Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Trang 1PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH-HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng Do đó muốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với HSX, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các HSX để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Ngọc Thuý, tôi mạnh dạn chọn đề tài
"Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuấttại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai" nhằm mục đích tìm ra
những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện.
Trang 2CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:
Với chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng tăng Việc mở rộng cho vay là một yêu cầu cấp thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro trên cơ sở hiệu quả đồng vốn đầu tư Vì vậy kinh doanh một cách thận trọng là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro như khu vực nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại Mặt khác với đặc thù của một huyện kinh tế nông nghiệp thuần nông, trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai”.
2 Giới hạn nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động cho vay đối với HSX tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Phạm vi nội dung
Phân tích & đánh giá tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
2.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
2.2.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 2 tháng: từ 07/3/2011 đến 14/5/2011.
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Trang 33.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống, kinh tế, xã hội, giảm nghèo của người dân trong khu vực nghiên cứu nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay HSX.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích & đánh giá thực trạng về nhu cầu tín dụng đối với HSX và khả năng đáp ứng của Ngân hàng
Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với HSX
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp: Tổng hợp phân tích số liệu, phương pháp trực quan, lý luận.
Kết hợp nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn vận dụng vào NHNo& PTNT huyện Quỳnh Nhai.
5 Tóm tắt nội dung, kết cấu đề tài
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của huyện Quỳnh Nhai nói riêng và các huyện khác có điều kiện tương tự Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng của hoạt động cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2008-2010, sự tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn tại địa phương, để từ đó có các chính sách sử dụng tín dụng một cách có hiệu quả.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần và 5 chương:
Chương II : Tổng quan về nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất
Trang 4Chương IV : Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai
Trang 5PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAYĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
1 Cơ sở khoa học:
1.1 Cơ sở lý luận của cho vay đối với hộ sản xuất
1.1.1 Khái niệm cho vay hộ sản xuất
Cho vay đối với HSX chính là một hình thức mà Ngân hàng cấp vốn cho hộ sản xuất, để hộ sản xuất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng và hộ sản xuất, đồng thời thoả thuận phương thức trả nợ cho Ngân hàng.
1.1.2 Đặc điểm cho vay hộ sản xuất
1.1.2.1 Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:
Tính mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của Ngân hàng Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ.
1.1.2.2 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng:
Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản Như vậy sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng Mà sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn.
1.1.2.3 Chi phí tổ chức cho vay cao:
Cho vay HSX đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay nhỏ Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới
Trang 6việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã Hiện nay mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay của nông nghiệp.
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của HSX:
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng:
CLTD tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng, uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách hàng.
CLTD tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất Mặt khác, nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh CLTD tốt làm làm tăng khả năng sinh lời của sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay
1.1.3.2 Đối với khách hàng:
Được đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn với thời gian và lãi suất hợp lý sẽ giúp cho HSX thay đổi thay đổi cơ chế mới, mở rộng làm ăn, làm tăng doanh thu lợi nhuận cho HSX.
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế:
Xét về phương diện kinh tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội Tín dụng Ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế Không những thế chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia Ngoài ra, tín dụng HSX của Ngân hàng còn đóng góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội khác.
Trang 71.1.4 Các phương thức cho vay đối với hộ sản xuất
Phương thức cho vay là hình thức cung ứng tiền vay của Ngân hàng cho khách hàng vay vốn Phương thức cho vay do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận trên cơ sở phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng với khách hàng.
1.1.4.1 Phương thức cho vay theo HMTD:
Là phương thức cho vay mà NHNo&PTNT Việt Nam và khách hàng xác định, thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xác định.
1.1.4.2 Phương thức cho vay từng lần:
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo&PTNT Việt Nam đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
1.2 Chất lượng cho vay của NHTM
1.2.1 Quan niệm về chất lượng cho vay
Chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Đảm bảo các nguyên tắc cho vay, đảm bảo các chính sách xã hội của Nhà nước trong cho vay
Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, thái độ phục vụ thủ tục thuận tiện Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm tốt công tác cho vay: Công chứng, quản lý nhà đất, tổ chức đoàn thể, trung tâm giao dịch đảm bảo…
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu 1
Trang 8
Doanh số cho vay hộ sản xuất Dư nợ bình quân HSX =
Tổng số hộ sản xuất vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay của mỗi lượt HSX Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cho vay tăng lên, thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX tăng lên.
