1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nội dung chức năng xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Đánh giá hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

15 2,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 34,19 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU1B. NỘI DUNG2I. Lý luận chung về Tòa án nhân dân21. Vị trí của Tòa án nhân dân22. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân23. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân34. Hệ thống tòa án nhân dân4II. Phân tích nội dung chức năng xét xử của Tòa án nhân dân41. Khái niệm hoạt động xét xử42. Phân tích nội dung chức năng xét xử theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 20146III. Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay91. Thuận lợi92. Khó khăn.93. Tích cực104. Hạn chế10IV. Kiến nghị giải pháp khắc phục11C. KẾT LUẬN14

Trang 1

CHỦ ĐỀ 9: Phân tích nội dung chức năng xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Đánh giá hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

A MỞ ĐẦU

Theo quy định tại điều 2, Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Quốc hội đảm nhiệm quyền lập pháp, Chính phủ đảm nhiệm quyền hành pháp và Tòa án đảm nhiệm quyền tư pháp Không chỉ vậy, trong bộ máy nhà nước còn có sự phân công, phân nhiệm, phối hợp, kiểm soát giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan

Hiến pháp và pháp luật nước ta đã quy định rõ từng chức năng của từng

cơ quan trong bộ máy nhà nước Trong đó có quy định về chức năng của Tòa án,

trong khoản 1, điều 102, Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Từ

quy định này cho thấy, Tòa án nhân dân chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoạt động của từng cơ quan đạt hiệu quả cao khi chức năng của từng cơ quan đó được tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn đó những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện chức năng của Tòa án nhân dân nói chung và chức năng xét xử nói riêng Hơn nữa, nước ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều đó đòi hỏi mọi người, trước hết là cán bộ, công chức trong ngành tư pháp phải gương mẫu trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng chức năng của cơ quan mình và tôn trọng chức năng của cơ quan khác Do đó, việc tìm hiểu chức năng xét xử của Tòa án nhân dân giúp chúng ta hiểu rõ hơn và có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng, tình hình của Tòa án

Trang 2

nhân dân để từ đó có quan điểm nhìn nhận đúng đắn nhằm xây dựng hệ thống tư pháp ngày càng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, từng bước đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của nhân dân

B NỘI DUNG

I Lý luận chung về Tòa án nhân dân

1 Vị trí của Tòa án nhân dân

Vị trí của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác lập bởi nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta theo quy định của Hiến Pháp.Theo đó, Tòa án nhân dân là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều này được biểu hiện bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa

án nhân dân do luật định Bên cạnh đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội hoặc trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong thời gian Quốc hội không họp

2 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân

Khoản 1, điều 2, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án

nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.”

Như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo

vệ quyền con người, quyền công dân Đúng như nội dung của điều 3 Hiến pháp

2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công

Trang 3

nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người

có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” Để

thực hiện tốt nhiệm vụ này, Khoản 2, Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:

“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm

cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân còn có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Mặt khác, thông qua hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, Tòa

án nhân dân còn có trách nhiệm giáo dục người phạm tội, giáo dục công dân tôn trọng và tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm

3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Trong tổ chức ngành Tòa án và hoạt động của các Tòa án nhân dân luôn luôn thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Thứ ba, nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm

Thứ tư, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

Thứ năm, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Thứ sáu, nguyên tắc Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Thứ bảy, nguyên tắc Tòa án nhân dân xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Trang 4

Thứ tám, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án nhân dân Thứ chín, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Thứ mười, nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm

Mười một, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự

Mười hai, nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án nhân dân

4 Hệ thống tòa án nhân dân

Theo khoản 2, điều 102 Hiến pháp năm 2013 và điều 3 luật tổ chức Tòa

án nhân dân năm 2014 quy định hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm:

Tòa án nhân dân tối cao;

Tòa án nhân dân cấp cao;

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;

Tòa án quân sự

Trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp trong luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các văn bản pháp luật kèm theo, tổ chức của Tòa án nhân dân được quy định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động xét xử của từng cấp từ trung ương đến địa phương

II Phân tích nội dung chức năng xét xử của Tòa án nhân dân

1 Khái niệm hoạt động xét xử

Hoạt động tư pháp giữ vị trí quan trọng trong phạm vi hoạt động của nhà nước ta Các lĩnh vực hoạt động của nhà nước ta bao gồm: lập pháp, hành pháp,

tư pháp Các quyết định, các hành vi của mọi cơ quan nhà nước phải luôn tuân

Trang 5

thủ và chấp hành theo pháp luật Do đó phát sinh nhu cầu phảo xem xét đến tính hợp hiến hợp pháp trong hoạt động của các cơ quan

Đối với công dân, tập thể khi thực hiện một hành vi pháp luật nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình có ba khả năng xảy ra Thứ nhất là công dân, tập thể tự giác và trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà không cần một điều kiện nào Khi đó, nội dung của điều luật coi như đã được thực hiện, nếu thực hiện hành vi pháp luật của chủ thể không ảnh hưởng đến người khác Thứ hai, công dân, tập thể tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhưng không thể thiều được những thủ tục như là những điều kiện bắt buộc của quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó Khi này cần có những thủ tục nhất định đảm bảo cho việc thực hiện của công dân Thứ ba, khi công dân, tập thể vi phạm đến quyền hoặc cản trở đến việc thưc hiện nghĩa vụ của người khác Khi đó, việc vi phạm có hay không ? ngay từ đầu chưa thể kết luận được và đó là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các hành vi pháp luật

Nhìn chung, trong đa phần các trường hợp, việc áp dụng pháp luật phải có thủ tục, phải có sự phán xét đúng sai cả về mặt thực chất lẫn pháp lý, nghĩa là trong một nhà nước cần thiết phải có hoạt động xét xử

Hoạt động xét xử được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá và ra phán quyết nhân danh quyền lực nhà nước về tình hợp hiến, hợp pháp của các hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Hoạt động xét xử được đảm bảo thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

Hoạt động xét xử là hoạt động bảo vệ pháp luật, được tiến hành trên cơ sở luật, không thế vượt quá giới hạn, phạm vi luật định Do đó, thông quá hoạt động xét xử, mục đích, ý nghĩa của quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện Khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, hoạt động xét xử có ý nghĩa khôi phục giá trị của các quy định pháp luật đó Ngoài ra, hoạt động xét

Trang 6

xử còn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Thông qua thực tiễn xét xử, có thể thấy được hiệu quả cũng như thiếu sót của pháp luật, trên cơ sở đó có thể đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hoạt động xét xử là hoạt động giải thích luật và mang tính sáng tạo cao Hoạt động xây dựng pháp luật được tiến hành trên cơ sở những quan hệ xã hội tương đối ổn định Nhưng khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn thì thấy phát sinh những quan hệ xã hội với những biểu hiện rất đa dạng, phong phú Khi đó, hoạt động xét xử phải tiến hành giải thích luật trong các trường hợp cụ thể, điều này đòi hỏi phải có tính sáng tạo cao Các văn bản pháp luật không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ hiểu, nhiều khi rất mập mờ, có thể hiểu nhiều nghĩa Khi đó, người tiến hành hoạt động xét xử phải lựa chọn phương án giải thích tối ưu Hơn nữa, luật không dự kiến trước được mọi tình huống xảy ra trong xã hội dẫn đến xảy ra tình trạng “lỗ hổng pháp luật” Trong trường hợp này, người xét xử không thể từ chối vì lý do không có luật mà phải tìm ra một giải pháp pháp lý bằng cách dựa theo phong tục tập quán, tài liệu soạn các văn kiện luật và nhất là những nguyên tắc tổng quát của pháp luật Ngoài ra trong hệ thống pháp luật nhiều khi xảy ra sự mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật Trường hợp này, người thực hiện quyền tư pháp phải giải thích luật để lựa chọn quy phạm nào được áp dụng, căn cứ vào hiệu lực, thời hạn, tính chất thuộc luật chung hay chuyên ngành của quy phạm pháp luật

