A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 2 II. THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO LOẠI VIỆC 2 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính 2 2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống 5 3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 7 4. Khiếu kiện danh sách cử tri 8 III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 9 IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 9 C. KẾT THÚC 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong đà đẩy mạnh và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, kiến tạo phát triển và tập trung nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là các cơ quan Nhà nước phải liên kết, phối hợp với nhau và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Từ những ngày đầu đất nước Việt Nam được khai sinh, Chủ tịch nước đã đề cao sự công bằng, liêm khiết, trong sạch của công tác xử án Để những quyết định đưa ra được đúng đắn, hợp tình hợp lý và hợp pháp, không những người làm công tác xét xử phải có trình
độ chuyên môn mà còn phải có đạo đức trong sáng Theo những nguyên tắc đó, trong nhiều năm qua, hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án hành chính của Tòa
án đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tăng cường an ninh và pháp chế của xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đã có nhiều quy định được đặt ra và cải thiện để đảm bảo cho Tòa án hành chính hoạt động có hiệu lực, khách quan, bảo vệ quyền lợi cho công dân Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, số lượng vụ việc được giải quyết còn hạn chế do nhiều lý do, trong đó có thể kể đến do vai trò của Tòa án trong lĩnh vực này còn chưa cao hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội Hệ thống Tòa án ở nhà nước ta được thành lập theo cấp hành chính, do đó sự độc lập của Tòa án với các cơ quan, tổ chức khác không cao, dẫn đến khả năng giải quyết các vụ án hành chính còn nhiều hạn chế Theo đó, việc hoàn thiện mô hình và thẩm quyền xét xử vụ
án hành chính cần được xem là một vấn đề bức thiết trong công cuộc cải cách hành chính, tư pháp ở Việt Nam
1
Trang 2B NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân là khả năng của Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng hành chính, thực hiện việc xem xét, đánh giá và ra phán quyết về yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức, cơ quan nhà nước
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân là quyền và nghĩa vụ của Tòa án nhân dân trong việc thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính
II THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO LOẠI VIỆC
Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện sau:
1 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính
a Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể1
Như vậy, để có thể là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, quyết định hành chính phải thỏa mãn các đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản
1 Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015.
2
Trang 3Đó là dạng tồn tại nội dung quyết định có thể lưu giữ lại làm bằng chứng Trong điều kiện xã hội hiện tại, khi nói đến văn bản, chúng ta thường hiểu là các quyết định đó là các văn bản được thể hiện trên giày, tuy nhiên không loại trừ hình thức văn bản điện tử
- Thứ hai, chủ thể ban hành quyết định hành chính là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó
Cơ quan hành chính nhà nước ở đây được hiểu là các cơ quan có chức năng quản lý hành chính và các cơ quan, tổ chức khác nhưng chỉ gồm các cơ quan: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước ở địa phương
- Thứ ba, quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
Việc ban hành quyết định hành chính nội bộ của cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức khác bàn hành để giải quyết công việc nội bộ (trừ các quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức) của người đứng đầu cơ quan tổ chức và lợi ích của riêng họ thì không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
- Thứ tư, quyết định hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
Để đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực phòng, an ninh, ngoại giao, các quyết định hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong những lĩnh vực này sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Chính phủ sẽ quy định danh mục các quyết định hành chính này
3
Trang 4Nhằm điều hành hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các chủ thể quản
lý nhà nước ban hành các quyết định mang tính chất nội bộ Các quyết định hành chính này có đặc điểm là đối tượng bị áp dụng và chủ thể ra quyết định có mối quan hệ về mặt công tác, được dùng nhằm duy trì hoạt động nội bộ trong bộ máy nhà nước Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các quyết định hành chính này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Ví dụ: quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, quyết định chuyển công tác, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức…
b Hành vi hành chính: Bên cạnh quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng là đối tượng khiếu kiện hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật2
Hành vi hành chính có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi hành chính
Có thể là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó
Như vậy, hành vi hành chính có thể là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan khác và hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan,
tổ chức đó
- Thứ hai, về hình thức thể hiện, hành vi hành chính có thể là hành vi thể hiện dưới dạng hành động hoặc hành vi không hành động
Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động: Hành vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trái với quy định của pháp luật
Ví dụ: Hành vi tháo dỡ công trình xây dựng trái phép vượt quá đối tượng vi phạm
2 Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015.
4
Trang 5 Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng không hành động: Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
Ví dụ: Công ty TNHH A đã kiện Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh về hành
vi không cấp tờ khai nhập khẩu làm công ty không bán được xe, gây thiệt hại cho công ty
- Thứ ba, hành vi hành chính là hành vi nhằm thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
Như vậy, phạm vi để xác định hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện hành chính với các hành vi khác của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó là hành vi trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ được giao
2 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình3
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thực chất là quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức mình Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của quyết định này: là hình thức kỷ luật cao nhất cao đối với công chức và ảnh hưởng đến quyền có việc làm – quyền được Hiến pháp bảo vệ - của công dân nên quyết định này là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Để có thể là đối tượng khởi kiện hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc có những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, về hình thức của quyết định: phải bằng văn bản.
- Thứ hai, tên gọi của quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: phải là quyết định.
3 Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015.
