- Cho ăn:
Trong 3 ngày đầu quây úm thì thực hiện cho ăn 12 lần/ ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ lúc 11h thả gà vào chuồng nuôi (cách 2h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).
Từ lúc gà 4 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi cho ăn 8 lần/ ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 3h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).
Từ lúc gà 7 ngày tuổi đến 8 ngày tuổi cho gà ăn 6 lần/ ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 4h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).
Từ lúc gà 9 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi cho ăn 3 bữa/ ngày trên máng lẩu (6h sáng, 15h chiều và 21h đêm).
Từ lúc gà 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán cho ăn 2 bữa/ ngày trên máng lớn (5h và 17h chiều hàng ngày).
- Vệ sinh máng ăn: loại bỏ phân, trấu,… trước khi đổ thức ăn vào máng. Thực hiện lau máng hàng ngày lúc 14h từ khi gà 21 ngày tuổi đến xuất bán.
- Phương thức cho ăn: xách xô đổ thức ăn vào máng ăn.
* Lưu ý: Khi bóc bao thức ăn, thấy hiện tượng thức ăn mốc cần loại bỏ phần thức ăn mốc, tránh để gà ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc phần cám thừa trong máng. Không được đổ ra nền chuồng tránh gây ra hiện tượng nấm mốc và gây bệnh cho gà, phải gom lại một chỗ sau đó đưa ra ngoài chuồng sàng cám tiếp tục cho gà ăn nếu thức ăn chưa bị hỏng.
- Cho uống
Vệ sinh máng uống: vệ sinh sạch máng uống trước khi xả nước, vệ sinh phao tự động để phao hoạt động ổn định.
Bơm nước vào bể chứa, mỗi bể 80 lít. Nếu không pha thuốc, xả nước liên tục.
Máng uống được treo cao theo độ tuổi của gà nhằm giúp gà dễ dàng uống nước tránh trường hợp gà không với tới đường nước hay phải nằm xuống để uống nước.
Có hệ thống xung điện nằm ở bên trên đảm bảo gà không nhảy lên đường nước dẫn tới sập đường nước (xung điện này không gây nguy hiểm cho đàn gà và con người).
* Lưu ý: Cần kiểm tra kĩ các phao, tránh để nước tràn. Cần xả bỏ thay nước thường xuyên sau mỗi ngày sử dụng.
- Pha thuốc:
Bổ sung thêm các loại thuốc bổ và vit để tăng sức đề kháng cho gà. (vit C , B.complex, men vi sinh, men tỏi...)
Pha các loại thuốc phòng và trị bệnh cho gà như Tylosin, Amoxcillin … Pha trực tiếp vào bể nước rồi xả ra máng uống cho gà theo đúng liều lượng. * Lưu ý: Pha vừa đủ lượng thuốc cho gà uống, tránh lãng phí.
Khi pha thuốc cho gà uống thì phải xả bỏ tất cả nước trắng trong đường nước ra hết rồi mới xả thuốc ra máng cho gà uống đảm bảo liều lượng thuốc được chính xác.
- Đảo trấu:
Đảo trấu 2 lần/ tuần từ khi gà còn bé đến 30 ngày tuổi.
Tiến hành đảo trấu: đi dọc lần lượt theo chuồng sao cho trấu được đảo đều. Nếu có trấu ướt lập tức hót ngay khỏi chuồng, tránh gây mùi, sinh bệnh. * Lưu ý: Khi đảo trấu cần đi ủng, đeo găng tay và khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
Thay trấu mới thường xuyên lên những vùng trấu ẩm để đảm bảo cho chuồng khô ráo không bị ướt.
- Phun sát trùng:
Tiến hành phun sát trùng chuồng trại thường xuyên để phòng các bệnh cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, đậu gà, viêm gan do virus, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn, cầu trùng, nấm và các bệnh khác…
Thuốc sử dụng: APA clean.
Tiến hành sát trùng định kì 1 tuần/ lần.
Phun sát trùng tất cả các phương tiện đi vào trại bao gồm cả ô tô xe vận chuyển cám và xe chở gà giống...
* Lưu ý: Khi phun sát trùng cần đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang y tế, đi ủng và mặc quần áo dài. Phun đều khắp bề mặt trong và ngoài chuồng trại.
Liều lượng pha thuốc sát trùng: + Phun định kỳ pha 2,5ml/ lít nước.
+ Tiêu độc hố sát trùng và tiêu độc xác chết pha 10ml/ lít nước. + Sát trùng phương tiện ra vào trại pha 2ml/ lít nước.
+ Khử trùng nước pha 0,5ml/ lít nước. - Lọc gà:
Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi và quan sát để phát hiện những con gà yếu, gà bệnh, gà kém và những con có biểu hiện bệnh để tiến hành biện pháp cách ly, tránh lây lan cho toàn đàn.
Lọc gà mái và trống ra riêng. Gà mái nuôi ô ở phía dưới chuồng, gà trống nuôi ô trên (lọc gà được tiến hành khi gà đạt 21 ngày tuổi và tiến hành lọc vào ban đêm nhằm giảm tối đa stress cho đàn gà). Lọc gà có tác dụng giúp cho đàn gà sinh trưởng tốt hơn và giúp cho việc xuất bán gà thuận tiện hơn vì gà mái có thời gian nuôi ngắn hơn.
- Chạy dàn mát:
Vì hệ thống chuồng nuôi là chuồng kín nên cần phải đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà, do đó phải chạy hệ thống dàn mát phía đầu chuồng nuôi nhằm giảm hơi nóng bị hút vào chuồng nuôi.
- Vệ sinh môi trường
+ Thường xuyên quét dọn hành lang chuồng. + Phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh. + Cuốc cỏ sạch sẽ xung quanh chuồng trại. - Xử lý gà chết:
Mổ khám gà chết.
Đem xác gà chết vứt xuống hồ cá cách xa trang trại.