phân tích nội dung Văn hóa ứng xử trong Ngành Hải quan

10 1.9K 24
phân tích nội dung Văn hóa ứng xử trong  Ngành Hải quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội là quan điểm xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng.

MỞ BÀI Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội là quan điểm xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng. Như vậy, trong phạm vi rộng, văn hóa phải phục vụ chính trị xã hội, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với kinh tế chính trị xã hội như một động lực quan trọng. Trong phạm vi hẹp, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng được nhu cầu cao nhất là hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc thể chế hoá các quan điểm, đường lối đã được cụ thể hoá tại Nghị quyết Đại hội Đảng X trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Chính phủ rất quan tâm đến việc xây dựng nếp sống mới, hình thành thói quen tốt và hành vi ứng xửvăn hoá đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước. Hải quan Việt Nam trong những năm qua rất chú trọng đến công tác xây dựng văn hoá công sở của Ngành, đã ban hành nhiều quy định, qui tắc ứng xử nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Là một người đã có nhiều năm công tác trong Ngành Hải quan, Tôi cảm thấy rất bức xúc khi thấy nhiều cán bộ công chức hải quan, nhất là các cán bộ công chức làm việc tại các cửa khẩu nơi tiếp xúc thường xuyên với doanh nghiệp có tác phong, lề lối làm việc thiếu nghiêm túc. Cách ăn mặc, cử chỉ nói năng thiếu lịch sự, cục cằn thô lỗ thậm chí có nơi còn xưng hô “mày, tao” với doanh nghiệp. Trong bài viết này Tôi xin đi sâu phân tích nội dung Văn hóa ứng xử trong Ngành Hải quan. 1 I- MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HỐ CƠNG SỞ Cơng sở là nơi diễn ra hoạt động cơng vụ có tính chất đặc thù của cơ quan trong bộ máy Nhà nước, là nơi thực hiện các hoạt động mang tính “phục vụ” rất rõ nét. Theo đó, văn hố nơi cơng sở trở thành một nhu cầu khách quan, một nội dung quan trọng nhằm cải cách nền hành chính, xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay. Văn hố nơi cơng sở, nói một cách khái qt, là một loạt hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hố này bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi thành văn bản của một cơng ty và cả những quy định bất thành văn mà chỉ học được bằng kinh nghiệm. Ngày nay, nước ta thực hiện đường lối đổi mới, theo cơ chế thị trường, cơng sở khơng chỉ đơn thuần là cơ quan nhà nước mà còn có cả cơng sở của tư nhân. Văn hố cơng sở đa dạng hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nhưng đòi hỏi ở nó tính nhân dân, tính dân tộc cũng phải sâu sắc hơn. Mặc dù trong thời gian qua văn hố cơng sở đã được quan tâm, phát huy khá tốt tinh thần truyền thống, mang tính quảng đại quần chúng, đồng thời có tiếp thu tính hiện đại do giao lưu, hội nhập mang lại. Song, thực trạng văn hố cơng sở ở nước ta nói chung hiện nay chưa đáp ứng u cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, có thể thấy một số biểu hiện: Nhận thức của một số cán bộ, cơng chức chậm được đổi mới, ln có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, phó mặc, khơng tích cực tìm hiểu nghiên cứu, có lối sống thực dụng, ích kỷ cá nhân, hẹp hòi; nhiều nơi, nhiều cá nhân, thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo trongquan chưa tích cực nghiên cứu, đổi mới tư duy. Từ đó văn hố trong cơng sở khơng cao. Tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, cơng nhân viên chức đến cơng sở muộn, về sớm, chưa 2 có tác phong làm việc đúng mực; không tích cực hoàn thành nhiệm được giao. Vì vậy, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước, điện thoại, phương tiện kỹ thuật . Một số cán bộ, nhân viên công sở chưa có được những kỹ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hoá giao tiếp ít được chú trọng. Với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của nhau, không tôn trọng nhau. Giao tiếp với nhân dân thì cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu, đã tạo ra khoảng cách với nhân dân trong thực thi công vụ, giao tiếp ứng xử không đúng với vị trí, tư cách của người công chức trong công sở. Nguyên nhân là do những tác động từ dư âm của nền văn hoá tiểu nông, từ thói quen của cơ chế bao cấp, từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường .Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn. Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, trước hết các cơ quan chức năng cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của văn hoá công sở cho các cơ quan, đơn vị; phát động một phong trào, một cuộc vận động xây dựng văn hoá công sở trên phạm vi cả nước và xem văn hoá công sở là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công sở. Các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng văn hoá công sở cần chú trọng giải quyết những hạn chế, những yếu kém trong văn hoá công sở mà thực trạng đã nêu. Trong đó, tập trung vào xây dựng môi trường cảnh quan công sở xanh- sạch-đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch, sắp đặt phù hợp, đảm bảo hình thức trang nhã, tiết kiệm; xây dựng, trang phục công sở thống nhất cho 3 cán bộ, nhân viên gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và thương hiệu của cơ quan mình. Xây dựng tác phong làm việc khoa học, trách nhiệm nơi công sở, có ý thức kỷ luật cao trong việc bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật cơ quan. Xây dựng văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan công sở phải tôn trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, đáp ứng những yêu cầu chính đáng phù hợp với vị trí, chức năng của cơ quan mình. Phải thực sự thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “gần dân, học tập, giúp đỡ nhân dân”, “cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân”. Nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày 02/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 129/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan nhà nước. Bản quy chế gồm 03 chương, 16 điều quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các nguyên tắc thực hiện; Theo đó, quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện văn hoá công sở phải tuân thủ các nguyên tắc như phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp luật . Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích như bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ.Quy chế cũng nêu rõ 4 những hành vi bị cấm như hút thuốc lá trong phòng làm việc, sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao .Đường ra lối vào công sở phải sạch sẽ, phong quang, nơi đỗ xe, nơi làm việc phải trật tự, ngăn nắp, vệ sinh. Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức phải nghiêm túc tận tụy. Cách ăn mặc, cử chỉ nói năng lịch sự có văn hoá. Đặc biệt, khi tiếp dân phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn lắng nghe ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, ở không ít công sở còn diễn ra các cảnh tượng nơi làm việc lộn xộn, đường đi lối lại thiếu biển chỉ dẫn, xe cộ để lung tung. Trong phòng làm việc giấy tờ bề bộn, gạt tàn thuốc lá đầy có ngọn. Có nơi, có người còn đun nấu, ăn uống ngay trong phòng làm việc. Trong phòng làm việc đang mở máy lạnh, đông người, kể cả có phụ nữ đang mang thai, họ vẫn thản nhiên hút thuốc. Vẫn còn những cán bộ, công chức đi muộn về sớm, trong giờ làm việc còn tán chuyện gẫu, nhiều người còn kéo nhau ra quán trà, quán càphê. Tình trạng làm việc chểnh mảng không hết công suất khá phổ biến, chưa hết giờ làm việc đã đánh cầu lông, chơi cờ tướng . Không ít người văng tục nói bậy, ăn mặc như đi chơi trên đường phố. Cán bộ tiếp xúc với dân bằng những bộ mặt "lạnh tanh", thậm chí còn hách dịch, nhũng nhiễu. Những hành vi này, mặc dù rõ ràng là không chấp hành quy chế văn hoá nơi công sở, nhưng thường ít được phê bình, xử lý, nếu có cũng chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không có tác dụng. Đã đến lúc lãnh đạo các cơ quan, công sở phải chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng môi trường văn hoá tại nơi làm việc. 5 II- VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG NGÀNH HẢI QUAN Nhận thức được tầm quan trọng của Văn hoá công sở, trong những năm trước đây Ngành Hải quan đã ban hành nhiều nội quy, quy định về thái độ ứng xử của cán bộ công chức hải quan khi tiếp xức với nhân dân, với doanh nghiệp và đến ngày 03/12/2004 được cụ thể hoá tại “Mười điều kỷ cương của công chức hải quan Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 1395/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 03/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Mỗi công chức Hải quan phải thực hiện tốt Mười điều kỷ cương sau: Đối với doanh nghiệp và khách xuất nhập cảnh, phải: 1- Văn minh, lịch sự khi tiếp xúc. 2- Công tâm, tận tuỵ khi thi hành công vụ. 3- Nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc. 4- Thấu hiểu, chia xẻ khó khăn. 5- Coi Doanh nghiệp xuất nhập cảnh là đối tượng hợp tác. Đối với bản thân phải: 6- Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ. 7- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật công tác. 8- Trang phục chỉnh tề, gọn gàng. 9- Không nhận mọi lợi ích bất hợp pháp. 10- Không làm tổn hại đến truyền thống, danh dự của Ngành Hải quan. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan nhà nước. Để cụ thể hoá các quy định về văn hoá công sở cho phù hợp với Ngành Hải quan, Tổng cục 6 trưởng Tổng cục Hải quan đã Quyết định số 2489/QĐ-TCHQ ngày 24/12/2007 Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Hải quan. Bản Quy tắc ứng xử bao gồm 3 phần với 12 Điều: PHẦN I: Quy định chung Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh Điều 2. Quy tắc ứng xử của công chức Hải quan bao gồm Điều 3. Các hành vi bị cấm PHẦN II: Quy định cụ thể Điều 4. Ứng xử với bản thân Điều 5. Ứng xử với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh Điều 6. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài Điều 7. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp Điều 8. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể; trong giao tiếp qua điện thoại Điều 9. Ứng xử với người thân trong gia đình Điều 10. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú Điều 11. Ứng xử nơi công cộng, đông người PHẦN III: Tổ chức thực hiện Điều 12. Tổ chức thực hiện So với “Mười điều kỷ cương của công chức Hải quan Việt Nam” Ban hành năm 2004 thì “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Hải quan” Ban hành năm 2007 đã được cụ thể hoá rất nhiều về cách ứng xử từ các hành vi bị cấm đến cách ứng xử trực tiếp, ứng xử trong cuộc họp, ứng xử qua điện thoại 7 Việc triển khai thực hiện cũng được tổ chức với quy mô và thiết thực hơn trước, như: Quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức hải quan để thực hiện nghiêm túc Quy tắc này; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức trong Ngành Hải quan; Đôn đốc, kiểm tra , xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm . Nhìn chung, Ngành Hải quan đã đề ra nhiều biện pháp để triển khai thực hiện nhưng các biện pháp này còn rất chung chung, không định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, chưa quy định rõ chế tài, hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể . dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng thiếu văn hoá ứng xử trong giao tiếp vẫn chậm được cải thiện do một số nguyên nhân sau: 1- Do tác động dư âm của nền văn hoá tiểu nông; từ thói quen của cơ chế bao cấp. 2- Do tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. 3- Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. 4- Chưa có chế tài xử lý nghiêm minh, đủ mạnh đối với những người vi phạm. 5- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn yếu, tìm mọi cách lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để buôn lậu, trốn thuế. 6- Việc cập nhật các chính sách, quy định về thủ tục của những người đại diện cho doanh nghiệp đi làm thủ tục không được thực hiện thưỡng xuyên, liên tục. Để khắc phục những nguyên nhân nêu trên, Tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang WEB của Ngành Hải quan. Tại các cửa khẩu các chính sách, quy định về thủ tục phải công khai, minh 8 bạch, phải được dán ở những vị trí mà người đến làm thủ tục đễ thấy nhất, dễ đọc nhất hoặc trang bị các thiết bị điện tử dễ nhìn, dễ tra cứu 2- Các cán bộ, công chức hải quan phải được đào tạo về văn hoá ứng xử ngay từ khi mới vào ngành; đối với số cán bộ, công chức cũ cần có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 3- Trong bố trí công việc cần lưu ý lựa chọn các cán bộ, công chức có đủ tư cách để bố trí ở các khâu, các công đoạn thường xuyên phải tiếp xúc với doanh nghiệp. 4- Đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là đơn giản hoá thủ tục hải quan, đảm bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng, tránh nhiều khâu tiếp xuc trực tiếp với doanh nghiệp. 5- Thông qua các hội nghị tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp lấy ý kiến nhận xét về hoạt động của đơn vị hải quan, về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức hải quan để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 6- Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh những cán bộ, công chức vi phạm quy tắc ứng xử. 7- Thường xuyên tiến hành giám sát, kiểm tra đột xuất các địa điểm làm thủ tục hải quan, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử. 9 III- KẾT LUẬN “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Để làm được điều này ngoài việc giao tiếp có văn hóa đòi hỏi công chức hải quan phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phải có tâm, có tầm, phải nắm vững các văn bản pháp luật liên quan, lại còn cần phải có văn hóa trong giao tiếp ứng xử thì mới có khả năng làm tốt công việc được giao. Với doanh nghiệp cần phải thấy rõ ngoài lợi nhuận còn phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đây không những là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm tuân thủ pháp luật công dân. Để thực hiện tốt điều này thì mỗi người hãy tự học tập, rèn luyện, trong đó có cả văn hóa giao tiếp, để cho mỗi người hãy cư xử với nhau có văn hóa hơn. Văn hóa là họat động không thể thiếu trong mọi lĩnh vực họat động của con người, giao tiếp có văn hóa sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp của công chức hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp và hành khách xuất nhập cảnh. 10

Ngày đăng: 25/04/2013, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan