1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Thực trạng và hướng hoàn thiện

56 616 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,15 MB
File đính kèm ATVSLĐ-1.rar (1 MB)

Nội dung

Trang 2

Huế, 06/2016

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Được sự đồng ý của Đại học Luật - Đại học Huế và giảng viên hướng dẫn TS Đào Mộng Điệp, em đã thực hiện đề tài “Pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động Thực trạng và hướng hoàn thiện”.

Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Đại học Luật - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp em có thể hoàn thành niên luận này Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS Đào Mộng Điệp đã nhiệt tình giúp đỡ em, tận tình chỉ dạy và có được lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng để hoàn thành bài niên luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô giáo cũng như các bạn quan tâm đến niên luận để emcó thể hoàn thiện đề tài này một cách tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trần Thị Cẩm Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Bố cục của đề tài 6

B PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 7

1.1 Khái quát về an toàn-vệ sinh lao động 7

1.1.1 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động 7

1.1.2 Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động 8

1.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về an toàn lao động, vệ sinh lao động 10

1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 10

1.2.2 Nội dung pháp luật về ATLĐ, VSLĐ 12

1.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người lao động 12

1.2.2.2 Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp 17

1.2.2.3 Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động 19

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ VÀ THỰC TIỄNÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM 22

2.1 Thực trạng pháp luật ATVSLĐ 22

2.1.1 Thực trạng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ 23

2.1.2 Thực trạng pháp luật về quyền và trách nhiệm của NLĐ 26

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về ATLĐ, VSLĐ 27

2.2.1 Thực tiễn áp dụng về quyền và nghĩa vụ của NLĐ 33

2.2.2 Thực tiễn áp dụng về quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ 35

2.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với ATLĐ, VSLĐ 36

Trang 5

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ, VSLĐ 43

3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATLĐ, VSLĐ 43

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về ATLSĐ, VSLĐ 46

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động

ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao độngBHLĐ : Bảo hộ lao động

BNN : Bệnh nghề nghiệpBLLĐ : Bộ luật lao độngNLĐ : Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao độngPCCN :Phòng chống cháy nổTNLĐ : Tai nạn lao động

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử đã chứng minh lao động làm nên những điều kì diệu Trải quahàng ngàn năm với những chuỗi lao động không ngừng, con người đã dầnthoát khỏi cuộc sống nguyên thủy và xây dựng cuộc sống hiện đại như ngàynay Cứ mỗi cuộc cải cách lao động, mỗi cuộc cách mạng trong khoa học kĩthuật là một sự đột phá, một bước tiến trên con đường hoàn thiện loài người.Và có thể nói, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo racủa cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước,xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động Bất cứ một chế độ xã hộinào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất,năng động nhất trong sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Xã hội cócơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động Xây dựng giàu có, tự do dânchủ cũng là nhờ người lao động Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động” Vìvậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người.

Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con ngườiluôn phải tiếp xúc với các tran thiết bị, phương tiện kĩ thuật, máy móc và môitrường Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và vô cùng phứctạp Trên thực tế, môi trường lao động khá phức tạp và càng phức tạp hơn khingành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời kỳ đổi mới, thờikỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bởi vì cùng với quátrình đó, ngành có quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụngnhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên cácnhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người laođộng ngày càng gia tăng Mặc dù môi trường lao động ngành công nghiệp đãđược quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số ô nhiễm cao Cho nên,việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong các doanhnghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết.

Trang 8

Là một sinh viên chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bảnvề bảo hộ để khi bước vào công việc có thể tạo ra một môi trường làm việcvừa đảm bảo năng suất chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo an toàn cho bản

thân và tất cả mọi người Đây cũng là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “ Pháp

luật về an toàn-vệ sinh lao động Thực trạng và hướng hoàn thiện”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận, cácquy định của pháp luật về ATVSLĐ để bảo đảm người lao động khỏe mạnh,không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp Bồi dưỡng hồi phục kịp thời vàduy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Thông qua đó để biết được thực trạng áp dụng pháp luật ở Việt Nam nhưthế nào để chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như bất cập còn tồn tại,

Đưa ra những giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảtrong công tác an toàn vệ sinh lao động Bảo đảm an toàn thân thể của ngườilao động, không để xảy ra tai nạn lao động.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Là những quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ, các hệ thống vănbản pháp luật điều chỉnh có liên quan từ đó xem xét thực trạng áp dụng ởnước ta như thế nào.

