1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về chức năng xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Liên hệ thực tiền và đáng giá hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

25 144 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 40,1 KB

Nội dung

“Cũng giống như ý chí tập thể được công bố qua luật pháp, sự phán xét của công chúng được công bố qua tòa kiểm duyệt”. Trong tác phẩm “Khế ước xã hội” của mình, Ruosseau có giới thiệu sự thiết lập một cơ quan thêm được gọi là “tribunate”, mà công việc của nó là duy trì sự cân bằng giữa quyền tối cao và chính phủ, giữa chính phủ và người dân. Nó không phải là quyền lập pháp hay hành pháp. Mục đích duy nhất của nó là bảo vệ và đảm bảo sự an toàn của luật pháp. “Hoạt động kiểm duyệt giúp duy trì đạo đức bằng cách ngăn ngừa công luận không trở nên đồi bại, bằng cách giữ gìn sự ngay thẳng của nó qua những áp dụng khôn ngoan, và đôi khi bằng chính công luận của nó khi chưa thành hình”. Ngày nay, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp, đồng thời bảo vệ lợi ích của toàn thể Quốc gia, dân tộc. Muốn làm được như vậy, Nhà nước trước hết phải quy định rõ chức năng của Tòa án bao gồm những gì? Những gì Tòa án được làm và những gì không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo khoản 1, Điều 3, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Bên cạnh đó, chức năng xét xử của Tòa án nhân dân còn được cụ thể hóa tại một số quy định khác của pháp luật. Trong lần làm bài tập cá nhân này, em được giao đề tài: “Tìm hiểu về chức năng xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Liên hệ thực tiền và đáng giá hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay”. Trong quá trình tìm hiểu, em nhận thấy rằng đây là một nội dung khá mới, còn nhiều vấn đề cần phải đáng quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành lộcải cách tổng thể nền tư pháp; tình hình xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn nhiều vướng mắc, cần được đem ra cân nhắc, bàn luận cụ thể.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

“Cũng giống như ý chí tập thể được công bố qua luật pháp, sự phán xét của công chúng được công bố qua tòa kiểm duyệt” Trong tác phẩm “Khế ước xã hội” của mình,

Ruosseau có giới thiệu sự thiết lập một cơ quan thêm được gọi là “tribunate”, mà côngviệc của nó là duy trì sự cân bằng giữa quyền tối cao và chính phủ, giữa chính phủ vàngười dân Nó không phải là quyền lập pháp hay hành pháp Mục đích duy nhất của nó làbảo vệ và đảm bảo sự an toàn của luật pháp

“Hoạt động kiểm duyệt giúp duy trì đạo đức bằng cách ngăn ngừa công luận không trở nên đồi bại, bằng cách giữ gìn sự ngay thẳng của nó qua những áp dụng khôn ngoan, và đôi khi bằng chính công luận của nó khi chưa thành hình” Ngày nay, Tòa án

có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; bảo vệ tínhnghiêm minh của luật pháp, đồng thời bảo vệ lợi ích của toàn thể Quốc gia, dân tộc

Muốn làm được như vậy, Nhà nước trước hết phải quy định rõ chức năng của Tòa

án bao gồm những gì? Những gì Tòa án được làm và những gì không thuộc thẩm quyềncủa Tòa án Theo khoản 1, Điều 3, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Bên cạnh đó, chức năng xét xử của Tòa án nhân dân còn

được cụ thể hóa tại một số quy định khác của pháp luật

Trong lần làm bài tập cá nhân này, em được giao đề tài: “Tìm hiểu về chức năng xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Liên hệ thực tiền và đáng giá hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay”.

