41 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG .... 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THÙY DUNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ THÙY DUNG MSSV: 4105111
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
12/2013
Trang 3Quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian em học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Lam, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị phòng Nông Nghiệp huyện Bình Tân đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông Nghiệp huyện Bình Tân được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc
Trang 4Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Người thực hiện
Phan Thị Thùy Dung
Trang 5iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang 6iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 7v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
.………
………
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 8vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, nông hộ 6
2.1.2 Khái niệm về sản xuất 6
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất 7
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả 7
2.1.4 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 11
Trang 9vii
CHƯƠNG 3 14
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 14
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2 Dân số và lao động 15
3.1.3 Tình hình kinh tế- xã hội 16
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN 17
3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân 17
3.2.2 Về trồng trọt 17
từ năm 2011 - 2012 18
3.2.3 Về chăn nuôi 20
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN 20
3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím 20
3.3.2 Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím qua các năm 22
CHƯƠNG 4 24
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 24
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM HIỆN NAY CỦA NÔNG HỘ 24
4.1.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 24
4.1.2 Lý do trồng khoai lang tím của nông hộ 28
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 30
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng khoai lang tím 34
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC TRỒNG KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 37
Trang 10viii
4.2.1 Mô hình sản xuất Cobb-Douglas 37
4.2.2 Kết quả ước lượng mô hình sản xuất Cobb-Douglas 37
4.2.3 Ước tính mức hiệu quả kỹ thuật 39
4.2.4 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 41
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 42
4.3.1 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai lang tím 42
4.3.2 Tổng chi phí sản xuất trong vụ mùa 45
4.3.3 Doanh thu của các nông hộ 46
4.3.3 Các tỷ số tài chính 47
4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 49
CHƯƠNG 5 52
GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG KHOAI LANG TÍM 52
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 52
5.1.1 Thuận lợi 52
5.1.2 Khó khăn 52
5.2 GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG 53
5.2.1 Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 53
5.2.2 Những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lanng tím huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 55
CHƯƠNG 6 56
Trang 11ix
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
6.1 KẾT LUẬN 56
6.2 KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 1 60
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 60
PHỤ LỤC 2 66
Trang 12
x
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Bình Tân năm 2012 16
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2012 17
Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Bình Tân 2011 – 2012 18 Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng , năng suất rau – đậu các loại s18 Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả năm 2012 19
Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc – gia cầm 20
Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím từ năm 2010- 6 tháng đầu năm 2013 22
Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động 24
Bảng 4.10: Độ tuổi của chủ hộ 25
Bảng 4.11: Trình độ học vấn của chủ hộ 26
Bảng 4.12: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 26
Bảng 4.13: Nguồn gốc vốn của chủ hộ 27
Bảng 4.14: Nguồn lực đất đai 28
Bảng 4.15: Lý do trồng khoai lang tím của nông hộ 29
Bảng 4.16: Nguồn gốc giống của nông hộ 30
Bảng 4.17: Lý do sử dụng giống của nông hộ 30
Bảng 4.18: Tập huấn và kiến thức khoa học kỹ thuật của nông hộ 32
Bảng 4.19: Thuận lợi của việc trồng khoai lang tím của nông hộ 34
Bảng 4.20: Khó khăn cho việc trồng khoai lang tím của nông hộ 35
Bảng 4.21: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra 36
Bảng 4.22: Thống kê các biến số trung bình trong hàm sản xuất 37
Bảng 4.23: Kết quả ước lượng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 38
Bảng 4.24: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật trong vụ sản xuất này 40