 Phạm vi về không gian: bài viết chủ yếu nghiên cứu ở Việt Nam ởnhững nơi tập trung nhiều lao động trong cả nước.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 9

- Bài viết sử dụng chủ yếu là phương pháp luận theo chủ nghĩa Mác Lê

nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng để nhận thức một cách đúng đắncác qui định của pháp luật về ATVSLĐ trong mối quan hệ biện chứng, khôngtách rời thực tại khách quan và thấy được sự phát triển ngày càng hoàn thiệncủa chúng là tất yếu khách quan.

- Phương pháp hồi cứu: sưu tầm tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin

có liên quan Các văn bản quy định của pháp luật về ATVSLĐ, các báo cáochuyên ngành, các công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan.

- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: khai thác tư

liệu, số liệu thống kê của các cơ quan có thẩm quyền, tham khảo các tài liệukhác như mạng Internet, các bài báo, bài viết tổng hợp phân tích sử dụng kếtquả đã được công bố.

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham khảo các ý kiến, kiến nghị

của các vị lãnh đạo, của các ban ngành liên quan về an toàn, vệ sinh lao động.

Trang 10

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀPHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

1.1 Khái quát về an toàn-vệ sinh lao động

1.1.1 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động

Theo Wikipedia1 An toàn và vệ sinh lao động, trước còn gọi là Bảo hộlao động, tiếng Anh : Occupational safety and health(OSH) hay occupationalhealth and safety (OHS) hoặc workplace health and safety (WHS) là một lĩnhvực liên quan đến an toàn,sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việchoặc việc làm An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định củaluật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo antoàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của ngườilao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.Đó là theo nghĩa rộng còn theo nghĩa hẹp thì nó được hiểu là:

An toàn vệ sinh lao động là tổng hợp những qui định của Nhà Nước vềATLĐ và VSLĐ về chế độ và về thể lệ lao động nhằm ngăn ngừa TNLĐ vàBNN.

Hay nếu như phân tích ra từng mục thì cũng có thể được hiểu như sau:An toàn lao động2 là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểmtrong sản xuất Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách phápluật về an toàn Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố nguyhiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động3 là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chứcvà kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuấtđối với người lao động Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trướchết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/An_to%C3%A0n_v%C3%A0_v%E1%BB%87_sinh_lao_%C4%91%E1%BB%99ng

2 http://kiemdinh.info/y-nghia-muc-dich-cua-an-toan-ve-sinh-lao-dong-la-gi

3 https://voer.edu.vn/m/an-toan-lao-dong-ve-sinh-lao-dong-tai-nan-lao-dong-benh-nghe-nghiep/87aca79d

Trang 11

thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của cácyếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.

Tuy nhiên đó mới chỉ là cách hiểu thong thường nhất còn theo quy địnhtại Khoản 2,3 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015 :

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tốnguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con ngườitrong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hạigây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợpnhững quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao độngvà vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vàcải thiện điều kiện lao động cho người lao động.

1.1.2 Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sứckhỏe, tính mạng của người lao động Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho ngườilao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm có hại vàtạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người laođộng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trìnhphát triển chung của đất nước, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là mộtchính sách kinh tế -xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một phần quan trọng,là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xă hội củanước ta Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm sức khỏe vàtính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sảnxuất và đời sống xã hội Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn, nhân văngắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảovệ môi trường và văn hóa trong sản xuất.

Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về antoàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầunhư ít được thỏa thuận như các chế định khác Để thấy được tầm quan trọng

Trang 12

của việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động thì cần đi sâu hơn vào các đặcđiểm, phân tích từng đặc điểm để nắm rõ hơn các khía cạnh sau:

Trước hết, ATLĐ, VSLĐ mang tính quần chúng rộng rãi nó không chỉbiểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làmviệc lâu dài cho người lao động mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân trongviệc đảm bảo về vấn đề ATLĐ, VSLĐ Bởi nguời lao động là những ngườitrực tiếp thực hiện quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các biện pháp kỹ thuật antoàn, tự mình gánh chịu hậu quả nếu vi phạm và cũng tự mình phát hiện sựcố, sai sót trong quy định để đề xuất cách thức cải tiến kỹ thuật, biện pháp antoàn, do vậy chỉ khi chính họ tự giác thực hiện thì yếu tố phòng ngừa mớihiệu quả.

Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao độngtrong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối vớingười lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động Bên cạnhđó nó cũng phản ánh quyền và trách nhiệm của NLĐ trong hoạt động sảnxuất, nhằm tạo ra được lợi ích tối đa, ngoài ra còn đảm bảo choi sức khỏeluôn được an toàn nhất có thể

Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho ngườilao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động Cụ thể, việc tuân theo các quy địnhvề an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trongquá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này Trong quá trìnhlao động việc NLĐ luôn đối mặt với các yếu tố nguy hại là không thể tránhkhỏi do đó vấn đề ATLĐ, VSLĐ được đề ra nhằm bảo về người lao động mộtcách toàn vẹn.

Thứ tư ATLĐ, VSLĐ mang tính ý thức của mỗi cá nhân, mỗi doanhnghiệp Đây không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước và các cơ quan cóthẩm quyền nói chung mà con ở ý thức mỗi người có liên quan Những ai cóliên quan thì người đó cần ý thức được mình phải làm gì và mình cần làm gìđể không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trang 13

Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế, nền kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu và đang tiếp tục chuyểnđổi sang kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân, kinhtế ngoài nhà nước và kinh tế khu vực FDI ngày càng lớn mạnh và phát triển.Số lượng doanh nghiệp, NLĐ làm việc trong khu vực có quan hệ lao động,đặc biệt là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang tăng nhanh, cơ cấu laođộng đang dần chuyển dịch theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng trong lĩnhvực công nghiệp và dịch vụ, số người làm công ăn lương tăng nhanh, yếu tốchủ thợ và sự khác biệt về lợi ích sẽ ngày càng rõ nét, nguy cơ cao gây mấtATLĐ, VSLĐ do điều kiện lao động không đảm bảo do vậy yêu cầu bảo đảmvà bảo vệ ATVSLĐ cho NLĐ đa dạng và cũng phức tạp hơn Do đó nhữngđặc điểm trên sẽ giúp cho NLĐ, NSDLĐ hiểu được phần nào trách nhiệm củanhau trong công tác ATVSLĐ.

1.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về an toàn lao động, vệ sinh lao động

1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ước tính của tổ chức Lao động quốc tế ( ILO)4 cứ 15 giây trên thégiới sẽ có một người bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Vàcứ 15 giây sẽ có 160 người bị tai nạn lao động trong khi đang làm việc, con sốnày quá quá lớn thậm chí còn lớn hơn số người chết do tai nạn giao thông ( 30giây sẽ có một người chết do tai nạn giao thông) Mỗi ngày trôi qua lại cókhoảng 6.300 người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp vàkhoảng hơn 2,3 triệu ca tử vong mỗi năm vì lý do đó Tầm quan trọng của vấnđề an toàn và sức khỏe trong lao động đã khiến ILO đặc biệt quan tâm đếnđịnh nghĩa “việc làm bền vững là việc làm an toàn” ILO cảnh báo sẽ là quámuộn nếu không cải thiện tình hình an toàn, vệ sinh lao động ngay từ bây giờ.Quyền được bảo đảm an toàn và sức khỏe trong lao động từ lâu đã đượcxác định thuộc nội hàm của quyền con người và trực tiếp gắn với phạm trù anninh con người (human security) với hàm nghĩa đa dạng về an ninh kinh tế