Chỉ tiêu 2
Dư nợ cho vay trung hạn hộ SXTỷ lệ cho vay trung hạn HSX =
Tổng dư nợ cho vay HSX
Tỷ lệ này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn của HSX để mở rộng sản xuất kinh doanh Theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam)
Dư nợ bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng dư nợ đầu kỳ và dư nợ cuối kỳ Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng hoạt động tín dụng phản ánh tần suất sử dụng vốn Vòng quay càng lớn với dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng
Chỉ tiêu 4:
Trang 9Nợ quá hạn hộ sản xuất Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất =
Tổng dư nợ hộ sản xuất
Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp những gia đoạn tiếp theo Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao do các khoản cho vay có vấn đề.
Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, chất lượng tín dụng còn được xem xét qua những yếu tố khác như:
Doanh số cho vay HSX
+ Bình quân 1 lượt hộ được vay = x 100 % Tổng số lượt HSX vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của HSX Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay tăng lên
1.3 Quy trình hạch toán phương thức cho vay chủ yếu
1.3.1 Hạch toán phương thức cho vay từng lần
1.3.1.1 Kế toán giai đoạn vay:
Căn cứ vào đơn xin vay và các tài liệu của khách hàng nộp vào, ngân hàng tiến hành xem xét nếu quyết định cho vay thì sẽ hạch toán như sau:
Nợ: Tài khoản cho vay khách hàng Có: Tài khoản thích hợp.
1.3.1.2 Kế toán giai đoạn tính lãi cho vay.
Ngân hàng có thể hạch toán theo phương pháp lãi cộng dồn dự thu hoặc theo phương pháp thực thu, thường thì theo phương pháp dự thu(hàng tháng)
Trang 10Dư nợ cho vay x Lãi suất cho vay x Số ngày vay Số lãi phải thu =
+ Nếu áp dụng phương pháp dự thu thì hạch toán: Nợ:Tài khoản lãi cộng dồn dự thu đối với khoản vay đó Có:Thu lãi nợ cho vay
Khi khách hàng trả lãi thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp
Có:Tài khoản lãi cộng dồn dự thu.
Nếu đến thời hạn theo quy định mà khách hàng không trả nợ được thì phải thoái thu lãi cộng dồn và hạch toán ngoại bảng.
Nợ: Tài khoản thu lãi cho vay Có: Tài khoản lãi cộng dồn dự thu.
Khi khách hàng trả nợ thì ghi xuất tài khoản lãi chưa thu được + Nếu áp dụng phương pháp thực thu.
Căn cứ số lãi thu được nếu khách hàng trả đúng hạn thì ghi Nợ: Tài khoản thích hợp
Có:Tài khoản thu lãi cho vay.
Nếu khách hàng không trả đúng hạn thì ghi nhập tài khoản lãi chưa thu được Khi thu được thì ghi xuất tài khoản 941 và hạch toán:
Nợ: Tài khoản thích hợp Có: Tài khoản lãi cho vay.
1.3.1.3 Kế toán giai đoạn thu nợ.
Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp
Có: Tài khoản cho vay của khách hàng.
Nếu khách hàng không trả đúng hạn đã cam kết thì hạch toán:
Trang 11Nợ: Tài khoản nợ quá hạn khách hàng Có: Tài khoản cho vay khách hàng.
1.3.2 Hạch toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
1.3.2.1 Kế toán giai đoạn cho vay:
Căn cứ chứng từ giải ngân.
Nợ:Tài khoản cho vay khách hàng Có:Tài khoản thích hợp.
1.3.2.2 Kế toán giai đoạn thu lãi.
Hàng tháng ngân hàng tính và thu lãi vào một ngày cố định nào đó, ta có công Nếu thu được lãi thì hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng Có:Tài khoản thu lãi cho vay.
Nếu khách hàng không trả đúng hạn thì hạch toán vào tài khoản ngoại bảng: Ghi nhập tài khoản lãi chưa thu được.
1.3.2.3 Kế toán giai đoạn thu nợ:
Khi khách hàng trả nợ thì hạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp
Có: Tài khoản cho vay khách hàng.
2 Sự thay đổi của hoạt động cho vay các hộ sản xuất nhỏ của NHTM trongthời buổi kinh tế thị trường:
Trong những năm 1970 trở về trước hoạt động cho vay của NH chỉ có hình thức cho vay bằng tiền mặt Sau thời kỳ đổi mới năm 1986 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã ra đời và được các NH ,các tổ chức
Trang 12tài chính khác cung cấp cho khách hàng.
