Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 36)

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm được nâng cao, huy động được sức mạnh của các cấp, các nghành trong quản lý an toàn thực phẩm. Tình hình ngộ độc thực phẩm về cơ bản đã được khống chế và có xu hướng giảm về số vụ, số người mắc và giảm số người tử vong. Song vần đề an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước vẫn còn nhiều thách thức nhất là đối với kinh doanh thức ăn đường phố về công tác quản lý

trong các quy định pháp luật còn nhiều bất cập bởi đây là loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống có tính đặt thù. Những quy định của luật an toàn thực phẩm về kinh doanh

đường phố còn hạn chế quy định chung chung nên việc quản lý còn gặp nhiều khó

khăn. Đến thông tư 30/2012/TT-BYT ra đời và có hiệu lực đây là cơ sở pháp lý, từng

bước đưa hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố vào khuôn khổ, cải thiện tình trạng bất cập trong công tác quản lý và tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng thực tế, để thực hiện Thông tư 30,

ngành y tế đã lên kế hoạch triển khai với sự phân cấp cụ thể, rõ ràng trong đó Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý thức ăn đường phố, Uỷ ban nhân dân xã phường là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động này. Ngành y tế là đơn vị nòng cốt trong công tác tham mưu, tập huấn, tuyên truyền. Tuy nhiên, sau một hơn năm triển khai, việc quản lý thức ăn đường phố vẫn khó khăn. Nguyên nhân

từ khi thực hiện phân cấp quản lý an toàn vệ sinh thức phẩm, các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thức phẩm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng rất khó vì thiếu nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện tốt công tác này.

Ngoài ra, Thông tư ra đời nhằm cụ thể hóa các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đã triển khai trong Luật, và nhằm đảm bảo công tác an toàn thực phẩm

được kiểm soát để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là điều kiện để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm phục vụ cho cộng đồng. Nhưng khó khăn hiện nay là người tiêu dùng quá dể dãi trong việc lựa chọn thực phẩm đã tạo điều kiện cho các loại hình kinh doanh này càng phát triển, vì vậy việc quản lý gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó

lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, cán bộ quản lý công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đa phần hoạt động kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn hạn chế, việc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chỉ tập trung vào các đợt cao điểm, tháng hành động

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu37 nh Th Tiến

vì chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm, lễ, tết…Ví dụ như quy định tại Điều 9 Thông

tư 30/2012/TT-BYT chỉ quy định Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ

quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Đây là kiểm tra định kỳ với tần xuất không quá 02 (hai) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ở cấp huyện không quá ba lần/năm, cấp xã không quá bốn lần/năm. Quy định tại điều này sẽ không phù hợp trên thực tế vì số lần kiểm tra như thế sẽ không đủ phát hiện và xử lý vi phạm vì loại hình này thường xuyên vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm. Còn đối với quy

định kiểm tra đột xuất thì cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao

điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Nếu chỉ kiểm tra đột xuất khi xẩy ra vi phạm hoặc các đợt cao điểm như vậy tạo điều kiện cho người kinh doanh có thời gian chuẩn bị cho đợt kiểm đối phó với đợt kiểm tra lẩn tránh vi phạm.

Mặc khác, ngay cả một chuyên gia về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhắc đến Thông tư 30 cũng không tin vào tính khả thi của nó. Chuyên gia này cho rằng vẫn biết quy định là cần thiết, nhưng khi ra quy định thì cần phải xem xét xem tính khả thi của nó đến đâu, còn không thì cũng chỉ để có chứ chẳng thay đổi được gì. Riêng với Thông tư này, nó chưa biết có gây khó cho người kinh doanh hay không,

nhưng trước tiên là gây khó cho cơ quan quản lý. Ai sẽ đi kiểm tra, kiểm tra một năm được mấy lần thì có chấn chỉnh được không, rồi xử phạt thế nào… Phía cơ quan quản

lý có đủ khả năng phối hợp với các đơn vị khác như chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, cung cấp hoạt động bổ trợ như cấp giấy chứng nhận về tập huấn an toàn thực phẩm cho hàng chục nghìn người kinh doanh hay không. Khi cái gốc của vấn đề là vệ sinh an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất chúng ta không làm được mà cứ

siết phần ngọn thì chắc chắn là khó rồi.