4 lao-dong-1080/

Trang 14

http://thongtinantoan.com/web/vi/news/Q-ly-va-giam-thieu-rui-ro/Cu-15-giay-co-1-nguoi-chet-vi-tai-nan-(việc làm và thu nhập), an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cánhân, an ninh cộng đồng… Bởi vậy, bảo đảm an toàn và sức khỏe lao độngkhông chỉ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong nghị sự toàn cầu, màcòn là mối quan tâm của từng quốc gia, gắn với phát triển bền vững Thựctrạng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đang kế thừa, phát triển pháp luậtvề an toàn lao động, vệ sinh lao động của nước ta từ sau Cách mạng thángTám năm 1945 đến nay, Chương IX Bộ luật lao động năm 1994 đã tập hợp,hoàn thiện và điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực ATVSLĐ Đến Bộ luậtlao động năm 2012, tại Chương IX đã bổ sung nghĩa vụ của người lao độngvà của người sử dụng lao động, các chế độ, chính sách và quản lý vềATVSLĐ nhằm góp phần ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho mối quan hệ laođộng được hài hòa và ổn định

Sau hơn 21 năm thi hành, các quy định ATVSLĐ của Bộ luật lao độngcơ bản đã đi vào cuộc sống, góp phần bảo đảm an toàn, sức khỏe người laođộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong côngtác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện laođộng.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều chỉnh pháp luậtvề an toàn lao động, vệ sinh lao động không chỉ bảo vệ người lao động tronghoạt động sản xuất kinh đoanh mà còn ngăn ngừa hạn chế xảy ra tình trạngTNLĐ, BNN Trên thực tế vấn đề an toàn trong lao động sản xuất luôn đượcNhà nước chú trọng, tuy nhiên chỉ vì lợi ích của bản thân mà doanh nghiệpđôi khi lơ là trong công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ, hoặc do NLĐ chủquan coi thường tính mạng mình mà quên đi hoặc bỏ qua các công cụ,phương tiện bảo hộ.

Pháp luật về ATVSLĐ còn tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng đểNLĐ, NSDLĐ có thể thực hiện tốt nhất quyền và trách nhiệm của mình Đâylà chế tài mang tính bắt buộc vì người sử dụng lao động luôn muốn lợi íchmình đạt được ở mức tối đa nhất, còn người lao động muốn công việc mìnhlàm được thực hiện nhanh nhất mà đôi khi quên mất đi vấn đề an toàn, nên

Trang 15

việc điều chỉnh của pháp luật làm cho các bên liên quan luôn phải “ dèchừng” khi muốn thực hiện một công việc gì đó.

Mặt khác các quy định về ATVSLĐ trong BLLĐ 2012 chưa được cụ thểhóa, hay nói cách khác là nó còn có nhiều bất cập BLLĐ 2012 chỉ nêu nhữngvấn đề nổi bật mà quên mất rằng ATVSLĐ có rất nhiều thứ cần được đề cậpvà thực hiện, ngoài ra quy định về ATVSLĐ được pháp luật điều chỉnh rất rảirác, phân tán ở nhiều văn bản pháp luật nên rất khó áp dụng khi xảy ra tranhchấp.

Chính vì vậy việc ban hành và điều chỉnh các quy định của pháp luật vềATVSLĐ là vấn đề tất yếu.

1.2.2 Nội dung pháp luật về ATLĐ, VSLĐ1.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Từ ngày 01/7/2016, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 bắt đầu có hiệulực với 439 số phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 88,87 % , theo đó Luật này đượcban hành nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động An toàn vệ sinhlao động là một trong những yêu cầu quan trọng và mang tính bắt buộc thựchiện để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe, tính mạng cho người lao động khitham gia vào quá trình lao động, sản xuất, được thực hiện bởi NSDLĐ vàNLĐ.

Đồng thời, quy định chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ trong công tác đảm bảo antoàn, vệ sinh NLĐ.

