Từ lâu nay, việc quản lý thức ăn đường phố đã có nhiều quy định rõ ràng. Ngay từ năm 2005 khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 41 đã có quy định 10 tiêu chí cụ thể, cùng những điều kiện hoạt động, kinh doanh đối với thức ăn đường phố. Tại Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 cũng quy định trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố tại Điều 33 “Bộ trưởng Bộ y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn”. Bộ Y tế sẽ đưa
ra những quy đinh cụ thể về kinh doanh thức ăn đường phố như điều kiện về kinh doanh, phân cấp quản lý để các Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm làm theo quy
định và quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.
Hiện nay, cả nước có khoảng 400.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố, đây
là một con số không nhỏ, nếu không tăng cường các biện pháp quản lý thì nguy cơ ngộ độc và lây nhiễm bệnh tật qua thức ăn đường phố là rất lớn. Do vậy, Thông tư
30/2012/TT-BYT đã quy định và phân cấp cho sở y tế các tỉnh, thành phố và cơ quan
có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra không quá 4 lần/năm với các cơ sở
kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý. Cùng với đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn mình, cũng như tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho
người kinh doanh thức ăn đường phố.
Đối với, việc thực hiện khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe là thẩm quyền của y tế từ tuyến quận huyện. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất thức ăn đường phố, nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố
an toàn thực phẩm và các đợt kiểm tra cao điểm.33 Cơ quan nhà nước cũng sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước; Sở Y tế, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này và phân cấp quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố cho các cơ
quan có thẩm quyền trên địa bàn theo khoản 3 điều 23 của Nghị định số 38/2012/NĐ-
33
Theo SGGP, Thức ăn đường phố - Không phải bây giờ mới quản lý!, Báo Sài Gòn news, 2013,
http://saigonnews.vn/cam-nang-song/76961-thuc-an-duong-pho-khong-phai-bay-gio-moi-quan-ly.html, [ Ngày truy cập 30-09-2014].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh SVTH: Hu27 ỳnh Thị Tiến
CP ngày 35 tháng 4 năm 2012 của chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm.