1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)

105 375 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam (LV thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi

Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Hà Thị Minh Anh

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DA GIẦY NHẬP KHẨU 6

1.1 Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6

1.1.1 Rào cản trong thương mại quốc tế 6

1.1.2 Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 7

1.1.2.1 Khái niệm 7

1.1.2.2 Các hình thức của rào cản kỹ thuật đối với thương mại 9

1.1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc chính của rào cản kỹ thuật đối với thương mại 10

1.2 Những quy định của EU về rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giầy nhập khẩu 13

1.2.1 Khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại của EU 13

1.2.2 Rào cản kỹ thuật của EU đối với sản phẩm da giầy 15

1.2.2.1 Chỉ thị An toàn Sản phẩm (GPSD) 15

1.2.2.2 Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH) 18

1.2.2.3 Quy định về sản phẩm diệt khuẩn (BPR) 21

1.2.2.4 Chỉ thị về Đóng gói và Chất thải đóng gói 23

1.2.2.5 Chỉ thị về Ghi nhãn sản phẩm Da giầy 24

1.2.2.6 Dấu CE 26

1.2.2.7 Tiêu chuẩn CEN/ISO 28

1.2.3 Thủ tục quản lý về chất lượng thử nghiệm 29

Trang 6

CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CỦA THỊ TRƯỜNG

EU .32

2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam và tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU 32 2.1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam 32

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam 32 2.1.1.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy thế giới 34 2.1.1.3 Các thị trường xuất khẩu chính của da giầy Việt Nam 35

2.1.2 Khái quát về thương mại Việt Nam – EU và tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU 37

2.1.2.1 Khái quát về thương mại Việt Nam – EU 37 2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU 41

2.2 Thực trạng của ngành da giầy Việt Nam đáp ứng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại tại thị trường EU 44 2.2.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước 44 2.2.2 Về phía doanh nghiệp 45

2.2.2.1 Đánh giá năng lực đáp ứng của doanh nghiệp sản xuất da giầy của Việt Nam về rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm da giầy của EU 45 2.2.2.2 Kết luận 50

2.2.3 Về phía phòng thí nghiệm 51

2.2.3.1 Đánh giá năng lực đáp ứng của phòng thí nghiệm Việt Nam về rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm da giầy của EU 52 2.2.3.2 Kết luận 55

2.3 Đánh giá thực trạng đáp ứng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của thị trường EU của ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam 56

Trang 7

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 57

2.3.2.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước 57

2.3.2.2 Về doanh nghiệp 58

2.3.2.3 Về phòng thí nghiệm 60

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CỦA THỊ TRƯỜNG EU 62

3.1 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 – 2025 62

3.1.1 Định hướng chung 62

3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng da giầy của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2025 65

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp để ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của thị trường EU 67

3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 68

3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan 68

3.2.1.2 Nâng cao vai trò của văn phòng TBT 70

3.2.1.3 Tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp 71

3.2.1.4 Nâng cấp phòng thí nghiệm, xây dựng phòng thí nghiệm tiêu chuẩn của Việt Nam để được chứng nhận và công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, được chấp nhận bởi một số nhà nhập khẩu quốc tế 72

3.2.1.5 Hỗ trợ nguồn lực cho các phòng thí nghiệm trong việc mua sắm các trang thiết bị phân tích cho phòng thí nghiệm 73

3.2.1.6 Đào tạo đội ngũ chuyên gia, tư vấn về rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy 74

3.2.2 Một số giải pháp đối với phòng thí nghiệm 75

Trang 8

tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế (thử nghiệm cơ lý – hóa) 75 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể đáp ứng được các quy trình thử nghiệm khắt khe của các thị trường thế giới 76 3.2.2.3 Nghiên cứu thiết bị để có thể tham gia vào việc cung cấp thiết bị đạt chuẩn quốc tế 76 3.2.2.4 Đạt được sự công nhận của các tổ chức quốc tế 77 3.2.2.5 Tham vấn cho chính phủ các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ

thuật, cập nhật tình hình về rào cản kỹ thuật để chính phủ có điều chỉnh phù hợp 79 3.2.3 Một số giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu da giầy (và định hướng xuất khẩu da giầy) 80

3.2.3.1 Thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định mới của tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế liên quan đến lĩnh vực da giày 80 3.2.3.2 Cần có quy định đối với nhà thầu cung cấp nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế 80 3.2.3.3 Từng bước áp dụng công nghệ, nguyên phụ liệu sạch trong sản xuất 81

3.2.3.4 Cải thiện quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng 82 3.2.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực có hiểu biết về rào cản kỹ thuật đối với

da giầy tại doanh nghiệp để phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU 83

KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 1 Rào cản trong thương mại quốc tế 7

Hình 1 1 Nhãn mác của sản phẩm da giầy 25

Bảng 1 1 Danh sách các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và năm ra nhập 13

Bảng 2 1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu da giầy Việt Nam giai đoạn 2009-2015 33

Bảng 2 2 Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam sang các thị trường lớn năm 2016 36

Biểu đồ 2 1 Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2016 32

Biểu đồ 2 2 Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam giai đoạn 2009-2015 34

Biểu đồ 2 3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam giai đoạn 2008-2015 35

Biểu đồ 2 4 Tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang các thị trường lớn năm 2016 36

Biểu đồ 2 5 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU giai đoạn 2009-2015 39

Biểu đồ 2 6 Kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam giai đoạn 2009-2015 40

Biểu đồ 2 7 Tình hình xuất khẩu da giầy Việt Nam vào thị trường EU 42

Biểu đồ 2 8 Tỷ trọng xuất khẩu da giầy Việt Nam vào thị trường EU 42

Biểu đồ 2 9 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu da giầy trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2015 43

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPR The Biocidal Products

Regulation

Quy định về sản phẩm diệt

khuẩn

CE Conformité Européene Sự phù hợp của Châu Âu

CEN European Committee for

Standardization Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu

ECHA European Chemicals Agency Cơ quan hóa chất Châu Âu

EEA European Economic Area Khu vực kinh tế chung Châu

Âu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

ISO International Organization for

Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

REACH

Registration, Evaluation, Authorisation & restriction of

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong quá trình toàn cầu hóa, ngành da giầy nói chung và đặc biệt là ngành da giầy xuất khẩu nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Trong số các thị trường xuất khẩu, từ năm 2009 đến nay, thị trường Liên minh Châu Âu EU luôn là một trong những thị trường xuất khẩu da giầy chủ lực của Việt Nam Tuy nhiên, trong gần 10 năm qua, ngành da giầy xuất khẩu vẫn chưa có những bứt phá về tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này (dù đã có rất nhiều thuận lợi và cơ hội mới được mở ra sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết) Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là

do những sản phẩm da giầy xuất khẩu Việt Nam không vượt qua được các rào cản

kỹ thuật trong thương mại của EU Với hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được ký kết 2015, có hiệu lực vào năm 2018 thì thuế cho sản phẩm da giầy sẽ giảm

từ 12,4% xuống 0% Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành da giầy Việt Nam, song cùng với đó, các rào cản kỹ thuật sẽ ngày càng thắt chặt hơn so với trước khi

ký kết hiệp định Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy sẽ phải đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm da giầy của EU mới có thể tiếp tục giữ vững thị trường và mở rộng thị trường tại châu Âu Với mục đích đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về giải pháp cho ngành xuất khẩu da giầy Việt Nam đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật của EU, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, khái quát hóa những lý luận chung, cơ bản về rào cản kỹ thuật trong thương mại của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu Dựa trên những khái quát chung đó, luận văn đã chỉ ra những quy định chi tiết của EU về rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu, đó là: (i) Chỉ thị An toàn sản phẩm, (ii) Quy chuẩn đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất, (iii) Quy định về sản phẩm diệt khuẩn, (iv) Chỉ thị về đóng gói và chất thải đóng gói, (v) Chỉ thị ghi nhãn sản phẩm giày dép, (vi) Dấu CE và (vii) Tiêu chuẩn CEN/ISO Cùng với đó, luận văn cũng đưa ra thủ tục về quản lý chất lượng phòng thí nghiệm để làm cơ sở đối sánh, đánh giá phòng thí nghiệm ở Việt Nam

Trang 12

Thứ hai, thông qua đánh giá tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam và tình hình xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU, luận văn đã chỉ ra được vai trò vô cùng quan trọng của xuất khẩu da giầy Việt Nam trong nền kinh tế cũng như vai trò của thị trường EU đối với xuất khẩu da giầy Việt Nam Từ đó thấy được tiềm năng, sự cần thiết của việc tiếp tục duy trì và phát triển xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào thị trường EU

Thứ ba, thông qua đánh giá về quy định kỹ thuật của Việt Nam, thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật của EU của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam và thực trạng thử nghiệm đáp ứng các rào cản kỹ thuật của EU của các phòng thí nghiệm, luận văn

đã chỉ ra được kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của ngành da giầy Việt Nam trong việc đáp ứng các ràn cản kỹ thuật của thị trường EU

Thứ tư, trên cơ sở đánh giá thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu của Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu Trên cơ sở định hướng của xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2016 – 2025 của Đảng, nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, luận văn

đã đưa ra ba nhóm kiến nghị đề xuất đối với Nhà nước, đối với phòng thí nghiệm và đối với doanh nghiệp xuất khẩu da giầy để giúp ngành da giầy Việt Nam có thể tiếp tục giữ vững thị trường và đẩy mạnh phát triển xuất khẩu vào thị trường EU

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Da giầy là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam

và là một trong những động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu của cả nước Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015, xuất khẩu da giầy đem về giá trị xuất khẩu lên tới 12 tỷ USD, đóng góp xấp xỉ 7% GDP cả nước

Một trong những thị trường xuất khẩu chính của da giầy Việt Nam là Liên minh châu Âu EU Kim ngạch xuất khẩu của da giầy Việt Nam sang EU hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD và chiếm hơn 30% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam giai đoạn 2009-2015.1

Trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được

ký kết chính thức vào ngày 02 tháng 12 năm 2015, quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và EU được mở ra một “kỷ nguyên mới” Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có sản phẩm da giầy sẽ được áp dụng lộ trình giảm thuế về 0% đến năm 2018 Điều này đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Bariers

to Trade – viết tắt là TBT) áp dụng cho các sản phẩm da giầy nhập khẩu từ bên ngoài khu vực vào thị trường EU

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại TBT là một trong những hình thức rào cản phi thuế quan mà quốc gia hay khu vực nhập khẩu đưa ra nhằm hạn chế nhập khẩu những sản phẩm kém chất lượng Thị trường EU được đánh giá là một trong những thị trường khắt khe nhất và áp dụng rất nhiều các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến TBT thậm chí chưa biết đến hoặc đầu hàng TBT vô điều kiện Tuy nhiên trong tương lai, để tận dụng những lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU cũng như muốn giữ vững thị phần và

1 Tác giả tổng hợp theo nguồn số liệu từ website chính thức của Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách Việt Nam ( www.lefaso.org.vn )

Trang 14

tiếp tục mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật đối với thương mại cho sản phẩm da giầy của EU

Từ nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đáp ứng

rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Luận án Tiến sỹ “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu của Việt Nam” năm 2005 của tác giả Trần Văn Nam – Đại học Kinh tế quốc dân, nêu ra các lý thuyết về hàng rào kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ, từ

đó đánh giá những khó khăn thách thức đối với hàng thủy sản Việt Nam trong việc đáp ứng hàng rào kỹ thuật đó

Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho thủy sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ” năm 2008 của tác giả Trần Thanh Hà – Đại học Ngoại thương Hà Nội, cũng đưa ra các lý thuyết về hàng rào kỹ thuật đối với hàng thủy sản của Việt Nam, khó khăn thách thức và giải pháp vượt qua những khó khăn, thách thức đó

Luận văn Thạc sỹ “Các biện pháp vượt rào cản đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO” của tác giả Nguyễn Huy Hùng – Khoa Kinh tế Đại học thương mại, đưa ra lý thuyết rào cản đối với hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ và các biện pháp vượt rào cản

Trang 15

Luận văn Thạc sỹ “Một số quy chế hạn chế nhập khẩu hàng hóa của EU và giải pháp đối với Việt Nam trong việc ứng phó” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh – Đại học Ngoại thương Hà Nội, đưa ra các quy chế hạn chế nhập khẩu của EU, những khó khăn đối với Việt Nam và giải pháp ứng phó đối với các quy chế đó Như vậy có thể thấy chưa có một nghiên cứu nào về sự đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại tại thị trường EU cho các sản phẩm da giầy Việt Nam: đánh giá thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam và giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn rào cản đó Vì vậy

tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam” để tập trung nghiên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự đáp ứng trước rào cản kỹ thuật đối

với thương mại tại thị trường EU (của ngành da giầy Việt Nam)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về rào cản kỹ thuật đối

với thương mại và sự đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại của ngành da giầy Việt Nam trong không gian các nước EU

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu của luận văn là kể từ năm

2009 sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

và đưa ra những giải pháp cho ngành da giầy Việt Nam đáp ứng tốt hơn các rào cản

kỹ thuật tại thị trường EU từ nay đến năm 2025

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như:

- Phương pháp thống kê và phương pháp đối chiếu – so sánh: dùng các công

cụ thống kê để tập hợp tài liệu xuất bản trong và ngoài nước, số liệu; sau

đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi

- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thập được, cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu để làm sáng tỏ vấn đề

Nguồn số liệu sử dụng là các số liệu thứ cấp được lấy từ những nguồn tin cậy: website chính thức của Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn), của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn), của Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách Việt Nam (www.lefaso.org.vn), của Trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO và báo cáo điều tra thị trường của Viện nghiên cứu Da giầy và dự án EU – MUTRAP

6 Những điểm mới của luận văn

Luận văn không chỉ tìm hiểu sâu về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của thị trường EU đối với ngành da giầy mà trên cơ sở các lý thuyết đó luận văn đánh giá thực trạng đáp ứng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại tại thị trường

EU của ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam Thông qua các đánh giá đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn các rào cản kỹ thuật đối với thương mại cho ngành da giầy tại thị trường EU

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn thạc sĩ gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu

Trang 17

Chương 2: Thực trạng ngành da giầy Việt Nam đáp ứng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của thị trường EU

Chương 3: Đề xuất giải pháp để ngành da giầy Việt Nam đáp ứng tốt hơn rào cản kỹ thuật đối với thương mại của thị trường EU

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp của TS

Vũ Thị Quế Anh Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình cũng như những ý kiến quý báu của Cô trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Trang 18

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG

THƯƠNG MẠI CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DA GIẦY NHẬP KHẨU 1.1 Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.1.1 Rào cản trong thương mại quốc tế

Thuật ngữ “rào cản thương mại” được hiểu là bất kỳ biện pháp hay hành động nào của chính phủ kiểm soát đối với dòng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ quốc tế Rào cản trong thương mại quốc tế thường được thể hiện trong các chính sách thương mại và các chính sách hoặc cơ chế quản lý trong tổng thế hệ thống pháp luật của một quốc gia

Theo cách tiếp cận của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hiện nay các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rảo cản trong hoạt động ngoại thương nhưng tựu chung lại có hai nhóm lớn: rào cản thuế quan (Tariff barriers) và rào cản phi thuế quan (Non-tariff barriers)

Rào cản thuế quan được hiểu là các loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa

đó được vận chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác Trong khi đó, rào cản phi thuế quan là các chính sách khác, không phải thuế quan, được chính phủ các nước sử dụng nhằm làm giảm lượng hàng nhập khẩu hoặc tăng lượng hàng xuất khẩu [1]

Rào cản thuế quan mặc dù xuất hiện sớm hơn rào cản phi thuế quan, được sử dụng phổ biến hơn và là hình thức hạn chế mậu dịch quan trọng Tuy nhiên, cùng với xu thế thương mại tự do hiện nay, các hiệp định thương mại tự do song phương,

đa phương, khu vực được ký kết ngày càng nhiều, các rào cản thuế quan đang dần được các quốc gia xóa bỏ, thay thế bằng các rào cản phi thuế quan, một trong những công cụ bảo hộ tinh vi hơn

Các rào cản phi thuế quan được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới như: cấm xuất nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa, các thủ tục và quy định hải quan, các quy định về môi trường, sở hữu trí tuệ, rào cản kỹ thuật đối với thương mại… Trong số đó, rào cản kỹ thuật đối với thương mại là một

Trang 19

trong những rào cản phi thuế quan được ưa chuộng nhất trên thế giới, nhất là các nước phát triển

Sơ đồ 1 1 Rào cản trong thương mại quốc tế

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.1.2 Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.1.2.1 Khái niệm

Thuật ngữ “Rào cản kỹ thuật đối với thương mại” được dịch từ thuật ngữ

“Technical Barrier to Trade” Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rào cản kỹ thuật đối với thương mại TBT Thuật ngữ “Rào cản đối với thương mại” được đề cập trong “Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại” của Tổ chức Thương mại thế giới Tuy nhiên, thuật ngữ này trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại chưa được định nghĩa rõ ràng mà mới chỉ được thừa nhận như một thỏa thuận: “Thừa nhận sự đóng góp quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp có thể mang lại trong vấn đề này thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế… Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man

Trang 20

trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các quy định của hiệp định này” Tuy không đưa ra định nghĩa chính xác về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, nhưng hiệp định TBT của WTO đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp Theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO ở điều 1,

phụ lục 1, “Quy chuẩn kỹ thuật (Technical regulation) là văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng

là bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định”

Theo Điều 2 phụ lục 1 của hiệp định TBT, “Tiêu chuẩn (Standard) là văn bản

do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.”

Theo điều 3 Phụ lục 1 cũng của Hiệp định TBT, “quy trình đánh giá sự phù hợp (Conformity assessment procedures) là bất cứ quy trình nào được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định các yêu cầu liên quan trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có được thoả mãn hay không.”

Như vậy, theo định nghĩa của hiệp định, “quy chuẩn kỹ thuật” được hiểu là các yêu cầu bắt buộc phải áp dụng, còn “tiêu chuẩn” là những yêu cầu tự nguyện áp dụng Và “quy trình đánh giá sự phù hợp” được sử dụng để đánh giá các yêu cầu liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật có được đáp ứng hay không

Trang 21

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 cũng đưa ra định nghĩa về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, đó là “những quy định mang tính chất

xã hội” Theo đó, “các quy định mang tính chất xã hội là các quy định do một nhà nước đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi trường; căn cứ vào rào cản kỹ thuật thương mại, người ta có thể nhận thấy các mục tiêu này thông qua việc một nước ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào nước mình”

Còn theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu EC, thuật ngữ “hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” liên quan tới những quy chuẩn bắt buộc và những tiêu chuẩn tự nguyện điều chỉnh những đặc điểm cụ thể của sản phẩm như kích thước, hình dáng, thiết kế, nhãn mác, quy cách đóng gói, tính năng hoặc hiệu suất…

Từ các thừa nhận và định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng rào cản kỹ thuật trong thương mại là một hình thức của rào cản phi thuế quan được các nước nhập khẩu xây dựng nên thông qua việc đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật Hàng hóa nếu không đạt được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của nước nhập hàng

Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại này về nguyên tắc là cần thiết và hợp

lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng cho sức khỏe con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được các nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu Do đó, chúng được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”

1.1.2.2 Các hình thức của rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Hệ thống rào cản kỹ thuật trên thế giới ngày càng được cập nhật với các hình thức mang tính bảo hộ cao, tinh vi và phức tạp hơn để thay thế các công cụ không phù hợp với quy định của WTO Rào cản kỹ thuật đối với thương mại theo cách

Trang 22

phân loại của WTO trong “Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại” được chia thành ba loại sau đây:

 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị

áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ) Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không tuân thủ được các quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật, sản phẩm đó không được phép lưu hành trên thị trường

 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức uy tín chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc Tức là nếu sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường, hàng hóa của doanh nghiệp vẫn được phép lưu hành trên thị trường đó

 Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy chuẩn/ tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure) tức là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu

Hay trong báo cáo “Giao thương với liên minh Châu Âu” tại hội nghị của MUTRAP, rào cản kỹ thuật được chia thành ba hình thức chính như sau:

- Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn đối với các sản phẩm chế tạo

- Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn lương thực thực phẩm

- Các yêu cầu và tiêu chuẩn về môi trường

Tuy nhiên, việc phân loại các rào cản kỹ thuật trên phạm vi quốc tế thực chất chỉ mang tính chất tương đối Chúng ta khó có thể liệt kê và nhận biết được hết tất

cả các loại rào cản kỹ thuật trên thế giới Bởi cách thức các nước áp dụng hàng rào

kỹ thuật ngày càng tinh vi, khéo léo để phục vụ cho những mục đích khác nhau

1.1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc chính của rào cản kỹ thuật đối với thương mại

“Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại” được thông qua trong

khuôn khổ WTO là nhằm mục đích: thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử

dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ

Trang 23

Theo đó, Hiệp đinh TBT của WTO đưa ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:

- Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại

Trước hết, các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường Khi đưa ra các cản trở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụng những cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất

Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại quốc tế Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi đưa ra không được quá khắt khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết để đánh giá một sản phẩm phù hợp với luật lệ trong nước và các quy định của nước nhập khẩu

- Minh bạch:

Một thành viên của WTO có kế hoạch đưa ra một biện pháp có thể có tác động quan trọng đến thương mại phải thông báo cho WTO và phải được các nước khác trong WTO thông qua dự thảo luật

- Không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia:

Một biện pháp không được phép phân biệt trong các nước nhập khẩu khác nhau và nên áp dụng chung một cách thức đối với cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự trong nước

- Bình đẳng

WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau

Trang 24

Khi các nước công nhận các biện pháp kỹ thuật của nhau sẽ giúp làm giảm chi phí điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn của các nước khác Hơn nữa, do khoảng cách về thời gian giữa thời điểm ban hành các tiêu chuẩn

kỹ thuật quốc tế với thời điểm tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đó vào hoạt động sản xuất của một quốc gia có thể diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng có cơ hội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế Việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ hơn

- Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (hài hòa hóa): bất cứ khi nào có thể, những

tiêu chuẩn quốc tế nên được dùng như cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật Tiếp theo, hiệp đinh TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC Là những tổ chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này

- Công nhận lẫn nhau (sự tương đương):

Theo WTO, những thành viên của WTO nên xem xét việc chấp nhận các quy chuẩn kỹ thuật của các thành viên khác tương đương như các quy chuẩn kỹ thuật của mình, để đảm bảo rằng những quy chuẩn kỹ thuật này là biện pháp hiệu quả để giải quyết mục tiêu các quốc gia theo đuổi

Bởi để chứng minh được sản phẩm của mình phù hợp với quy định kỹ thuật của các nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau, đòi hỏi sự tốn kém về mặt chi phí Tuy nhiên, khi các nước thừa nhận các quy chuẩn kỹ thuật của nhau, nhà xuất khẩu khi đó sẽ chỉ phải chi trả các chi phí tiến hành kiểm tra, chứng minh các tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra đó sẽ được chấp nhận ở các quốc gia khác

Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chức đánh giá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêu chuẩn hóa

Trang 25

quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một trình độ kỹ thuật hoàn chỉnh

1.2 Những quy định của EU về rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giầy nhập khẩu

1.2.1 Khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại của EU

Liên minh châu Âu – EU là khối kinh tế và chính trị bao gồm 28 quốc gia khu vực châu Âu 28 quốc gia được liệt kê dưới đây cùng với thời điểm ra nhập EU

Bảng 1 1 Danh sách các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và năm ra nhập

Hà Lan (1958)

Ba Lan (2004)

Bồ Đào Nha (1986) Romania (2007) Slovakia (2004) Slovenia (2004) Tây Ban Nha (1986) Thụy Điển (1995) Anh Quốc (1973)

Nguồn: Theo trang thông tin điện tử của Liên Minh Châu Âu ( www.europa.eu ) [39]

Theo ước tính của EU, dân số của EU vào năm 2016 đạt 510,1 triệu người [38], GDP năm 2014 đạt 14 nghìn tỷ euro [39], tương đương 15,26 nghìn tỷ đô la

Mỹ Những con số đó cho thấy EU là một thị trường rộng lớn, với mức thu nhập cao, là thị trường đầy hứa hẹn, tiềm năng cho các nước xuất khẩu Không chỉ vậy, một vài quốc gia như: Nauy, Iceland, Liechtenstein mặc dù không phải là thành viên của Liên minh Châu Âu, tuy nhiên vẫn là một phần của khu vực được biết đến

là Khu vực Kinh tế chung Châu Âu (European Economic Area-EEA) Các quốc gia

Trang 26

này có các thỏa thuận với EU và thường xuyên tự nguyện áp dụng các quy định của

EU Do đó, những quy định kỹ thuật của EU cũng được áp dụng ở những nước này Ngoài ra, một số quốc gia khác đang trong tiến trình nỗ lực trở thành thành viên của

EU như Thổ Nhĩ Kỳ và một số bang hình thành từ khu vực Yugoslavia cũ Điều đó cho thấy tiềm năng to lớn của khu vực này đối với các nước xuất khẩu, trong đó có các nước xuất khẩu da giầy

Luật pháp và các yêu cầu pháp lý tại EU được đưa ra bởi hai cơ quan tối cao của Liên minh Châu Âu Đó là Ủy ban Châu Âu (European Commission – EC) và Nghị viện Châu Âu (The European Parliament) Ủy ban Châu Âu là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động của EU, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về luật pháp sẽ thông qua tại EU và Nghị viện châu Âu là đơn vị bầu cử trực tiếp, là nơi bỏ phiếu để áp dụng các đề xuất của Ủy Ban và định hướng tầm nhìn chiến lược cho EU

Uỷ ban Châu Âu là cơ quan trực tiếp đưa ra các quyết định liên quan đến các rào cản kỹ thuật tại thị trường EU Vì vậy, các quy định kỹ thuật mà Ủy ban Châu

ÂU đưa ra sẽ là yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng đối với các nước muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU

Các quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU trước hết phải tuân thủ các quy định của WTO về rào cản kỹ thuật, sau đó là rào cản kỹ thuật tại thị trường EU và cuối cùng là các yêu cầu tại thị trường quốc gia thành viên (nếu có)

EU là khu vực nổi tiếng với những quy định và tiêu chuẩn chọn lựa sản phẩm khắt khe, kỹ lưỡng với công cụ TBT, “rào cản” mà không phải hàng hóa nào cũng

dễ dàng đáp ứng được Hệ thống rào cản kỹ thuật của EU được xem là hệ thống bảo

hộ bằng rào cản kỹ thuật đối với thương mại hiệu quả nhất thế giới hiện nay và phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới

Hệ thống rào cản kỹ thuật đối với thương mại của EU khắt khe bởi nhiều nguyên nhân Đầu tiên, EU là một thị trường cao cấp với người tiêu dùng có thu nhập cao Yêu cầu của họ về hàng hóa chất lượng cao là điều dễ hiểu Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do giữa EU và các nước và khu vực trên thế giới ngày

Trang 27

càng được mở rộng, thuế quan đang dần dần được xóa bỏ, yêu cầu phải giảm thuế quan đối với các nước ký kết hiệp định tự do là điều đương nhiên, vì vậy gia tăng các quy định và tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu là vì mục đích bảo hộ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khối Chính phủ các nước ngày càng quam tâm tới các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và vấn đề môi trường TBT vì vậy là công cụ hữu hiệu của EU để xây dựng các hàng rào kỹ thuật đối với các quốc gia thứ ba nơi có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với hoạt động của kinh tế Châu Âu

1.2.2 Rào cản kỹ thuật của EU đối với sản phẩm da giầy

Các rào cản kỹ thuật tại EU tương đối nhiều và có sự khác biệt đôi chút giữa các quốc gia trong Liên minh Châu Âu Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét đến những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất, phổ biến nhất đối với sản phẩm da giầy và có tác động trực tiếp đến khả năng xuất khẩu sản phẩm da giầy sang thị trường EU

1.2.2.1 Chỉ thị An toàn Sản phẩm (GPSD)

Chỉ thị An toàn Sản phẩm (General Product Safety Directive – GPSD) của EU 2001/95/EC là một quy chuẩn kỹ thuật chung và bắt buộc được EC đưa ra nhằm đảm bảo chỉ có các sản phẩm an toàn được đưa ra thị trường Trong đó, Chỉ thị An toàn sản phẩm định nghĩa những sản phẩm được đưa ra thị trường là những sản phẩm bày bán trên thị trường, hoặc bằng cách khác cung cấp hoặc làm ra để tiêu dùng, hướng đến người tiêu dùng hoặc có thể sẽ được sử dụng bởi người tiêu dùng dưới những điều kiện có thể dự báo trước, ngay cả khi không có ý định được sử dụng bởi người tiêu dùng (chỉ thị EC 2001/59/EC trang 1 đoạn 6) [36]

Chỉ thị An toàn sản phẩm áp dụng khi không có luật pháp EU, các tiêu chuẩn quốc gia, các khuyến nghị của Ủy ban hoặc các quy tắc thực hành liên quan đến an toàn của sản phẩm Nó cũng bổ sung cho luật chuyên ngành Các quy định cụ thể của GPSD áp dụng với sự an toàn của đồ chơi, hàng điện tử và điện tử, mỹ phẩm, hóa chất và các nhóm sản phẩm cụ thể khác trong đó có sản phẩm da giầy

Trang 28

Chỉ thị An toàn sản phẩm thiết lập nghĩa vụ đối với cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của các Quốc gia thành viên Các doanh nghiệp chỉ bán các sản phẩm an toàn trên thị trường, và phải thông báo cho người tiêu dùng về bất kỳ rủi ro nào liên quan đến các sản phẩm mà họ cung cấp Họ cũng phải đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm nguy hiểm nào có mặt trên thị trường có thể được truy tìm để có thể loại

bỏ chúng để tránh rủi ro cho người tiêu dùng

Các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm giám sát thị trường Họ kiểm tra xem các sản phẩm có sẵn trên thị trường có an toàn hay không, đảm bảo pháp luật

về an toàn sản phẩm và các quy tắc được áp dụng bởi các nhà sản xuất và chuỗi kinh doanh và áp dụng biện pháp chế tài nếu cần

Các quốc gia thành viên cũng phải gửi thông tin về các sản phẩm nguy hiểm được tìm thấy trên thị trường sang Hệ thống cảnh báo nhanh đối với các sản phẩm nguy hiểm phi thực phẩm (Rapid Alert System for non-food dangerous products-RAPEX) Đây là công cụ hợp tác cho phép truyền thông nhanh giữa EU và các cơ quan của Khu vực Kinh tế chung Châu Âu về các sản phẩm nguy hiểm để có thể theo dõi chúng ở mọi nơi trên thị trường Châu Âu Các nước thứ ba như Trung Quốc và các tổ chức quốc tế cũng tham gia vào hệ thống giám sát này

Các biện pháp khẩn cấp của EC được áp dụng khi EC nhận thấy có sản phẩm gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với người dùng và cần thu hồi nó từ người tiêu dùng và thu hồi nó trên thị trường Các biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện ví dụ cho các sản phẩm có chứa Dimethylfumarate (DMF)

Đánh giá rủi ro là một phần cơ bản của việc đảm bảo rằng người sử dụng sản phẩm không bị thương và họ không phải chịu bất cứ sự mất mát về tài chính cũng như danh tiếng nào Đánh giá rủi ro là bắt buộc về mặt luật pháp trên tất cả sản phẩm tiêu thụ tại thị trường EU, trong đó có sản phẩm da giầy

Một sản phẩm được GPSD đánh giá rủi ro thông qua những tiêu chí sau đây:

• Mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm

• Thông tin sẵn có cho người sử dụng

• Người sử dụng sản phẩm hướng tới (ví dụ: người cao tuổi hoặc rất trẻ)

Trang 29

• Sản phẩm phải duy trì tính an toàn trong suốt vòng đời của nó, điều này không

có nghĩa rằng sản phẩm đó hoàn toàn không bị lỗi, tuy nhiên nếu sản phẩm có lỗi, lỗi đó không gây ra những rủi ro khác đối với người sử dụng Đối với sản phẩm da giầy, lỗi về tính an toàn có thể bao gồm độ mài mòn của da mũ giầy

và da đế Ngược lại ví dụ về các lỗi về tính không an toàn như độ kết dính không chắc chắn của đề giầy hoặc gót của giầy cao gót

• Sản phẩm cần đảm bảo khả năng truy nguyên theo từng lô hoặc mẻ sản xuất Nhà sản xuất và phân phối có thể truy nguyên và thu hồi sản phẩm về trong trường hợp sản phậm bị đánh giá là không an toàn, rủi ro cao cho người sử dụng

Chỉ thị An toàn sản phẩm cũng đưa ra yêu cầu về trách nhiệm đối với nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm Nhà sản xuất là người sản xuất (nếu trong EU) hoặc người nhập khẩu, là người chủ nhãn hiệu, người sửa chữa hoặc làm mới sản phẩm hoặc là bất cứ người nào thay đổi sản phẩm (sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng) Nhà phân phối là bất cứ người nào trong chuỗi cung ứng mà không ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm, ví dụ như nhà bán lẻ, nhà bán buôn… Nghĩa

vụ của nhà sản xuất và nhà phân phối theo Chỉ thị An toàn sản phẩm như sau:

Đối với nhà sản xuất

• Chỉ bán những sản phẩm an toàn ra thị trường

• Cung cấp thông tin và cảnh cáo ở nơi thích hợp

• Nhãn của sản phẩm có thể nhận biết (đánh dấu lô hàng, mẫu/tham chiếu sản phẩm…)

• Kiểm tra một cách xác đáng (đánh giá rủi ro)

• Tiến hành điều tra về những phàn nàn về độ an toàn, giữ liên lạc với nhà phân phối đã thông báo, thông báo và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền

Đối với nhà phân phối

• Không cố ý cung cấp những sản phẩm không an toàn

• Giữ tài liêu để theo dõi những sản phẩm không an toàn

• Chuyển thông tin về rủi ro cảu sản phẩm đến người tiêu dùng

Trang 30

• Chuyển thông tin những phàn nàn về an toàn cho người sản xuất

• Đào tạo nhân viên để họ có thể nhận biết tầm quan trọng của những phàn nàn

về độ an toàn của sản phẩm

• Thông báo và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền

Chỉ thị này áp dụng với mọi sản phẩm đưa ra thị trường trong đó có sản phẩm

da giầy

1.2.2.2 Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH)

Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất được dịch từ cụm từ tiếng Anh “Registration, Evaluation, Authorisation & restriction of Chemicals”, viết tắt là REACH, là Quy chuẩn (EC) 1907/2006 (Regulation 1907/2006) ban hành ngày 18/12/2006 và hoàn toàn có hiệu lực vào ngày 01 tháng 06 năm 2007 Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất là một quy định của Liên minh châu Âu, được thông qua để cải thiện việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các nguy cơ có thể gây ra bởi hóa chất, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp hóa chất của EU Nó cũng khuyến khích các phương pháp thay thế cho đánh giá nguy hiểm của các chất để giảm số lượng các xét nghiệm trên động vật Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất quy định việc sử dụng và sản xuất hóa chất tại EU thông qua một quá trình đánh giá nghiêm ngặt đối với tất

cả các loại hóa chất

Về nguyên tắc, Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất áp dụng cho tất cả các hóa chất; Không chỉ những sản phẩm được sử dụng trong các quy trình công nghiệp mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ví dụ như trong các sản phẩm làm sạch, sơn và các sản phẩm như quần áo, đồ gỗ và đồ điện gia dụng Để tuân thủ quy định của REACH, các công ty phải tuân thủ quy trình như sau Trước hết, các công ty phải xác định và quản lý các rủi ro liên quan đến các chất họ sản xuất và phân phối tại EU Họ phải chứng minh cho Cơ quan hóa chất Châu Âu (European Chemicals Agency – ECHA) cách sử dụng chất này một cách

an toàn và họ phải đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro cho người dùng Mỗi năm, các công ty phải có trách nhiệm thu thập thông tin về các chất họ sử dụng trong sản

Trang 31

xuất hoặc nhập khẩu với lượng trên 1 tấn mỗi năm Từ đó, họ đánh giá rủi ro tiền ẩn đối với các chất này ECHA và các quốc gia thành viên EU đánh giá thông tin do các công ty đệ trình để kiểm tra chất lượng của hồ sơ đăng ký và các đề xuất thử nghiệm Từ đó ECHA và các quốc gia thành viên đánh giá chất được đệ trình có gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người hay môi trường hay không Nếu một chất bị đánh giá là đáng lo ngại, chất này sẽ được yêu cầu thay thế bằng các giải pháp thay thế phù hợp Những chất bị đánh giá là đáng lo ngại được gọi là Các chất có mức độ quan tâm cao (Substances of Very High Concern - SVHCs) Những chất này được ECHA cập nhật hàng năm tại website của ECHA Hiện nay, số chất trong danh sách SVHCs đã lên tới 155 chất Nếu rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người từ hóa chất các công ty trình lên bị ECHA đánh giá là không thể chấp nhận được, ECHA sẽ áp dụng các biện phát hạn chế Hạn chế có thể sẽ là hạn chế ở một mức độ nhất định chất đó trong sản phẩm hoặc cấm toàn bộ chất đó có thể được sử dụng và đưa ra thị trường (các chất hạn chế được nêu ở phụ lục XVII của REACH)

Danh sách chất bị hạn chế sử dụng (Restricted Substances Lists) còn gọi là danh sách RSLs chứa tên của chất, luật áp dụng, lý do đưa vào danh sách, phương pháp kiểm tra, giới hạn, vật liệu áp dụng và danh sách phòng thí nghiệm được chấp nhận RSLs được cung cấp cho các nhà cung cấp, phòng thí nghiệm và sẽ được rà soát, cập nhật hàng năm

Có một lưu ý về RSLs Đó là đối với các doanh nghiệp lớn, họ thường sử dụng RSLs như một phương thức xây dựng thương hiệu trên thị trường và sử dụng RSLs như một cách phản ánh thông tin về sản phẩm phù hợp với các giá trị của công ty

Đó là lý do vì sao có rất nhiều trường hợp danh sách chất bị hạn chế của các thương hiệu lớn thường nghiêm ngặt hơn so với yêu cầu về pháp lý của Quy chuẩn Đăng

ký, đánh giá và cấp phép hóa chất

Một lưu ý nữa về Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất đó là

“Báo cáo đánh giá an toàn hóa chất” Hệ thống báo cáo đánh giá an toàn hóa chất

là một phần trong quá trình đăng ký REACH Khi nộp hồ sơ đăng ký Quy chuẩn REACH, ECHA yêu cầu phải nộp “Báo cáo an toàn hóa chất” đi kèm Hệ thống này yêu cầu phải đánh giá các đặc thù và tính năng có thể phơi nhiễm của hóa chất,

Trang 32

là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký REACH Đánh giá an toàn hóa học được thực hiện để chứng minh rằng các rủi ro từ việc tiếp xúc với một chất trong quá trình sản xuất và sử dụng được kiểm soát khi áp dụng các điều kiện hoạt động

cụ thể và các biện pháp quản lý rủi ro Các điều kiện sử dụng chất này tạo thành kịch bản phơi nhiễm, đây là một thành phần thiết yếu của báo cáo an toàn hoá chất

Ví dụ như các tính năng liên quan đến nước thải, cần đưa ra các biện pháp để giảm thải ra môi trường khi hàm lượng có thể gây ô nhiễm môi trường vượt trên mức vô hại

EU không có quy định pháp lý cụ thể nào về da và da thuộc Tuy nhiên, sản phẩm thuộc da có thể được điều chỉnh bởi các quy định chung về bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bao gồm các quy định về việc kinh doanh

và sử dụng các chất/hóa chất nguy hại và quy định về sản phẩm làm từ động vật khi nhập khẩu vào EU Trong đó quan trọng nhất là Quy chuẩn Đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất Mặc dù REACH chủ yếu nhắm đến ngành công nghiệp hóa chất tuy nhiên cũng có những tác động đáng kể đối với các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất hàng hóa (bao gồm sản phẩm da giầy)

Về các chất hạn chế bắt buộc và đề nghị (RSLs), sản phẩm da giầy cần lưu ý đến các chất hạn chế bắt buộc và đề nghị như sau:

- Dệt may tự nhiên: Chất bị hạn chế bắt buộc gồm: thuốc nhuộm Azo, PCP Chất hạn chế đề nghị gồm Formaldehyde và kim loại nặng

- Dệt may tổng hợp: Chất hạn chế bắt buộc gồm thuốc nhuộm Azo, Organotins Chất hạn chế đề nghị gồm Formaldehyde, kim loại nặng và thuốc nhuộm phân tán

- Da: Chất hạn chế bắt buộc gồm: thuốc nhuộm Azo, PCP, Organotins, Hexavalent Chromium Chất hạn chế đề nghị gồm Formaldehyde và kim loại nặng

Tuy nhiên để kiểm tra tất cả các chất trong tất cả chất liệu là rất khó khăn trong thương mại Vì vậy thông thường quá trình kiểm tra sẽ được phân loại gồm một loạt các sản phẩm tương tự và các nhà cung cấp sản phẩm tương tự nhau

Trang 33

Những sản phẩm phổ biến nhất sẽ được kiểm tra đầu tiên Từ đó người kiểm tra sẽ xác định chất liệu đó được dùng trong những sản phẩm khác nhau và tham chiếu chéo

Hệ thống Báo cáo đánh giá an toàn hóa chất theo yêu cầu của ECHA, đã được

đề cập ở trên, đặc biệt tác động đến ngành thuộc da Đối với một số chất phụ gia

dùng trong chế biến da thuộc, Báo cáo đánh giá an toàn hóa chất yêu cầu mô tả

đặc thù các chất có nguy cơ gây ô nhiễm, bao gồm tác động nguy hại đến sức khỏe con người tại nơi làm việc (còn gọi là “các yếu tố an toàn nghề nghiệp”) và một số chất hỗn hợp được cho là sẽ tồn dư trong hoặc trên sản phẩm da hoàn thiện có nguy

cơ gây hại khi sản phẩm đó được người tiêu dùng sử dụng Do đó, việc mô tả đặc thù và nguy cơ gây hại của các thành phần liên quan bắt buộc phải là một phần của báo cáo đánh giá an toàn hóa chất, cùng với các nội dung khác mô tả tác động có hại đến sức khỏe con người (còn gọi là “các yếu tố bảo vệ người tiêu dùng”)

Quy định REACH còn áp dụng cho da và sản phẩm da liên quan đến các chất: nickel trong phụ kiện kim loại của giầy và đồ trang trí; chất nhuộm azo trong sản phẩm da; cadmium (còn gọi là carcinogen), trong một số đồ da và đồ phụ kiện bằng

da

1.2.2.3 Quy định về sản phẩm diệt khuẩn (BPR)

Quy định về sản phẩm diệt khuẩn - The Biocidal Products Regulation (BPR) (EU 528/2012) là quy chuẩn kỹ thuật của EU quy định việc đưa vào và sử dụng sản phẩm diệt khuẩn được sử dụng để bảo vệ con người, động vật, vật liệu hoặc vật phẩm chống lại các sinh vật gây hại như sâu bệnh hoặc vi khuẩn bằng các chất hoạt tính có trong sản phẩm diệt khuẩn Quy định này nhằm cải thiện hoạt động của thị trường sản phẩm diệt khuẩn ở EU, đồng thời đảm bảo mức độ bảo vệ cao cho con người và môi trường

Quy định về sản phẩm diệt khuẩn được thông qua vào ngày 22 tháng 5 năm

2012 và áp dụng từ ngày 1 tháng 9 năm 2013 thay thế cho Chỉ thị về Sản phẩm diệt khuẩn số 98/8/EC

Trang 34

Về quy trình cấp phép sản phẩm diệt khuẩn, Các công ty trước hết cần nộp đơn xin phê duyệt một chất hoạt tính (chất diệt khuẩn trong sản phẩm) bằng cách nộp hồ sơ cho ECHA Các chất hoạt tính được đánh giá lần đầu bởi cơ quan có thẩm quyền cấp nhà nước và kết quả của các đánh giá này được chuyển tới Ủy ban Sản phẩm diệt sinh vật của ECHA Việc phê duyệt một chất hoạt tính được cấp trong một số năm nhất định, không quá 10 năm và có thể tái cấp phép Sau khi ECHA phê duyệt một chất hoạt tính, các công ty muốn cung cấp các sản phẩm diệt khuẩn có chứa chất hoạt tính đó trên thị trường phải nộp đơn xin cấp phép sản phẩm

ở cấp quốc gia hoặc cấp Liên minh Cùng với đó các công ty có thể yêu cầu ECHA thiết lập sự tương đương kỹ thuật hoặc sự giống nhau về hóa chất của chất hoạt tính (hoạt tính tương tự) Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cấp phép sản phẩm diệt khuẩn cho các công ty

Nếu ECHA quyết định không phê duyệt đối với các chất hoạt động diệt khuẩn được trình trong hồ sơ của công ty, sau 180 ngày từ quyết định không phê duyệt, sản phẩm có chứa hoạt tính diệt sinh vật sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi thị trường Một sản phẩm có các đặc tính diệt khuẩn (có chứa các hoạt tính diệt khuẩn), chúng cần được gắn nhãn theo BPR Thông tin ghi trên nhãn cần dễ hiểu, dễ quan sát đối với người tiêu dùng và phải chứa các thông tin sau:

- Một bản thuyết minh về sản phẩm đã được xử lý liên quan chặt chẽ tới sản phẩm diệt khuẩn;

- Nơi xác minh, đặc tính diệt khuẩn gắn cho sản phẩm đã xử lý;

- Tên của các chất hoạt tính chứa trong sản phẩm diệt khuẩn;

- Tên của các vật liệu nano chứa trong sản phẩm diệt khuẩn, được viết sau chữ

“nano” trong dấu ngoặc;

- Các hướng dẫn sử dụng liên quan, bao gồm các biện pháp phòng ngừa được thực hiện đối với sản phẩm đã được xử lý diệt khuẩn

Hiện nay, theo thống kê của ECHA, có 22 nhóm hoạt chất sẽ được đánh giá và cấp phép sản phẩm diệt khuẩn bởi ECHA Tuy nhiên trong số 22 nhóm hoạt chất

đó, các doanh nghiệp da giầy sẽ phải đặc biệt lưu ý và xin cấp phép 2 nhóm hoạt

Trang 35

chất: sản phẩm diệt khuẩn vệ sinh cho con người và chất bảo quản cho thực phẩm cũng như nguyên liệu Đây là hai nhóm hoạt chất được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm da giầy hiện nay để xử lý nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm da giầy Vì vậy, các công ty xuất khẩu cần lưu tâm đến hai nhóm này khi xuất khẩu sang thị trường EU

1.2.2.4 Chỉ thị về Đóng gói và Chất thải đóng gói

Chỉ thị về Đóng gói và Chất thải đóng gói - EC Directive on Packaging and Packaging Waste (94/62/EC) đưa ra các yêu cầu đối với các bộ phận của sản phẩm được đóng gói sử dụng khi vận chuyển và giai đoạn bán lẻ trong hành trình của sản phẩm Chỉ thị này được ra đời nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm tác động của bao bì

và chất thải đóng gói đối với môi trường

EU lần đầu tiên đưa ra các biện pháp quản lý chất thải bao gói vào đầu những năm 1980 Chỉ thị 85/339/EEC đưa ra các quy tắc về sản xuất, tiếp thị, sử dụng, tái chế các thùng chứa chất lỏng để sử dụng và xử lý các thùng chứa đã qua sử dụng

Để giải quyết các khía cạnh môi trường của bao bì và chất thải đóng gói, một

số quốc gia thành viên bắt đầu đưa ra các biện pháp của riêng mình trong lĩnh vực này Hậu quả là, sự phân tách luật pháp quốc gia đã xuất hiện, một tình huống đòi hỏi sự hài hoà ở cấp độ Liên minh châu Âu

Để hài hòa các biện pháp quốc gia liên quan đến việc quản lý bao bì và chất thải đóng gói và để ngăn ngừa hoặc giảm tác động của nó đối với môi trường, Chỉ thị 94/62/EC đã được thông qua Chỉ thị nhằm mục tiêu cung cấp mức độ bảo vệ môi trường cao và đảm bảo hoạt động của thị trường nội bộ để tránh những trở ngại đối với thương mại và bóp méo sự cạnh tranh trong nội khối cũng như đối với nước thứ ba

Năm 2004, Chỉ thị đã được sửa đổi để cung cấp các tiêu chí làm rõ định nghĩa của thuật ngữ "bao bì" và tăng mục tiêu thu hồi và tái chế chất thải bao bì Năm

2005, Chỉ thị đã được sửa lại để tạo ra các thời kỳ chuyển tiếp mới cho các nước thành viên để đạt được các mục tiêu thu hồi và tái chế

Trang 36

Bản sửa đổi mới nhất của Chỉ thị về bao bì và xử lý bao bì đã diễn ra vào ngày

29 tháng 4 năm 2015 cùng với việc thông qua Chỉ thị 2015/2020 của Nghị viện Châu Âu và Chỉ thị 94/62/EC của EC sửa đổi về việc sử dụng túi vận chuyển bằng

“nhựa nhẹ” (chất dẻo có độ dày dưới 50 microns2)

Các quy định chính của chỉ thị về đóng gói bao gồm:

- Tối thiểu: Theo chỉ thị, để tối thiểu lượng tiêu thụ túi nhựa, các Quốc gia thành viên nên áp dụng các biện pháp để giảm đáng kể lượng tiêu thụ túi vận chuyển bằng nhựa phù hợp với các mục tiêu chung của chính sách thải chất thải của Liên minh và hệ thống phân loại chất thải như được quy định trong Chỉ thị 2008/98/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu

- Không chứa chất độc hại: bao bì của sản phẩm không được phép chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây hại lớn cho môi trường và người sử dụng

- Có khả năng xoay vòng và tái sử dụng: bao bì của sản phẩm cần có khả năng tái chế và tái sử dụng nhằm giảm thiểu lượng rác sẽ xả ra môi trường trong tương lai Mục tiêu tái chế bao gồm mỗi loại khác nhau của nguyên liệu đối với giấy và cardboard là 60%

- Chứa ít các kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium and hexa crom) (kim loại nặng là những chất nếu vượt quá một tỷ lệ nhất định được sử dụng để sản xuất bao bì sẽ gây tác động xấu, bệnh tật cho người sử dụng và gây hại lớn cho môi trường)

1.2.2.5 Chỉ thị về Ghi nhãn sản phẩm Da giầy

Da giầy cung cấp tại Liên minh Châu Âu phải được ghi nhãn theo Chỉ thị EU 94/11/EC Đây là quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc mà các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy sang thị trường EU phải tuân thủ Chỉ thị EU 94/11/EC được Nghị viện châu

Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu đưa ra vào năm 1994 Chỉ thị này đưa ra một hệ thống ghi nhãn chung cho các bộ phận chính (các nguyên vật liệu cấu thành các bộ phần chính) của sản phẩm da giầy được bán tại EU

2 1 micron = 0.001 mm

Trang 37

Các bộ phận của giầy và nguyên phụ liệu cần xuất hiện trên nhãn thông qua ý nghĩa của một số thuật ngữ hoặc hình ảnh minh họa Nhãn phải được gắn trên ít nhất một chiếc giầy (chiếc bày trên giá) với hình ảnh minh họa như sau:

Các bộ phận của giầy được phân loại theo vật liệu cấu thành như sau:

• Mặt ngoài & lớp lót – 80% diện tích bề mặt nhìn thấy

Trang 38

giầy vào thị trường Châu Âu trong chuỗi cung ứng phải đảm nhận trách nhiệm này Các nhà bán lẻ vẫn chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm da giầy mà họ bán mang nhãn hiệu thích hợp

Ngoài các nhãn mác bắt buộc, nhà sản xuất có thể gắn nhãn sinh thái một cách

tự nguyện Nhãn mác này giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm họ sử dụng có tác động thấp tới môi trường thông qua thông tin về vòng đời của giày dép (từ sản xuất, sử dụng và thải bỏ) được cung cấp trên nhãn sinh thái

Việc ghi nhãn giày dép và các bộ phận chính của giày dép cung cấp cho người tiêu dùng thông tin để họ có thể đưa ra các quyết định mua sắm thông minh Chỉ thị cũng giúp bảo vệ ngành công nghiệp da giày của EU khỏi cạnh tranh không lành mạnh từ các nước khác và tăng cường hoạt động của thị trường nội bộ ở Liên minh châu Âu (EU)

1.2.2.6 Dấu CE

CE là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Conformité Européene” nó có nghĩa

là “Sự phù hợp của Châu Âu” Thuật ngữ ban đầu được sử dụng là “EC Mark” và

nó đã được chính thức thay thế bằng “CE Marking” trong Chỉ thị 93/68/EEC năm

1993 “CE Marking” hiện nay được sử dụng trong tất cả các tài liệu chính thức của

EU

Khi sản phẩm da giầy đã đáp ứng được tất cả các quy định kỹ thuật của EU, doanh nghiệp sản xuất da giầy sẽ phải gửi mẫu nguyên vật liệu và sản phẩm đến các phòng thí nghiệm, tổ chức uy tín để được cấp chứng nhận an toàn của EU Chứng nhận này là dấu CE trên sản phẩm Sản phẩm nào được in dấu CE thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó thỏa mãn những yêu cầu của tiêu chuẩn Châu Âu Khi tổ chức đánh giá kiểm tra sản phẩm đã phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn CE thì nhà sản xuất sẽ được họ cấp cho giấy chứng nhận CE, lúc đó phía nhà nhà xuất mới có thể gắn dấu CE trên sản phẩm của mình và sản phẩm đó có thể lưu thông vào thị trường Châu Âu

Ở Châu Âu các nhà sản xuất, họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn CE nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu đề ra về sản

Trang 39

phẩm do họ sản xuất Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng

do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra

Vì vậy thường là những công ty tầm cỡ có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới dám tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới một tổ chức đánh giá có thẩm quyền giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ

là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu

Đối với các nhà sản xuất nằm ngoài Châu Âu và không có văn phòng đại diện

tại Châu Âu sẽ không được phép tự công bố đạt CE mà phải có sự kiểm tra xác

nhận của bên thứ ba, gọi là các tổ chức đánh giá có thẩm quyền Các tổ chức này sẽ đánh giá sản phẩm và hồ sơ kỹ thuật theo các chỉ thị và tiêu chuẩn của Châu Âu một cách độc lập và cấp chứng nhận cho sản phẩm, nếu đạt yêu cầu Một điều lưu ý là tổ chức chứng nhận phải có văn phòng ở Châu Âu và phải có giấy phép Các hồ sơ kiểm tra đánh giá phải được lưu trữ tại Châu Âu để làm bằng chứng và phải luôn sẵn sàng xuất trình khi có yêu cầu

Như vậy dấu CE gồm 2 phần:

Trang 40

1.2.2.7 Tiêu chuẩn CEN/ISO

Tiêu chuẩn CEN/ISO là một tiêu chuẩn kỹ thuật tự nguyện được thỏa thuận và thiết lập giữa Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization, viết tắt ISO) và Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu (the European Committee for Standardization, viết tắt là CEN) thông qua Hiệp định Vienna được

ký năm 1991 giữa ISO và CEN, tạo thành hệ thống tiêu chuẩn kép tại thị trường EU ISO là một tổ chức độc lập, phi chính phủ quốc tế với thành viên là 162 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia chia sẻ kiến thức và phát triển tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện để hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho những thách thức toàn cầu ISO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ

ISO cung cấp các thông số kỹ thuật toàn cầu cho sản phẩm, dịch vụ và các hệ thống để đảm bảo chất lượng, độ an toàn và sự hiệu quả ISO cũng là công cụ thúc đẩy thương mại quốc tế ISO hiện nay đã đưa ra hơn 21.000 tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu liên quan, quy định tiêu chuẩn trong các ngành công nghiệp từ công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và y tế

Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu CEN được thành lập năm 1961 bởi các cơ quan tiêu chuẩn của các nước thành viên trong Cộng đồng kinh tế Châu âu và các nước EFTA (Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu) Hiện nay, CEN đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Liên Minh Châu Âu và Khu vực kinh tế Châu Âu bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật tự nguyện thúc đẩy tự do thương mại, an toàn cho người lao động, đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống, kinh doanh, bảo vệ môi trường, khai thác các chương trình nghiên cứu và phát triển

Hiệp ước Vienna cho phép các nước không thuộc CEN có thể sử dụng tiêu chuẩn CEN/ISO để đánh giá các thông số kỹ thuật một cách tự nguyện, tránh trùng lặp với tiêu chuẩn quốc gia cùng với đó thu hồi các tiêu chuẩn gây mâu thuẫn Trong đó ngành da giầy cần lưu ý các tiêu chuẩn CEN TC309 về da giầy, TC289 về

da thuộc, TC248 về dệt may và TC161 về an toàn da giầy

Ngày đăng: 29/12/2017, 18:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Từ Thúy Anh (2013), Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương- Nhà xuất bản Thống kê, tr.181-212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế học quốc tế
Tác giả: Từ Thúy Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2013
2. Bộ Công Thương và MUTRAP (2016), Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Công Thương và MUTRAP
Năm: 2016
6. European Chemicals Agency (ECHA), REACH 7. European Chemicals Agency, Understanding BPR Sách, tạp chí
Tiêu đề: REACH "7. European Chemicals Agency
11. Tracey Epps and Michael J.Trebilcock (2013), Research Handbook on the WTO and Technical Barriers to Trade, The Editors and Contributors Severally Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Handbook on the WTO and Technical Barriers to Trade
Tác giả: Tracey Epps and Michael J.Trebilcock
Năm: 2013
13. ISO & CEN (2016), Guidelines for the implementation of the Agreement on Technical Cooperation between ISO and CEN, 7 th Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for the implementation of the Agreement on Technical Cooperation between ISO and CEN
Tác giả: ISO & CEN
Năm: 2016
14. Paul R.Krugman & Maurice Obstfeld & Marc Melitz (2015), International Economics: Theory and Policy, 10 th , Pearson Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Economics: Theory and Policy
Tác giả: Paul R.Krugman & Maurice Obstfeld & Marc Melitz
Năm: 2015
15. Bùi Xuân Lưu (2002), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục, tr.210-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế ngoại thương
Tác giả: Bùi Xuân Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2002
16. MUTRAP (2009), Báo cáo vượt qua các rào cản tbt để thúc đẩy xuất khẩu sang liên minh Châu Âu, Báo cáo cuối cùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo vượt qua các rào cản tbt để thúc đẩy xuất khẩu sang liên minh Châu Âu
Tác giả: MUTRAP
Năm: 2009
17. MUTRAP (2015), Sổ tay tổng quan chính sách thương mại của liên minh Châu Âu, VCCI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tổng quan chính sách thương mại của liên minh Châu Âu
Tác giả: MUTRAP
Năm: 2015
20. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, Nghị định về việc trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 30/06/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về việc trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ
22. Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam (2016), Cẩm nang về hướng dẫn về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Đại diện phái đoàn liên minh Châu Ấu tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về hướng dẫn về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU
Tác giả: Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam
Năm: 2016
23. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015
Tác giả: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông
Năm: 2016
24. Matthias Popp (2015), Conference Doing business with EU, Hanoi 10 th November Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conference Doing business with EU
Tác giả: Matthias Popp
Năm: 2015
25. Dan Roley (2005), Vienna Agreement on Technical Cooperation between ISO and CEN, ISO Chair Conference Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vienna Agreement on Technical Cooperation between ISO and CEN
Tác giả: Dan Roley
Năm: 2005
26. Đinh Văn Thành (2004), Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Thành
Năm: 2004
27. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê qua các năm 2013- 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê qua các năm
29. United Nations (2003), Conference on Trade and Development, United Nations New York and Geneva 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conference on Trade and Development
Tác giả: United Nations
Năm: 2003
30. Uruguay Round Agreement (1995), Agreement on Technical Barriers to Trade, World Trade Organization Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agreement on Technical Barriers to Trade
Tác giả: Uruguay Round Agreement
Năm: 1995
31. Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, tại địa chỉ http://portal.moit.gov.vn/fta/?page=home , truy cập ngày 18/02/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU
33. Dự án EU-MUTRAP, Vượt qua các rào cản tbt để thúc đẩy xuất khẩu sang liên minh Châu Âu, tại địa chỉhttp://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/finish/52/536, truy cập ngày 20/03/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vượt qua các rào cản tbt để thúc đẩy xuất khẩu sang "liên minh Châu Âu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w