Bảng 4.25: Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 42
Trang 13xi
Bảng 4.27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất khoai lang tím 46
Bảng 4.28: Doanh thu của nông hộ 46
Trang 161
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp, cho nên cũng có thể nói nông nghiệp là điểm mạnh của sự phát triển kinh tế nước ta Chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long với tổng số dân hơn 18 triệu người, trong đó có 80% là sống ở nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động là cho việc sản xuất nông nghiệp (Bộ tài chính, 2011), như thế ta có thể thấy tình hình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam là rất tốt Nhờ vào sự phát triển của nông nghiệp mà đời sống của người dân nước ta ngày càng được cải thiện, cũng góp phần giải quyết một số công ăn việc làm cho người lao động nhằm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của nước nhà góp phần làm giàu cho đất nước Vì vậy việc phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại là điều tất yếu cho việc phát triển kinh tế của đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước
Là một nước có thể mạnh về nông nghiệp nên Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng chẳng những được ưa chuộng trong thị trường nội địa
mà còn cả thị trường ngoại địa Chẳng hạn như xoài Cát Hòa Lộc ở tỉnh Tiền Giang, bưởi Da Xanh ở Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Long với rất nhiều loại rau màu nổi tiếng riêng như diếp cá (Bình Minh), hành lá (Bình Tân), củ sắn (Trà Ôn)… đặc trưng nhất chính là giống khoai lang tím ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long là mặt hàng nông sản được xuất khẩu nhiều nhất hiện nay và thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc
Tuy là huyện vừa mới được thành lập vào năm 2007 nhưng rất được nhà nước quan tâm và hỗ trợ về mặt nông nghiệp Cũng chính vì thế mà huyện Bình Tân đã có được nhiều loại rau củ nổi tiếng đặc trưng cho vùng, và khoai lang tím chính là một trong những loại rau củ được người dân nơi đây trồng khá nhiều với tổng diện tích 3.500 ha (Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2011) Nguyên nhân làm cho người dân nơi đây tập chung ồ ạt vào trồng khoai lang tím là do thấy lợi nhuận mà nó đem lại cho người dân là khá cao, nếu so với lúa thì lợi nhuận mà khoai lang đem lại sẽ cao hơn Tuy nhiên người dân vẫn thường gặp phải một số vấn đề khó khăn do sự biến động về giá trên thị trường làm cho giá cả không ổn định, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả mang tính
tự phát, những người dân tham gia trồng khoai thì thường tự kiếm đầu vào và đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng Để góp phần khắc
Trang 172
phục những vấn đề trên và tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật của việc trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân vì đây cũng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay, từ huyện Bình Tân nói chung cũng nhưng những người dân tham gia trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân nói riêng Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và một số chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ
có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Từ đó có thể đề xuất ra một số giải pháp nhàm năng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông
hộ tại địa bàn nghiên cứu
Trang 183
Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013-11/2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nông hộ có mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên đề tài chỉ tập chung vào phân tích một số nội dung: phân tích thực trạng sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, phân tích các khoản tài chính như chi phí, doanh thu, lợi nhuận mà các hộ nông dân đạt được, phân tích hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình tồng khoai lang tím và những thất thoát xảy ra cho người trồng khi mức hiệu quả kỹ thuật kém Từ những phân tích trên mà đề ra những giải pháp nhằm nâng cao mức hiệu quả kỹ thuật cho các hộ nông dân có mô
hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Thị Thảo (2011), “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” Đề tài phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của việc sản xuất mía và đánh giá đến mức hiệu quả kỹ thuật từ việc sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy, để tìm ra được những vấn đề đó tác giả đã xử lý số liệu bằng phần mềm Stata và sử dụng công cụ phân tích hồi quy theo hai phương pháp: bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squanres) và ước lượng khả năng cao nhất (MLE – Maximum Likehood Squanres) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của việc sản xuất mía, kế tiếp tác giả đã sử dụng hàm sản xuất để ước lượng về mức hiệu quả
kỹ thuật của các nông hộ Từ những phương pháp phân tích trên kết quả đã tìm được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất mía, bằng phương pháp OLS – MLE đã tìm ra được 4 nhân tố ảnh hưởng là: lượng phân lân, phân đạm, phân kali và lao động gia đình Qua kết quả đã được phân tích cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình mà nông hộ đạt được là 92,460%, tuy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình tương đối cao nhưng vẫn còn mức kém hiệu quả so với tối đa
là 7,54% Và kết quả cuối cùng cho việc phân tích hiệu quả kỹ thuật là có 4 yếu tố quan trọng luôn ảnh hưởng đến năng suất là: loại giống, các loại phân bón, lao động gia đình và diện tích và cũng chính từ đó mà đề ra một số giải pháp để giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng mía ở thị xã Ngã Bảy
Trang 194
Nguyễn Thị Hồng Thúy (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khoai mỡ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Đề tài đã tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khoai mỡ và cũng từ
đó mà giải thích sự ảnh hưởng đó cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đó đến hiệu quả sản xuất Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa các giá trị lợi nhuận với các biến độc lập, và để làm rõ vấn đề đó thì tác giả đã thiết lập ra hai phương trình hồi quy Phương trình hồi quy 1, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời cũng giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Phương trình hồi quy 2, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và cũng
từ đó giải thích sự ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Kết quả cho thấy đố với năng suất thì có các yếu tố ảnh hưởng sau: lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật và số lượng lao động, còn đối với lợi nhuận thì bị tác động bởi các yếu tố: chi phí phân bón, chi phí khác, năng xuất và diện tích Nguyễn Văn Huyền (2011),” So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa -1 khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân – Vĩnh Long”, ở đề tài này tác giả đã sử dụng phần mềm Stata với các loại kiểm định để so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình Để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất của từng mô hình, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ đó mà tìm ra những nhân tố tốt khắc phục nhân tố xấu Sau khi số liệu được xử lý với nhiều phương pháp, tác giả đã lấy các chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế của hai mô hình để so sánh với nhau, kết quả cho thấy được dù chi phí đầu tư vào mô hình 2 lúa – 1 khoai lang cao hơn mô hình sản xuất 3 vụ lúa trong tổng số 60 mẫu thu được, nhưng đổi lại thì mô hính 2 lúa – 1 khoai lang đem lại nhiều lợi nhuận cho các nông hộ hơn và đạt mức hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình sản xuất lúa 3 vụ
Nguyễn Thị Luông (2010), Phạm Lê Thông (2010) và Nguyễn Hữu Đặng (2012) cùng phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa và tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Tuy nhiên địa bàn nghiên cứu có khác nhau Đề tài của Phạm Lê Thông (2010) nghiên cứu 4 tỉnh là: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An; Nguyễn Hữu Đặng nghiên cứu tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập của 479 hộ và 155 số nông
hộ ở các tỉnh, thành phố cho thấy phần lớn nông hộ đạt được lợi nhuận khá
Trang 20tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là ở vụ Đông Xuân: giống, thuốc nông dược
và lao động thuê và tham gia tập huấn các hệ số đều dương chứng tỏ khi tăng các yếu tố đầu vào này thì năng suất có thể tăng thêm Ở mùa vụ Hè Thu và Thu Đông thì thuốc nông dược và tham gia tập huấn có ý nghĩa và hệ số dương, tuy nhiên lao động gia đình có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số âm Còn
ở đề tài của Nguyễn Hữu Đặng (2012) thì năng suất lúa trung bình đạt ở năm
2008 là 6,47 tấn/ha, năm 2011 là 6,98 tấn/ha Qua quá trình phân tích bằng frontier thì các yếu tố lượng giống, diện tích đất, lượng phân lân, ngày công lao động, chỉ số đất, loại giống gieo sạ và năm sản xuất (2008 hoặc 2011) có ý nghĩa thống kê và có hệ số dương chứng tỏ có ảnh hưởng đến năng suất và yếu
tố lượng phân đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất tuy nhiên có hệ số âm Và mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là khá cao 88,96%
Nhìn chung hầu như tất cả các đề tài nghiên cứu trước đây điều sử dụng nhiều phương pháp để xử lí số liệu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và mức hiệu quả kỹ thuật Và đề tài “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” cũng kế thừa những phương pháp đó như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp xử lí số liệu,…Những năm gần đây cũng
có nhiều đề tài nghiên cứu về khoai lang nhưng chủ yếu chỉ tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, thực trạng sản xuất của khoai lang, và ước tính mức hiệu quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất khoai lang là điểm mới của đề tài
Trang 212.1.1.2 Nông hộ
Nông hộ là sự hoạt động theo từng gia đình hay còn gọi là một hộ gia đình, mà trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính Ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì các hộ gia đình vẫn có tham gia các hoạt động khác nhưng chỉ ở mức phụ thêm
2.1.2 Khái niệm về sản xuất
Yếu tố đầu ra: là các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất và thường được đo lường bằng sản lượng Mô hình trồng khoai lang tím có các yếu tố đầu ra chính là toàn bộ sản lượng khoai thu hoạch sau một vụ mùa
Trang 227
Trong đó:
Y: sản lượng đầu ra
X: (1, 2, 3, 4,……….n) là các yếu tố đầu vào và các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương Các yếu tố đầu vào có thể thay thế cho nhau ở mỗi mức sản lượng
Hàm sản xuất cho biết được mức sản lượng tối đa được tạo ra từ các yếu
tố đầu vào Các yếu tố đầu vào bao gồm yếu tố cố định và yếu tố biến đổi, yếu
tố cố định là những yếu tố không gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: máy xới, máy bơm nước,…còn yếu tố biến đổi thì lại có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động…
Tuy hàm sản xuất có nhiều dạng nhưng hàm sản xuất Cobb-Douglas là hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất, được viết dưới dạng:
càng lớn thì sản lượng đạt được sẽ càng cao
2.1.2.3 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa thành sản phẩm của các yếu
tố đầu vào là biến chúng thành các yếu tố đầu ra Trong quá trình chuyển hóa thì lại có thêm các chi phí phát sinh cũng góp phần tạo ra sản phẩm Quá trình sản xuất là quá trình mà con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để tạo
ra các sản phẩm hay dịch vụ có ích cho xã hội
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
Trang 238
289)
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001)
Theo Farrell (1957), “hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức đầu ra cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất Do vậy, hiệu quả của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước đó” [6, tr.6]
2.1.3.2 Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất vì thế hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm
ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất với chi phí thấp nhất; sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
- Hiệu quả kỹ thuật:
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Hiệu quả kỹ thuật được xem là một phần của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định
2.1.4 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Khái niệm chi phí
Chi phí sản xuất là số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra
mục đích thu lợi nhuận Chi phí sản xuất là loại chi phí mà hầu hết các nhà sản
Trang 249
CP
DT CP
xuất hay doanh nghiệp đều quan tâm đến Việc giảm chi phí sản xuất là việc
gia tăng lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất: Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho
hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm
cuối cùng
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí
khác
2.1.4.2 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền đã tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác đó
chính là tổng số tiền bán khoai lang tím của các nông hộ Doanh thu sẽ bằng
sản lượng nhân với đơn giá
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là sự chêch lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong qua
trình sản xuất
2.1.4.4 Khái niệm thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận cộng thêm chi phí lao động gia đinh đã bỏ ra
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính
bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)
2.1.4.5 Các chỉ tiêu tài chính khác
Để tính toán hiệu quả sản xuất ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:
Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì nông hộ sẽ bị lỗ, còn nếu tỷ
số này bằng 1thì nông hộ đầu tư sẽ hòa vốn, và ngược lại nếu tỷ số này lớn
hơn 1 thì nông hộ đầu tư sẽ có lời, đây là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả đầu tư
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Thu Nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
Trang 2510
DT
LN DT
LN
CP
TN CP
TN
CP
LN CP
LĐĐG
TN LĐĐG
TN
Lợi nhuận / chi phí là tỷ số phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ số này dương thì nông hộ sẽ có lời, cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả, tỷ số này
càng lớn càng tốt
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu TN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận
Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/LĐGĐ): chỉ tiêu này nói lên thu nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo ra
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long Lý
do chọn địa bàn huyện Bình Tân để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân trồng khoai lang tím Từ số liệu thống kê của niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2012, tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu tại các xã Tân Thành và xã Thành Lợi – tỉnh Vĩnh Long Những xã trên có số nông hộ trồng khoai lang tím chiếm tỷ trọng cao hơn so với các xã khác trong toàn huyện Nông dân ở đây với bề dày kinh nghiệm khi tham gia sản xuất khoai lang từ rất lâu, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu Đặc biệt diện tích trồng khoai lang tím nhiều và tập trung, nên
