Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 32)

Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo

quy định tại Điều 33 của Nghị Định 178/2013:

Đối với Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công

vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5 trăm ngàn đồng. Còn đối với hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 5 trăm ngàn đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Phạm vi thẩm quyền xử

phạt của Thanh tra viên đối với phạt tiền là không được vượt quá 5 trăm ngàn đồng, chỉ được áp dụng thẩm quyền xử phạt trong quy định tại điều này.

Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công

Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra

chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên

quan đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Công Thương có quyền phạt cảnh cáo và hạt tiền đến 50 triệu đồng. Phạt bổ sunglà tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử

dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 50 triệu đồng. Còn hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại Khoản 3

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu33 nh Th Tiến

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 70 triệu đồng. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện

được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 70 triệu

đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công

Thương có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện được sử

dụng để vi phạm hành chính. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng

được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Cũng giống như thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra cũng được phân theo cấp bậc từ thấp đến cao. Mọi cấp bậc

Thanh tra đều có thẩm quyền xử phạt riêng, tùy theo mức độ vi phạm an toàn thực phẩm sẽ có mức xử phạt tương ứng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)