Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Trong đó chăn nuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnh xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.
Ở nước ta các công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụ đối với gà thịt cũng được quan tâm đến.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Nhân và cs. (2020) [10], nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn khởi đầu đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà thịt thương phẩm.
Theo Phạm Diệu Thùy và Dương Thị Hồng Duyên (2019) [15], gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, trong đó tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất là giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi. Gà nuôi theo phương thức chăn thả có tỷ lệ nhiễm cầu trùng nhiều nhất. Ở mùa Hè, mùa Xuân gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn mùa Thu và mùa Đông.
cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số loại vi khuẩn đường ruột và biểu mô đường ruột ở gà. Lactozym có tác dụng làm giảm số lượng Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong kết tràng. Chế phẩm làm tăng chiều cao và giảm chiều rộng lông nhung biểu mô niêm mạc không tràng.
Theo Đào Văn Khanh (2000) [6], các giống gà lông màu được nuôi tại Thái Nguyên như: Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng đều thích nghi với điều kiện nuôi chăn thả và có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, dễ nuôi, giống Kabir có sức sinh trưởng nhanh nhất sau đó đến Lương Phượng, Tam Hoàng, tiêu tốn thức ăn của cả 3 đều thấp, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông thôn.
Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [11], cho biết, tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [9], cho biết, gà nuôi trong vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn nhu cầu vụ đông 10 - 15%.
Ảnh hưởng của dịch bệnh là điều mà tất cả mọi người đều rất quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng trục tiếp tới vật nuôi mà còn lây lan dịch bệnh, giảm hiệu quả chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế.
Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001) [16], tác nhân gây bệnh CRD là Mycoplasma gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%.
Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung, (2002) [8], cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E.coli..., đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.
Mycoplasma gây ra: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài M.gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể.
Hoàng Hà (2009) [21], cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ở đàn gà giống), 30 - 40% (ở đàn gà thịt) và 70 - 80% (ở đàn gà đẻ).
Nguyễn Lân Dũng và cs. (2007) [1], cho biết, năm 1898, E. Nocard và cs. lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO: Pleuropneumonia organism). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO: Pleuropneumonia like organism). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.
Trường Giang (2008) [23], cho biết, trên gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ…, các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện.
Tác giả Hoàng Thạch (1999) [12], xác định rằng có 6 loại cầu trùng ký sinh ở gà nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận: E.brunetti,
E.acervulina, E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis.
Theo Dương Công Thuận (1995) [14], có 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trại gà: E.tenella, E.maxima, E.necatrix, E.mitis.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [7] và nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.
Theo Trần Văn Hòa và cs. (2011) [2], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi... Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.
Theo Nguyễn Lân Dũng và cs. (2007) [1], E.coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như nước gia ven 0,5%, Phenol 0,5% diệt được E.coli sau 2 - 4 phút.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Theo hãng Arbor Acres (1993) [17], khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5 lux, với gà broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14 giờ; ngày 19 - 22 là 16 giờ; ngày
23 - 24 là 18 giờ và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ.
Kojima A và cs. (1997) [19], đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vaccine sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.
Theo tài liệu của Chambers (1990) [18], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
Winkler và Weinberg (2002) [20], cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E.coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E.coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E.coli O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Nghiên cứu trên gà Mix 4 được tạo ra từ 2 giống gà: bố là gà chọi Bình Định và mẹ là gà Mía, nuôi chuồng kín.
Số lượng: 6000 con.