Trang 2611
nghiên cứu số liệu tại các xã này có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện
Bình Tân
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của phòng Nông Nghiệp huyện Bình Tân, các báo cáo kinh tế xã hội của phòng Kinh tế huyện Bình Tân, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng khoai lang của các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác Ngoài ra còn sử dụng các thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc điều tra trực tiếp từ 60 nông hộ trồng khoai lang tím ở 2 xã Tân Thành và Thành Lợi, đây là những nơi có diện tích trồng khoai lớn ở huyện Bình Tân Phỏng vấn thu thập thông tin về số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của nông
hộ Bên cạnh đó, về nông hộ, đặc điểm kinh tế xã hội của hộ cũng được thu thập để phục vụ cho qua trình nghiên cứu Ngoài ra đề tài còn lấy thêm những thông tin về thuận lợi và khó khăn về đầu vào và đầu ra trong sản xuất, cũng
từ đó mà nói lên kiến nghi của các hộ nông dân từ mô hình nghiên cứu này
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng và tình hình
sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2
Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào mà nông
hộ ở huyện Bình Tân sử dụng cho sản xuất đến năng suất khoai lang tím đạt được Ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:
LnY = β0 + β1 lnX1 + β2 lnX2+ β3 lnX3 + β4 lnX4 + β5 lnX5 + β6 lnX6 Trong đó:
β0: hệ số tự do
Trang 2712
tố này phản ánh ảnh hưởng của mật độ gieo trồng khoai lang
loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng Đơn vị tính là
dụng quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng
là không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính ml) Chính vì thế việc đưa nồng độ nguyên chất của các loại thuốc nông dược là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng giữa các nông hộ
βi (i=1,2,…,6): các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần mềm stata
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì ta dùng phương pháp hồi quy để tìm ra các yếu tố đó
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 +b7X7 Biến phụ thuộc: Y lợi nhuận
Trang 282.2.3.4 Đối với mục tiêu 4
Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật và nâng cao năng suất cho nông hộ sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long
Trang 2914
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH TÂN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Bình Tân là huyện mới, được tách ra từ thị xã Bình Minh năm
2007 theo Nghị định số 125/2007/NĐ-CP Hiện nay huyện có 11 xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Thành, Tân Lược, Tân An Thạnh, Tân Hưng, Tân Quới, Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi,Tân Bình với tổng diện tích
Bình Tân là vùng đất màu mỡ, được bồi tụ nhiều phù sa bởi các cơn lũ hàng năm, thêm địa hình bằng phẳng, khí hậu thích hợp nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở khu vực này
Vị trí địa lý
Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Tam Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp với thị xã Bình Minh, phía Tây giáp với sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy người dân nơi này sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu với diện tích 12.610 ha trong tổng số diện tích 15.806 ha chiếm 79,18%, đất nông phi nông nghiệp có diện tích là 3.191 ha chiếm 20, 19% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 5 ha chiếm 0,03% Ngoài ra, cũng có thể nhìn thấy được rằng đến năm 2012 thì cơ cấu sử dụng
Trang 3015
đất của huyện Bình Tân có sự thay đổi theo chiều hướng giảm diện tích sử dụng đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 12.610 ha giảm 230 ha so với năm 2011 (12.840 ha), và đất nông phi nông nghiệp với diện tích 3.191 ha tăng 230 ha Đất chưa sử dụng qua hai năm 2011 và 2012 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 5
ha
Khí hậu – Sông ngòi
Huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, được phân chia 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ trung bình từ 25ºC đến 27ºC, nhiệt độ cao nhất là 37ºC và thấp nhất
là 18ºC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 7ºC Lượng bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ, thời gian chiếu sang bình quân đạt 2.550 – 2.700 giờ/năm, và bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600
nghiệp mạnh Độ ẩm không khí bình quân 80% - 83%, cao nhất là ở tháng 9 (88%), thấp nhất là tháng 3 (77%) Với lượng bình quân hàng năm 1.450 – 1.504 mm và ước tính một năm có từ 110 -115 ngày mưa/năm cộng thêm hàng năm lại có thêm những cơn lũ kéo về đã làm cho hệ thống kê rạch ở huyện Bình Tân dày đặc, do là địa phận có sông Hậu chảy qua nên nước lũ sẽ kéo về sớm hơn và ngập sâu hơn, gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận làm thiệt hại đến việc sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực Trước đây, khu vực huyện Bình Tân được xem
