1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LA tiến sĩ)

258 523 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU (LÀ tiến sĩ)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên hướng dẫn của tập thể hướng dẫn khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa công bố trên bất cứ một công trình nào khác

Tác giả

ĐỖ THỊ HÒA NHÃ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế học và Phòng đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Khánh Doanh đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận án

Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn

Tác giả luận án

Đỗ Thị Hòa Nhã

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới của luận án 4

5 Bố cục của luận án 5

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài 6

1.1.1 Các nghiên cứu với nông sản 7

1.1.2 Các nghiên cứu với các nhóm nông sản 9

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 11

1.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính 12

1.2.2 Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực 14

1.3 Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu 19

1.3.1 Về kết quả đạt được 19

1.3.2 Về hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” nghiên cứu 20

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 21

2.1 Cơ sở lý luận 21

2.1.1 Lý luận về nông sản 21

2.1.2 Lý luận về xuất khẩu nông sản 25

2.1.3 Lý luận về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản - Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực 38

Trang 6

2.2 Cơ sở thực tiễn 51

2.2.1 Kinh nghiệm về khai thác các yếu tố tác động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới 51

2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62

3.1 Câu hỏi nghiên cứu 62

3.2 Quy trình nghiên cứu của luận án 62

3.3 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 62

3.3.1 Phương pháp tiếp cận 62

3.3.2 Khung phân tích của luận án 63

3.4 Phương pháp thu thập thông tin 65

3.4.1 Phân loại thông tin 65

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 65

3.5 Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin 66

3.5.1 Phương pháp xử lý thông tin 66

3.5.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 66

3.5.3 Phương pháp phân tích thông tin 66

3.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 77

3.6.1 Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản 77

3.6.2 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu 79

3.6.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của mặt hàng (ngành hàng) 81

Chương 4 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 83

4.1 Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và EU 83

4.1.1 Khái quát về EU 83

4.1.2 Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và EU 85

4.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 89

4.2.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 89

4.2.2 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 91

4.2.3 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 97

Trang 7

4.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị

trường EU 98

4.3.1 Các yếu tố tác động đến cung 98

4.3.2 Các yếu tố tác động đến cầu 107

4.3.3 Các yếu tố hấp dẫn, cản trở 115

4.3.4 Một số yếu tố khác 128

4.3.5 Tổng hợp các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU qua phân tích SWOT 129

4.4 Phân tích tác động của các yếu tố đến xuất khẩu nông sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây của Việt Nam vào thị trường EU - Cách tiếp cận từ mô hình trọng lực 134

4.4.1 Thống kê mô tả 134

4.4.2 Ma trận tương quan giữa các biến số 134

4.4.3 Kết quả kiểm định mô hình 135

4.4.4 Kết quả ước lượng mô hình 137

4.4.5 Nhận xét về tác động của các yếu tố 141

4.5 Đánh giá chung về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 142

4.5.1 Về các yếu tố có tác động tích cực 142

4.5.2 Về các yếu tố có tác động tiêu cực 143

Chương 5 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 145

5.1 Định hướng, mục tiêu và dự báo xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị thường EU đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 145

5.1.1 Định hướng, mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 145

5.1.2 Dự báo xu hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 146

5.2 Quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 148

5.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 148

Trang 8

5.3.1 Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu 148

5.3.2 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có LTSS cao 154

5.3.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng chế biến lớn 155

5.3.4 Mở rộng số lượng mặt hàng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường EU 155

5.3.5 Tích cực mở rộng, khai thác thị trường xuất khẩu 156

5.3.6 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường EU 156

5.3.7 Nâng cao hiệu quả chính sách can thiệp của Nhà nước 157

5.3.8 Giải pháp giảm chi phí vận chuyển 159

5.3.9 Tích cực khai thác các lợi thế của Hiệp định EVFTA 160

5.3.10 Một số giải pháp khác 160

5.4 Kiến nghị 160

5.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 160

5.4.2 Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng 161

KẾT LUẬN 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC 179

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

2 CN và XD Công nghiệp và xây dựng

3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

10 KNNKNS Kim ngạch nhập khẩu nông sản

11 KNXKHH Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

12 KNXKNS Kim ngạch xuất khẩu nông sản

26 TMHC Thương mại hai chiều

29 XKHH Xuất khẩu hàng hóa

30 XKNS Xuất khẩu nông sản

31 XTTM Xúc tiến thương mại

Trang 10

TIẾNG ANH

viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

32 ADA Anti-Dumping Agreement Hiệp định chống bán phá giá

33 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ

34 CCCN Customs Council nomenclature Cooperation Danh mục Hội đồng Hợp tác Hải quan

35 CGE Computable Equilibrium General Cân bằng Tổng thể Khả tính

36 CMEA Council Economic Assistance of Mutual Ủy ban Hợp tác Kinh tế Đa phương

37 CPC Central Classification Product Phân loại Sản phẩm Tập trung

38 CPE Computable Equilibrium Partial Cân bằng bộ phận khả tính

39 EAEC European Atomic Energy Community Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu

40 EC European Community Cộng đồng châu Âu

41 EEC European Community Economic Cộng đồng Kinh tế châu Âu

42 EU European Union Liên minh châu Âu

43 EVFTA EU-Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU

44 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

45 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do

46 GAP Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt

47 GCI Globe Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu

48 GM Gravity Model Mô hình trọng lực

49 GSP Generalized Systems of Prefrences Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập

50 HACCP Hazard Critical Control Point Analysis and Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

52 HS Harmonized commodity description and coding system Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa

Trang 11

STT Từ

viết tắt

Nghĩa đầy đủ

53 IRS Increasing Returns to Scale Hiệu quả tăng theo quy mô

54 ISIC International Standard

56 LM Breusch-Pagan Lagrange

Multiplier Test

Kiểm định nhân tử Lagrange của Breusch và Pagan

57 MRL Maximum Residuals Level Mức dư lượng tối đa

58 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

59 OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

60 PPML Poisson

Pseudo-Maximum-Likelihood

Khả năng tối đa Poisson giả định

61 PSR Product specific rules Quy tắc riêng theo từng

mặt hàng

62 RCA Reveal Comparative Advantage Lợi thế so sánh bộc lộ

63 RTA Regional Trade Agreement Hiệp định Thương mại Khu vực

64 TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật đối với

thương mại

65 TRQ Tariff Rate Quota Hạn ngạch Thuế quan

66 TSP Time Series Processor Xử lý chuỗi thời gian

67 USDA United Stated Department of

Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

68 VAPR Vietnam Agricultural Policy Forum Diễn đàn Chính sách Nông

nghiệp Việt Nam

69 VCCI Vietnam Chamber of Commerce

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1a Nội dung chính của các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa 27

Bảng 2.1b Nội dung chính của các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa (tiếp) 29

Bảng 3.1 Nguồn thu thập một số thông tin cơ bản của Luận án 65

Bảng 3.2 Phân tích SWOT về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản 67

Bảng 3.3 Một số khuyết tật cơ bản của mô hình hồi quy và biện pháp khắc phục 75

Bảng 4.1 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2014 101

Bảng 4.2a Tổng hợp các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU qua phân tích SWOT 131

Bảng 4.2b Tổng hợp các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU qua phân tích SWOT (tiếp) 132

Bảng 4.3 Một số gợi ý giải pháp từ kết quả phân tích SWOT 133

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình REM về tác động của các yếu tố đến KNXK nông sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây của Việt Nam vào thị trường EU 137

Trang 13

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1 Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 41

Sơ đồ 2.2 Chính sách quản lý nhập khẩu đối với nông sản 47

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích của Luận án 64

Sơ đồ 4.1 Thủ tục hành chính về xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU 119

Đồ thị 4.1 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2005 -2015 85

Đồ thị 4.2 Cơ cấu xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005- 2015 86

Đồ thị 4.3 Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang thị trường EU năm 2015 87

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 - 2015 88

Đồ thị 4.5 Tỷ lệ nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam từ thị trường EU năm 2015 88

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào một số đối tác lớn 90

Đồ thị 4.7 Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 91

Đồ thị 4.8 Thị phần nhập khẩu nông sản Việt Nam của thị trường EU 92

Đồ thị 4.9 Kim ngạch và tỷ lệ xuất khẩu một số nhóm nông sản chính của Việt Nam vào thị trường EU 93

Đồ thị 4.10 Tỷ lệ xuất khẩu một số nông sản chính của Việt Nam vào thị trường EU 94

Đồ thị 4.11 Chỉ số RCA của một số nông sản chính của Việt Nam tại thị trường EU 95

Đồ thị 4.12 Tỷ lệ xuất khẩu một số nông sản thô của Việt Nam vào thị trường EU 96

Đồ thị 4.13 Thị phần nhập khẩu nông sản Việt Nam của một số nước EU 97

Đồ thị 4.14 Năng suất lao động của các khu vực kinh tế theo giá hiện hành 107

Đồ thị 4.15 Giá cà phê nhân của một số nước sản xuất lớn trên thế giới giai đoạn 2005-2015 112

Đồ thị 4.16 Giá hồ tiêu của một số nước thuộc Cộng đồng hồ tiêu quốc tế giai đoạn 2005-2015 113

Đồ thị 5.1 Xu hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn đến năm 2025 147

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, đó là diện tích đất đai rộng lớn, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, dân số trẻ, người lao động cần cù, thông minh Những năm qua, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và là trụ đỡ để phát triển nền kinh tế

Nước ta hiện là nền kinh tế hướng về xuất khẩu Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cả nước đạt 162 tỷ USD, tương đương 83,7%GDP [113], trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp Mặc dù tỷ trọng bị giảm dần do sự lấn

át của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản (KNXKNS) vẫn đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 11% KNXK của cả nước1

Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ2 Năm 2015, KNXK của nước ta vào thị trường này là 30,76 tỷ USD, trong đó KNXKNS là 2,531 tỷ USD, tương ứng 8,2% EU trở thành đối tác NKNS lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và ASEAN Điểm đặc biệt trong quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản (XKNS) của Việt Nam

Tuy vậy, vị trí của nông sản Việt Nam tại thị trường EU còn tương đối khiêm tốn Năm 2015, nhóm hàng này mới chiếm 0,5% thị phần NKNS của EU [113] Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là tồn tại “khoảng cách lớn” giữa chất lượng nông sản Việt Nam (nước đang phát triển) với tiêu chuẩn khắt khe của EU (các nước phát triển cao) Về phía Việt Nam, quy trình sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chất lượng nông sản chưa cao, nhiều lô hàng xuất khẩu tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế Trong khi đó, hàng nhập khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt về: vệ sinh an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, v.v…;

Trang 15

Ngày 2/12/2015, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán Theo đánh giá, EVFTA là Hiệp định “thế hệ mới” chất lượng cao, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó có lưu ý đến chênh lệch trình độ phát triển giữa hai bên EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho XKNS của Việt Nam Do vậy, việc phân tích các yếu tố có tác động tới XKNS Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay, thời điểm Hiệp định EVFTA sắp chính thức có hiệu lực là rất cần thiết Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này

Trong những năm gần đây, mô hình trọng lực (mô hình gravity) được đánh giá là một trong những công cụ hữu ích nhất trong việc lượng hóa tác động của các yếu tố tới dòng thương mại Tinbergen là người đầu tiên sử dụng mô hình trọng lực vào năm 1962 Từ thập kỷ 70 trở lại đây, nhiều nhà kinh tế như Bergtrad (1985), Eaton và Kortum (1997), Krugman (2005), tiếp tục hoàn thiện nền tảng lý thuyết của mô hình Quan tâm đến xuất khẩu nông sản, các nghiên cứu thực nghiệm đã nỗ lực bổ sung nhiều yếu tố mới vào mô hình Chẳng hạn, Han - Pil Moon (2012) tập trung phân tích vai trò của Chính phủ, trong khi Eyayu (2014) sử dụng các số yếu tố: số lượng đầu vào sản xuất, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng thể chế, FDI Yanikkaya và cộng sự (2013) quan tâm đến tỷ giá và sự biến động của tỷ giá hối đoái thực tế Yue và cộng sự (2010), Dou và cộng sự (2013) đều đánh giá ảnh hưởng của tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Ngô Thị Mỹ (2016) nghiên cứu tác động của diện tích đất nông nghiệp

Đặc biệt, có một số nghiên cứu quan tâm đến hoạt động XKNS từ “nước đang phát triển” sang “các nước phát triển”, chẳng hạn, Filippini và cộng sự (2003) phân tích tác động của “khoảng cách công nghệ” Tuy vậy, còn rất nhiều yếu tố tác động đến XKNS giữa 2 nhóm nước này trong giai đoạn hiện nay như: gánh nặng chính sách của Chính phủ, việc tham gia vào FTA thế hệ mới của các quốc gia, v.v… vẫn chưa được xem xét Mặt khác, cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề XKNS Việt Nam vào thị trường EU dưới cách tiếp cận từ mô hình trọng lực Xuất phát từ

thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông

sản Việt Nam vào thị trường EU” cho Luận án tiến sỹ của mình

Trang 16

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản, phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản, thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU, luận án đề xuất một

số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

(3) Đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 - 2015 dưới cách tiếp cận của mô hình trọng lực

(4) Đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản, tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU

Trang 17

Phạm vi về thời gian:

Luận án phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản và các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 - 20154; đề xuất các giải pháp, kiến nghị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Phạm vi về nội dung:

(1) Luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, tập trung vào 26 quốc gia là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp, Bulgaria, Rumani (các nước này được xếp theo trình tự thời gian gia nhập EU)

(2) Luận án đi sâu nghiên cứu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay là: cà phê, hồ tiêu, trái cây

4 Những đóng góp mới của luận án

4.1 Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã hoàn thiện một bước cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của nước đang phát triển, có nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, sang các nước phát triển Từ cách tiếp cận của mô hình trọng lực, các yếu

tố này được chia thành 3 nhóm là: các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở

Luận án đã bổ sung vào khung phân tích một số yếu tố có tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU, đó là: các cam kết chính của Hiệp định FTA thế hệ mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, chỉ số công nghệ của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, chất lượng cơ sở hạ tầng của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, gánh nặng chính sách của Chính phủ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Trang 18

sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, rào cản thương mại hiện tại của EU và các cam kết chính của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Phân tích định lượng sử dụng kỹ thuật hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình trọng lực mở rộng để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố sau tới xuất khẩu nông sản và một số mặt hàng nông sản điển hình (cà phê, hồ tiêu, trái cây): GDP bình quân đầu người gộp, dân số gộp, khoảng cách địa lý, chỉ số sẵn sàng công nghệ gộp, chất lượng

cơ sở hạ tầng gộp và gánh nặng chính sách của Chính phủ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Phần lớn kết quả thu được phù hợp với cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

5 Bố cục của luận án

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được bố cục thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở khoa học về các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU

Chương 5: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

C H Ư Ơ N G 1

1.1 Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài

Hiện nay, mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến

trong phân tích vấn đề xuất khẩu nông sản Phương pháp này có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa phân tích truyền thống với hiện đại, giữa phân tích định tính với định lượng Cụ thể, mô hình thường được thể hiện thông qua xem xét các yếu tố có tác động đến XKNS Kết quả nghiên cứu là cơ sở để khuyến nghị các chính sách nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực, từ đó đẩy mạnh XKNS của quốc gia Hiện tại, có 3 mô hình thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, đó là mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE), mô hình cân bằng bộ phận khả tính (CPE) và mô hình trọng lực (GM)

Mô hình CGE còn được gọi là “mô hình dự báo” CGE là công cụ hiệu quả

được sử dụng để lượng hóa tác động của các yếu tố ngoại sinh tương lai, mà phổ biến nhất là một chính sách thương mại mới đến toàn bộ nền kinh tế, coi nền kinh tế hiện tại là một điểm chuẩn Ưu điểm của CGE là dự báo tương đối toàn diện sự thay đổi trong chính sách của một khu vực sẽ tác động tới các khu vực khác và toàn bộ nền kinh tế như thế nào Tuy nhiên, hạn chế của CGE là mô hình không tiến hành đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố đến nền kinh tế

Ngược lại CGE, CPE và GM, còn được gọi là “mô hình hồi cứu”, được sử dụng

để đánh giá tác động của các yếu tố hiện tại đến dòng thương mại giữa hai quốc gia

Mô hình CPE là một công cụ hữu ích trong việc đo lường tác động của thay

đổi trong chính sách thương mại đối với dòng thương mại quốc tế Cụ thể, mô hình thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia vào FTA đến một ngành nào đó, mà bỏ qua những tác động lan tỏa tới các ngành khác do có sự thay đổi về thu nhập và giá cả các yếu tố sản xuất Tuy vậy, chính việc bỏ qua các tác động này lại làm cho kết quả của mô hình chưa thực sự chính xác, toàn diện

Mở rộng hơn CGE, mô hình GM được sử dụng để phân tích tác động của

các yếu tố đến dòng thương mại giữa hai quốc gia Tinbergen (1962) [111] và Poyhonen (1963) [107] là những nhà kinh tế đầu tiên ứng dụng mô hình trọng lực

Trang 20

trong phân tích Theo đó, các ông cho rằng dòng thương mại giữa hai quốc gia bị phụ thuộc bởi quy mô kinh tế của hai nước (thường được đại diện bởi GDP hoặc GNP) và khoảng cách địa lý giữa chúng Kể từ đó, mô hình đã không ngừng được hoàn thiện cả về nền tảng lý thuyết và hệ thống các biến tác động

Những phân tích trên cho thấy, so với CGE và CPE thì GM là mô hình tối ưu trong phân tích các yếu tố tác động tới dòng thương mại giữa các quốc gia Do vậy,

mô hình trọng lực được lựa chọn trong luận án này

Ở nội dung dưới đây, luận án sẽ thực hiện khái quát hóa một số nghiên cứu của nước ngoài sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố có tác động tới