Trong quá trình tìm hiểu, em nhận thấy rằng đây là một nội dung khá mới, còn nhiều vấn

đề cần phải đáng quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành lộcảicách tổng thể nền tư pháp; tình hình xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, hoạt động điều tra,truy tố, xét xử vẫn còn nhiều vướng mắc, cần được đem ra cân nhắc, bàn luận cụ thể

Vì thời gian cũng như hiểu biết còn hạn chế, bài làm không tránh khỏi những thiếusót Kính mong thầy(cô) giáo thông cảm và có những chỉnh lý, bổ sung để bài viết thêmphần hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

I Một số khái niệm

“Chức năng”, đây là từ ghép của hai từ: chức vụ và khả năng Như vậy, nói mộtcách đơn giản thì chức năng được hiểu là ở chức vụ ấy sẽ có khả năng làm được những gì,hay những công việc mà vị trí đó được phép làm Trong các cơ quan nói chung, hoạt độngnào diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và chủ yếu thì trở thành chức năng của cơquan ấy

“Chức năng xét xử” của Tòa án ở đây được hiểu là: Hoạt động đặc trưng của Tòa

án, bao gồm tất cả những công việc liên quan đến nghiên cứu về các vụ án và đưa rahướng giải quyết

II Chức năng xét xử của Tòa án trong Hiến pháp 2013

1 Cơ sở của quy định

Quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về Tòa án nhân dânđược thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa và Cải cách tư pháp ở nước ta trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước

Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì

dân là tư tưởng xuyên suốt được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng ta nhiều năm nay

Từ góc độ tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa mang những đặc điểm chính sau đây:

Bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyềncông dân Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phải nhằm mục đích bảo vệ công lý,bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật

Hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các viphạm pháp luật Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người,của công dân Vì vậy, trong hoạt động Tư pháp, vi phạm quyền con người, quyền côngdân và lợi ích chính đáng có nguy cơ xảy ra rất cao Do đó, tổ chức và hoạt động tư pháp,nhất là của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ quyền con người, lợi ích nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhưng trước hết, Tòa án phải là biểu tượngcủa Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị

xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của con người, của công dân

bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật Do vậy, mỗi khi con người có tranh

Trang 3

chấp và khởi kiện đến Toà án thì Toà án không được từ chối giải quyết vì bất cứ một lý

lý vi phạm pháp luật (thuộc chức năng tư pháp) và ngược lại Bởi vì điều đó trái vớinguyên tắc phân công thực hiện quyền lực của Nhà nước pháp quyền, dẫn đến tình trạngchồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và vì vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quảcủa bộ máy nhà nước

Khi đã có sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước thì không thể thiếu sự giámsát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa các cơ quan để tránh lạm quyền Đây là điểmmới rất quan trọng trong quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởnước ta

Thứ hai, việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta nhằm mục đích xây

dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo

vệ quyền con người

Làm rõ quyền tư pháp và từ đó xác định cơ quan có chức năng thực hiện quyền tưpháp là rất quan trọng Quyền tư pháp là quyền xét xử, tức quyền áp dụng pháp luật để raphán quyết về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp xảy ra trong xã hội Tòa án là cơquan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước Vì vậy,

xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài Nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyềnlực Nhà nước đều phải thuộc thẩm quyền của Tòa án Các cơ quan nhà nước khác thamgia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tư pháp, không có chức năng thựchiện quyền tư pháp mà các cơ quan này chỉ thực hiện các hoạt động tư pháp Từ đó, mởrộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại vụ án, giao cho Tòa án bảo đảm ápdụng thống nhất pháp luật là xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền Điều đó thể hiện vị

Trang 4

trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, khẳng định vị trí trọng tâm của hoạt độngxét xử trong các hoạt động tư pháp.

Hiến pháp năm 2013 kế thừa những nội dung hợp lý, phù hợp của Hiến pháp năm

1992 về Tòa án nhân dân, đồng thời có những sửa đổi, bổ sung quan trọng đáp ứng yêucầu Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

2 Phân tích quy định về chức năng của Tòa án trong Hiến pháp 2013

Tại Điều 102 của Hiến pháp quy định chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụcủa Tòa án nhân dân như sau:

1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Hiến pháp 2013 xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong

bộ máy cơ quan nhà nước TAND là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiệnchức năng xét xử; TAND là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạmpháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quanđến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chếtài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyềncủa Tòa án Vì vậy, quy định của Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định cho việc mở rộngthẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước phápquyền

Chức năng của TAND đã được xác định là cơ quan có chức năng ra phán quyết vềcác vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý, TAND có vai trò rất quan trọng trong bảo

vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân Khi quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc bị tranh chấp, ngườidân tìm đến Tòa án như là tìm đến công lý

Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 kế thừa, phát triển một số nguyên tắc đã được cácbản Hiến pháp trước đây quy định nhưng ở mức độ cao hơn, chính xác hơn Quan trọngnhất, việc Hiến pháp quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việcxét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là một bảo đảm hiến định quan trọng cho việc thực hiệnnguyên tắc độc lập xét xử Trong quy định các nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 có quyđịnh các trường hợp ngoại lệ đối với một số nguyên tắc để bảo đảm việc áp dụng mềm

Trang 5

dẻo, linh hoạt và có hiệu quả trên thực tế Cụ thể, tại điều 103: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,

cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”.

Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo nâng cao chấtlượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất lượng xét xử củaTòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự trong quá trìnhxét xử của Tòa án

Hiến pháp 2013 bổ sung một số nguyên tắc mới thể hiện tinh thần đổi mới trongcải cách tư pháp ở nước ta, phù hợp với các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là một bảo đảm quan trọng giúp cho việc xét xử toàndiện, khách quan, bảo đảm quyền con người, quyền tố tụng của những người tham gia tốtụng, hạn chế thấp nhất các trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung,trong xét xử của Tòa án nói riêng Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩmđược quy định trong Hiến pháp 2013 là việc nâng lên tầm hiến định nguyên tắc đã đượcquy định trong Luật Tổ chức TAND và các luật tố tụng tư pháp trước đây nhằm bảo đảmcho việc xét xử đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý

II Chức năng của Tòa án nhân dân cụ thể hóa trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

Luật Tổ chức TAND năm 2014 là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức

bộ máy Nhà nước được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới; thể chế hóacác quan điểm lớn, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền tư pháp nhằm xây dựng nền tưpháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,

Trang 6

phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xửđược tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để kiệntoàn, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của TAND, bảo đảm Tòa án thực sự làchỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người.

Theo đó, chức năng của Tòa án được quy định tại Điều 2 của Bộ luật này

1 Sự độc lập trong chức năng xét xử của Tòa án

Với chức năng xét xử thì Tòa án là đại diện cho quyền lực tư pháp - một trong banhánh quyền lực ở nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, không những cóthẩm quyền xét xử những tranh chấp, vi phạm thông thường mà còn có thẩm quyền phán

xử cả những vi phạm hiến pháp Trong nhà nước pháp quyền, Tòa án có vai trò quantrọng, là nơi biểu hiện tập trung của quyền lực tư pháp đồng thời là nơi thể hiện nền công

lý, sự đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là nơi thể hiệnchất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp Trong thế giới hiên đại, các quốc giađều khẳng định xét xử là một chức năng của nhà nước, pháp luật không để cho ai tự xử,ngoại trừ những những chế định phi nhà nước được pháp luật cho phép như hòa giải hoặctrọng tài Và, ngay cả trong những trường hợp này các phán quyết của trọng tài, tổ hòagiải, nếu các đương sự không đồng ý vẫn có thể đưa ra Tòa án giải quyết Để đảm bảo choviệc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan thì nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉtuân theo pháp luật là tiền đề nền tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền Sự độc lậpxét xử xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện “Đã nhân danhcông lý và dựa vào công lý thì thì Tòa án phải xét xử như là một người đứng giữa, trunglập không phụ thuộc vào bên nào Tuy nhiên, xét xử có tính đặc thù, đó là hoạt động tưduy của thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoàinhư: sức ép của các thế lực nhà nước, dư luận xã hội nhất là của báo chí, sức ép của cácđảng phái, tôn giáo, sự căng thẳng, hung hãn của các đương sự… Do vậy, để bảo vệ công

lý thẩm phán phải vượt lên tất cả các sức ép ngoại cảnh để có những phán quyết kháchquan, nên hoạt động xét xử tự thân nó đã phát sinhphải độc lập Chỉ xét xử độc lập Tòa ánmới tồn tại đúng với bản chất của mình là cơ quan bảo vệ công lý”(1)

Tính độc lập trong hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định rất rành mạchtrong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, từ Hiến năm 2013 đến Luật tổ chức