Người lao động cần phải nắm rõ các quy định này để có thể tự bảo vệquyền lợi cho mình trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm việcđảm bảo quyền lợi cho mình Luật ATVSLĐ điều chỉnh, đối tượng áp dụng,luật mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liênquan đến ATVSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làmviệc không theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, luật còn mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi

Trang 16

nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trởlại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanhnghiệp Lần đầu tiên, Luật cũng quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn laođộng theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợpđồng lao động.

Theo quy định của Luật ATVSLĐ 20155 thì :

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh laođộng; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làmviệc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố cóhại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấnluyện về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khámphát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật,bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giámđịnh mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giámđịnh trong trường hợpkết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăngmức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điềutrị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủtiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơxảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe củamình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác

5 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015

Trang 17

an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệsinh lao động;

e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

2 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinhlao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao độngtrong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trangcấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảyra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặcbệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn laođộng theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh củangười sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sauđây:

a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhànước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn,vệ sinh lao động;

b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệsinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các côngviệc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tựnguyện do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhànước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóngbảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;

d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

4 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụsau đây:

Trang 18

a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc domình thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quantrong quá trình lao động;

c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịpthời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

5 Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhândân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người laođộng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp văn bản quyphạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.

6 Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động cóquyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao độngquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

7 Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩavụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đây là một quy định rất chi tiết, có thể nói nó chi tiết hơn rất nhiều sovới BLLĐ 20126’7, luật mới quy định:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được bảo đảm các điềukiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụnglao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động

6 Khoản 2 Điều 138 Người lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liênquan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

7 BLLĐ 2012 không quy định quyền của NLĐ trong công tác an toàn,vệ sinh lao động mà chỉ quy định chung tại Điều 6.

Trang 19

trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; được cung cấp thông tin đầy đủ vềcác yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện phápphòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sứckhỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóngbảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đốivới người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám địnhthương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đikhám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giámđịnh trong trường hợp kết quả khảm giám định đủ điều kiện để điều chỉnhtăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được bố trí côngviệc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp.

Người lao động cũng có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơilàm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật laođộng khi thấy rõ có nguy cơ ngay lập tức xảy ra tai nạn lao động đe dọanghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay chongười quản lý trực tiếp để có phương án xử lý.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được pháp luậtbảo vệ quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; đượcnhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường antoàn, vệ sinh lao động; được tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục vềcông tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độngkhi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện doChính phủ quy định; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện đối với hành vi vi phạmpháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Có thể nói việc quy định chặt chẽ như vậy sẽ tạo điều kiện rất lớn chongười lao động, giúp họ có thể an tâm hơn trong công việc vì chỉ khi nào tínhmạng và sức khỏe được đảm bảo thì người lao động mới tâm huyết được với

Trang 20

công việc mình làm Đó cũng là điều tất yếu bởi lẽ người ta vẫn thường nóirằng “ có sức khỏe là có tất cả” nên việc đảm bảo sức khỏe cho NLĐ khôngchỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của Nhà nước,của mỗi cá nhân.

1.2.2.2 Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc quy định cho người lao động thì Điều 7 Luật ATVSLĐ2015 cũng đưa ra một số điều kiện cụ thể về quyền và trách nhiệm của ngườisử dụng lao động theo đó NSDLĐ có các quyền và nghĩa vụ sau : “ 1.Ngườisử dụng lao động có quyền sau đây:

a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biệnpháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao độngvi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sựcố, tai nạn lao động.

2 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổchức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộcphạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liênquan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biệnpháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụlao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sứckhỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối vớingười bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lạinơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tínhmạng hoặc sức khỏe của người lao động;

Trang 21

d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biệnpháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định củapháp luật;

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh laođộng; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới antoàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác antoàn, vệ sinh lao động;

e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêmtrọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh laođộng; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinhlao động;

g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch,nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”.