Trong thời gian từ 1994 đến 2007, tỉ lệ hộ gia đình nông thôn vay được tiền của các định chế tài chính đã tăng từ 9% lên đến 70% Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn với làng, bản, xóm thôn, gần gũi với bà con nông dân Vốn cho vay đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, dịch vụ Nhờ có mạng lưới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính… đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng được mở rộng, phát triển khắp các vùng kinh tế của đất nước
3.3 Nhận định cũ và mới về việc nâng cao chất lượng tín dụng
3.3.1 Tác phẩm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối vớicác doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì"
Nguồn: thuvienluanvan.com, (Cập nhật ngày: 15/6/2005)3.3.1.1 Tóm tắt tác phẩm
Đối tượng: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp Phạm vi: Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì
Kết luận: Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì đã có những bước phát triển đáng kể Với xuất phát điểm là ngân hàng chỉ cho vay với các khách hàng là DN vừa và nhỏ, hiện nay hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Huyện Thanh Trì đã được mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ngày càng ra tăng của nền kinh tế Cùng với đó, chất lượng cho vay không ngừng được cải thiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
3.3.1.2 Những đóng góp của tác phẩm
Tác phẩm cho tôi hiểu thêm về hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp của NHTM, những quy trình cho vay của ngân hàng Những chính sách mới của
Trang 13NHTM dành cho Doanh nghiệp
3.3.1.3 Những hạn chế về tác phẩm
Những chính sách tín dụng chưa hoàn thiện, chưa có những định hướng cụ thể Về quy mô và giới hạn tín dụng chưa có định mức rõ ràng.
3.3.2 Tác phẩm:“Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam thực trạng và địnhhướng phát triển sau khi gia nhập WTO”
Nguồn: Tạp chí ngân hàng (Cập nhật 04/3/2009)3.3.2.1 Tóm tắt tác phẩm
Đối tượng nghiên cứu: trực trạng và định hướng phát triển sau khi gia nhập WTO của NHNo&PTNT Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam
Kết luận: Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đặc điểm của nông thôn Việt Nam.
Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong nước và quốc tế mở rộng cho vay HSX, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa
tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Xác định hợp lý mức độ can
thiệp của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế.
3.3.2.2 Những đóng góp của tác phẩm
Tác phẩm giúp tôi hiểu được hoạt động tín dụng ngân hàng như thế nào, tín dụng có vai trò như thế nào trong ngân hàng Sau khi gia nhập WTO ngân hàng đã có giải pháp và định hướng phát triển giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam có bước ngoạt mới Tác phẩm đã giúp cho đề tài của tôi nghiên cứu về phần thực trạng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng.
3.3.2.3 Những hạn chế về tác phẩm
Công nghệ ngân hàng cũng như màng lưới viễn thông mới chỉ phát triển ở các
Trang 14vùng đô thị, đông dân, còn tại vùng sâu, vùng xa vẫn chưa phát triển, hạn chế cho việc tiếp cận tín dụng của người dân, cũng như các định chế tài chính khó có thể mở rộng màng lưới của mình
3.3.3 Tác phẩm: "BIDV Yên Bái nâng cao chất lượng tín dụng"
Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại online ( Cập nhật ngày 25/4/2011 )
3.3.3.1 Tóm tắt tác phẩm
Đối tượng nghiên cứu: nâng cao chất lượng tín dụng Phạm vi nghiên cứu: trong ngân hàng BIDV Yên Bái
Kết luận: Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, sử dụng công cụ lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, đảm bảo hài hoà lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng, tăng huy động vốn thông qua khuyến khích sử dụng các các phẩm, dịch vụ tiện ích của ngân hàng; Nâng cao kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên.
3.3.3.2 Những đóng góp của tác phẩm
Phân tích hệ thống hoá những khái niệm, chính sách về việc nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV trong nền kinh tế thị trường.
Thu thập phân tích và đánh giá thực trạng và tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian vừa qua Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
3.3.3.3 Những hạn chế về tác phẩm
Chưa mở rộng được mạng lưới hoạt động tín dụng, đầu tư trang thiết bị vẫn còn hạn chế Những hoạt động tham gia các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.