5
Trang 6Theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, khi kỷ luật buộc thôi việc phải thể hiện dưới hình thức là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Thứ ba, người bị kỷ luật là công chức và giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng hoặc tương đương trở xuống
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật4
Ngoài ra, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 cũng quy định những người là công chức Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức
và Nghị định 06/2010/NĐ-CP về những người là công chức, công chức có thể là những người làm việc trong cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức khác
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện…
- Thứ tư, hình thức kỷ luật là buộc thôi việc
Theo quy định của pháp luật cán bộ công chức, có 6 hình thức kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ: cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành chính Đối với các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc
4 Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008.
6
Trang 7lương, giáng chức, cách chức thì công chức chỉ có quyền khiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Toà án
3 Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Theo Luật Cạnh tranh 2004 thì vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu
vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; được chia thành hai loại việc: một là những việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, hai là loại việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thẩm quyền giải quyết loại việc cạnh tranh thứ nhất là của Hội đồng cạnh tranh; thẩm quyền giải quyết loại việc thứ hai là của Cục quản lý cạnh tranh, nếu
là Hội đồng cạnh tranh thì sẽ thành lập ra Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để
xử lý; nếu là Cục quản lý cạnh tranh thì do Thủ trưởng cơ quan trực tiếp xử lý
và kết quả xử lý vi phạm sẽ là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Tuy nhiên, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý cạnh tranh hay của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đều không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Chỉ khi những quyết định này bị khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại đó mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Như vậy, chủ thể bị xử lý bởi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải thực hiện việc khiếu nại trước khi thực hiện quyền khởi kiện Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà không đồng ý với quyết định đó, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính
Ví dụ: Khi có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh (cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh), Cục quản lý cạnh tranh sẽ điều tra sơ
bộ để xác định có hay không có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh Nếu không có dấu hiệu vi phạm, việc điều tra sẽ bị đình chỉ Khi có dấu hiệu vi phạm, nếu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh Khi không đồng ý với quyết
7
Trang 8định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng thì cá nhân, tổ chức có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương Khi đó, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ đưa
ra quyết định giải quyết khiếu nại Nếu cá nhân, tổ chức không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này thì mới có thể khiếu kiện lên Tòa án
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyền của Toà án là: quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc Cạnh tranh và quyết định giải quyết khiếu nại Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh
4 Khiếu kiện danh sách cử tri
Đây loại việc đặc biệt, đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân để chọn ra những đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Quyền được bầu cử là quyền Hiến định được quy định tại Hiến pháp năm 2013 Để đảm bảo cho người dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật Tố tụng hành chính 2015 đã quy định Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Khi công dân không có tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, sau khi khiếu nại
và được giải quyết nhưng không đồng ý có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền
Do tính chất đặc thù của khiếu kiện này thủ tục giải quyết được quy định riêng trong Chương XII của Luật Tố tụng hành chính 2015
8
Trang 9III THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nhân dân đã từng bước được đẩy mạnh và đạt được kết quả nhất định Tuy nhiên, tỷ lệ xét xử các vụ án hành chính so với tổng số vụ việc khiếu nại còn thấp
Ngoài ra, việc chậm mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án trong lĩnh vực khiếu kiện hành chính dẫn đến việc nhiều Tòa án phải từ chối thụ lý
Việc quy định theo phương pháp liệt kê các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan,
tổ chức đối với một số loại việc Phương pháp này không những ảnh hưởng đến tính ổn định của pháp luật mà còn không đáp ứng được sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu thực tiễn, ngoài ra trong một số trường hợp dẫn đến việc tranh luận không đáng có hoặc bỏ sót loại việc lẽ ra cần được giải quyết tại Tòa án
IV ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
Quy định các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo phương pháp loại trừ Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong việc xác định quyền khởi kiện các vụ án hành chính, đảm bảo sự công bằng cho người dân và đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
Tuy các quy định của pháp luật hành chính hiện hành đã phù hợp với các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của các cơ quan hành chính Nhưng do xuất phát từ nguyên tắc pháp chế, minh bạch, cụ thể theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn rõ hơn thế nào là những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ nhằm đảm bảo thống nhất trong áp dụng pháp luật
9
Trang 10C KẾT THÚC
Nhìn chung, hiện nay luật pháp Nhà nước ta đã kế thừa và phát triển những quy định hợp lý về thẩm quyền xét sử hành chính của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Tuy vậy, vẫn còn nhiều điều bất cập chưa thích hợp và thức thời với đời sống hiện tại, cần phải tiếp ục hoàn thiện trong thời gian tới Việc khắc phục những bất cập, hạn chế của Tòa án trong lĩnh vực khiếu kiện hành chính đòi hỏi các bộ máy nhà nước phải có các giải pháp đồng bộ như
về thẩm quyền trách nhiệm, trình tự, thủ tục xét xử, điều kiện, quyền và nghĩa
vụ của người khiếu kiện, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; qua đó, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính, hướng tới mục tiêu đảm bảo công lý hành chính, quyền lợi của mỗi công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ thực tiễn cho thấy, số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hành chính chưa được thực sự đảm bảo, dù số lượng các vụ án hành chính ngày càng gia tăng Tuy Quốc hội đã thông qua một số bộ luật nhằm cải thiện như Luật Tố tụng hành chính năm 2015 để bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, tình hình cải thiện chưa đáng kể Nhà nước cần tích cực hơn trong việc tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các khiếu kiện hành chính, đảm bảo cho Tòa án thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng và thuận lợi nhất cho người tham gia tố tụng Một trong những bước quan trọng của tiến trình cải cách tư pháp là làm cho vai trò của Tòa án ngày càng độc lập hơn đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Đạt được điều đó, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật mới phát triển tối ưu, tạo đà cho đất nước phát triển bền vững trên nền xã hội yên ổn
10