2 Phân tích nội dung chức năng xét xử theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Trong các bản Hiến pháp trước chưa quy định về Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cho đến khi Hiến pháp 2013 ra đời thì điều đó đã được

khẳng định tại khoản 1 điều 102: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Đây là định

hướng trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo kiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nội dung mới này phân định rõ: Quốc hội là cơ quan

Trang 7

thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp Cụ thể hóa quy định này,

khoản 2 điều 2, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án nhân

danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn

cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội,

áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền

và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân” Việc xét xử của Tòa án nhân dân

được tiến hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ được quy định trong các luật tố tụng Để đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân được đúng đắn, khách quan, khắc phục được những sai sót trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ án,

vụ việc, pháp luật quy định việc kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới để Tòa án cấp trên xem xé lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm “Khi bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” – khoản 2, điều 2, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

Để có thể thực hiện đúng chức năng của mình một các thuận lợi, Tòa án nhân dân được Hiến pháp – đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân trao cho các quyền được quy định tại điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:

- Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

Trang 8

Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can,

bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật

tố tụng hình sự

- Trong các lĩnh vực khác

Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân

sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng

Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước

và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính

Trang 9

Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử

lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa

án giải quyết vụ án

Ngoài ra Tòa án còn có quyền “ thực hiện quyền hạn khác theo quy định

của luật” – khoản 9, điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

III Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hết sức tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật nên công tác xét xử trong những năm gần đây được cải thiện

rõ rệt

- Công tác phối hợp hoạt động giữa Toà án với cơ quan điều tra, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có sự gắn kết, nhịp nhàng và tạo được hiệu quả trong quá trình xét xử

- Đội ngũ cán bộ trong cơ quan Tòa án cũng như đội ngũ Thẩm phán ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nên hoạt động

có chất lượng, hiệu quả phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng xét xử của Toà

án

- Có sự hướng dẫn, nỗ lực của toàn ngành cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Toà án nhân dân tối cao, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các ngành, các cấp chính quyền

2 Khó khăn.

Trang 10

- Với các Tòa án ở nơi miền núi, hải đảo có địa hình phức tạp gây khó khăn cho cán bộ Toà án trong quá trình đi lại, tống đạt các quyết định đến đương

sự

- Sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế Nhiều người giữ tâm lý “ngại” và “sợ” đến toà nên có những trường hợp được triệu tập còn chưa tích cực tham gia phiên toà Thậm chí còn có trường hợp thiếu hiểu biết hoặc bị người khác xúi giục gây rối tại nơi xử án

- Đối với những vụ án phức tạp, xét xử lưu động với lượng người tham gia phiên toà tương đối lớn, nhiều thành phần xã hội nên rất dễ gây mất trật tự phiên tòa Công tác bảo vệ trật tự không đảm sẽ khiến ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của phiên tòa

- Chế độ đãi ngộ: lương bổng và phụ cấp cho Thẩm phán và cán bộ Tòa

án còn hạn chế, chưa phù hợp với khối lượng công việc, chất xám, cũng như áp lực trong ngành

3 Tích cực

Trong điều kiện thiếu cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hạn chế, số lượng các loại vụ án phải giải quyết rất lớn (trên 360 nghìn vụ án năm 2012), nhưng ngành Tòa án đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ lệ số vụ án được thụ lý tăng lên (trên 332 nghìn vụ, đạt 92%); nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh Chất lượng công tác xét xử được nâng lên; hình phạt mà tòa

án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quan tâm tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng và không quá thời hạn theo quy định của pháp luật Những sai sót, khuyết điểm trong công tác chuyên môn từng bước được khắc phục; công tác xây dựng ngành có tiến bộ, công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng và hướng dẫn áp dụng thống

Ngày đăng: 20/06/2017, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w