34
Khoản 4, điều 21 của NĐ 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Hu31 ỳnh Thị Tiến
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có ba cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền mức tối đa là 5 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định là 5 triệu đồng, nếu
như tang vật, phương tiện vi phạm hàng chính mà vượt trên 5 triệu đồng thì chủ tịch
Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền tịch thu. Còn đối với hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Theo như quy định này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định phạm vi thẩm quyền xử
phạt cụ thể và bị hạn chế mức xử phạt.
Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính đối với hình phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 50 triệu đồng phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50 triệu đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính “Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh vật phẩm; Buộc thu hồi sản phẩm,hàng hóa không đảm bảo chất lượng ” và các biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này “Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm; Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm; Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định; Buộc tiêu hủy giấy tờ giả; Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm”. Đối với thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện rộng hơn thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phạm vi và mức xử phạt rộng và
cao hơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này, có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc
GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Hu32 ỳnh Thị Tiến
hành chính. Hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3
Điều 3 Nghị định này.
Theo quy định pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong đó có
kinh doanh thức ăn đường phố. Mỗi cấp đều có mức xử lý riêng, mức xử lý tăng dần theo từng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có mức xử phạt thấp nhất đối với phạt tiền là 5 triệu đồng còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mức phạt tiền là 50 triệu
đồng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mức phạt tiền là mức tối đa theo quy định của Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Qua đó, ta thấy được thẩm quyền xử phạt của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có sự phân cấp và phạm vi thẩm quyền xử phạt.