là “rốn lũ” của huyện Bình Minh cũ
3.1.2 Dân số và lao động
Huyện Bình Tân được xem là huyện có nguồn lực lao động dồi dào nên thuận lợi rất nhiều cho việc sản xuất nông nghiệp, cụ thể là qua bảng 3.2
Trang 3116
Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Bình Tân năm 2012
(Km2)
Dân số (Người)
Mật độ dân số
Số hộ dân cư (Hộ)
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
những số liệu trên thì xã Tân Quới là xã có mật độ dân số cao nhất 1.285
Tân,2012)
3.1.3 Tình hình kinh tế- xã hội
Giai đoạn năm 2009 – 2011 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, điều này đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các tỉnh trong nước như tỉnh Vĩnh Long, trong đó thì huyện Bình Tân là một huyện mới nên
sự ảnh hưởng kinh tế là không thể nào tránh khỏi Nhưng bằng chính sự nổ lực
và quyết tâm đã đem lại cho huyện Bình Tân nhiều thành tựu nổi bật: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt khá cao 2.631.429 triệu đồng tăng 2.053.221 triệu đồng so với năm 2010, tổng giá trị thủy sản năm 2012 đạt 579.073 triệu đồng tăng 419.839 triệu đồng so với năm 2010 Còn tổng giá trị sản xuất công nghiệp vân đạt giá trị tăng lên 83.076 triệu đồng tăng 1.801 triệu đồng so với năm 2010 Nhìn chung dù đang chịu ảnh hưởng của sự khó khăn
Trang 32Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2012
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
Dựa vào sự thống kê ở bảng 3.3 cho thấy diện tích cây hàng năm đến cuối năm 2012 là 9.691 ha chiếm 76,85% trong tổng số đất sử dụng trong nông nghiệp, cây lâu năm thì chiếm 21,06 % và còn lại 2,09% là đất nuôi trồng thủy sản Tuy chiếm diện tích cao nhưng nếu đem so với năm 2011 thì diện tích cây hàng năm đã có chiều hướng giảm xuống, cụ thể theo sự thống
kê thì đã giảm 121 ha so với năm 2011, không chỉ diện tích cây hàng năm giảm mà cây lâu năm cũng đã giảm 109 ha và chỉ riêng đất dành cho nuôi trồng thủy sản thì vẫn không có sự thay đổi vẫn là 263 ha qua hai năm
3.2.2 Về trồng trọt
3.2.2.1 Cây lúa
Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng từ xưa đến nay của nước ta, hàng năm thì diện tích lúa thường là tăng theo thời gian, nhưng khoảng 3 năm trở về đây thì diện tích trồng lúa của huyện Bình Tân đã giảm dần, lý do chính
là do nhiều người ở huyện đã đổ xô trồng khoai lang hoặc các loại rau màu khác để thay thế cây lúa ở các mùa vụ
Trang 33Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
Qua bảng 3.4 chúng ta có thể thấy rõ là diện tích lúa đã giảm dần xuống, nếu tính từ năm 2010 đến 2011 thì diện tích lúa là tăng lên 474 ha Nhưng đến cuối năm 2012 thì diện tích trồng lúa đã giảm mạnh, cụ thể là giảm 2.821,9 ha
so với năm 2011 Diện tích lúa giảm nên làm cho sản lượng lúa cũng giảm theo, đến cuối năm 2012 thì sản lượng lúa đạt được là 88.748 tạ giảm 18.122
tạ so với năm 2011, diện tích và sản lượng lúa đều giảm nên kéo theo là năng suất lúa cũng bị giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, tính đến cuối năm 2012 thì năng suất lúa chỉ giảm 0,67 tạ/ha so với năm 2011 Tuy là diện tích và sản lượng lúa
bị sụt giảm mạnh nhưng năng suất lúa chỉ giảm nhẹ, nhìn chung nguyên nhân làm cho diện tích lúa giảm là do người dân nơi đây đang tập chung canh tác nhiều loại rau màu, và nhất là khoai lang vì lợi nhuận mà khoai lang đem lại cho người dân là cao hơn lúa rất nhiều, nên đa số mọi người đều đem đất trồng lúa để trồng khoai lang nên đã làm cho diện tích lúa giảm xuống
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012
Từ bảng 3.5 ta thấy được diện tích rau các loại ngày càng tăng lên, từ năm 2010 – 2011 thì tăng 292,3 ha tăng 4,7%, còn từ giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng lên 631,3 ha tăng 9,8%, diện tích tăng nên sản lượng cũng tăng theo tính đến cuối năm 2012 thì tổng sản lượng rau các loại đạt được là 142.057,4 tấn tăng 13.343,5 tấn so với năm 2011, diện tích, sản lượng tăng kéo theo năng
Trang 3419
suất cũng tăng đến năm 2012 thì năng suất đạt được là 200,2 tạ/ha tăng 4,1 tạ/ha so với năm 2010 Ngược lại diện tích đậu các loại qua các năm lại giảm xuống tính đến thời điểm năm 2012 thì tổng diện tích đậu các loại chỉ có 6,5
ha giảm 26,1 ha so với năm 2011, cũng do thế mà sản lượng cũng đã giảm 41 tấn so với tổng số tấn đạt được ở năm 2011 là 50,6 tấn, về năng suất thì cũng
bị ảnh hưởng đến năm 2012 thì giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2011
3.2.3.3 Cây ăn trái
Nhìn chung dựa vào bảng 3.6 nó thể hiện rất rõ diện tích của các loại cây
ăn trái tuy không có tăng mạnh, nhưng qua các năm thì diện tích và sản lượng của cây tăng dần Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 3.6:
Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả năm 2012
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
Cây cam: Đến cuối năm 2012 thì tổng diện tích trồng cam là 29,6 ha tăng 1,9ha tăng 6,9 ha so với năm 2010 Còn về sản lượng thì tăng 35,5 tấn so với năm 2010