Thực tế, việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố hiện rất khó khăn,

bởi cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có số lượng rất cao và những cơ sở có địa

điểm cố định có thể thống kê được, còn đối với những gánh hàng rong, quán vỉa hè di

động thì chưa thể kiểm soát. Chưa quản lý được thì việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm lại càng khó hơn khi ngành không có đủ đội ngũ để đảm đương nổi việc kiểm tra, xử phạt. Chưa kể có lập biên bản thì người bán thức ăn đường phố “bỏ của chạy lấy người” vì không đủ tiền đóng phạt”. Ví dụ: “Theo thống kê của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 16.463

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu38 nh Th Tiến

có 190 cơ sở được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng”.35

Còn ở tỉnh Đồng Tháp “Theo thông kê của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh,

đến tháng 5/2014, toàn tỉnh có trên 3.000 diểm kinh doanh thức ăn đường phố, đa số là kinh doanh nhỏ lẻ và theo thời vụ, vị trí buôn bán không cố định. Nên hiện nay công tác thanh kiểm tra đối với loại hình này đang gặp nhiều khó khăn do số lượng khá lớn, nhân sự thực hiện công tác thanh kiểm tra còn thiếu, chưa đẩy mạnh được công tác tái kiểm tra, giám sát khắc phục các vi phạm; việc xử lý hiện nay chủ yếu nhắc nhở, cho làm cam kết.36

Bên cạnh đó, việc thực hành, nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố đối với người tiêu dùng chưa cao, còn tình trạng đối phó với

các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm khi có các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn diễn ra khá phổ biến. Nhận thức của người tiêu dùng về

vấn đề an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, do tâm lý giá rẻ, thuận tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Hiện nay, ở một số địa phương, các cấp chính quyền, các ban, ngành, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoàn thể chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình trong vấn đề an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chuyên môn.

Cán bộ quản lý việc sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố, nhất là tại tuyến huyện, xã, phường, thị trấn chủ yếu là kiêm nhiệm do thiếu nguồn nhân lực, cũng như trình độ

còn hạn chế và việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn thiếu, không đồng bộ…

Việc Bộ Y tế đưa ra Thông tư 30 nhằm quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố là cần thiết, nhưng quy định sẽ không đi vào thực tiễn đời sống vì thiếu tính khả thi. Nhiều ý kiến cho rằng, nên “buộc” trách nhiệm quản lý cho chính quyền địa phương thì mới mong tình hình chuyển biến. Ngành Y tế chỉ có thể

quản lý về chuyên môn, chứ không thể canh từng miếng ăn cho người dân. Vì thế, phải có sự vào cuộc của toàn xã hội và cộng đồng, trước hết vẫn là ý thức của việc mua bán, sử dụng thức ăn đường phố.

3.1.1.2. Hướng hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm

Kinh doanh thức ăn đường phố là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cụ

thể hóa tại Quyết định số 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11/9/2000 về việc ban hành “Tiêu

35

Nguyên Mi, Kiểm soát kinh doanh thức ăn đường phố, Báo Điện tử Thanh niên online, 2014,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/kiem-soat-kinh-doanh-thuc-an-duong-pho.aspx, [Ngày truy cập 07-10-2014].

36

Mỹ Xuyên, Tăng cườngquản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, Báo điện tửĐồng Tháp, 2014,

http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE186BCD/Tang_cuong_quan_ly_hoat_dong_kinh_doanh_th uc_an_duong_pho_.aspx, [Ngày truy cập 08-10-2014].

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu39 nh Th Tiến

chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố” và Thông tư số

30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với

cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, không thể

quản lý thức ăn đường phố nếu không có sự vào cuộc tích cực của chính quyền cấp cơ

sở. Công tác quản lý an toàn thực phẩm phải là nhiệm vụ của chính quyền địa phương,

của các tổ chức đoàn thể xã hội chứ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế. Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp quy có liên quan đã quy định rõ ràng, có sự phân cấp trong quản lý để bảo đảm an toàn cho chuỗi thực phẩm. Đối với loại hình thức ăn đường phố thì chính quyền cấp cơ sở là chủ quản có hiệu quả nhất do nắm vững địa bàn, đối tượng. Bước đầu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng nếu quyết tâm và có kế hoạch tốt, nhất là ở khâu tuyên truyền về lâu dài khi đi vào nề nếp sẽ không quá khó. Thức ăn đường phố là loại hình có đặc thù riêng, vì vậy, cần có sự quản lý khác biệt, với những quy định riêng.