Trang 7

Tòa án nhân dân 2014 và Bộ luật tố tụng 2003 Từ việc phân tích các quy định đó chúng

ta sẽ thấy rằng TAND khi xét xử phải hoàn toàn độc lập và chỉ căn cứ vào các quy địnhcủa pháp luật để thực hiện chứcnăng của mình Nguyên tắc độc lập của TAND có thểđược phân chia thành ba nộidung như sau:

- TAND xét xử độc lập với các cơ quan khác;

- TAND xét xử độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên;

- Thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau

Trong xét xử Tòa án độc lập với các cơ quan khác

Trong hoạt động xét xử thì Tòa án phải không bị lệ thuộc, bị áp lực từ phía các cơquan khác kể cả cơ quan nhà nước và cơ quan Đảng Kim chỉ nam duy nhất để Tòaán căn

cứ vào khi xét xử là các quy định của pháp luật có liên quan Tòa án khôngphải chịu sựchỉ đạo của bất kì cơ quan nào khác Đối với các cơ quan nhà nước thì rõ ràng các cơquan này không có trách nhiệm vàquyền hạn trong việc xét xử, đây là chức năng của Tòa

án Theo quy định tại khoản 3, điều2 Hiến pháp 2013 thì mặc dù quyền lực nhà nước ởnước ta là thống nhất nhưngđối với các cơ quan nhà nước thì về mặt chức năng có sựphân công một cách rõràng Mỗi cơ quan đều có một chức năng riêng tương ứng, và mốiliên hệ giữa cáccơ quan nhà nước là sự phối hợp với nhau để tạo nên sự đồng bộ nhằmthực hiêncác quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Yêu cầu về sự phối hợp không cónghĩalà các cơ quan nhà nước khác có quyền gây áp lực và tác động lên hoạt động xétxử

cả Tòa án Mà ngược lại, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác là phảithực hiệnđúng và tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm góp phần giúp Tòa ánthực hiện chứcnăng xét xử

Đối với các cơ quan Đảng thì mặc dù, về nguyên tắc, trong hoạt động của mình,Tòa án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng Nhà nước của chúng ta là Nhà nướcpháp quyền hoạt động theo nguyên tắc pháp chếvà mọi hoạt động của Đảng, kể cả hoạtđộng lãnh đạo, cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật Vì lẽđó, trong hoạt động xét

xử, Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật; nghĩa

là, Tòa án phải độc lập với các cơ quan khác

Bên cạnh đó, trong giải quyết các vụ án hình sự thì Tòa án còn phải thực sự độc lậpvới các cơ quan tiến hành tố tụng khác, cụ thể là Cơ quan điều tra và Việnkiểm sát Mặc

Trang 8

dù hoạt động xét xử của Tòa án là dựa trên hồ sơ, chứng cứ của Cơ quan điều tra cũngnhư cáo trạng của Viện kiểm sát nhưng Tòa án phải thực sự có chính kiến, nhận địnhriêng trong việc đánh giá hồ sơ và cáo trạng; theo đó, Tòa án phải phán xét cả sự đúnghay sai và đủ hay thiếu của hồ sơ, cáo trạng Trên cơ sởđó, căn cứ vào các quy định củapháp luật, Tòa án sẽ ra phán quyết một cách độclập và khách quan Nguyên tắc độc lậpđòi hỏi Tòa án phải thực sự là một trọng tài, đứng giữa hai phía là Viện kiểm sát giữ chứcnăng buộc tội và luật sư là người bào chữa cho bị cáo, không thiên vị bên nào, để xem xét

lý lẽ, chứng cứ của bên nào đưa ra thuyết phục và phù hợp với pháp luật hơn, từ đó đưa raphán xét công bằng