Cây quýt: theo như số liệu được thống kê trong niên giám thống kê huyện Bình Tân thì diện tích cây quýt đã tăng lên 0,6 ha ở năm 2012 so với năm 2010, còn về sản lượng ở năm 2012 đạt 107,9 tấn tăng 6,4 tấn
Cây nhãn: tương tự như cam quýt thì diện tích nhãn cũng tăng lên 6 ha nhưng ngược lại sản lượng lại giảm xuống 921,1 tấn so với năm 2010
Cây xoài: diện tích xoài tăng lên 56,8 ha và mức sản lượng cũng đã lên 745,4 tấn so với năm 2012
Cây bưởi: ngược lại với các cây ăn trái khác, diện tích bưởi tính đến năm
2012 thì giảm xuống 12,7 ha còn sản lượng thì giảm 1550,2 tấn so vói năm
2010
Trang 3520
Cây dừa: tương tự như các giống cây ăn trái khác như nhãn, xoài, cam quýt, đến năm 2012 thì diện tích dừa tăng lên 22,4 ha, về sản lượng thì cũng được tăng lên 3558,0 tấn
3.2.3 Về chăn nuôi
Đến cuối năm 2012 tình hình con vật được nuôi ở huyện Bình Tân đa số,
số lượng con vật đều tăng, chỉ riêng có con trâu là bị giảm, tính ở năm 2012 thì nó đã giảm hết 4 con so với năm 2011 (8 con)
Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc – gia cầm
Số lượng (con)
Sản lượng (tấn)
Số lượng (con)
Sản lượng (tấn)
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng số lượng các đàn trâu,
bò, lợn, gia cầm được thay đổi như sau:
Đàn trâu, bò: theo sự thống kê 6 tháng đầu năm thì tổng đàn trâu , bò là
531 con tăng 32 con so với cung kỳ trước
Đàn heo: tổng đàn có 15.595 con, đạt 51,98% so Nghị quyết năm 2013,
so cùng kỳ năm 2012, tăng 899 con
Đàn gia cầm: tổng các loại gia cầm 386.050 con, đạt 64,34% so với Nghị quyết năm 2013, so cùng kỳ năm 2012 11.738 con Trong đó: gà nuôi theo hướng công nghiệp 65.800 con; gà nuôi lấy thịt 220.268 con, gà nuôi dang gia đình 46.044 con và đàn vịt là 52.698 con Tổng đàn đến nay là 384.800 con, đạt 64,13% so Nghị quyết năm 2013
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN 3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím
Khoai lang là một loại cây nông nghiệp với các loại rễ củ lớn chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang là nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, nó được sử dụng trong vai trò là rau lẫn lương thực Huyện Bình Tân là nơi tập
Trang 3621
trung rất nhiều loại khoai như khoai bí đỏ, khoai trắng sữa, khoai trắng, nhưng nổi bật nhất chính là giống khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc
từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum họ hàng xa với cây khoai tây
và khoai mỡ Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm,
có lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác nhau Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và mùi thơm khác nhau Riêng khoai lang tím gần đây trở thành món ăn được nhiều người ưa thích Ngoải ra nó còn có nhiều tác dụng đói với con người mà 2 tác dụng tiêu biểu: thứ nhất giúp giảm huyết áp, theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6-8 củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa)
Như vậy, khoai lang tím còn tốt hơn cả các loại thực phẩm khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm cải mầm, bột yến mạch vv Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên rán vì rán sẽ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai đây
là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc
tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" huyết áp của khoai Thứ hai, khoai lang tím còn có tác dụng giúp giảm cân, tất cả các loại khoai lang nói chung hay khoai lang tím nói riêng đều là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng
no lại ngon miệng Nếu so với cơm gạo, các loại củ khác thì khoai lang tím chỉ
có mức năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên Chưa hết, nó có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường, một
củ khoai lang tím chứa hơn 28% kali so với một quả chuối
Ngoài hai tác dụng tiêu biểu trên thì khoai lang tím còn nhiều tác dụng khác như kháng viêm và làm mờ vết thâm, chống lão hóa, ngừa mụn nhọt và chữa vàng da Cũng chính vì có nhiều công dụng như thế mà người ta đã xếp
Trang 3722
khoai lang vào nhóm thực phẩm thần dược, giúp giảm cân, làm đẹp và an toàn,
vì vậy khoai lang rất được người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím Khoai lang tím có thể nói là giống cây dễ trồng, nhưng đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho nhiều người dân
3.3.2 Diện tích, sản lƣợng, năng suất khoai lang tím qua các năm
Diện tích trồng khoai tím ở những năm gần đây không ngừng tăng lên, một mặt là do sự thu hút từ nước ngoài, mặt khác là do trồng khoai lang tím thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, mức lợi nhuận cao hơn
Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím từ năm 2010-
(%)
Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012
Từ số liệu ở bảng 3.8 cho thấy:
Diện tích: Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 – 2012, diện tích khoai lang tím không ngưng tăng lên theo các năm Năm 2010 là 5.673,7 ha tăng thêm 2.320,4 ha tăng 40,89% so với năm 2011, đến cuối năm 2012 thì lại tăng lên 2.569.9 ha tăng 32,15% so với năm 2011 Đối với năm nay thì dựa vào bảng số liệu 3.8 ta thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm mà diện tích khoai là 6.874,9 ha tăng hơn phân nữa so với tổng diện tích khoai cuối năm 2012 là 10.564,0 ha Nguyên nhân là do người nông dân chuyển đất từ trồng lúa sang trồng khoai lang tím, hay là đất trồng các loại rau màu khác sang trồng khoai lang tím vì thu nhập mà loại khoai này đem lại cho người nông dân là khá cao Sản lượng: do việc tăng diện tích nên năm 2011 sản lượng khoai lang tím cũng tăng nhanh so với năm 2010, cụ thể ở năm 2010 đạt 166.016 tấn thì năm
2011 tăng thêm 68.608 tấn tăng 41,33% Đến năm 2012 thì tăng lên 315.039
ha tăng 80.415 ha tăng 34,27% so với năm 2011 Tương ứng với diện tích gieo
Trang 3823
trồng ở 6 tháng đầu năm thì mức sản lượng đạt được là 166.686,5 tấn ta nhìn thấy được mức sản lượng của khoai lang tím cũng tương đối khá cao
Năng suất: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 0.89 tạ/ha, cụ thể trong năm
2010 năng suất là 292,61 tạ/ha đến năm 2011 năng suất tăng lên 293,50 tạ/ha Đến năm 2012 thì năng suất tăng lên 298,22 tạ/ha tăng 4,72 tạ/ha so với năm
2011 Nhưng mức năng suất đạt ở 6 tháng đầu năm là 242,46 tạ/ha trong khi ở cuối năm 2012 thì mức năng suất đạt 298,22 tạ/ha Tuy diện tích và sản lượng khoai tăng khá cao nhưng năng suất khoai chỉ tăng dần qua cá năm Nguyên nhân là do người dân ít được tập huấn về nhưng kỹ thuật có liên quan đến việc trồng khoai lang, cái khác là do sự thời tiết của năm nay không được mấy thuận lại cho khoai lang tím nói riêng cũng như khoai lang nói chung
Trang 3924
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH
VĨNH LONG 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM HIỆN NAY CỦA NÔNG HỘ
4.1.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
4.1.1.1 Nguồn lực lao động
Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người trung bình là 4.45 người Tuy nhiên tham gia vào trong lao động sản xuất trực tiếp trung bình khoảng 3.1 người, số người tham gia lớn nhất là 7 người và cũng có hộ chỉ có 1 người tham gia sản xuất Tuổi của chủ hộ thì tương đối không cao nhưng chủ yếu là
do con của chủ hộ đa phần vẫn còn đi học nên không thể tham gia sản xuất được Bảng 4.9 sẽ cho thấy rõ được điều đó:
Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động
Nguồn: Số liệu điều tra,2013
Trong hoạt động sản xuất khoai lang tím thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, tưới nước…do vậy khi nói đến vấn đề
về làm nông thì lao động nam luôn là lao động chính Còn về lao động nữ, thông thường chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rảnh, hoặc sau khi xong công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ Khoai lang tím cũng
là loại giống khoai dễ trồng và dễ chăm sóc, theo như nguồn lực lao động điều tra được từ các nông hộ thì tham gia lao động trực tiếp trong sản xuất có khoảng từ 1 đến 7 người và trung bình là 3 người, trong đó tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn so với lao động nữ, với lượng lao động cao nhất tỷ lệ lao động nam chiếm 5/7 tổng số lao động tức là chiếm 71,4%, còn lao động nữ chiếm
Trang 4025
mức tỷ lệ 3/7 so với tổng số lao động thì chỉ chiếm 42,9% Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì có hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam tham gia và người đó thường là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất
Về độ tuổi của chủ hộ, tuổi thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 67 tuổi và trung bình là 45,4 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.10
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.10 ta nhìn thấy được độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ là từ 40 – 50 tuổi có đến 24 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm 40% trong tổng số 60 hộ được khảo sát Đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này thì kinh nghiệm trồng khoai lang tím không có nhiều bằng độ tuổi trên 50, nhưng nó cũng có kinh nghiêm đủ để cho các nông hộ trồng khoai đạt yêu cầu và đôi khi khả năng đạt được còn cao hơn những hộ có nguồn kinh nghiệm lâu năm Còn đối với những hộ có độ tuổi trên 60 thì có 6 hộ, chiếm 10% trong tổng số 60 hộ được điều tra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi, nhưng
do lòng yêu nghề và đã quen sống với ruộng đồng nên các hộ nơi này vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất Tiếp đến là những hộ có độ tuổi từ 50-60 tuổi thì có 13 hộ chiếm 21,7% và chiếm 28,3% là những hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi
là 17 hộ trong tổng số 60 hộ được điều tra, đối với những hộ có độ tuổi dưới
40 tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và sản xuất khoai lang tím, tuy nhiên những hộ này có sức lao động tốt và việc tiếp thu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm là rất nhanh
Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng và nanh chóng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trình độ cao sẽ giúp cho chúng ta có cái suy nghĩ thoáng hơn về việc thay đổi