XKNS Việc tổng quan được thực hiện dựa trên một số tiêu chí chính sau: trước hết

là nhóm hàng nghiên cứu, tiếp đó là không gian nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các yếu tố tác động trong mô hình

1.1.1 Các nghiên cứu với nông sản

Nhiều nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố tác động đến XKNS nói chung Thuộc nhóm này có thể kể đến một số tác giả là: Hatab và cộng sự (2010), Atici và cộng sự (2011), Han - Pil Moon (2012), Eyayu (2014)

Quan tâm đến xuất khẩu nông sản của Hi Lạp, Hatab và cộng sự (2010) [87]

phân tích các yếu tố có tác động đến XKNS của Hi Lạp sang 50 đối tác thương mại

quan trọng trong giai đoạn 1994-2008 Tác giả đã bổ sung thêm yếu tố độ mở của

nền kinh tế (của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) vào mô hình trọng lực mở rộng Tuy nhiên, hạn chế của bài nghiên cứu là trong phần phân tích kết quả và khuyến nghị chính sách, tác giả chưa đề cập đến vai trò của yếu tố này

Nghiên cứu xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, Atici và cộng sự (2011) [66] sử dụng

kỹ thuật TSP và số liệu chéo của năm 2006 để phân tích liệu việc gia nhập vào EU

có thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ hay không Trong mô hình trọng

lực mở rộng, tác giả đã bổ sung thêm 2 biến độc lập là: thuế quan (đại diện cho chính sách thương mại) và biến giả thành viên EU Kết quả ước lượng mô hình cho

thấy, việc gia nhập vào EU chỉ làm tăng nhẹ xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ (ít hơn 10% KNXK năm 2006 của nước này) Do vậy, theo tác giả, các nhà làm chính sách nên thận trọng trong kỳ vọng về lợi ích thu được từ hội nhập Tuy nhiên, các

Trang 21

thị trường hiện tại ở EU có thể được cải thiện tốt hơn bằng việc thiết lập một chiến lược Marketing mix hiệu quả liên quan đến các yếu tố khác có tác động tới xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ

Hạn chế của bài nghiên cứu này là tác giả chỉ sử dụng số liệu của năm 2006 Theo đánh giá của Yamarik (2004) [84] mô hình trọng lực sử dụng số liệu chéo của một năm thường mang lại kết quả không ổn định

Nghiên cứu ở Hàn Quốc, Han - Pil Moon (2012) [86] lại tập trung phân tích

vai trò của Chính phủ tới xuất khẩu các nông sản của Hàn Quốc trong giai đoạn 2003-2009 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu chính thức của Chính phủ và số lượng các chuyên gia Hàn Quốc thực hiện công việc xúc tiến bán hàng ở thị trường nước ngoài, cụ thể là các nước đang phát triển

có ảnh hưởng tích cực và đóng vai trò cốt yếu trong thúc đẩy xuất khẩu các nông sản của nước này Có thể thấy, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên trực tiếp lượng hóa sự hỗ trợ của Chính phủ tới XKNS

Phân tích ở Châu Phi, Eyayu (2014) [82] lượng hóa các yếu tố tác động đến

xuất khẩu nông sản của 47 nước tiểu vùng Shara Châu Phi (các nước SSA) trong giai đoạn 2000- 2008 Chi tiết hơn các nghiên cứu trên, các yếu tố tác động đến XKNS được chia thành hai nhóm, nhóm các yếu tố về phía cung và nhóm các yếu

tố về phía cầu; đồng thời, tác giả bổ sung vào mô hình một số yếu tố mới, đó là yếu

tố đầu vào trễ trong sản xuất (được đại diện bằng lượng phân bón sử dụng trên một

héc ta đất sản xuất nông nghiệp của năm trước), cơ sở hạ tầng nước xuất khẩu, chất

lượng thể chế nước xuất khẩu (biến này đánh giá tác động của việc thiết lập thể chế của quốc gia trên các khía cạnh tự do hóa thương mại, quyền tài sản, thủ tục giấy tờ trong hoạt động đầu tư, chất lượng và việc kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực

xuất khẩu nông sản), FDI (được tính theo tỷ lệ trên GDP), chỉ số đa dạng hóa của

nước xuất khẩu Mặc dù kết quả ước lượng cho thấy chỉ có yếu tố trễ đầu vào trong sản xuất có tác động mạnh, có ý nghĩa tới xuất khẩu nhưng những yếu tố mới được

bổ sung vào mô hình có thể là gợi ý hữu ích đối với các nghiên cứu về xuất khẩu nông sản trong giai đoạn hiện nay

Trang 22

1.1.2 Các nghiên cứu với các nhóm nông sản

Nhiều tác giả tập trung phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu các nhóm nông sản cụ thể, phần lớn là nông sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia Một số thuộc nhóm này bao gồm: Lehman và cộng sự (2007), Idsardil (2010), Yanikkaya

và cộng sự (2013), Yue và cộng sự (2010), Dou và cộng sự (2013)

Lehman và cộng sự (2007) [103] tập trung phân tích tác động của liên minh

thuế quan đến xuất khẩu các hàng hóa chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường EU trong giai đoạn 1988-2002 Theo đó, các hàng hóa này được chia thành 16 nhóm trong đó có 3 nhóm nông sản là: nhóm rau, nhóm quả và hạt có thể ăn được và nhóm rau, quả, hạt đã qua chế biến Điểm mới của bài nghiên cứu là trong mô hình

trọng lực, yếu tố chi phí vận chuyển được cụ thể hóa bằng chi phí vận chuyển theo đường biển mà không phải khoảng cách địa lý như mô hình cơ bản Đồng thời, tác

giả sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật ước lượng như: SUR, GMM, OLS nhằm kiểm soát sự tương quan giữa các quan sát chéo Kết quả ước lượng cho 3 nhóm nông sản trên khá phong phú, liên quan đến khía cạnh sự bảo hộ của EU thì việc loại bỏ hàng rào thuế quan và trợ cấp giúp xuất khẩu các nhóm nông sản trên của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường này tăng mạnh

Phân tích ở Nam Phi, Idsardil (2010) [90] sử dụng số liệu mảng giai đoạn

2002-2009 để xác định các yếu tố có tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Nam Phi Điểm mới so với các nghiên cứu trên là

mô hình được bổ sung yếu tố kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tương ứng của nước đối tác (chỉ tiêu này đại diện quy mô của thị trường nhập khẩu) Kết quả ước lượng

mô hình khá phong phú, không theo một xu hướng chung và khác nhau với từng sản phẩm Liên quan đến yếu tố KNNKNS của đối tác, hệ số này có tác động có ý nghĩa, cùng chiều tới xuất khẩu một số mặt hàng

Ở khía cạnh khác, Yanikkaya và cộng sự (2013) [119] tập trung phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực tế và sự biến động của tỷ giá hối đoái thực tế tới xuất khẩu 6 nông sản chọn lọc của Thổ Nhĩ Kỳ là quả vả khô, cam quýt, nho, quả phỉ, nho khô và thuốc lá tới 46 quốc gia Bộ dữ liệu mảng giai đoạn 1971-2010 được sử dụng để phân tích, trong đó, số liệu được tính cho các trung bình 5 năm là

1975, 1980, 1985, …, 2010 Điểm đáng lưu ý là tác giả sử dụng phương pháp ước lượng PPML (kỹ thuật này phù hợp hơn OLS trong trường hợp mô hình có hiện tượng phương sai không đồng nhất và biến phụ thuộc có nhiều giá trị bằng 0)

Trang 23

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, trong khi tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều tới xuất khẩu phần lớn các mặt hàng thì sự biến động của tỷ giá hối đoái (trong cả thời kỳ ngắn hạn và dài hạn) gần như không gây ảnh hướng nào Điều này không phù hợp với cơ sở lý thuyết và được giải thích có thể là do thị trường nông sản Thổ Nhĩ Kỳ phát triển không tương xứng, cụ thể là các nhà sản xuất không có

hệ thống nhà kho, bảo quản hiện đại nên họ không có cơ hội lựa chọn để bán sản phẩm ở mức mong muốn ngay cả khi tỷ giá dao động ở mức cao theo hướng có lợi

Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ tập trung phân tích một số nông sản

và đa phần trong số đó lại là các mặt hàng mà Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí thống lĩnh trên thị trường Những SP này ít chịu tác động của sự biến động trong tỷ giá hối đoái Do vậy,

kết quả thu được chưa thực sự chính xác đối với nông sản nói chung

Ở khía cạnh khác, Yue (2010), Dou (2013) đều quan tâm đến tác động của

tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tới XKNS của Trung Quốc

Yue và cộng sự (2010) [120] tập trung phân tích tác động của tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm mới của EU (có hiệu lực từ năm 2001) đến xuất khẩu chè của Trung Quốc sang thị trường này (được đại diện bằng 14 nước EU) trong giai đoạn 1997-2006 Mô hình có một số điểm mới: thứ nhất, biến phụ thuộc được tính

bằng khối lượng chứ không phải KNXK, yếu tố này có ưu điểm là không chịu tác

động của biến giá Thứ hai, MH bổ sung một số biến độc lập mới là: mức dư lượng

thuốc trừ sâu tối đa (MRL) và biến giả “năm” (ký hiệu là d 2001, nhận giá trị bằng 1 nếu năm nghiên cứu bắt đầu từ 2001 - năm EU bắt đầu thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm mới và bằng 0 trong trường hợp trước năm 2001) Kết quả ước lượng cho thấy, MRL có ảnh hưởng mạnh, ngược chiều tới KNXK, tức là khi nước đối tác gia tăng mức độ nghiêm ngặt về dư lượng thuốc trừ sâu tối đa thì KNXK chè của Trung Quốc sẽ bị sụt giảm mạnh

Trong giai đoạn hiện nay, nông sản là mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm lớn đến chất lượng, đặc biệt là tồn dư hóa chất Do vậy, việc lượng hóa yếu tố này giúp mô hình trọng lực hiệu quả hơn

Dou và cộng sự (2013) [80] cũng tập trung phân tích ảnh hưởng của tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi tắt là MRL) của nước nhập khẩu và Trung

Trang 24

Quốc đến xuất khẩu 11 sản phẩm rau quả của nước này tới thị trường gồm 20 đối tác thương mại trong giai đoạn 1996 - 2010 Tuy nhiên, chi tiết hơn nghiên cứu của Yue (2010), MRL ở đây được thể hiện trên 3 khía cạnh, đó là số lượng, mức độ và

sự nghiêm ngặt của MRL, tương ứng với 3 mô hình hồi quy; mô hình 1 thì MRL được thể hiện bằng lượng thuốc trừ sâu được quy định bởi nước nhập khẩu (ký hiệu

là MRLO); mô hình 2 thì MRL được thể hiện bằng mức độ thuốc trừ sâu được quy định và mô hình 3 thì MRL được thể hiện bằng biến giả Dstandard (bằng 1 nếu nước nhập khẩu áp dụng quy định MRL và bằng 0 trong trường hợp ngược lại) Ngoài ra, bên cạnh việc ước lượng đối với nhóm rau quả nói chung, tác giả còn tách riêng mô hình đối với nhóm rau và mô hình với nhóm quả Kết quả ước lượng cho thấy, xuất khẩu rau quả của Trung Quốc rất nhạy cảm với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các tiêu chuẩn từ phía đối tác

Có thể thấy, phân tích của Dou và cộng sự (2013) có sự tương đồng với

Yue (2010) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Dou phong phú và toàn diện

hơn vì tác giả đã cụ thể hóa chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm qua nhiều tiêu chí khác nhau

Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các

yếu tố tác động đến XKNS của quốc gia Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc

bổ sung các biến mới hoặc kỹ thuật ước lượng mới trong mô hình

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Để có đánh giá khái quát nhất các nghiên cứu về vấn đề XKNS của Việt Nam, trong phần này, luận án sẽ thực hiện tổng quan các phân tích trên cả 2 khía cạnh là phương pháp nghiên cứu và nhóm hàng hóa nghiên cứu Cụ thể:

i) Tiếp cận từ góc độ phương pháp nghiên cứu, luận án phân tích cả nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng

ii) Tiếp cận từ góc độ nhóm hàng hóa, luận án quan tâm đến các nghiên cứu ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa hoặc các nhóm hàng hóa cụ thể Từ đó, đánh giá được những kết quả chính về

kỹ thuật ước lượng , yếu tố tác động và kết quả nghiên cứu

Trang 25

1.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính

Những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các phương pháp truyền thống như so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề XKNS Việt Nam theo các khía cạnh khác nhau Thuộc nhóm này có thể kể đến một số tác giả là: Hoàng Văn Phấn (2000), Lê Văn Thanh (2002), Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Lê Hữu Thành (2009), Nguyễn Quang Thuấn (2009), Nguyễn Minh Sơn (2010), Nguyễn Thị Đường (2011), Trần Hoa Phượng (2011), Vũ Văn Hùng (2013), Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) và Lê Tuấn Hùng (2015), Hoa Hữu Cường (2016), Đỗ Thu Hằng (2016) và Đinh Công Hoàng (2016)

Các tác giả Hoàng Văn Phấn (2000), Lê Văn Thanh (2002), Nguyễn Minh Sơn (2010), Nguyễn Thị Đường (2011) và Lê Tuấn Hùng (2015) đều quan tâm đến

đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số nông sản chủ

lực của Việt Nam Nội dung của những nghiên cứu này khá tương đồng, các tác giả đều phân tích thực trạng XKNS, thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này Mặc dù có nhiều cố gắng, thậm chí một số tác giả đã đặt vấn đề XKNS trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhưng đa số nghiên cứu còn đơn giản, phần giải pháp đề xuất chưa gắn kết với phần thực trạng, chưa phân tích chi tiết tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến XKNS Do vậy, khả năng áp dụng vào thực tiễn trong giai đoạn hiện nay chưa cao [20], [28], [38], [46], [50]

Ở khía cạnh khác, nhiều nghiên cứu, chẳng hạn Lê Hữu Thành (2009), Trần

Hoa Phượng (2011), lại quan tâm đến các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh

tranh của nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trước hết,

các tác giả đều làm rõ 2 nhóm chỉ tiêu (định tính và định lượng) phản ánh sức cạnh tranh của nông sản; từ đó phân tích thực trạng phát huy lợi thế, giải pháp tương ứng nhằm phát huy các lợi thế này Hạn chế của những nghiên cứu này là lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào WTO chưa được tập trung phân tích [40], [49]

Nhiều tác giả tập trung hoàn thiện chính sách xuất khẩu nông sản trong

điều kiện Việt Nam gia nhập WTO Một số nghiên cứu điển hình là: Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Vũ Văn Hùng (2013) Sau khi đánh giá thực trạng nội dung các chính sách, những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại, các tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách này Thực tiễn trên thế giới đã cho thấy, chính sách của Nhà

Trang 26

nước đóng vai trò quyết định đến XKNS của bất cứ quốc gia nào Do vậy, những nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao [23], [26], [29]

Nghiên cứu của Đỗ Thu Hằng (2016) [21] lại tập trung phát triển thị trường

xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014 (thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu), đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Nghiên cứu tập trung vào (1) các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam (gạo, cà phê, cao su, hạt điều) và (2) các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam (ASEAN, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU) Thực trạng thị trường XKNS, thực trạng phát triển thị trường XKNS và giải pháp tương ứng được phân tích trên 2 khía cạnh

là chính sách của Nhà nước và chính sách của doanh nghiệp Có thể thấy, nghiên cứu này có tính thời sự cao vì việc phát triển thị trường XKNS của nước ta giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập

Đặc biệt, nhiều tác giả, chẳng hạn Nguyễn Quang Thuấn (2009), Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), Hoa Hữu Cường (2016), Đinh Công Hoàng (2016) đều quan

tâm đến vấn đề xuất khẩu vào thị trường EU

Nguyễn Quang Thuấn (2009) [54] nghiên cứu quan hệ kinh tế của Việt

Nam với Liên minh Châu Âu Sau khi phân tích toàn diện hợp tác kinh tế Việt Nam

- EU, nêu bật những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, tác giả đã đề xuất một số giải pháp (cả trong ngắn hạn và dài hạn) để thúc đẩy quan hệ, đặc biệt là về khía cạnh kinh tế giữa hai bên Mặc dù các giải pháp được đề xuất có tính thực thi cao, tuy nhiên, phân tích được thực hiện cách đây gần 10 năm, chưa phản ánh hết bối cảnh hiện tại nên còn nhiều “khoảng trống” cần lấp đầy

Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) [26] nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất

khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện gia nhập vào WTO Tác giả tập trung vào 3 chính sách thương mại quốc tế là: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và chính sách hỗ trợ

Hoa Hữu Cường (2016) [14] quan tâm đến nâng cao khả năng xuất khẩu

hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2011-2015, đề xuất giải pháp đến 2020 Nghiên cứu tập trung vào 03 mặt hàng là: hàng dệt may, giầy dép và cà phê Hạn chế của bài nghiên cứu là tác giả mới chú trọng sử dụng phương pháp phân tích định tính, chưa kết hợp hài hòa với định lượng để luận giải các vấn đề thực tiễn và dự báo

Trang 27

Đinh Công Hoàng (2016) [25] tập trung nghiên cứu rào cản thương mại tại

thị trường Liên minh châu Âu đối với hàng da, giầy xuất khẩu của Việt Nam (nhóm hàng được xếp trong top 3 những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế) trong giai đoạn 2004 - 2014 Từ thực trạng rào cản thương mại (gồm rào cản thuế quan và phi thuế quan), thực trạng vượt rào cản thương mại của Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu; những kết quả đạt được và bất cập chủ yếu, nguyên nhân tồn tại; nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm vượt qua những rào cản thương mại này Có thể nói, thị trường EU đang duy trì những rào cản thương mại rất khắt khe, đặc biệt là đối với những mặt hàng nhạy cảm như nông sản Do vậy, nghiên cứu này có tính lý luận và thực tiễn khá cao

1.2.2 Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực

Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình trọng lực trong phân tích các yếu

tố có tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và nước đối tác Một số nghiên cứu xem xét hàng hóa nói chung, số khác lại quan tâm các nhóm hàng hóa cụ thể

Để có thể thấy rõ hơn kết quả ứng dụng mô hình trọng lực tại Việt Nam, những

thành công, hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” cần lấp đầy, trong phần này tác

giả sẽ khái quát hóa cả hai loại nghiên cứu này

1.2.2.1 Các nghiên cứu đối với hàng hóa

Có nhiều tác giả ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố có tác động đến XKHH của Việt Nam sang thị trường là một khu vực cụ thể hoặc các đối tác thương mại chính của nước ta Một số nghiên cứu thuộc nhóm này là: Do Tri Thai (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Nguyen Xuan Bac (2010), Nguyen Hai Tho(2013)

Các tác giả Do Tri Thai (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) đều nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang một thị

trường nhất định

Do Tri Thai (2006) [79] phân tích các yếu tố chính tác động đến thương mại

hai chiều, trong đó có xuất khẩu giữa Việt Nam và 23 nước EU thuộc OECD (EC23) trong giai đoạn 1993-2004 Điểm mới của bài nghiên cứu là tác giả sử dụng

các yếu tố GDP gộp của Việt Nam và nước nhập khẩu, dân số gộp của Việt Nam và

nước nhập khẩu thay thế cho GDP và dân số riêng lẻ trong mô hình truyền thống Những yếu tố này lần lượt đại diện cho quy mô kinh tế, quy mô thị trường của các

Trang 28

nước Kết quả ước lượng mô hình FEM cho thấy GDP gộp và dân số gộp đều tác động có ý nghĩa thống kê, cùng chiều tới xuất khẩu

Tương tự như Do Thai Tri, Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) [1]

cũng sử dụng các yếu tố GDP gộp, GDP bình quân đầu người gộp để phân tích các

yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN +3 trong giai đoạn 1998-2005 (các nước ASEAN+3 gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) Kết quả ước lượng mô hình OLS cho thấy cùng với GDP gộp, GDP bình quân đầu người gộp thì khoảng cách địa lý cũng có tác động cùng chiều, có ý nghĩa đến mức độ tập trung xuất khẩu Tác động trái với kỳ vọng của khoảng cách địa lý được giải thích có thể là do tập quán của các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB5, tức là khi xuất khẩu thì chi phí vận chuyển do người mua chịu nên hệ số này ít (hoặc có tác động cùng chiều) đến mức độ tập trung xuất khẩu

Ở khía cạnh tổng quát hơn, Nguyen Xuan Bac (2010) và Nguyen Hai Tho (2013) đều quan tâm đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến các đối

tác thương mại chính của Việt Nam

Nguyen Xuan Bac (2010) [101] phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường gồm 15 đối tác thương mại lớn nhất của nước tac trong giai đoạn 1986-2006) Mô hình trọng lực có một số điểm mới: Thứ nhất, tác

giả đã thay thế biến phụ thuộc KNXK bằng chỉ số tập trung xuất khẩu giữa Việt

Nam và đối tác thương mại Thứ hai, mô hình được bổ sung thêm biến độc lập mới

là biến trễ nội sinh (GDP năm trước của nước xuất khẩu) dưới vai trò là biến ngoại

sinh độc lập Tác giả còn tách thời gian nghiên cứu thành nhiều giai đoạn, qua đó, đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố theo thời gian Kết quả ước lượng mô hình có điểm đáng lưu ý là biến giả ASEAN lại có tác động ngược chiều tới xuất khẩu Điều này được giải thích là có thể các nước ngoài khu vực ASEAN tiêu thụ nhiều hàng hóa của Việt Nam hơn so với các nước ASEAN

Nguyen Hai Tho (2013) [109] tập trung phân tích tác động của các yếu tố đến

xuất khẩu của Việt Nam tới 40 đối tác nhập khẩu quan trọng (chiếm xấp xỉ 90% giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2013) trong giai đoạn 1995-2011 Tác giả đã bổ sung

thêm một yếu tố mới vào mô hình trọng lực truyền thống là FDI của nước xuất khẩu

5 Free On Board

Trang 29

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, FDI có tác động ngược chiều tới xuất khẩu, trái với lý thuyết Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam muốn tập trung tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa hơn

là xuất khẩu Do vậy, khi FDI tăng thì xuất khẩu lại giảm

1.2.2.2 Các nghiên cứu đối với các nhóm hàng hóa

Nhiều tác giả đã ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố có tác động tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa cụ thể của Việt Nam Một số nghiên cứu thuộc nhóm này bao gồm Phan Thị Nhiệm (2007), Nguyễn Thị Hà Trang (2010),

Vu Van Trung và Nguyen Anh Thu (2015), Pham Van Nho và Vu Mai Huong (2014), Đỗ Thùy Lương (2012), Ngô Thị Mỹ (2016), Bui Thi Hong Hanh và cộng

sự (2015)

Phan Thị Nhiệm (2007) [37] tập trung phân tích tác động của hội nhập quốc

tế đến xuất khẩu một số nhóm hàng hóa của Việt Nam sang 150 nước trong giai đoạn 1998-2004 Các nhóm hàng được nghiên cứu bao gồm: hàng chế biến (SITC7+SITC8), hàng nông nghiệp (SITC0+SITC1+SITC22+SITC4), tài nguyên thiên nhiên (SITC2+SITC3+SITC68-SITC22)6 Điểm mới của bài nghiên cứu là tác giả đã tập trung lượng hóa tác động của các rào cản thương mại của nước đối tác đến dòng thương mại Kết quả cho thấy, những rào cản này có tác động ngược chiều tới xuất khẩu cả 3 nhóm hàng trên Kết luận này tái khẳng định sự cần thiết của hội nhập quốc tế, nền tảng để xóa bỏ các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại Điều này càng có ý nghĩa với những mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm, có LTSS cao của nước ta như nông sản

Nguyễn Thị Hà Trang (2010) [59] tập trung phân tích tác động của các yếu

tố tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam sang thị trường gồm 61 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 2004 - 2008 Các hàng hóa cũng được chia thành 9 nhóm theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC Rev.3, trong đó, tác giả tập trung vào 7 nhóm và không xem xét 2 nhóm là: SITC 1 “Đồ uống và thuốc lá” và SITC 4 “Dầu

mỡ, chất béo và sáp động vật” vì KNXK của chúng không đáng kể Việc ước lượng

mô hình trọng lực được thực hiện với cả 7 nhóm hàng này

Hạn chế của bài nghiên cứu là số liệu chỉ được thu thập trong khoảng thời gian tương đối ngắn (5 năm), do vậy kết quả của mô hình có thể không ổn định

6 Các hàng hóa được phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC Rev.3

Trang 30

Ở khía cạnh khác, Pham Van Nho và Vu Mai Huong (2014) [105] tập trung phân tích các yếu tố có tác động tới dòng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và thị trường EU trong giai đoạn 2002-2011 Điểm khác biệt so với các

nghiên cứu trên là tác giả bổ sung vào mô hình biến giả là “từng có mối quan

hệ thuộc địa (CONOLY)” Kết quả ước lượng cho thấy yếu tố này tác động có ý nghĩa và cùng chiều tới xuất khẩu nhóm hàng dịch vụ của Việt Nam Nói cách khác, Việt Nam nên mở rộng xuất khẩu sang Pháp, quốc gia từng có mối quan

hệ thuộc địa với Việt Nam

Quan tâm tới các hàng hóa thân thiện với môi trường, Vu Van Trung và

Nguyen Anh Thu (2015)[114] ứng dụng mô hình trọng lực và số liệu mảng giai

đoạn 2002-2013 để xác định các yếu tố tác động đến dòng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 45 đối tác thương mại Tác giả đã bổ sung vào mô hình trọng

lực yếu tố mới, đó là chất lượng cơ sở hạ tầng của cả Việt Nam và đối tác

thương mại Hệ số này phản ánh sự mở rộng và hiệu quả của hệ thống đường, sân bay, cảng biển, viễn thông và thời gian hoàn tất các thủ tục hải quan Kết quả ước lượng cho thấy, đây là những yếu tố quan trọng của dòng thương mại hai chiều Tuy nhiên, trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam có tác động cùng chiều thì chỉ số này của nước đối tác lại có tác động ngược chiều tới dòng thương mại, điều này không phù hợp với cơ sở lý thuyết nhưng chưa được lý giải nguyên nhân Đó cũng là hạn chế của bài nghiên cứu

Các nghiên cứu của Đỗ Thùy Lương (2012), Ngô Thị Mỹ (2016), Bui Thi Hong Hanh và cộng sự (2015), có điểm chung là đều sử dụng mô hình trọng lực

để phân tích các yếu tố tác động tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Đỗ Thùy Lương (2012) [32] quan tâm thị trường nhập khẩu là các nước

ASEAN-5 bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan trong

giai đoạn 1995-2011 Tác giả đã bổ sung vào mô hình yếu tố năng lực sản xuất

của ngành nông nghiệp (sản lượng sản xuất của ngành) Kết quả ước lượng cho thấy, yếu tố này tác động có ý nghĩa, cùng chiều tới xuất khẩu

Ngô Thị Mỹ (2016) [36] lại sử dụng số liệu mảng giai đoạn 1997-2013 để

nghiên cứu thị trường nhập khẩu ở mức độ rộng hơn, bao gồm tất cả các đối tác

thương mại của Việt Nam; trong đó, mô hình trọng lực được bổ sung yếu tố mới

là diện tích đất nông nghiệp gộp Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số này có tác

Trang 31

động ngược chiều với xuất khẩu Điều này không phù hợp với giả thuyết và được tác giả luận giải rằng, khi tích số giữa diện tích đất nông nghiệp của nước nhập khẩu và Việt Nam tăng đồng nghĩa với diện tích đất nông nghiệp của nước nhập khẩu tăng (vì diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang bị giảm đi do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa) Nước nhập khẩu có điều kiện hơn để phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng trong nước, giảm nhập khẩu dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống Tuy nhiên, lập luận về mối quan hệ ngược chiều giữa diện tích đất nông nghiệp và XKNS của tác giả có điểm chưa phù hợp Trong thực tế, quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp không chỉ của Việt Nam mà cả nước nhập khẩu cũng bị giảm sút Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng lên có thể là do nước ta có lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất bị giảm không ảnh hưởng nhiều tới nguồn cung dồi dào trong nước có được từ gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng SP Với nước đối tác thì ngược lại, giảm nguồn lực đất đai sẽ làm giảm sản lượng, từ đó gia tăng nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản nước ta hiện nay nhưng chưa được phản ánh trong mô hình Do vậy, cần có các nghiên cứu cứu mới bổ sung “khoảng trống” này

Tiếp tục xem xét nông sản, Bui Thi Hong Hanh và cộng sự (2015)

[126]sử dụng số liệu mảng giai đoạn 2004-2013 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam Tác giả bổ sung vào mô hình trọng lực một số yếu tố mới là: giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam, khối lượng gạo sản xuất của nước đối tác, khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của nước đối tác và biến giả “đối tác lớn nhất” Kết quả ước lượng mô hình FEM cho thấy các yếu tố tỷ giá hối đoái, khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam, và giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam có tác động cùng chiều tới xuất khẩu mặt hàng này Ngoài ra, tác giả cũng ước lượng mô hình REM nhằm làm rõ hơn tác động của khoảng cách địa lý (yếu tố không đổi) tới xuất khẩu

Như vậy, tác giả đã thực hiện khái quát hóa 20 công trình (với 9 của nước

ngoài và 11 trong nước) ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu nông sản Có thể khái quát nội dung chính của các công trình này qua PL 1 (trang 179)

Trang 32

1.3 Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu

1.3.1 Về kết quả đạt được

Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến XKNS của quốc gia (hoặc khu vực) Những nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả chính sau:

Về không gian nghiên cứu:

Đa số tác giả đều phân tích dòng thương mại giữa quốc gia (hoặc khu vực) với tất cả các đối tác thương mại (hoặc với các đối tác thương mại chính, chiếm đa

số thị phần xuất khẩu) Ưu điểm của việc nghiên cứu này là tăng số biến, từ đó giảm được một số khuyết tật của mô hình

Về các yếu tố tác động:

Trong mô hình, bên cạnh những yếu tố cơ bản (GDP hoặc GNP, khoảng cách địa lý, dân số, GDP bình quân đầu người, chênh lệch GDP bình quân đầu người…), các nghiên cứu đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới Những yếu tố này có thể được phân thành 2 loại sau:

Loại 1: Các yếu tố cơ bản của mô hình nhưng có sự mở rộng về cách tiếp cận, phương pháp tính Thuộc loại này bao gồm các yếu tố phản ánh: chi phí vận chuyển (chi phí vận chuyển bằng đường biển); khoảng cách giữa các quốc gia (khoảng cách kinh tế, khoảng cách công nghệ); quy mô thị trường nhập khẩu (tổng khối lượng hàng nhập khẩu); quy mô kinh tế nước xuất khẩu (khối lượng sản xuất của nền kinh tế hoặc của ngành nông nghiệp)

Loại 2: Các yếu tố mới của mô hình, có thể chia chúng thành 3 nhóm là: các yếu tố về phía cung, các yếu tố về phía cầu, các yếu tố hấp dẫn, cản trở Cụ thể:

Các yếu tố về phía cung, bao gồm: số lượng đầu vào sản xuất (lượng phân bón, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, FDI); giá bán sản phẩm (tỷ giá hối đoái thực tế, sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái thực tế)

Các yếu tố về phía cầu, phổ biến là chất lượng sản phẩm (dư lượng thuốc trừ

sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong SP)

Các yếu tố hấp dẫn, cản trở, bao gồm: sự can thiệp của Chính phủ (thể hiện

qua các công cụ: thuế, trợ cấp, chính sách xúc tiến thương mại của Chính phủ, số lượng chuyên gia xúc tiến thương mại ở nước ngoài); thể chế nước xuất - nhập khẩu; cơ sở hạ tầng nước xuất - nhập khẩu; việc tham gia vào các RTA, WTO và một số biến giả khác

Trang 33

Về phương pháp nghiên cứu:

Bên cạnh những mô hình truyền thống như OLS, REM, FEM, nhiều nghiên cứu còn sử dụng một số kỹ thuật ước lượng khác, chẳng hạn: SUR, GMM (khắc phục sự tương quan giữa các quan sát chéo), PPML (khắc phục hiện tượng phương sai không đồng nhất và biến phụ thuộc có nhiều giá trị bằng 0) Các kỹ thuật này đã hạn chế được một số khuyết tật của mô hình

1.3.2 Về hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các phân tích còn một số hạn chế sau:

Về không gian nghiên cứu:

Như tác giả đã phân tích, việc nghiên cứu tất cả đối tác hoặc đối tác thương mại chính sẽ giúp mô hình có nhiều biến Tuy vậy, các phân tích này không mô tả được các đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia (khu vực) về: dân số, thu nhập, thói quen tiêu dùng Do vậy, nghiên cứu điển hình sẽ mang lại kết quả cụ thể, chính xác hơn Mặt khác, ở trong nước, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU - thị trường nhập khẩu nông sản lớn thứ 3 của nước ta

giai đoạn hiện nay

Về các yếu tố tác động:

Mặc dù các nghiên cứu đã bổ sung nhiều yếu tố vào mô hình trọng lực Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về tác động của tất cả các yếu tố đó tới dòng thương mại Mặt khác, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản còn chịu tác động của nhiều yếu tố quan trọng khác, đó là nguồn vốn đầu tư, lao động, trình độ công nghệ, chất lượng

hệ thống cơ sở hạ tầng, và gánh nặng chính sách của Chính phủ của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Đặc biệt, Việt Nam và EU đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA, điều này càng tác động mạnh mẽ tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU Những yếu tố này chưa được tác giả nào nghiên

cứu và cần có phân tích mới bổ sung

Tóm lại, tuy đã có nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề xuất khẩu nông sản

nhưng việc nghiên cứu này còn một số hạn chế cả về không gian và nội dung

nghiên cứu (thể hiện qua các yếu tố tác động) Đây là những “khoảng trống” tri

thức mà luận án dự kiến sẽ lấp đầy

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

C H Ư Ơ N G 2

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về nông sản

2.1.1.1 Khái niệm về nông sản

“Nông sản” là một thuật ngữ phổ biến trong thương mại quốc tế nhưng được hiểu theo những nghĩa khác nhau trong các tài liệu khoa học Trong phần này, luận

án sẽ trình bày quan điểm về nông sản của một số tổ chức quốc tế (WTO, FAO, EU), quan điểm của Việt Nam và cách tiếp cận của tác giả

Quan điểm của WTO:

Theo quan điểm của WTO, hàng hoá được chia làm hai nhóm chính là nông sản và phi nông sản Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ chương 1 đến chương 24 (trừ thủy sản) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) Tất

cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp) [117]

Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, đó là:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;

- Các sản phẩm phái sinh7 như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…;

Điểm đáng lưu ý trong quan điểm của WTO là nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp Cách định nghĩa này khác với quan điểm của Việt Nam

7 Trong trường hợp này, sản phẩm phái sinh được hiểu là sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhưng hình thức không thay đổi nhiều so với sản phẩm gốc

Trang 35

Quan điểm của FAO:

Theo quan điểm của FAO, nông sản hay sản phẩm có nguồn gốc nông

nghiệp là bất kỳ sản phẩm hoặc mặt hàng nào, ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được đem bán để phục vụ cho tiêu dùng của con người (ngoại trừ nước, muối và các chất phụ gia) hoặc để làm thức ăn cho gia súc [131]

Quan điểm của EU:

Cụ thể hơn quan điểm của FAO, EU [51] đưa ra một danh sách khá chi tiết các mặt hàng được xếp vào nhóm nông sản Có thể chia các mặt hàng này thành 2 nhóm chính sau:

Nhóm 1: Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm 6 mặt hàng sau:

1) Cây sống và các loại cây trồng khác

2) Rau, thân, củ và quả có thể ăn được

3) Hạt và quả có dầu, cây công nghiệp nguyên liệu, cây dược liệu

4) Các chế phẩm từ rau, hoa quả, quả hạch và thực vật

5) Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị

6) Ca cao và các chế phẩm từ ca cao

7) Ngũ cốc

8) Các sản phẩm xay xát

9) Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột

10) Cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây và các chất nhựa

11) Đường và các loại kẹo đường

12) Đồ uống, rượu mạnh và giấm

13) Thuốc lá và các sản phẩm tương tự

14) Mỡ, dầu thực vật

Trang 36

Quan điểm của Việt Nam:

Ở Việt Nam, nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp [143] Theo cách hiểu này thì nông sản bao gồm sản phẩm thu được từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp; các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp

Qua những phân tích trên có thể thấy mỗi tổ chức lại có cách hiểu khác nhau

về nông sản Các quan điểm của WTO, FAO và EU tương đối giống nhau và rộng

hơn Việt Nam Nếu ở Việt Nam, các mặt hàng bánh kẹo, nước ngọt, rượu, bia, đường

sữa được xếp vào ngành công nghiệp thì các tổ chức trên lại xếp chúng vào ngành nông nghiệp Ngược lại, các lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp được Việt

Nam xếp vào ngành nông nghiệp thì các tổ chức này lại không thừa nhận Chính vì

có sự phân loại khác nhau như vậy nên giá trị nông sản sản xuất và xuất khẩu của một quốc gia do các tổ chức này công bố hàng năm chênh lệch nhau đáng kể

Do luận án nghiên cứu nông sản tham gia vào hoạt động ngoại thương nên tác giả sử dụng cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế trên (WTO, FAO và EU) Mặt khác, kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản được khai thác trực tiếp từ Nguồn Cơ sở

Dữ liệu Thương mại của Liên Hiệp Quốc (UN COMTRADE), theo Hệ thống Danh mục Tiêu chuẩn Ngoại thương, phiên bản 3 (gọi tắt là SITC Rev.3) Do vậy, nông

sản được hiểu cụ thể như sau: “Nông sản là tất cả các sản phẩm, ở dạng thô hoặc

đã qua chế biến, có nguồn gốc từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và được liệt kê

tại các nhóm hàng 0, 1, 2, 4 (trừ các nhóm hàng 03, 27, 28) trong Danh mục Tiêu chuẩn Ngoại thương SITC, phiên bản 3”

Cụ thể, trong Danh mục SITC Rev.3 thì nông sản bao gồm các nhóm hàng 1 chữ số sau: (1): Nhóm hàng 0: Thực phẩm và động vật sống, (2): Nhóm hàng 1: Đồ uống và thuốc lá, (3): Nhóm hàng 2: Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên

liệu, (4): Nhóm hàng 4: Dầu, mỡ, chất béo và sáp động, thực vật Tuy nhiên, có một

số nhóm hàng ở mức 2 chữ số thuộc các nhóm trên nhưng không được xếp vào nông sản bởi vì chúng không phải sản phẩm từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, bao gồm: (1): Nhóm 27: Khoáng sản thô; (2): Nhóm 28: Mảnh kim loại; (3): Nhóm 03:

Thủy sản Nói cách khác, nông sản bao gồm các mã hàng sau: (SITC0 + SITC1 +

SITC2 + SITC4 - SITC27 - SITC28 - SITC03)

Trang 37

2.1.1.2 Đặc điểm của nông sản

Vì nông sản có nguồn gốc từ nông nghiệp nên hàng hóa này có một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đó là:

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao và chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp có tính vùng miền rõ rệt và do vậy mỗi quốc gia lại có những mặt nông sản đặc trưng

Chủng loại nông sản hết sức phong phú và chất lượng rất đa dạng

Các mặt nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với mỗi quốc gia

và phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Một số mặt nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời

gian dài

Giá cả nông sản thường không ổn định Giá nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ cung cầu trên thị trường nông sản Bất cứ sự thay đổi nào tác động đến cung hoặc cầu nông sản đều làm giá SP thay đổi Do sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh của các yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên nên giá nông sản thường không ổn định và biên động dao động lớn [48]

2.1.1.3 Phân loại nông sản

Căn cứ phân loại

Trong luận án, nông sản được phân loại theo hệ thống SITC Hệ thống này được Liên Hiệp Quốc xây dựng từ năm 1950 với tên gọi ban đầu là SITC phiên bản

đầu tiên Nhiều năm qua, phiên bản này đã được sửa đổi 5 lần để đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của thương mại quốc tế (PL 2, trang 184) Phiên bản gần đây nhất là SITC Rev.4 (năm 2006) Tuy nhiên, do các dữ liệu của luận án được thu thập trong

giai đoạn 2005-2015 nên để thống nhất cả thời kỳ tác giả sử dụng SITC Rev.3

Phân loại nông sản

Theo danh mục SITC Rev.3, hàng hóa được chia thành 5 mức, trong đó có:

10 phân nhóm mã cấp 1 chữ số (chi tiết tại PL 3, trang 184), 261 nhóm mã cấp 3 chữ số, 1033 phân nhóm mã cấp 4 chữ số, 3.118 nhóm mã cấp 5 chữ số

Tương tự như hàng hóa, nông sản cũng được phân loại theo 5 mức tương ứng trên Trong luận án, mặt hàng này được phân loại chủ yếu đến mã cấp 3 chữ số (PL 4, trang 185), một số mặt hàng chi tiết đến mã cấp 5 chữ số

Trang 38

2.1.2 Lý luận về xuất khẩu nông sản

2.1.2.1 Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu nông sản

a Khái niệm

Xuất khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế, do vậy, việc tìm hiểu về xuất khẩu sẽ được bắt nguồn từ thương mại quốc tế

Theo Đỗ Đức Bình (2008), “thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch

vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên”

Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới ba góc độ Góc độ thứ nhất nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra những quy luật, xu hướng, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia Góc độ thứ hai đứng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của quốc gia với phần còn lại của thế giới Góc độ thứ ba gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi nhuận cao nhất cho công ty [5] Nếu đứng dưới góc độ thứ hai thì thương mại quốc tế chính là hoạt động ngoại thương của quốc gia, theo đó, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa, dịch của một quốc gia cho các quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán Do vậy,

xuất khẩu nông sản có thể được hiểu là việc một quốc gia bán nông sản cho các quốc gia khác để thu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán.

b Các hình thức xuất khẩu nông sản

Trong thực tế, xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu và gia công xuất khẩu Tương tự như vậy, nông sản cũng được xuất khẩu theo những cách thức này Nội dung chính, ưu, nhược điểm của các hình thức xuất khẩu được khái quát hóa qua PL 5 (trang 189) Tuy nhiên, do UN Comtrade chỉ thống kê các hoạt động xuất khẩu qua biên giới nên luận án cũng sử dụng cách tiếp cận này

và không xem xét đến hình thức xuất khẩu tại chỗ

c Vai trò của xuất khẩu nông sản

Vai trò của XKNS thể hiện trên một số khía cạnh dưới đây:

Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế, làm gia tăng GDP quốc gia Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế quốc gia

Trang 39

Tạo nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu công nghệ phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước

Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và một số

vấn đề xã hội khác

Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị trí kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới

2.1.2.2 Một số lý thuyết cơ bản về xuất khẩu hàng hóa

a Các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay, XKHH đang trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng và đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia Ngay từ thế kỷ 16, trường phái trọng thương đã có những nghiên cứu đầu tiên về lợi ích của thương mại quốc tế Vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu sau này phát triển, hoàn thiện với các lý thuyết tiêu biểu là: lý thuyết cổ điển, lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết thương mại mới và lý thuyết lợi thế cạnh tranh Những phân tích này hiện vẫn còn nguyên giá trị, là nền tảng cơ bản để các quốc gia vận dụng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Trong Bảng 2.1, luận án trình bày một số đặc điểm cơ bản của các lý thuyết này,

bao gồm thời điểm ra đời, đại diện tiêu biểu, nội dung chính, ưu điểm, nhược điểm

và một số giả định của lý thuyết

Trang 40

Bảng 2.1a Nội dung chính của các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa

Các lý thuyết về xuất

khẩu hàng hóa Nội dung chính Đóng góp chính Nhược điểm

Một số giả định của mô hình

1 Lý

thuyết

cổ điển

Lợi thế tuyệt đối của

phẩm mà mình có lợi thế

tuyệt đối (chi phí sản xuất

thấp hơn) và đem trao đổi với nước ngoài lấy những sản phẩm mà nước đó sản xuất hiệu quả hơn thì tất cả các bên đều thu được lợi ích

Giải thích nguyên nhân dẫn đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia,

đó là lợi thế tuyệt đối

- Đồng nhất sự phân công lao động quốc tế và phân công lao động trong nước

- Không thể giải thích được trao đổi thương mại trong trường hợp quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước

- Mô hình 2-2 (2 quốc gia,

(Lợi thế so

sánh)

David Ricardo (Đầu thế kỷ

19)

Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có

giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với

hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia

Khắc phục hạn chế của

Adam Smith, giải thích

rõ trường hợp nếu một quốc gia bất lợi hoàn toàn khi sản xuất tất cả các SP thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa và sản xuất các SP mà họ

gặp ít bất lợi nhất

- Mô hình dựa trên hàng loạt giả thiết đơn giản hóa lý thuyết về giá trị lao động

- Mô hình không xem xét một số vấn đề: vai trò của tính kinh tế theo quy mô, thương mại nội ngành

- Giữ nguyên các giả định như

mô hình của Adam Smith

- Công nghệ của các quốc gia là khác nhau

- Hiệu suất không đổi theo quy mô

Ngày đăng: 04/12/2017, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng (2008), “Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3”, Bài nghiên cứu NC- 05/2008, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3”, "Bài nghiên c"ứ"u NC-05/2008
Tác giả: Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng
Năm: 2008
[2]. Antonio Cordella, Võ Trí Thành và cộng sự (2011), Báo cáo bảo hộ thuế quan, trợ cấp thực phẩm nông nghiệp và đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo b"ả"o h"ộ" thu"ế" quan, tr"ợ" c"ấ"p th"ự"c ph"ẩ"m nông nghi"ệ"p và "đ"àm phán Hi"ệ"p "đị"nh th"ươ"ng m"ạ"i t"ự" do (FTA) gi"ữ"a Vi"ệ"t Nam và Liên minh châu Âu (EU)
Tác giả: Antonio Cordella, Võ Trí Thành và cộng sự
Năm: 2011
[3]. Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2016), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo s"ơ" b"ộ" k"ế"t qu"ả" t"ổ"ng "đ"i"ề"u tra nông thôn, nông nghi"ệ"p và th"ủ"y s"ả"n n"ă"m 2016
Tác giả: Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2016
[4]. Ban Kinh tế Trung ương (2016), Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di"ễ"n "đ"àn Phát tri"ể"n Doanh nghi"ệ"p nông nghi"ệ"p trong ti"ế"n trình tái c"ơ" c"ấ"u nông nghi"ệ"p g"ắ"n v"ớ"i xây d"ự"ng nông thôn m"ớ
Tác giả: Ban Kinh tế Trung ương
Năm: 2016
[5]. Đỗ Đức Bình (2008), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh t"ế" Qu"ố"c t
Tác giả: Đỗ Đức Bình
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
[6]. Bộ Công thương (2016), Sổ tay cho Doanh nghiệp Việt Nam về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: S"ổ" tay cho Doanh nghi"ệ"p Vi"ệ"t Nam v"ề" Hi"ệ"p "đị"nh Th"ươ"ng m"ạ"i T"ự" do Vi"ệ
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2016
[7]. Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Bản dịch tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hi"ệ"p "đị"nh Th"ươ"ng m"ạ"i T"ự" do Vi"ệ"t Nam - EU
[8]. Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Bản tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hi"ệ"p "đị"nh Th"ươ"ng m"ạ"i T"ự" do Vi"ệ"t Nam - EU
[10]. Bộ ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (2012), Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa một bên là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hi"ệ"p "đị"nh khung v"ề đố"i tác và h"ợ"p tác toàn di"ệ"n gi"ữ"a m"ộ"t bên là N"ướ"c C"ộ"ng hòa Xã h"ộ"i Ch"ủ" ngh"ĩ"a Vi"ệ"t Nam và m"ộ"t bên là Liên minh châu Âu và các qu"ố
Tác giả: Bộ ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Năm: 2012
[11]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA, Báo cáo hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kh"ả" n"ă"ng c"ạ"nh tranh c"ủ"a ngành nông nghi"ệ"p Vi"ệ"t Nam trong b"ố"i c"ả"nh ASEAN và AFTA
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2000
[12]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Quyết định phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, các nguồn vốn vay ưu đãi khác của Nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2016-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy"ế"t "đị"nh phê duy"ệ"t "Đề" án "“"Đị"nh h"ướ"ng thu hút, qu"ả"n lý và s"ử" d"ụ"ng ngu"ồ"n v"ố"n ODA, các ngu"ồ"n v"ố"n vay "ư"u "đ"ãi khác c"ủ"a Nhà tài tr"ợ" và vi"ệ"n tr"ợ" phi Chính ph"ủ" n"ướ"c ngoài thu"ộ"c th"ẩ"m quy"ề"n c"ủ"a B"ộ" Nông nghi"ệ"p và Phát tri"ể"n Nông thôn giai "đ"o"ạ"n 2016-2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2014
[13]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2016), Năng suất lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: N"ă"ng su"ấ"t lao "độ"ng Vi"ệ"t Nam: Th"ự"c tr"ạ"ng và gi"ả
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê
Năm: 2016
[14]. Hoa Hữu Cường (2016), Nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2011-2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao kh"ả" n"ă"ng xu"ấ"t kh"ẩ"u hàng hóa ch"ủ" l"ự"c c"ủ"a Vi"ệ"t Nam vào th"ị" tr"ườ"ng EU trong giai "đ"o"ạ"n 2011-2020
Tác giả: Hoa Hữu Cường
Năm: 2016
[15]. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh t"ế" l"ượ"ng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
[16]. Đài Truyền hình Kỹ thuật số (2013), “Phóng sự về nền nông nghiệp thần kỳ của Isarel (Phần 1, Phần 2, Phần 3)”, Chương trình “Từ nông thôn nhìn ra thế giới”, Kênh VTC6, phát sóng ngày 23/5/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự về nền nông nghiệp thần kỳ của Isarel (Phần 1, Phần 2, Phần 3)”, "Ch"ươ"ng trình “T"ừ" nông thôn nhìn ra th"ế" gi"ớ"i”
Tác giả: Đài Truyền hình Kỹ thuật số
Năm: 2013
[17]. Đài Truyền hình Việt Nam (2016), “Giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, Chương trình Doanh nhân và hội nhập, phát sóng vào ngày 6/8/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, "Ch"ươ"ng trình Doanh nhân và h"ộ"i nh"ậ"p
Tác giả: Đài Truyền hình Việt Nam
Năm: 2016
[18]. Đài Truyền hình Việt Nam (2016), “Xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, Chương trình Chào buổi sáng, phát sóng vào ngày 13/2/2016 [19]. Đài Truyền hình Việt Nam (2017), Bản tin Thời sự, phát sóng vào 19h-20hcác ngày 2-17/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, "Ch"ươ"ng trình Chào bu"ổ"i sáng, "phát sóng vào ngày 13/2/2016 [19]. Đài Truyền hình Việt Nam (2017), "B"ả"n tin Th"ờ"i s
Tác giả: Đài Truyền hình Việt Nam (2016), “Xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, Chương trình Chào buổi sáng, phát sóng vào ngày 13/2/2016 [19]. Đài Truyền hình Việt Nam
Năm: 2017
[20]. Nguyễn Thị Đường (2011), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi"ả"i pháp "đẩ"y m"ạ"nh xu"ấ"t kh"ẩ"u nông s"ả"n c"ủ"a Vi"ệ"t Nam vào th"ị" tr"ườ"ng Trung Qu"ố"c
Tác giả: Nguyễn Thị Đường
Năm: 2011
[21]. Đỗ Thu Hằng (2016), Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát tri"ể"n th"ị" tr"ườ"ng xu"ấ"t kh"ẩ"u nông s"ả"n Vi"ệ"t Nam trong b"ố"i c"ả"nh hi"ệ"n nay
Tác giả: Đỗ Thu Hằng
Năm: 2016
[22]. Nguyễn Quang Hiệp (2016), Phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân [23]. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luậnvà thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích m"ố"i quan h"ệ" gi"ữ"a xu"ấ"t kh"ẩ"u và t"ă"ng tr"ưở"ng kinh t"ế ở" Vi"ệ"t Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân [23]. Trịnh Thị Ái Hoa (2007), "Chính sách xu"ấ"t kh"ẩ"u nông s"ả"n Vi"ệ"t Nam - Lý lu"ậ"n "và th"ự"c ti"ễ"n
Tác giả: Nguyễn Quang Hiệp (2016), Phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân [23]. Trịnh Thị Ái Hoa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w