Trang 15CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Sơ lược về phương pháp nghiên cứu
Phân tích & đánh giá tình hình hoạt động cho vay HSX tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 2 tháng: từ 07/3/2011 đến 14/5/2011.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp trực quan
Trong nghiên cứu này tôi đã tiến hành những quan sát sau:
Quan sát về tổng thể cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, các phòng ban làm việc của Chi nhánh.
Quan sát nghiệp vụ cho vay đối với HSX tại phòng tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Quan sát và nhìn nhận tác phong làm việc của cán bộ Ngân hàng, khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh
1.3.2 Phương pháp phân tích thông kê số liệu
Phân tích “ Báo cáo tài chính” nhằm đánh giá về mặt tài chính của Ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010: về khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt
Trang 16Dựa trên nguồn “ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ” của Ngân hàng đã thống kê trong 3 năm qua, tôi phân tích những số liệu đó để đánh giá tình hình cho vay đối với HSX tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quỳnh Nhai
1.3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu:
Thu thập các số liệu thực tế phản ánh hợp đồng cho vay, số tiền cho vay, số tiền thu về khi cho vay hộ sản xuất trong năm vừa qua.
Để thấy rõ được điều nay ta tiến hành phân tích số liệu báo cáo về cho vay năm
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng các năm 2008 -2010 của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Quỳnh Nhai)
1.4 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian: từ 07/ 3/ 2011 đến 14/ 5/ 2011
Địa điểm: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Nội dung: Phân tích Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Lần 1:
Thời gian: ngày 15/3/2011 tới 09/4/2011
Địa điểm: phòng nghiệp vụ kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai Nội dung: tìm hiểu về ngân hàng thông qua những thông tư báo cáo, các nguồn trên internet
Lần 2:
Thời gian: ngày 10/4/2011 tới 14/5/2011
Trang 17Địa điểm: phòng nghiệp vụ kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai Nội dung: tìm hiểu về cho vay hộ sản xuất trên địa bàn dựa vào báo cáo số liệu trong năm qua 2010.
2 Tiến hành nghiên cứu
Lần 1: Nghiên cứu qua phương pháp lý luận và phương pháp trực quan Lần 2: Nghiên cứu qua phương pháp phân tích và sử lý số liệu.
3 Kết luận và đánh giá3.1 Kết quả thu được
Bảng Thông Tin Lãi Suất Tiền Vay Bằng VND
- Lãi suất cho vay bằng 1,58 - 1,75% / tháng - Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
- Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.
3.2 Đánh giá
Huyện Quỳnh Nhai là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp kém, hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao và nhỏ lẻ Do đó tỷ lệ cho vay kinh tế HSX luôn chiếm tỷ
Trang 18trọng cao Hàng tháng, quý ngân hàng luôn tổ chức phân tích chất lượng tín dụng, thành lập các tổ nhóm thu hồi nợ Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường, chính sách khách hàng hợp lý cả trong huy động và cho vay
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠICHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN QUỲNH NHAI
Trang 191 Vài nét về Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Quỳnh Nhai
1.1 Lịch sử hình thành & phát triển Chi nhánh NHNo&PTNT huyệnQuỳnh Nhai
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai là một trong những Chi nhánh trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập vào ngày 08/07/1988 thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sơn La Địa điểm đặt tại: Xóm 1, xã Mường Chiên, Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
Phủ) về tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam Từ đây hệ thống Ngân hàng đã
bắt đầu chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng 2 cấp Cấp quản lý là NHNN cấp trực tiếp kinh doanh là hệ thống các ngân hàng chuyên doanh trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu bước đi mới, hoàn toàn mới trọng hoạt động Ngân hàng, chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh và lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động kinh doanh Trong bối cảnh đó NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai được hình thành Trải qua 20 năm thành lập và hoạt động, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt qua khó khăn, thử thách của những năm đầu thực hiện chuyển đổi hoạt động của ngân hàng chuyên doanh, theo đường lối đổi mới của Đảng Cùng với việc đổi mới, công tác cán bộ đựơc sắp xếp lại các phòng, tổ tác nghiệp tinh gọn với đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, từ đó của NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai đã tạo sự chuyển biến mới trong hoạt động kinh doanh của một NHTM đa năng, có năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực, nhanh nhạy với thị trường và không ngừng tự đổi mới, tự hoàn thiện mình để thích nghi với môi trường kinh doanh trong cơ chế mới và phát triển theo hướng ổn định, an toàn hiệu quả, tốc độ tăng trưởng năm sau tăng trưởng hơn năm trước.