Trong xét xử Tòa án độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên

Theo yêu cầu của nguyên tắc độc lập thì Tòa án cấp dưới khi xét xử phải không lệthuộc vào sự chỉ đạo cũng như dựa dẫm vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan Tòa án cấp

trên Mặc dù về mặc tổ chức thì các tòa án địa phươngphải chịu sự quản lý của TAND tốicao (theo khoản 1, Điều 18, Luật TCTAND), nhưng về mặt xét xử thì tòa án cấp dướiphải hoàn toàn độc lập với tòa án cấp trên Theo quy định thì về mặt chuyên môn TAND

tối cao có thẩmquyền “Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”(khoản 3, Điều 20)Trên cơ sở đó, các Tòa án cấp dưới sẽ vận

dụng để giải quyết cácvụ án chính xác và đúng pháp luật hơn Đối với từng vụ án cụ thểthì Tòa án phảicăn cứ vào các quy định của pháp luật và những gì diễn ra tại phiên tòa để

ra phánxét Trong trường hợp nếu thấy vướng mắc về vấn đề tố tụng, đánh giá chứng cứ Tòa án cấp dưới có quyền làm văn bản xin ý kiến của Tòa án cấp trên để đượchướng dẫn.Trong thẩm quyền của mình, nếu thấy có sự xung đột pháp luật haymâu thuẫn trong vănbản áp dụng mà Tòa án cấp trên chưa hướng dẫn hoặc hướngdẫn chưa đầy đủ thì Tòa áncấp trên phải hướng dẫn cho Tòa án cấp dưới cách ápdụng pháp luật sao cho chuẩn xácnhất Tuyệt đối, Tòa án cấp trên không đượcphép ''chỉ đạo'' Tòa cấp dưới phải xử như thếnày hoặc như thế kia

Thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau

Một trong những nguyên tắc trong hoạt động của TAND là Tòa án xét xử tập thểvàquyết định theo đa số; do đó, Hội đồng xét xử sẽ bao gồm nhiều người và có thểcó nhiềuthành phần khác nhau Về cơ bản thành phần của Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán và

Trang 9

Hội thẩm Theo yêu cầu của nguyên tắc được quy định trong luật tổ chức Tòa án nhân dân

2014 thì “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo phápluật.”(khoản

1, Điều 9) Phân tích nội dung của những quy định có trên thì chúng ta sẽ thấy hai khíacạnh liên quan đến Hội đồng xét xử:

Khía cạnh thứ nhất, các Thẩm phán và Hội thẩm cùng nhau làm việc và gắn kết vớinhau tạo thành một thể thống nhất là Hội đồng xét xử Và, các thành viên củaHội đồngxét xử phối hợp với nhau để tạo ra một “sản phẩm” chung đó là bản ánhoặc quyết địnhtrên cơ sở biểu quyết theo đa số

Khía cạnh thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm là những con người riêng biệt có suynghĩ và nhận định độc lập với nhau trong quá trình xét xử vụ án Tính độc lập củacácthành viên hội đồng xét xử được thể hiện ở một số quy định của pháp luật về tốtụng Theoquy định tại điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì khi nghị án Hộiđồng xét xử sẽ

“phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyếttheo đa số về từng vấn

đề một.” Trong trường hợp ý kiến của các thành viên Hộiđồng xét xử là không giống nhau thì “người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.”

Như vậy, rõ ràng là mỗi cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm đều phải tự chủ và cóchính kiến riêng của mình, dù đó là ý kiến thiểu số hay đa số đều được ghi nhận Chứkhôngphải trong trường hợp là ý kiến thiểu số thì sẽ bị che lấp bởi quyết định của đasố.Quy định này góp phần khuyến khích sự tự chủ và độc lập của mỗi thành viên Hộiđồngxét xử Thêm vào đó, Thẩm phán và Hội thẩm phải chịu trách nhiệm cá nhânvề nhữngquyết định của riêng mình( theo khoản 4, Điều 39 và khoản 2, Điều 40, BLTTHS2003).Chính trách nhiệm cá nhân này càng thực sựlà một đảm bảo cho Thẩm phán và Hộithẩm mạnh dạn có những quyết định độclập Cá nhân của mỗi người khi tin tưởng ý kiếncủa mình, cho dù là thiểu số, làđúng pháp luật thì mạnh dạn quyết định, không phải lệthuộc vào ý kiến của đa sốnhững người khác Bởi vì, nếu ý kiến của riêng mình là đúngthì không có lý do gìphải e sợ trách nhiệm, cho dù bản án hoặc quyết định cuối cùng làtheo ý kiến củađa số

