1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) và giải quyết tình huống cụ thể.

15 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 31,23 KB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2 I. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI ( VIẾT TẮT TBT) 2 II. TÌNH HUỐNG 4 1. Đánh giá quy định của Canada trong nỗ lực bảo vệ môi trường nói chung 5 2. Quy định mới của Canada có vi phạm các quy định của WTO không? Nếu có, hãy chỉ ra cơ sở pháp lý? 6 3. Với vụ kiện đã có phán quyết và đã có động thái thực hiện phán quyết trong thời hạn hợp lý như trên, Việt Nam có thể tiếp tục kiện Canada ra trước WTO không? 10 4. Đánh giá ngắn gọn vai trò của WTO thông qua vụ việc trên. 11 C. KẾT LUẬN. 12

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

Tự do hóa thương mại luôn là một vấn đề trọng tâm trong xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay Nhằm tự do hóa thương mại, các nước trên thế giới, với các thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương,

đã và đang tiến hành giảm và tiến tới loại bỏ rất nhiều rào cản đối với thương mại Tuy nhiên, trong khi các rào cản thuế quan đã được giảm đáng kể theo lộ trình cắt giảm thuế của các nước, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt các rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển dưới nhiều hình thức phức tạp hơn Các rào cản kỹ thuật đối với cách đánh bắt thủy sản – một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - sang một số thị trường lớn đang bị những rào cản khi xuất khẩu sang các thị trường lớn với những tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra ngày càng khắt khe Tuy nhiên không mọi tiêu chuẩn kỹ thuật được các quốc gia đặt ra làm rào cản thương mại với điều đáp ứng được các quy định của hiệp định TBT, sẽ không ít các tiêu chuẩn kỹ thuật quy phạm nguyên tắc của TBT Vì vậy, khi các rào cản này không đáp ứng được các nguyên tắc của TBT thì các doanh nghiệp của nước được áp rào cản không cần phải đáp ứng nếu chứng minh được một yêu cầu kỹ thuật không đáp ứng được nguyên tắc này của WTO, doanh nghiệp có thể sẽ không phải tuân thủ các yêu cầu đó (nước áp dụng phải loại bỏ chúng theo các quy định của WTO) Để tìm hiểu hơn về các rào cản kỹ thuật trong thương mại như thế nào là đúng quy định của WTO, thông quan phân tích tình huống mà nhóm nhận được sẽ phần nào làm rõ quy định trên

Trang 2

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI

( VIẾT TẮT TBT)

Trong WTO, các rào cản kĩ thuật đối với thương mại được quy định trong Hiệp định về các rào cản kĩ thuật đối với thương mại (sau đây gọi là ‘Hiệp định TBT’) Hiệp định TBT ra đời trong khuôn khổ của WTO với mục đích là làm sao để các quy định pháp luật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm và công nhận không gây ra những trở ngại không cần thiết Trong thương mại quốc tế, các

“rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/ hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT) Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo

vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo

hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”

Hiệp định TBT thừa nhận sự đóng góp quan trọng mà các tiêu chuẩn quốc

tế và các hệ thống đánh giá hợp chuẩn có thể đem lại bằng việc cải thiện hiệu quả sản xuất và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế Tuy nhiên, Hiệp định TBT muốn đảm bảo rằng các quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn,bao gồm các yêu cầu

về đóng gói, đánh dấu và ghi nhãn, cũng như các thủ tục đánh giá hợp chuẩn, hợp quy không gây ra trở ngại không cần thiết chothương mại quốc tế Hiệp định TBT thừa nhận rằng bất cứ thành viên nào cũng có quyền áp dụng các biện

Trang 3

pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo

vệ cuộc sống hay sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ môi trường, hoặc để ngăn ngừa các hành vi lừa đảo, ở mức độ mà các thành viên này xét thấy là thích hợp, với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách sẽ gây ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các thành viên có điều kiện tương tự nhau hoặc nhằm hạn chế một cách trá hình đối với thương mại quốc tế

Hiệp đinh TBT còn là bộ luật ứng xử trong việc soạn thỏan, thông quan và

áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan trương ương của các thành viên; quy định cách thức để các chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ áp dụng các quy định riêng của mình; quy trình về quy trình đánh giá sản phẩn tuân thủ các tiêu chuẩn của một nước…

