014]. 12. Nguyễn Hải-Ngọc Dung, Hải hùng thức ăn đường phố, Báo Người lao động, 2011, http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hai-hung-thuc-an-duong-pho20110519114038889.htm, [ ngày truy cập 20 -7-2014]. 13. Nguyễn Loan, Hiểm họa từ thức ăn đường phố: Có nên cấp phép bán hàng?, Diễn đàn Doanh nghiệp, 2003, http://dddn.com.vn/phap-luat/hiem-hoa-tu-thuc-anduong-pho-co-nen-cap-phep-ban-hang-38810.htm,[ ngày truy cập 20 -7-2014]. 14. Nguyên Mi, Kiểm soát kinh doanh thức ăn đường phố, Báo Điện tử Thanh niên online, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/kiem-soat-kinhdoanh-thuc-an-duong-pho.aspx, [Ngày truy cập 07-10-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 55 SVTH: Huỳnh Thị Tiến 15. Nhóm PV, Thức ăn đường phố - Mối nguy thời khuẩn tả!, Báo Sài Gòn Giải Phóng online, 2008, http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/4/149192/, [ngày truy cập 30-8-2014]. 16. Nhóm PV, Thức ăn đường phố - Mối nguy thời khuẩn tả!, Báo Sài Gòn online, 2008, http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/4/149192/, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 17. SGGP, Thức ăn đường phố - Không phải bây giờ mới quản lý!, Báo Sài Gòn news, 2013, http://saigonnews.vn/cam-nang-song/76961-thuc-an-duong-phokhong-phai-bay-gio-moi-quan-ly.html, [ Ngày truy cập 30-09-2014]. 18. ST, Lựa chọn thức ăn đường phố, Tạp chí Thực phẩm, 2010, http://tapchithucpham.com/?p=1139, [ngày truy cập 25-7-2014]. 19. Thanh niên, TP.HCM: 28.000 điểm bán thức ăn đường phố, Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp, 2013, http://dddn.com.vn/thi-truong/tphcm-hon-28000-diem-ban-thuc-anduong-pho-20130118095550668.htm, [ ngày truy cập 30 -8-2014]. 20. TRần Trường Chinh – PGĐ TTYTDP quận Ninh Kiều, Thức ăn đường phố và Thông tư 30, Báo Sở y tế Cần Thơ, 2014, http://soytecantho.vn/DesktopModules/CMSP/TT_ChiTietPrint.aspx?NDID=1077, [ngày truy cập 16 -9-2014]. 21. VnExpress, Thức ăn đường phố: Nguy hại đến tính mạng con người, Tạp chí Tuyên giáo, 2009, http://tuyengiao.vn/Home/khoagiao/suckhoe/8358/Thuc-anduong-pho-Nguy-hai-toi-tinh-mang-cua-con-nguoi,[ ngày truy cập 4 -7-2014]. 22. VnMedia, Nguy hại từ thức ăn đường phố, Báo điện tử VTC, 2014, http://vtc.vn/430-217571/kinh-te/bao-ve-nguoi-tieu-dung/nguy-hai-tu-thuc-anduong-pho.htm, [ngày truy cập 4 -9-2014]. GVHD: TS. Cao Nhất Linh 56 SVTH: Huỳnh Thị Tiến [...]... của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố Chương 2 Quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố Trong chương này, các quy định về điều kiện kinh doanh, công tác quản lý và hình thức xử phạt vi phạm điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố được tập trung phân tích Chương 3 Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh thức ăn đường phố Trong chương này, người viết nêu lên thực trạng. .. sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm Để khắc phục tình trạng này ta cần đưa ra thực trạng và hướng hoàn thiện của pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố 3.1 Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về công tác quản lý kinh doanh thức ăn đường phố Bên cạnh mặt tiện lợi của việc kinh doanh thức ăn đường phố là những nguy cơ về. .. của việc áp dụng pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố Thêm vào đó, sẽ tập trung phân tích những bất cập trong quy định của pháp luật Cuối cùng là, đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về về kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS Cao Nhất Linh 11 SVTH: Huỳnh Thị Tiến CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh không thể thiếu... thể kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm lại càng vi phạm Do đó, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chế định về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố cũng nhưng quy định chặt chẽ về công tác quản lý và có những chế tài xử lý nghiêm khắc CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG – HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Thức ăn đường phố rất thuận tiện đối với người tiêu dùng về địa... định pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng được hoàn thiện và tốt hơn qua Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định rất rõ điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố Tuy nhiên, khi ta phân tích các điều kiện trên thấy rất khả thi và phù hợp nhưng khi áp dụng trên thực tế con găp nhiều khó khăn và bất cập 2.1.2 Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố Đối với điều kiện về người kinh doanh thức ăn đường... định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 27 Khoản 6, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố 28 Khoản 7, Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn. .. khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác động của kinh doanh đến đời sống xã hội cũng như vai trò của pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố là bước cần thiết đầu tiên khi muốn làm rõ các quy định của pháp luật về loại hình kinh doanh này 1.1 Khái quát chung về kinh doanh thức ăn đường phố 1.1.1 Khái niệm kinh doanh thức ăn đường phố Từ xưa cho đến nay, thức ăn đường phố là một nhu cầu thiết yếu... truyền bệnh từ thực phẩm và nâng cao ý thức của người kinh doanh Tóm lại, pháp luật có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh doanh thức ăn đường phố Pháp luật giúp cơ quan quản lý dễ dàng quản lý và kiểm soát được tình trạng kinh doanh phát hiện sai phạm Đảm bảo cho người kinh doanh thực hiện và làm theo Tuy nhiên pháp luật về kinh doanh thức ăn đường cũng còn những bất cập trong quy định như... kinh doanh thức ăn đường phố 30 Khoản 1, Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố GVHD: TS Cao Nhất Linh 24 SVTH: Huỳnh Thị Tiến đương trở lên thực hiện”.31 Mục đích của quy định này là phòng ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh từ người kinh doanh thức ăn vào thực phẩm và người tiêu dùng Người kinh doanh thức ăn. .. sinh thực phẩm 2010 cũng quy định trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 33 “Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn” Bộ Y tế sẽ đưa ra những quy đinh cụ thể về kinh doanh thức ăn đường phố như điều kiện về kinh doanh,

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w