Trong khi đó BLLĐ 2012 chỉ quy định nghĩa vụ của NSDLĐ tại Điều138 mà không quy định về quyền của NSDLĐ trong công tác đảm bảoATVSLĐ ( chỉ quy định trong quyền chung của người sử dụng lao động tạiĐiều 6) đây có thể nói là một thiếu sót bởi lẽ quyền của NLĐ trong lĩnh vựclao động là hoàn toàn khác so với NLĐ trong vấn đề ATVSLĐ nên sự ra đờicủa Điều 78 Luật ATVSLĐ 2015 là một điểm mới rất cần thiết đối với cácdoanh nghiệp cũng như cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranhchấp trong lĩnh vực lao động.

Do nội dung ATVSLĐ trong Bộ luật Lao động 2012 còn chưa quy địnhrõ quyền trách nhiệm của tất cả các bên liên quan Nội dung chủ yếu tập trungvào những yêu cầu đối với NSDLĐ, NLĐ, các cơ quan quản lý, chưa quyđịnh đầy đủ và cụ thể về đối tượng lao động hiện nay của nước ta; các cơ chếtổ chức, quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinhdoanh; mặt khác lĩnh vực ATVSLĐ là lĩnh vực đặc thù có sự kết hợp giữa nộidung chế độ chính sách đối với người lao động và các quy định, yêu cầu

8

Trang 22

nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong quá trình lao động Luật Antoàn, vệ sinh lao động 2015 cũng quy định người sử dụng lao động có nghĩavụ xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổchức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộcphạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liênquan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động các quy định và biện pháp làmviệc an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao độngbảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; thực hiện việc chămsóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đốivới người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.2.2.3 Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về an toàn, vệ sinh lao động luôncoi việc bảo đảm ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao độngđược thể hiện rõ qua Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ Báocáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ "Chăm lo bảo hộ lao động; cảithiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động" Khoản 2 Điều 35 Hiếnpháp năm 2013 quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điềukiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định "Bảo đảmquan hệ lao động hài hòa; cải thiện môi trường và điều kiện lao động"; "Pháttriển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ” Do đó công tác quảnlý của Nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh lao động được thể hiện ở chỗ:

- Xây dựng và ban hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh laođộng Cần phải có sự đồng bộ thống nhất giữa các cấp, các ngành tham giathực hiện kịp thời cùng với những chính sách cơ bản mà Nhà nươc đã banhành nhằm củng cố nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước qua việcthực thi pháp luật được ban hành Thông qua đó các cơ quan chức năng cũngnắm được tình hình lao động , có những biện pháp củng cố và giúp đỡ khi xảy

Trang 23

ra sự cố cho người lao động, giúp đỡ và hoàn thiện những nguy cơ khó tránhkhỏi tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm, đời sống đượchoàn thiện hơn, giảm được tình trạng xuất khẩu lao động ra làm việc ở nướcngoài, tránh được nguy cơ khi lao động nước ngoài có những sơ suất, tránhđược những tệ nạn xã hội khi xa quê hương đất nước, không được che chở, sựbảo vệ chính đáng của pháp luật nước mình Thấy được tầm quan trọng đó,trong quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải phục vụ cho bản thân gia đìnhvà xã hội Nhà nước đã ban hành những chính sách nhằm bảo vệ NLĐ và nângcao hiệu quả lao động trong công tác ATVSLĐ Cùng với sự phát triển củađất nước với nững công cụ phương tiện khoa học hiện đại đã giúp NLĐ trảinghiệm được khả năng lao động của mình, bên cạnh đó cũng tạo cho họ cảmgiác không an toàn do các chất nguy hiểm gây hại cũng ngày càng cao, do đócần phải tiếp tục xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của các cơ sở doanh nghiệp cũng như NLĐ và các cơ quan Nhànước hữu quan.

- Xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động nói chung vàATVSLĐ nói riêng, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sáchnhà nước Theo đó ngân sách nhà nước chi cho các cuộc điều tra, khám, pháthiện BNN, chi xây dựng tài liệu huấn luyện cho NLĐ, NSDLĐ, chi thông tintuyên truyền các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh,truyền hình, báo chí, chi in ấn các sách,tranh ảnh, làm pano, khẩu hiệu, thiếtkế, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước, cán bộ côngđoàn làm công tác ATVSLĐ, chi thù lao giảng viên, chi phí cho việc ăn ở đilại của giảng viên, chi phí tổ chức lớp học,… Sau đó phải lập dự toán, phânbổ giao dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí và cuối cùng là báo cáo tìnhhình tài chính và kết quả thực hiện các dự án đó theo mục tiêu chương trìnhquốc gia.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ Tổ chức nhóm cáchệ sinh viên tham gia theo dõi giám sát tình hình lao động khi các kế hoạch đãđược đề ra Các cơ quan thanh tra có trách nhiệm rà soát những tiếu sót, sai

Trang 24

lầm và có biện pháp khắc phục đối với những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đếnsức khỏe, tính mạng của NLĐ.

Có thể khẳng định trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm lãnh đạo, chỉ đạo phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệuquả hơn về ATVSLĐ và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật vềATVSLĐ.

Trang 25

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ VÀ THỰC TIỄNÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.

2.1 Thực trạng pháp luật ATVSLĐ

Trong môi trường kinh tế hiện nay, muốn duy trì và phát triển sản xuất,phải đảm bảo ATVSLĐ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chấtlượng, hiệu quả Thực tế cho thấy, tai nạn lao động gây thiệt hại lớn về ngườivà tài sản cũng như những mất mát về tinh thần rất khó bù đắp đối với nhiềugia đình và xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của cộngđồng Để hạn chế TNLĐ, BNN và đảm bảo ATVSLĐ cần nâng cao tráchnhiệm của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của người lao động trong việc tựbảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến TNLĐ, cũng nhưtăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Nội dung về an toàn vệ sinh lao động được quy định trong rất nhiều vănbản luật như: Bộ luật Lao động, Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Côngđoàn….và một số chỉ thị, hướng dẫn do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ sứckhỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệpđối với người lao động Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảmsức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc pháttriển sản xuất và đời sống xã hội Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớngắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảovệ môi trường và văn hóa trong sản xuất.

Ta đã biết trước đây vấn đề về ATVSLĐ chỉ được đề cập trong BLLĐtrước đó là năm 1994 và mới đây là BLLD 2012 tuy nhiên, như đã nói ở phầnsự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về ATVSLĐ, thì vẫn còn rất nhiều bấtcập xảy ra trong quá trình thực hiện pháp luật về vấn đề an toàn vệ sinh laođộng Ngoài ra, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật côngnghệ mới, thì những yêu cầu về đảm bảo ATVSLĐ và phúc lợi xã hội đã đặtra những thách thức mới, và bộc lộ hạn chế, bất cập như sau:

Trang 26

Thứ nhất, nội dung ATVSLĐ được quy định trong Bộ luật lao động và

được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác như Luật bảo hiểmxã hội, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm,hàng hóa gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Thứ hai, việc đưa vào sản xuất và sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu

mới ngoài những mặt tích cực, còn tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSLĐ, nếungười lao động không được huấn luyện thích ứng, đòi hỏi phải có hướng dẫnkịp thời.

Thứ ba, theo Bộ luật lao động 2012, tất cả những tổ chức, cá nhân có

liên quan đến lao động, sản xuất đều phải tuân theo quy định của pháp luật vềATVSLĐ Nói cách khác ở đâu có việc làm, có người lao động thì ở đó cầnđược bảo đảm về ATVSLĐ Vì vậy, đối tượng điều chỉnh của công tácATVSLĐ được nghiên cứu hướng đến không chỉ áp dụng với khu vực cóquan hệ lao động mà cả những người không có quan hệ lao động.

Thứ tư, chính sách hiện hành về ATVSLĐ chưa thu hút và huy động

hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ cũng như pháttriển các dịch vụ trong lĩnh vực này.

