Kết quả điều trị bệnh trên gà thịt

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn gà chọi bình định lai mía thương phẩm tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh (Trang 53)

Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, với sự hướng dẫn của kỹ thuật, em đã xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Sau 3 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực: ăn uống, vận động dần trở lại bình thường. Kết quả điều trị được thể hiện rõ ở bảng 4.10:

Bảng 4.10. Kết quả điều trị trên đàn gà tại trại

Tên

bệnh Tên thuốc Liều lượng

Số gà điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ sống (%) CRD Doxy 50% gold 1g/ 5l nước Uống liên tục 3 - 5 ngày 5.918 5.902 99,73 Cầu trùng ruột non Vicox Toltra Bổ xung thêm vitamin K, điện giải và giải độc

gan thận

3ml/1lít, uống liên tục trong

3 ngày

Tổng kết từ bảng 4.10 cho thấy:

Số gà bị chết khi điều trị bệnh CRD là 16 con; tỷ lệ gà khỏi bệnh là 99,73% Số gà chết khi điều trị bệnh cầu trùng ruột non là 78 con; tỷ lệ gà khỏi bệnh là 98,69%.

Trong quá trình theo dõi, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà, thì thời gian điều trị phải phù hợp với bệnh trạng. Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị ở bảng 4.10 thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, số gà chết rải rác không còn sau khi được điều trị, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà an toàn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh đàn gà nuôi chuồng kín em rút ra một số kết luận như sau:

- Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại:

+ Gà tại trại được nuôi theo hình thức khép kín nên hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, thức ăn cho gà được cung cấp đầy đủ và mỗi giai đoạn có chế độ dinh dưỡng riêng nên nâng cao được khả năng nuôi sống, cụ thể tỷ lệ nuôi sống là 96,87%.

+ Khả năng sinh trưởng tích lũy khá tốt, khối lượng trung bình là 1526g/con, có sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái.

+ Khả năng chuyển hóa thức ăn: FCR = 2,28.

- Kết quả điều trị: kết quả điều trị trên đàn gà hiệu quả, đạt 98,69% và 99,73%.

5.1.1. Những thu hoạch về chuyên môn

Qua quá trình thực tập tại cơ sở, em đã học tập được nhiều kiến thức thực tế về chuyên môn như sau:

- Biết sử dụng các loại dụng cụ máy móc các trang thiết bị trong trại (hệ thống quạt gió, máy bơm, dàn mát máy phát điện...).

- Biết chỉnh áp lực nước phù hợp với từng giai đoạn của gà.

- Biết sử dụng máng ăn biết cách lắp đặt điều chỉnh máng ăn mẹt ăn phù hợp với gà theo từng ngày tuổi.

- Biết cách chuẩn bị quây úm tính toán được số lượng máng ăn máng uống cần dùng cho quây úm. Biết đốt lò than cung cấp nhiệt độ ổn định cho gà trong những ngày quây úm.

- Biết cách vệ sinh chuồng trại các dụng cụ máng ăn máng uống.

- Biết được lịch làm vaccine của gà các loại vaccine kỹ thuật đưa vaccine vào cơ thể gia cầm.

- Biết được cách pha thuốc sát trùng theo đúng nội dung công việc theo đúng liều lượng để đảm bảo tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cao.

- Nhận biết được tình trạng của đàn gà phát hiện những bệnh gặp trên đàn gà và biết cách mổ khám chẩn đoán.

- Biết cách pha và sử dụng các loại thuốc trong phòng và trị bệnh cho đàn gà.

- Biết cách tách lọc trống mái giúp cho gà sinh trưởng tốt hơn. - Biết loại thải những gia cầm yếu và mắc các dị tật bẩm sinh. - Biết cách tổ chức quản lý chăn nuôi trang trại.

- Nắm được quy trình chăn nuôi gà thịt theo hình thức chuồng kín. - Biết cách thực hiện một số công việc trong công tác phòng bệnh: phun sát trùng, vệ sinh phòng bệnh…

- Biết được một số loại thuốc thường sử dụng trong chăn nuôi gia cầm.

5.1.2. Những kết quả về phát triển kỹ năng “mềm”

- Học được cách làm việc nhóm.

- Biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

- Biết cách tổ chức, sắp xếp, quản lý công việc trong ngày, trong tuần. - Có khả năng trình bày và phát biểu ý kiến của mình để cùng xây dựng trang trại ngày càng tiến bộ hơn.

- Rèn luyện bản thân trở thành con người chăm chỉ, chuyên cần, không ỉ lại vào người khác.

5.2. Đề nghị

* Đưa ra những kiến nghị về chuyên môn để cải thiện hiệu quả công tác chăn nuôi - thú y tại cơ sở:

- Trang bị thêm hệ thống làm mát trong chuồng và hệ thống phun sương trên mái tôn nhằm điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng được ổn định trong những ngày nắng nóng.

- Nên trang bị bình pha thuốc có dung tích lớn hơn và tốt nhất là có vạch đo mực nước đảm bảo quá trình pha thuốc được đúng liều lượng và đạt hiệu quả cao.

* Đề xuất nhằm giúp nhà trường cải tiến việc tổ chức triển khai các đợt thực tập cho sinh viên những khóa sau:

- Sát sao hơn nữa trong công tác giảng dạy để sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi bước vào các đợt thực tập.

- Bên cạnh các trang trại được đầu tư quy mô, hiện đại thì vẫn còn các trang trại chăn nuôi theo hướng thủ công, nên cần đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tập tại các trang trại khác nhau, để sinh viên có thể trải nghiệm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb giáo dục, tr. 44, 45.

2.Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2011), 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.

3. Trần Đức Hoàn và Phạm Thị Quyên (2020), Ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số vi khuẩn và hình thái biểu mô đường ruột ở gà, Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, tập 56, số 5, tr. 93 – 100.

4.Hội chăn nuôi Việt Nam (2001), Cẩm nang chăn nuôi gia cầm, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9 - 15.

5. Võ Văn Hùng (2017), Nghiên cứu xác định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine+ cysteine)/lysine thích hợp trong khẩu phần ăn của gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, tr. 75

6.Đào Văn Khanh (2000), “Nghiên cứu năng suất thịt gà broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các mùa vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên", Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Nxb Nông Nghiệp, tr. 40 - 45.

7.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc,gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb

Nông nghiệp tr. 109 - 129.

9.Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Thanh Hải, Tống Thị Mỹ Vinh và Chế, Minh Tùng (2020), Ảnh hưởng của thức ăn khởi đầu đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà thịt lương phượng thương phẩm, Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, tập 56, số 2B, tr. 37 – 43.

11.Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr. 60.

12.Hoàng Thạch (1999), Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng, Tạp chíKHKT thú y số 4, tập 4.

13.Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Dương Công Thuận (1995), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

15.Phạm Diệu Thùy, Dương Hồng Duyên (2019), Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở gà nuôi tại Thành phố Thái Nguyên và dùng dịch chiết tỏi điều trị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 197 (04), tr.53 – 58.

16.Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

17.Arbor Acres (1993), Broiler feeding and management, Arbor Acers farm, INC, pp. 20-32.

18.Chanbers J. R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland, pp. 627 – 628.

19. Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (1997), Detection of Mycoplasma in avian live virus vắc-xin by polymerase chain reaction, Biologicals, 25 : 365 - 371.

20.Winkler G, Weingberg M. D. (2002), More about other food borne illnesses, Healthgrades.

III. Tài liệu Internet

21.Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn (http:/chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=14 ).

22.Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (http:/www.vinhphucnet.vn).

23.Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hình 1: Hình ảnh 2 trại gà Hình 2: Kho vật tư

Hình 3: Máy phát điện Hình 4: Thả gà và đốt lò

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn gà chọi bình định lai mía thương phẩm tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)