Về vai trò của TBT

Để đảm bảo xu hướng tự do hóa thương mại, các nước đã cắt giảm các hàng rào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước và nhằm các mục đích kinh tế, chính trị, xã hội khác Tuy vậy, không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều được phép sử dụng, một số biện pháp không có cơ sở khoa học đều bị WTO cấm hoặc cắt giảm như cấm nhập khẩu hạn chế định lượng… và hệ thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng nhập khẩu Hàng rào kỹ thuật bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi loại hàng rào lại có vai trò nhất định Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật

có vai trò nhất định: đảm bảo chất lượng hàng hóa; bảo vệ môi trường; trách nhiệm xã hội Đối với việc đảm bảo chất lượng của hàng hóa Vai trò này được thể hiện: những quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa sẽ tác động đến nhà sản xuất phải nâng cao năng suất, cải tiến quy trình sản xuất để làm ra được sản phẩm đáp ứng được các điều kiện trên Và như vậy, hàng hóa được sản xuất, lưu thông trên thị trường đảm bảo về chất lượng Những hàng rào liên quan đến vấn đề môi trường như các quy định

Trang 4

về việc dán nhãn sinh thái, có vai trò ngăn cản những sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến môi trường được nhập khẩu vào một quốc gia nhằm bảo vệ môi trường của quốc gia đó nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với xã hội Thông qua hàng rào kỹ thuật, các quốc gia có thể bảo vệ được sức khỏe của con người, động vật, bảo vệ các lợi ích khác

II TÌNH HUỐNG

Xét thấy việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các loại động vật hoang dã nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Canada ban hành quy định nhằm bảo vệ các động vật có vú trên biển Theo đó, động vật có vú trên biển nói chung, cá voi trắng và cá heo nói riêng trên biển nhiệt đới đông Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ thông qua việc cấm nhập khẩu

cá ngừ vây xanh đánh bắt bằng lưới gây nguy hiểm cho các loài động vật có vú trên biển Trong khi đó, ngư dân đánh bắt cá ngừ vây xanh của Việt Nam đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Giả sử Việt Nam đã kiện Canada ra trước WTO Để thực thi phán quyết của DSB, Canada đã sửa đổi đạo luật, chấp nhận nhập khẩu cá ngừ vây xanh với điều kiện dán nhãn “an toàn động vật có vú trên biển” lên sản phẩm cá ngừ vây xanh Theo đó, tất cả cá ngừ vây xanh, không phân biệt nơi nó được bắt hay quốc tịch của tàu cá, phải có xác nhận chứng minh rằng cả hai không sử dụng, trang bị loại lưới đánh bắt nhằm vào động vật có vú trên biển và không có động vật có vú đã bị giết hoặc bị thương nặng bởi cách đánh bắt này Việc Canada sửa đổi quy định pháp luật trong nước được tiến hành đúng thời hạn hợp lý sau khi

có phán quyết của DSB

Trang 5

1 Đánh giá quy định của Canada trong nỗ lực bảo vệ môi trường nói chung

Trong giai đoạn hiện nay trước hoạt động của con người đang xâm phạm đến môi trường sống của các loài động vật có vú trên biển như cá voi trắng, cá heo Thông qua quá trình sống của con người đã làm đang bị suy giảm về số lượng cá thể, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Việc bảo vệ các loài động vật có vú trên biển là vô cùng cần thiết Và đó là nhiệm vụ không phải riêng của bất cứ quốc gia nào, mà đó của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhiệm

vụ của toàn loài người, bởi lẽ nếu như các loại này tuyệt chủng sẽ mất đi sự cân bằng về hệ sinh thái dẫn đến môi trường sống của con người mất đi sự cân bằng, lâu dần môi trường số của con người sẽ mất đi và loài người sẽ bị tiêu diệt Việc

sử các loại lưới trong đánh bắt cá ngừ có thể gây nguy hại cho các loài động vật

có vú trên biển, trong đó có cá voi trắng và cá heo là hoàn toàn có cơ sở Cá ngừ được phân bố trong vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, là loài cá kích thước lớn, tốc độ bơi nhanh, kết thành từng đàn, di cư xa bờ, thuộc loài ăn tạp và thích mồi sống Tuy nhiên, theo nghiên của các nhà khoa học cho thấy, tại vùng biển nhiệt đới, cá ngừ thường bơi thành đàn phía dưới đàn cá heo Lợi dụng mối quan

hệ đặc biệt này, các ngư dân đã tìm kiếm đàn cá heo để xác định vị trí của cá ngừ Khi đánh bắt cá ngừ bằng lưới, thường cá heo cũng bị mắc lưới, sau đó dù

có được gỡ ra khỏi lưới và thả lại vào biển, cá heo vẫn bị chết heo vốn đã bị chết Như vậy, quy định của Canada việc cấm nhập khẩu cá ngừ vây xanh đánh bắt bằng lưới gây nguy hiểm cho các loài động vật có vú trên biển là hợp lý và

có những ý nghĩa nhất định đối với việc bảo về môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học

Thứ nhất, giảm thiểu trường hợp cá loại động vật có vú trên biển như cá heo,

cá voi trắng bị chết, bị thương do các vướng phải các loại lưới nguy hiểm trong hoạt động đánh bắt, khai thác cá ngừ

Trang 6

Thứ hai, quy định này góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ động các loài động vật có vú trên biển khi thực hiện hoạt động đánh bắt cá ngừ, ngăn chặn việc sử dụng các phương tiện đánh bắt gây nguy hại Hướng tới việc tìm kiếm các phương thức, giải pháp đánh bắt cá ngừ vừa hiệu quả vừa phù hợp với môi trường

2 Quy định mới của Canada có vi phạm các quy định của WTO không? Nếu có, hãy chỉ ra cơ sở pháp lý?

Hiệp định TBT ra đời đã đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa để xem làm một rào cản hợp pháp Để đánh giá xem một quy định mới quy định về quy chuẩn kỹ thuật có vi phạm các quy định WTO hay không thì phải căn cứ vào các nguyên tắc áp dụng của nó: Hiệp định TBT đã đưa ra 6 nguyên tắc để

từ đó để các quốc gia khi đưa ra tiêu chuẩn bất kì phải tuân thủ khi xây dựng, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật (kể cả các yêu cầu về bao bì, nhãn mác) và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật (các quy tắc kỹ thuật)

Theo diễn biến của tình huống sau khi Việt Nam đã kiện Canada ra trước WTO Để thực thi phán quyết của DSB, Canada đã sửa đổi đạo luật, chấp nhận nhập khẩu cá ngừ vây xanh trong đó đã đưa ra quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối

với cá ngừ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Canada phải: “ dán nhãn “an toàn động vật có vú trên biển” lên sản phẩm cá ngừ vây xanh Theo đó, tất cả cá ngừ vây xanh, không phân biệt nơi nó được bắt hay quốc tịch của tàu cá, phải có xác nhận chứng minh rằng cả hai không sử dụng , trang bị loại lưới đánh bắt nhằm vào động vật có vú trên biển và không có động vật có vú đã bị giết hoặc bị thương nặng bởi cách đánh bắt này” Việc quy định của Canada

như vậy đã quy phạm các quy định của WTO cụ thể là hiệp định TBT liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với thương mại bởi lẽ:

Trang 7

Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) là một loại hàng hóa trong thương mại quốc tế có mặt trong danh mục HS (mã số 030235) Vì vậy, các hoạt động thương mại quốc tế về mặt hàng cá ngừ phải tuân theo những quy định về pháp luật thương mại quốc tế của WTO trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu cá ngừ vây xanh giữa Việt Nam và Canada

Trong vụ việc trên, Canada đã có sự vi phạm quy định của WTO trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) Mục tiêu của Hiệp định

này là “nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này sao cho chúng được các nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ” 1.Quy định của Canada đã gây rào cản kỹ thuật không cần thiết, điều này đã vi phạm quy định tại điểm 2.2

Điều 2 (TBT) như sau: “Các thành viên đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế Với mục đích này, các quy định về kỹ thuật không được gây hạn chế cho thương mại hơn mức cần thiết để hoàn tất một mục tiêu hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự không hoàn tất Các mục tiêu hợp pháp đó là: các yêu cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa hoạt động gian lận; bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, động thực vật hoặc môi trường Khi đánh giá các rủi ro này, các yếu tố liên quan trong số các yếu tố cần được xem xét là: các thong tin khoa học và kỹ thuật hiện có, công nghệ chế biến có liên quan hoặc mục đích sử dụng cuối cùng theo dự tính của các sản phẩm.” Canada cho rằng quy định về việc dán nhãn lên sản phẩm cá

ngừ vây xanh được nhập khẩu là nhằm mục đích bảo vệ môi trường Tuy nhiên,

có thể thấy đây chỉ là lý do bao biện cho việc Canada tạo ra một rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với sản phẩm cá ngừ vây xanh được nhập khẩu vào nước mình

Các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các biện pháp kỹ thuật bao gồm quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật một nước áp dụng với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù

1 http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-cac-hang-rao-ky-thuat-doi-voi-thuong-mai

Trang 8

hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật

đó mà chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, gây khó khăn, cản trở cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước đó Khi các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kỹ thuật với mục đích như vậy có thể được coi là vì mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế tức là hành động đó đã vi phạm quy định của TBT Hiệp định TBT giải thích về các biện pháp kỹ thuật như sau:

Thứ nhất, quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm các quy định về hành chính được áp dụng và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất

Thứ hai, tiêu chuẩn kỹ thuật là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất

Thứ ba, quy trình đánh giá sự phù hợp là quy trình (các thủ tục đánh giá tính phù hợp) là bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật đó có được thực hiện hay không