Đồng thời, cần có giải pháp thiết thực để đảm bảo được công tác thanh, kiểm tra thì quy định của pháp luật đối với công tác kiểm định kỳ cần tăng số lần lên, công tác kiểm tra ở địa phương là chủ yếu vì loại hình kinh doanh này thường được tập chung từng địa phương nếu ở địa phương thực tốt công tác kiểm tra và quản lý tốt thì sẽ tạo ra loại hình kinh doanh thức ăn đường phố phát triển. Còn đối với kiểm tra đột xuất thì

tăng cường công tác kiểm tra không chỉ khi có phát hiện vi phạm và vào các đợt cao

điểm mới kiểm tra mà cần kiểm tra vào ngày thường sẽ dễ phát hiện vi phạm hơn.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra ta cần hoàn thiện những

quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh thức ăn đường phố như: Hình thành cơ

quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đủ năng lực, đủ thẩm quyền để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm như mô hình của một sốnước hiện nay trên thế giới. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là công tác xã hội, là nhiệm vụ chung của mọi ngành mọi cấp vì vậy cần nhận thức và khai thác thế mạnh của sự phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra và có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tiếp tục kiện toàn các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và mạng lưới ở tuyến huyện, xã..Tăngcường

năng lực cho bộ phận thanh tra tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và tại các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thí điểm tổ

chức thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương khác. Tăngcường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; có cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng thanh tra của các bộ với lực lượng quản lý thị trường. Chức cần tổ các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường nguồn nhân lực thanh tra ở các địa phương cấp quận, huyện, xã, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu40 nh Th Tiến

phường thị trấn. Đầu tư nguồn kinh phí cho công tác quản nhằm đảm bảo công tác quản lý thực hiện tốt.

Riêng đối với hình thức hàng rong trong kinh doanh thức ănđường phố, cần có những giải pháp thiết thực hơn vì hình thức này rất khó quản lý và kiểm tra. Do đó,

yêu cầu các quận huyện rà soát, thống kê, lập danh sách những khu vực tập trung buôn bán thức ăn đường phố, hệ thống kinh doanh thực phẩm nhằm nghiên cứu xây dựng khu vực thức ăn đường phố tập trung có tổ chức, có hệ thống kiểm soát để từng bước sắp xếp, chấn chỉnh và quản lý tốt hoạt động buôn bán này, cần có sự liên kết chặt chẽ

giữa các địa phương với nhau trong công tác thanh, kiểm tra; đồng thời tổ chức các đợt tập huấn kiến thức, thực hành đúng Vệ sinh an toàn thực phẩm, phấn đấu 100% hộ

kinh doanh thức ăn đường phố, hàng rong được tập huấn, hướng dẫn đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là các hộ kinh doanh không có đủ điều kiện kinh doanh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

3.1.2. V công tác tp hun, tuyên truyn, ph biến pháp luật đối vi kinh doanh thức ăn đường ph thức ăn đường ph

3.1.2.1. Thực trạng về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với kinh doanh thức ăn đường phố với kinh doanh thức ăn đường phố

Để có thể quản lý tốt việc kinh doanh thức ăn đường phố đòi hỏi cơ quan quản lý

trước tiên phải hiểu biết, có trình độ chuyên môn pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố. Đồng thời, cũng phải đưa những quy định pháp luật vào cuộc sống xã hội

để những người kinh doanh biết, hiểu và làm theo thì công tác quản lý sẽ được dễ dàng

hơn. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi những người làm quản lý phải làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuy trong những văn bản pháp luật về kinh doanh thức ăn đường phố không có quy định về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhưng đối với việc quản lý kinh doanh thức ăn đường phố thì công tác này có vai trò cũng rất quan trọng.

Nhưng thực tế hiện nay thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật gặp nhiều

khó khăn, chưa được thực hiện tốt. Ví dụ: Cụ thể nhưng Thông tư 30/2012/TT-BYT

dù đã sát ngày có hiệu lực tức là ngày 20-1, nhưng qua khảo sát một số quán vỉa hè Hà Nội chúng tôi nhận thấy gần như 100% người bán hàng không hề biết gì về nội dung

Thông tư này. Chị Hoa (Văn Lâm, Hưng Yên), một người bán bánh rong cho biết cả

làng chị đến gần một nửa lên Hà Nội bán xôi, bánh, cơm nắm muối vừng… mỗi người

có đúng một hoặc hai cái thúng đi khắp Hà Nội, nguyên liệu thì lấy luôn ở quê “Giờ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 36)