Thứ năm, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới

quy định việc giải quyết hậu quả thông qua chi trả chế độ cho người bị tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa quy định về việc phòng ngừa tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, chia sẻ rủi ro với người sử dụng lao động khi xảy racác vụ tai nạn lao động nghiêm trọng Trong khi công tác phòng ngừa tại nạnlao động, bệnh nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu, đang là xu thế chung, làchuẩn mực quốc tế cũng như yêu cầu nội luật hóa các Công ước của Tổ chứclao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên.

2.1.1 Thực trạng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ

Những quy định về quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ đã được đề cập ởmục về quyền, nghĩa vụ nên tôi sẽ không nhắc lại Có thể ghi nhận quyền,trách nhiệm NSDLĐ ở các khía cạnh sau:

Trang 27

Trước hết, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông tin, tuyêntruyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại vàcác biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho ngườilao động Đây là sự trang bị kiến thức cho người lao động về những nguy cơgây mất an toàn vệ sinh tác động đến sức khỏe cũng như công bố các biệnpháp doanh nghiệp sẽ triển khai để hạn chế nguy cơ này trong suốt quá trìnhhoạt động; giúp cho người lao động hiểu, thực hiện các biện pháp tự bảo vệsức khỏe và tham gia giám sát việc triển khai các giải pháp an toàn của ngườisử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao độngcho các đối tượng là người quản lý phụ trách an toàn vệ sinh lao động, ngườilàm công tác an toàn lao động, y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuấtkinh doanh; có trách nhiệm cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cácđối tượng này khi có sự thay đổi chính sách, pháp luật hoặc khoa học, côngnghệ về ATVSLĐ Các công việc huấn luyện này bảo đảm phải phù hợp vớiđặc điểm, tính chất từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động Căncứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổchức huấn luyện riêng về ATVSLĐ hoặc kết hợp huấn luyện về phòng cháy,chữa cháy hoặc những nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyênngành quy định.

Trong công tác kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làmviệc, người sử dụng còn có trách nhiệm tổ chức quan trắc môi trường laođộng để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong năm đối với yếu tố có hạiđược Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép Đối với các yếu tố nguyhiểm phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật và ít nhấtphải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này một lần trong năm Ngay sau khicó kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quảkiểm tra đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm, người sử dụng lao động phảithông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc và nơi kiểm tra,đánh giá, quản lý; cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức

Trang 28

có thẩm quyền yêu cầu; có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố có hại,yếu tố nguy hiểm.

Khi xảy ra các sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, người sử dụng lao độngphải có trách nhiệm ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sửdụng vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, hoạt động lao động tạinơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mấtATVSLĐ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trởlại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọngtính mạng hoặc sức khỏe người lao động chưa được khắc phục.Thực hiện cácbiện pháp khắc phục sự cố, ứng cứu khẩn cấp để tổ chức cứu người, tài sản,đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, người xung quanh nơi làm việc, tàisản và môi trường; thông báo cho chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, các đơn vị sử dụng lao động cần tổ chức huấn luyện,hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làmviệc an toàn, những TNLĐ cần đề phòng; trang bị đầy đủ các phương tiện kỹthuật bảo hộ lao động bởi công tác ATVSLĐ luôn gắn liền với sản xuất, phảicoi việc thực hiện công tác ATVSLĐ là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệtlà của người sử dụng lao động và người lao động.

Người sử dụng lao động còn có trách nhiệm thường xuyên phối hợp vớiBan Chấp hành công đoàn cơ sở để tổ chức cho người lao động tham gia cáchoạt động cải tiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tạinơi làm việc.

Cùng với những trách nhiệm trên, người sử dụng lao động có quyền yêucầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảmATVSLĐ tại nơi làm việc; khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷluật người lao động vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáohoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật và huy động người lao động thamgia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động Song song đó xâydựng văn hóa an toàn, ưu tiên và coi trọng biện pháp phòng ngừa, bảo đảm

Ngày đăng: 08/09/2016, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w