Như vậy, việc Canada đặt điều kiện dán nhãn “an toàn động vật có vú trên biển” lên sản phẩm cá ngừ vây xanh là một quy chuẩn kỹ thuật Một quy chuẩn

kỹ thuật được cho là không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại nếu nó nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp; không thắt chặt hoạt động

Trang 9

thương mại ở trên mức cần thiết để đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách Khi

vi phạm các điều kiện trên thì quy chuẩn kỹ thuật đó sẽ bị coi là gây cản trở không cần thiết đối với thương mại Các mục tiêu hợp pháp đã được quy định tại khoản 2.2 Điều 2 hiệp định TBT bao gồm: các yêu cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa hoạt động gian lận; bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, động thực vật hoặc môi trường

Thêm vào đó, Hiệp định TBT quy định tại khoản 2.3 Điều 2: “Khi có yêu cầu áp dụng các quy định kỹ thuật và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đã tồn tại hoặc sắp được hoàn chỉnh, các Thành viên sẽ sử dụng chúng, hoặc một phần thích hợp của chúng, để làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật của mình trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan hoặc một phần nào đó của các tiêu chuẩn này là các cách thức không có hiệu quả hoặc không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp theo đuổi, ví dụ như các yếu tố cơ bản về khí hậu hoặc địa lý hoặc các vấn đề cơ bản về công nghệ.” Áp dụng quy định này

đối với quy chuẩn kỹ thuật có thể hiểu là với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, nếu đã có những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế chung liên quan thì các nước thành viên sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật nội địa của mình Mà sản phẩm cá ngừ vây xanh đã có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đồng thời với đó các tiêu chuẩn quốc này cũng không tạo ra sự không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của Canada vì với mục tiêu bảo vệ môi trường mà cụ thể là bảo vệ động vật có vú (cá heo) thì khi xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm cá ngừ vây xanh đã có sự cân nhắc đến yếu tố bảo vệ môi trường Chính vì vậy, Canada phải xây dựng các quy định dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận về cách đánh bắt cá ngừ vây xanh Việc tự mình xây dựng những quy định riêng về việc dán nhãn “an toàn động vật có vú trên biển” lên sản phẩm cá ngừ vây xanh là không hợp lý tạo ra làm thắt chặt hoạt động nhập khẩu cá ngừ vây xanh trên mức cần thiết điều đó có nghĩa là quy định của Canada đã vi phạm quy định của WTO

Trang 10

Giả sử như Canada lập luận với luận điểm cho rằng tiêu chuẩn đó không sử

dụng các tiêu chuẩn quốc tế chung nếu các tiêu chuẩn này không hiệu quả và

không thích hợp để đạt được mục tiêu quốc gia của mình (có thể vì lý do địa lý, khí hậu, công nghệ…) Tuy nhiên Trong trường hợp này, nếu quy chuẩn kỹ thuật dự kiến áp dụng có ảnh hưởng rõ rệt đến thương mại (so với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan), nước thành viên có nghĩa vụ:

 Công bố dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật;

 Tạo cơ hội để các chủ thể liên quan được bình luận về dự thảo đó;

 Cân nhắc các ý kiến bình luận trong quá trình hoàn thiện và thông qua các quy chuẩn kỹ thuật chính thức

Đối với quy định trên Canada hoàn toàn không có động thái công bố dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật cũng như không tạo cơ hội để các chủ thể liên quan (cụ thể ở đây là Việt Nam) được bình luận về dự thảo

Tóm lại, quy định trên của Canada đã vi phạm nguyên tắc “Không gây ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế”

3 Với vụ kiện đã có phán quyết và đã có động thái thực hiện phán quyết trong thời hạn hợp lý như trên, Việt Nam có thể tiếp tục kiện Canada ra trước WTO không?

Với việc quy định “tất cả cá ngừ vây xanh, không phân biệt nơi nó được bắt hay quốc tịch của tàu cá, phải có xác nhận chứng minh rằng cả hai không sử dụng, trang bị loại lưới đánh bắt nhằm vào động vật có vú trên biển và không có động vật có vú đã bị giết hoặc bị thương nặng bởi cách đánh bắt này” mà Canada đã sửa đổi trong việc thực thi phán quyết của DSB Thật chất đây là quy định này đã chi tiết hóa quy định “đánh bắt cá ngừ vây xanh bằng lưới gây nguy hiểm cho các loài động vật có vú trên biển” mà Canada ban hành

nhằm bảo vệ các động vật có vú trên biển trước khi có phán quyết của DSB Đây có thể cho là một động thái tinh vi của nước này khi vừa có thể đảm bảo việc thực thi phán quyết, vừa có thể đảm bảo mục đích ban hành đạo luật của

Ngày đăng: 22/03/2019, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w