1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trách nhiệm kỷ luật của công chức – Thực trạng và hướng hoàn thiện

16 483 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 64,29 KB

Nội dung

A.MỞ ĐẦU:1B.NỘI DUNG2I.TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC.21.Định nghĩa công chức:22. Phân tích trách nhiệm kỷ luật công chức.2II. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRÊN THỰC TẾ.91. Thực trạng việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức trên thực tế:92. Nguyên nhân của thực trạng truy cứu trách nhiệm kỷ luật của công chức113. Giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức:13C.KẾT BÀI:15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:16

Trang 1

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU: 1

B.NỘI DUNG 2

I TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC 2

1 Định nghĩa công chức: 2

2 Phân tích trách nhiệm kỷ luật công chức 2

II ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRÊN THỰC TẾ 9

1 Thực trạng việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức trên thực tế: 9

2 Nguyên nhân của thực trạng truy cứu trách nhiệm kỷ luật của công chức11 3 Giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức: 13

C.KẾT BÀI: 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 16

Trang 2

A MỞ ĐẦU:

Đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam có vai trò

vô cùng quan trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội Đó chính là những người làm việc và hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước Những người này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách và chấp hành, giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật Nhờ

đó mà bộ máy hành chính nhà nước mới có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, điều hành mọi hoạt động của xã hội luôn ở trạng thái ổn định, trật tự và theo chiều hướng phát triển Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, cần phải xây dựng, phát triển đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của đất nước Để có được đặc trưng ấy phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như giáo dục, tổ chức, xây dựng chế độ hợp lý đối với cán bộ công chức Nhưng dù thế nào thì biện pháp trách nhiệm kỷ luật cũng không thế thiếu được Nó là biện pháp cưỡng chế nhà nước cuối cùng được áp dụng đối với cán bộ, công chức để duy trì trật tự hoạt động của bộ máy nhà nước

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Định nghĩa công chức:

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được định nghĩa như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

2 Phân tích trách nhiệm kỷ luật công chức.

2.1 Định nghĩa trách nhiệm kỷ luật, thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật:

Định nghĩa trách nhiệm kỷ luật:

Trách nhiệm kỷ luật được xác định là trách nhiệm pháp lí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức, vi phạm các quy định về nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp, vi phạm các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm

và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật

Thời hiệu xử lý kỷ luật:

Khoản 1 Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008:

Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật

Trang 4

‘‘Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm’’ pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xửlý kỷ luật theo quy định tại điều 15, nghị định số 34/2011 NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức Phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật và thông bảo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật

Thời hạn xử lý kỷ luật:

Khoảng 2 Điều 80 Luật cán bộ, công chức:

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng

2.2 Các hành vi bị xử lý kỷ luật của công chức:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ thì các hành vi công chức bị xử lý kỷ luật bao gồm: “Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ, những việc công chức không được làm quy định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008

Thứ nhất, về nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ được quy định cụ thể tại

Điều 9 Luật cán bộ, công chức năm 2008, đó là: “Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà

Trang 5

nước được giao Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định dó

là trái pháp luật thì phải báo cáo kịp thời bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải thi hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định ” Khi thi hành công vụ, nếu công chức vi phạm một trong những nghĩa vụ kể trên, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật

Thứ hai, về đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức được quy định tại Luật cán

bộ, công chức năm 2008, theo đó: “Cán bộ, công chức cần phải thực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp ; ngôn ngữ giao tiếp cần phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, khách quan, vô tư khi nhận xét, đánh giá; thức hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp Cán bộ, công chức cần phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ” Trong khi thi hành công vụ, nếu công chức vi phạm việc thức hiện chuẩn mực đạo đức và văn hóa giao tiếp kể trên thì

có thể bị xem xét xử lý kỷ luật

Thứ ba, về những việc công chức không được làm, bao gồm: “Trốn tránh trách

nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công Sử dụng tài sản của nhà nước và nhân dân trái pháp luật Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo dưới mọi hình thức Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức Công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm,

kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức,

Trang 6

cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thức hành tiết kiệm, chống lãng phí và những quy định khác theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền”

Thứ tư, vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật là việc

công chức vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và bị Tòa án tuyên án phạm vào một tội cụ

Thứ năm, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

2.3 Hình thức kỷ luật đối với công chức:

Điều 79 Các hình thức kỷ luật đối với công chức

Theo Điều 79 Luật cán bộ công chức năm 2008 và Điều 8 Nghị định số

34/2011/NĐ-CP thì có 06 hình thức kỷ luật công chức:

Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a Hình thức kỷ luật khiển trách :

Được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có

lý do chính đáng; Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tự ý nghỉ việc, tổng số

từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng; Sử dụng tài sản công trái pháp luật; Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng

Trang 7

giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác

b Hình thức kỷ luật cảnh cáo:

Được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan,

tổ chức, đơn vị để vụ lợi; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của

cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng; sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công

an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng

đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật

c Hình thức kỷ luật hạ bậc lương:

Được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật

về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức

d Hình thức kỷ luật giáng chức:

Được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành

vi vi phạm pháp luật sau đây: Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; vi phạm ở mức độ

Trang 8

rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn

đ Hình thức kỷ luật cách chức:

Được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành

vi vi phạm pháp luật sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành

e Hình thức kỷ luật buộc thôi việc:

Được áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

Bị phạt tù mà không được hưởng án treo; Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp; vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật

về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức Theo nghị định 34/2011 NĐ-CP quy định vê xử lý kỷ luật đối với công chức Theo quy định tại văn bản này, công chức vi phạm kỷ luật có thế bị xử lý bằng các hình thức sau:

Trang 9

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc Công chức bị kỷ luật bằng hình thức khiên trách, cảnh cáo thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm 6 tháng; nếu bị giáng chức, cách chức, thì thời gian bị kéo dài là 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực nâng bậc lương thêm 6 tháng; nếu bị giáng chức, cách chức, thì thời gian bị kéo dài là 12 tháng, kế từ ngày quyết định kỷ luật

có hiệu lực

Công chức bị kỷ luật từ khiến trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kế từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này nếu công chức không có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm Công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, thì không được ứng cử,

để cử, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý

Quyết định kỷ luật: Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điếm có hiệu lực thi hành Sau

12 tháng kế từ ngày quyết định xứ ly kỷ luật có hiệu lực, nếu công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của công chức

Trang 10

II ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRÊN THỰC TẾ.

1 Thực trạng việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức trên thực tế:

Thực trạng vi phạm kỷ luật của công chức là một vấn đề giành được khá nhiều quan tâm của dư luận

Trong những năm vừa qua đã phát hiện và xử lí kỉ luật nhiều sai phạm lớn nhỏ khác nhau Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng Việc thẳng tay xử lí các vi phạm của công chức, nhất là các vi phạm nghiệm trọng về tham nhũng đã cải thiện nhiều hình ảnh của công chức trong lòng nhân dân và những vụ việc “đình đám” trở thành tấm gương răn đe trước mỗi hành vi

vi phạm trách nhiệm kỉ luật của những người thi hành công vụ Công tác xử lí kỉ luật công chức nói riêng được cải thiện hơn cả về chất và lượng Việc xử lí kỉ luật nghiêm minh hơn,

ít trường hợp diễn ra móc nghèo giữa các cơ quan nhằm “chạy án” Hàng năm việc xử lí kỉ luật thu về cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỉ đồng, xử lí hàng trăm cán bộ vi phạm từ lỗi lớn đến lỗi nhỏ Cụ thể nổi bắt nhất là xử lí kỉ luật với những cán bộ tham nhũng Năm

2015, ngành thanh tra đã phát hiện 100 vụ tham nhũng, 172 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với’số tiền 40,7 tỷ đồng

Theo thống kê sơ bộ-của Tòa án nhân dẫn cấp cao, Trong nhiệm kỳ vừa qua (2011-2016), TAND các cấp đã phát hiện, xử lý kỷ luật 205 cán bộ, công chức TAND địa phương

do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với 33 trường hợp; bồi thưởng hàng chục tỷ đồng Cũng theo đó, trong 5 năm qua (2011- 2015), Kiểm toán Nhà nước đã xử lý kỷ luật 53 công chức, trong đó buộc thôi việc

5 cả nhân, cách chức 4 cả nhân, cảnh cáo 7 cả nhân, khiển trách 32 cả nhân, kéo dài thời hạn nâng lương 5 cá nhân, phê bình 13 công chức và 1 tập thể

Bên cạnh những thành tự đảng tự hảo trên, việc truy cứu trách nhiệm kỳ luật đôi với công chức còn có những hạn chế nhất định Một sô quy định của Luật chưa rõ ràng, còn chồng chéo gây lúng túng cho các cơ quan có thẳm quyền áp dụng Trong thực tế, nhiều hành vi vi phạm kỷ luật trong chỉ bị nhắc nhở, tự kiềm điểm mà không tiến hành lập biên

Ngày đăng: 21/03/2019, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w