1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và bình luận về cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

20 426 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 49,26 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 2 1. VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 3 1.1 Khái niệm về thừa kế 3 1.2 Thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài 3 1.3 Xung đột pháp luật về thừa kế 4 2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4 2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế 5 2.2 Thừa kế theo pháp luật 5 2.3 Thừa kế theo di chúc 7 3. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRÊN CƠ SỞ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN 8 3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế 9 3.2 Xác định luật áp dụng để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật thừa kế 10 3.3 Xung đột pháp luật về định danh tài sản 11 4. VẤN ĐỀ VỀ DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 11 5. THỰC TIỄN VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 12 6. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 13 6.1 Những điểm hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài 13 6.2 Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 theo hướng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài 15 6.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế 17 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

1 VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 3

1.1 Khái niệm về thừa kế 3

1.2 Thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài 3

1.3 Xung đột pháp luật về thừa kế 4

2 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4

2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế 5

2.2 Thừa kế theo pháp luật 5

2.3 Thừa kế theo di chúc 7

3 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRÊN CƠ SỞ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN 8

3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế 9

3.2 Xác định luật áp dụng để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật thừa kế 10

3.3 Xung đột pháp luật về định danh tài sản 11

4 VẤN ĐỀ VỀ DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 11

5 THỰC TIỄN VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 12

6 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 13

6.1 Những điểm hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài 13

6.2 Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 theo hướng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài 15

6.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế 17

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước

và cũng là chế định quan trọng trong tư pháp quốc tế Về nguyên tắc, các quan

hệ nảy sinh trong phạm vi quốc gia nào thì do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh Tuy nhiên trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì nhiều quan hệ về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một nước Đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Xuất phát từ quyền dân tộc tự quyết cũng như các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau mà mỗi quốc gia đều có một hệ thống nội luật riêng Việc xung đột pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế Thừa kế theo luật cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo đó sự xung đột trong quan hệ thừa

kế này cũng không phải là ngoại lệ Từ nhu cầu tìm hiểu về pháp luật về thừa

kế theo luật có yếu tố nước ngoài, trong bài tiểu luận lần này em xin chọn đề

tài: “Phân tích và bình luận về cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp

luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc

tế mà Việt Nam là thành viên và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam.”

Vì thời gian làm bài cũng như hiểu biết còn hạn chế Bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cô giáo thông cảm và có những góp ý, bồ sung để bài viết thêm phần hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1 VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA

KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về thừa kế

Quan hệ thừa kế là quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế và xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Trong dân sự, vấn đề thừa kế được đặt ra khi người có tài sản chết, khi đó những người còn sống có quyền được thừa hưởng

di sản mà người đã khuất để lại Như vậy, thừa kế được hiểu hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật

Theo điều 609 BLDS 2015 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt

tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Thừa kế được chia làm hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của cá nhân, vấn đề thừa kế theo di chúc sẽ được ưu tiên giải quyết Chỉ trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản mới được chia theo quy định của pháp luật

Quan hệ thừa kế bao gồm các quan hệ thừa kế có yếu tố trong nước cùng các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài (yếu tố quốc tế) là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

1.2 Thế nào là thừa kế có yếu tố nước ngoài

Để được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thì quan hệ thừa

kế phải đáp ứng ít nhất một trong ba yếu tố sau:

Về mặt chủ thể: Các bên tham gia quan hệ thừa kế (người để lại di sản

thừa kế và người thừa kế) không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú (trụ sở);

Về mặt khách thể: Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản đang ở nước

ngoài;

Trang 4

Về sự kiện pháp lý: Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt

quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài: ví dụ di chúc được lập ở nước ngoài, việc mở thừa kế xảy ra ở nước ngoài;

1.3 Xung đột pháp luật về thừa kế

Pháp luật thừa kế ở mỗi quốc gia có nhiều điểm khác nhau, bởi sự không tương đồng về chế độ sở hữu, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, về phong tục tập quán, về vị trí địa lý, về lịch sử, tôn giáo Sự khác nhau này thường xuất hiện từ trong các nguyên tắc hưởng thừa kế, nội dung quyền thừa

kế, cho đến các qui định cụ thể về diện và hàng thừa kế, tính hợp pháp của di chúc Trong khi quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau Chính vì vậy, hầu hết các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, ở những mức độ khác nhau thường làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật

Như vậy, có thể hiểu rằng: Xung đột pháp luật thừa kế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế

2 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trước ngày Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản như: Quyết định 122/CP ngày 24/5/1997 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với người ngoài cư trú và sinh sống tại Việt Nam, Pháp lệnh về thừa kế ngày 30/8/1990, Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, “Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời

kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”(1)

Điều 8 Quyết định 122/CP quy định: “Ngoại kiều được quyền thừa kế

tài sản theo pháp luật Việt Nam”

Trang 5

Điều 37 Pháp lệnh về thừa kế quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”

Điều 21 Nghị định số 60: “Chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài định cư ở

Việt Nam có quyền sử dụng, bán, tặng cho, để thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam…”.

Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn để trống”.(2) Tại phần thứ bảy (Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài) của BLDS 1995 không có bất kì một điều khoản nào quy định về việc giải quyết xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài, nhưng thông qua quy định tại Điều

14 (nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật), Điều 15 (khoản 3,4), cũng như Điều 826, 827 của BLDS 1995, các quy định của chế định thừa kế trong BLDS 1995 cũng được áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ngoài Tuy nhiên, việc áp dụng như vậy không phải là giải pháp thuyết phục

và minh bạch cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Hiện nay ở Việt Nam, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của khá nhiều văn bản với các quy định nằm rải rác trong pháp luật Việt Nam: Điều 663, 680, 681 Bộ luật dân sự năm 2015; Nghị định số 138/2006/NĐCP và trong các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước ghi nhận các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ thừa kế phát sinh giữa công dân hai nước ký kết

2.1 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế

Cơ sở pháp lý: Điều 680 và 681 Bộ luật dân sự 2015

Về nguyên tắc chung: nhà nước đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về quyền thừa kế mọi cá nhân (kể cả nước ngoài) đều có quyền thừa kế và để lại

di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật

2.2 Thừa kế theo pháp luật

Trang 6

Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật (người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, không để lại di chúc với một phần tài sản hoặc

di chúc không hợp pháp một phần), việc thừa kế theo pháp luật phải "được

xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết" (khoản 1 Điều 680 BLDS 2015) Tức là, hệ thuộc luật

quốc tịch được lựa chọn để giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật Như vậy, việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết

Về vấn đề thừa kế đối với bất động sản, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân

sự năm 2015 quy định quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản, cụ thể:

“Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo

pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Cần lưu ý rằng, quyền thừa kế gồm quyền để lại di sản thừa kế và quyền nhận thừa kế Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì việc người

có quyền nhận thừa kế có được nhận hay không còn phụ thuộc vào pháp luật nước nơi có bất động sản Có nước chấp nhận quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài nhưng có nước hạn chế chấp nhận Có nước công nhận quyền sở hữu cá nhân đối với đất đai Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người thừa kế, thông thường, các nước theo chế độ sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) đối với đất đai, hoặc chế độ hạn chế quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài có những quy định cho phép người nhận thừa kế hưởng giá trị của di sản Pháp luật Việt Nam cho phép Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam, sau khi họ chết, những người thừa kế nếu là người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được quyền sở hữu, đứng tên trong giấy chứng nhận nhưng nếu không phải là đối tượng được quyền sở hữu nhà ở

Trang 7

tại Việt Nam sẽ chỉ nhận giá trị của ngôi nhà đó (có quyền định đoạt, chuyển nhượng, có quyền bán để hưởng giá trị tài sản)

2.3 Thừa kế theo di chúc

Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản

ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài từ đó cũng được đặt ra

Khoản 1 điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Năng lực lập di

chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.”

Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định hệ thuộc luật quốc tịch

để giải quyết XĐPL về năng lực lập di chúc Quy định này phù hợp với việc xác định pháp luật áp dụng đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân và phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết

Về hình thức của di chúc được quy định tại khoản 2 Điều 681 BLDS

2015 như sau: “Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước

nơi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

Khác với nguyên tắc áp dụng luật đối với việc xác định năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhiều quốc gia quy định di chúc có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan Nhà

Trang 8

nước có thẩm quyền, do đó cần phải tuân theo các quy định của quốc gia nơi lập di chúc về hình thức của di chúc

Trên thực tế có nhiều trường hợp di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức nhưng không phù hợp với pháp luật của nước nơi người đó cư trú hoặc có di sản Do

đó, khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 đã điều chỉnh theo hướng: Hình thức di chúc được xem là hợp pháp tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của nước nơi lập di chúc cư trú hoặc có quốc tịch hoặc phù hợp với pháp luật của nước mà người để lại di sản có nơi cư trú hoặc của nước có di sản thừa kế là bất động sản

Việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế Nhà nước cho phép và bảo hộ Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài, khoản 2 và khoản 5 Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực:

“2 Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của

người chỉ huy phương tiện đó.

5 Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.”

3 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRÊN

CƠ SỞ CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

Để giải quyết vấn đề xung đột về pháp luật thừa kế, Việt Nam đã tiến hành kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước Tính đến năm 2006, Việt Nam đã kí 14 Hiệp định tương trợ tư pháp giải quyết các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân tham gia kí kết cùng Có thể nói rằng, trong các Hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể

Trang 9

hóa thành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá đầy đủ, điều chỉnh kịp thời các quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên hữu quan

Nguyên tắc chủ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa

kế Cụ thể là: Công dân nước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước kí kết kia, cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình vv

Cùng với các quy định trong hiệp định lãnh sự, các hiệp định tương trợ

tư pháp mà nước ta đã kí kết cũng đưa ra thêm nhiều quy phạm thực chất thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế và tài sản thừa kế của công dân các nước hữu quan, song, điểm quan trọng nhất của chúng là đã ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế

3.1 Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế

Theo các hiệp định này, dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản và dấu hiệu nơi có tài sản thừa kế được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế Các dấu hiệu này được ghi nhận tại Điều 47 Hiệp định với Đức; Điều

38 Hiệp định với Liên xô cũ; Điều 38 Hiệp định với Tiệp Khắc; Điều 37 Hiệp định với Cu Ba; Điều 46 Hiệp định với Hungari; Điều 36 Hiệp định với Bungari; Điều 43 Hiệp định với Ba Lan, cụ thể như sau:

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết;

- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế

Ngoài ra trong các hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định quy tắc thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức là cơ quan tư pháp của nước ký kết này sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế toàn bộ động

Trang 10

sản của công dân nước ký kết kia để lại theo yêu cầu của người có quyền thừa

kế (theo luật hoặc theo di chúc), khi tất cả những người này có quyền thừa kế chấp thuận thẩm quyền đó của cơ quan tư pháp này

3.2 Xác định luật áp dụng để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật thừa kế

Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết chia làm hai trường hợp: Đối với động sản và đối với bất động sản

Theo các quy định tại Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đức; Điều 35 Hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Séc; Điều 34 Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định giưa Việt Nam và Bungari; Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hungari thì quyền thừa kế theo pháp luật được xác định đối với từng loại tài sản cụ thể như sau:

- Đối với tài sản là động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp luật nước kí kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết

- Đối với tài sản bất động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản

Nhìn chung, trong việc phân biệt động sản và bất động sản, các hiệp định này ghi nhận nguyên tắc: Pháp luật của nước kí kết nơi có tài sản thừa kế

là pháp luật được áp dụng Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt nam sẽ được áp dụng để xác định loại tài sản là động sản hay bất động sản.Nếu tài sản nằm ở nước ngoài hữu quan thì áp dụng pháp luật nước đó

Đối với các điều ước quốc tế đa phương, luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài kể cả đối với di sản là động sản hay bất động sản đều là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế (Công ước Lahaye)

Ngày đăng: 26/03/2019, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w