2 Chức năng của Tòa án trong xét xử các vụ án Hình sự

Trang 10

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán - chủ tọa phiên toà là người cầm cân,

nảy mực cùng hội đồng xét xử quyết định bị cáo có tội hay vô tội và những vấn đề khácliên quan đến trách nhiệm hình sự Để đưa ra được bản án, quyết định duy trì sự nghiêmminh của pháp luật, duy trì kỉ cương phép nước, Thẩm phán cùng các thành viên trong hộiđồng xét xử phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu trong hồ sơ vụ án một cách độc lập (đánh giácác chứng cứ đã thu thập được, so sánh đối chiếu các chứng cứ với nhau để tìm ra chứng

cứ cần thiết liên quan đến việc giải quyết vụ án; không ỉ lại vào kết luận của cơ quan điềutra hay cáo trạng của viện kiểm sát) Đối với việc giải quyết những vụ án hình sự

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án nói chung và Thẩm phán nói riêng phảixem xét những tình tiết, chứng cứ trong hồ sơ có cấu thành tội phạm hay không trên cơ sởphân tích những dấu hiệu chủ quan và khách quan của các tình tiết tăng nặng hay giảmnhẹ không? Các yếu tố nhân thân để từ đó cùng hội đồng xét xử đưa ra được bản án,quyết định về vụ án

Thẩm phán chủ động xây dựng kế hoạch xét hỏi để nhằm đảm bảo cho việc xét hỏitại phiên tòa được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng Trên cơ sở dự đoán, lập kế hoạch choquá trình thu thập, nhận thức tài liệu về vụ án, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết

vụ án có thể ra những quyết định cá biệt đảm bảo cho quá trình xét xử như: quyết địnhmời thêm luật sư, giám định viên tham gia phiên toà trong những trường hợp cần thiết.Theo luật tố tụng hình sự, khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án có thể ra mộttrong các quyết định sau: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ điều tra bổsung…

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Thẩm phán nói riêng, hội đồng xét xử

nói chung giữ vai trò trung tâm, điều khiển quá trình xét hỏi để làm sáng tỏ những tìnhtiết, những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án; điều khiển trình tự những ngườiđược xét hỏi, những vấn đề cần xét hỏi; biết phối hợp với các thành viên trong hội đồngxét xử để cùng tham gia xét hỏi; kịp thời cắt những ý kiến trình bày của đương sự hay củacác bên tham gia xét xử nếu ý kiến đó nằm ngoài phạm vi xét hỏi hoặc ngoài những yêucầu làm rõ các tình tiết vụ án

Khi tòa án tiến hành xét xử vụ án công khai, tại đây những tình tiết, chứng cứ, tàiliệu trong hồ sơ vụ án được kiểm tra, xác minh công khai, dân chủ tại phiên toà Thực tiễn

Trang 11

xét xử cho thấy ở một số vụ án, tòa án đã tuyên bị cáo không phạm tội hoặc bị cáo phạmtội theo khung hình phạt nhẹ hơn.

Tòa án xét xử công khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời Trong quá trình xét xử, hộiđồng xét xử nói chung và Thẩm phán nói riêng phải tiếp nhận thông tin, nghiên cứu, kiểmtra nguồn của chúng So sánh đánh giá chúng với mô hình sự kiện phạm tội có trong hồ sơ

vụ án tránh để quên, bị sót hoặc nhầm lẫn các tình tiết, chứng cứ

Quá trình nhận thức của hội đồng xét xử nói chung, Thẩm phán nói riêng bao gồm

cả việc nhận thức các điều luật cần áp dụng đối với vụ án Vì vậy, đòi hỏi họ phải xácđịnh được tương quan giữa mô hình vụ án và các điều luật cần áp dụng Đây là vấn đề có

ý nghĩa quan trọng, thực tế cho thấy không hiếm trường hợp một vụ án qua các cấp xét xửkhác nhau thì các điều luật áp dụng cũng thay đổi Điều đó nói lên tính phức tạp và khókhăn của vấn đề áp dụng pháp luật

Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung cần lắng nghelời khai của bị cáo để kịp thời đặt ra những câu hỏi, vạch ra những điểm mà bị cáo khaiquanh co, không đúng sự thật, mâu thuẫn với các chứng cứ khác, để hướng bị cáo về việcphải khai đúng sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra.Xử sự của Thẩm phán chủ tọaphiên tòa có thể kích thích tính tích cực của những người tham gia xét hỏi, làm sáng tỏ sựthật của vụ án