Trang 201.3 Cơ cấu & tổ chức hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyệnQuỳnh Nhai
Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai
NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai thực hiện quy chế điều hành như sau:
Trong những năm qua NHNo&PTNT Quỳnh Nhai là một trong nhưng Ngân hàng huyện thường xuyên có một số dư tăng trưởng nguồn vốn lớn trong hệ
Trang 21thống các chi nhánh ngân hàng huyện trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Sơn La Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn được huy động từ nguồn huy động tại địa phương.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn
- Tiền gửi tiết kiệm có
Nguồn: Báo cáo về hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Quỳnh Nhai 2008 – 2010
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2010 là 46.163 triệu tỷ trọng 78,5% tổng nguồn vốn.
Tăng so với năm 2008 là: 19.473 triệu ,tỷ lệ tăng là:72,9% Tăng so với năm 2009 là: 1.933 triệu, tỷ lệ tăng là : 4,4%
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế đến 31/12/2010 là: 12,557 triệu tăng so với năm 2008 là:5.050 triệu tỷ lệ tăng là: 67,2% So với năm 2009 giảm 6.885 triệu tỷ lệ giảm 33%.
Trang 22-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 31/12/2010 là 32.252 triệu tăng so với năm 2008 là: 14.135 triệu tỷ lệ tăng là 73,6% Tăng so với năm 2009 là 1.857 triệu tỷ lệ tăng 30,8%.
1.4.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu là tín dụng, huy động vốn, và các họat động kinh doanh dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ Tuy nhiên các hoạt động dịch vụ của của Chi nhánh phát triển chưa mạnh do đặc thù của NHTM miền núi, vùng sâu, vùng xa, kinh tế xã hội phát triển chậm Cho nên trong những năm qua Chi nhánh vẫn tiếp tục xác định khu vực nông nghiệp, nông thôn là thị trường chính có vị trí quan trọng cho hoạt động kinh doanh lâu dài đối với NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai.
Doanh số cho vay của ngân hàng năm sau đều cao hơn năm trước: năm 2008 thu được 9.383 triệu đồng đạt tỉ trọng 77%, năm 2009 thu được 14.042 triệu đồng đạt tỉ trọng 82 %, năm 2010 thu được 16.019 triệu đồng đạt tỉ trọng 102% vượt kế hoạch Nhưng bên cạnh đó thì dư nợ cũng tăng lên năm 2008 là 8.663 triệu đồng, năm 2009 là 11.018 triệu đồng, năm 2010 là 15.953 triệu đồng Được thể hiện qua bảng 2: Cơ cấu hoạt động tín dụng.
Trang 23Bảng 2: Cơ cấu hoạt động tín dụng
Nguồn: Báo cáo về hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Quỳnh Nhai 2008 – 2010
1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng thu trên cân đối 4 tháng đầu năm 2011 là: 5.155 triệu
Trong đó: + Thu từ hoạt động tín dụng là: 3.214 triệu + Thu từ dịch vụ thánh toán là: 68 triệu + Thu khác là: 1.853 triệu
Tổng chi trên cân đối 4 tháng đầu năm 2011 là: 3.254 triệu
Trang 24+ Chi trả lãi tiền gửi là: 1.444 triệu + Chi khác: 416 triệu
Chênh lệch ( Thu – Chi chưa có lương ) là: 2.358 triệu
- Lãi suất bình quân đầu vào: 0,94 % - Lãi suất bình quân đầu ra: 1,47 % - Quỹ tiền lương đạt được: 1.179 triệu - Hệ số tiền lương làm ra: 1,39
2 Thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNThuyện Quỳnh Nhai
2.1 Các văn bản nghiệp vụ tín dụng mà Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Nhai đang áp dụng:
Quyết định số 1300/QĐ - HĐQT –TDHo ngày 03/12/2007 “về việc Quy định
thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Quyết định số 167/QĐQT-03 ngày 07/09/2000 “về việc Ban hành quy định
việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam “V/v: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định số 72/QĐ-HĐQT_NHNo ra ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội
đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam “về việc Ban hành quy định cho vay đối
với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”
2.2 Kết quả cho vay thu nợ đối với HSX tại Chi nhánh NHNo&PTNTHuyện Quỳnh Nhai: