Hướng hoàn thiện về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đố

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 41)

nhà, đến toàn xã hội. Hằng năm thế giới phải chi cho vấn đề khắc phục ngộ độc thực phẩm hàng tỷ USD, riêng ở nước ta cũng mất vài trăm tỷ đồng. Để khống chế, đẩy lùi các vụ ngộ độc, không có cách nào khác là chúng ta phải kiện toàn và tăng cường hoạt

động của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp, trong đó vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng. Đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông, giáo dục pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về

lĩnh vực này, có hình thức tuyên truyền phù hợp, sinh động các kiến thức hiểu biết vệ

sinh an toàn thực phẩm đến nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, nhằm hạn chế và loại bỏ các phong tục tập quán ăn uống lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Đồng thời tiếp tục xây dựng các mô hình bảo đảm an toàn vệ sinh thức ăn đường phố, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn và thực phẩm sạch, thường xuyên chủ động giám sát, phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong chuỗi cung cấp "từ trang trại

đến bàn ăn". Cần coi trọng đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm chuyên sâu và hiện đại, đủ năng lực kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế cho các trung tâm kiểm nghiệm vùng, miền. Và trong điều kiện ý thức tự giác của người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm còn thấp, thì việc duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh những vi phạm về vệ sinh an toàn

37

Theo luận văn AZ, Người bán hàng thức ăn đường phố phải đi… “học”, Luận văn AZ, 2013,

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu42 nh Th Tiến

thực phẩm là hết sức cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, hiện các văn bản pháp quy về vệ sinh an toàn thực phẩm còn thiếu, hình thức xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe. Đặc biệt, việc quản lý những người bán thức ăn đường phố là rất khó do số đông họ là những người nhập cư, là thành phần

nghèo khó khăn, điểm bán thường lưu động, khó xử lý... Chính vì vậy mà công tác tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh cho người bán, cũng như người tiêu dùng là hết sức cần thiết bởi chính việc ý thức về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống của

người tiêu dùng sẽ "tẩy chay" những nơi bán thức ăn, nhất là thức ăn đường phố,

không đảm bảo vệ sinh, buộc người bán phải cải thiện điều kiện vệ sinh.

Theo đó, với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Uỷ ban nhân các cấp, Ban quản lý Lễ hội, khu du lịch, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác bảo

đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và bảo đảm thức ăn đường phố

nói riêng, các nội dung tập trung truyền thông cộng đồng bao gồm:

Tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các

quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

Tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm;

Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước.

Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các

quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng

Luật An toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, Thông tư quy định bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đồng thời, Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ

sinh an toàn thực phẩm, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể. Thẳng thắng chỉ rõ những vấn đề

GVHD: TS. Cao Nht Linh SVTH: Hu43 nh Th Tiến

tồn động trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của các nhà quản lý, lãnh đạo, các

ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền.

3.2. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thức ăn đướng phố thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)