Thẩm phán biết cách giáo dục các đương sự loại bỏ những mặc cảm về tội lỗi của

họ, tin vào những cố gắng sắp tới của bản thân Trong quá trình xét hỏi Thẩm phán phảiđảm bảo thời gian, yêu cầu và đồng thời phải đảm bảo xét hỏi sao cho dân chủ, kháchquan, thông qua đó lồng những nội dung pháp luật vào giải thích, hướng dẫn nhằm tuyêntruyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân

Tác động giáo dục có ý nghĩa quan trọng của hội đồng xét xử là ở tính nghiêmminh, đúng đắn, toàn diện của các phán quyết mà họ đưa ra phải dựa trên những tình tiết,chứng cứ, lời khai đã được xác minh, kiểm tra một cách công khai, dân chủ tại phiên tòa.Hội đồng xét xử nói chung, Thẩm phán nói riêng phải khách quan, tôn trọng và lắng nghe

ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa, lời khai của bị cáo và cácđương sự; phải đảm bảo và tôn trọng quyền dân chủ và bình đẳng của họ

2 Chức năng xét xử của tòa án trong các vụ án hành chính

Trang 12

Đây là hoạt động tư pháp đặc thù mà ở đó toà án giải quyết tranh chấp hành chínhgiữa một bên là cá nhân công dân, tổ chức (người khởi kiện) với một bên là cán bộ, côngchức Nhà nước, cơ quan Nhà nước (người bị kiện) về quyết định hành chính hay hành vihành chính mà công dân hay tổ chức cho là trái pháp luật.

Sau khi có quyết định thụ lí vụ án hành chính, Thẩm phán được giao nhiệm vụ giảiquyết vụ án hành chính sẽ tiến hành điều tra vụ án; Viện kiểm sát chỉ tham gia điều tranếu xét thấy cần thiết để làm rõ tính chất vụ án Để có thể thu thập chứng cứ, nghiên cứu

và bước đầu đánh giá chứng cứ thì trong quá trình chuẩn bị xét xử Thẩm phán phải địnhhướng được một số vấn đề như tự mình điều tra hay uỷ thác cho toà hành chính khác điềutra Nếu tự mình điều tra thì Thẩm phán phải xác định được một số vấn đề như: quan hệpháp luật giữa các đương sự, những vấn đề cần chứng minh trong vụ án…

Thẩm phán toà hành chính tự mình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ nêntrong giai đoạn này họ bắt đầu nghiên cứu hồ sơ Nếu giai đoạn điều tra được tiến hànhmột cách thận trọng, đúng pháp luật thì sẽ giảm nhẹ lao động của Thẩm phán trong việcnghiên cứu hồ sơ Để cho khâu chuẩn bị xét xử đạt chất lượng tốt, Thẩm phán phải xácđịnh được một số vấn đề như: kiểm tra, xác định thẩm quyền xét xử, xác định tư cáchngười tham gia tố tụng trong vụ án; các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, những vấn đề

về thủ tục tố tụng; cơ sở vật chất chuẩn bị cho hoạt động xét xử Đồng thời Thẩm phánphải dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và cách thức giải quyếtnhững tình huống đó nhằm đạt được mục đích của hoạt động xét xử

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải nắm được toàn bộnội dung vụ án, tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh vụ việc hành chính và đảm bảo cócác chứng cứ chính xác, đầy đủ để chứng minh được nghĩa vụ và quyền lợi chính đángcủa đương sự; cũng như chứng minh được tính đúng đắn của quyết định hay hành vi hànhchính của cán bộ, công chức hoặc cơ quan Nhà nước

Để thực hiện được những yêu cầu trên, Tòa án phải trực tiếp giao tiếp với nhữngngười có trách nhiệm của cơ quan hữu quan để họ cung cấp những chứng cứ; trực tiếptiếp xúc với bên khởi kiện, bên bị kiện, với người làm chứng, người có quyền lợi liênquan

Ngày đăng: 26/03/2019, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w