1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất tôm sú lúa luân canh ở sóc trăng

13 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 261,86 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN DƯƠNG THỊ NGỌC TRANG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TÔM SÚ- LÚA LUÂN CANH Ở SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG THỊ NGỌC TRANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TÔM SÚ-

LÚA LUÂN CANH Ở SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014

Trang 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TÔM SÚ-LÚA LUÂN CANH

Ở SÓC TRĂNG

Dương Thị Ngọc Trang Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ Email: trang115353@student.ctu.edu.vn ABSTRACT

This study aims to analyze the technology, financial aspects and find out advantages and disadvantages of rotational rice-shrimp farming systems in the cooperative and private households in order to improve the sustainability of this farming system The study was conducted from August to December in 2014 through interviewing 30 households in rice-shrimp cooperative and 30 private households The results showed that the survival rate and a average yield of shrimp of the cooperatives were 44,2% and 534kg/ha/crop, higher than ones of the private households (36.4% and

222 kg/ha/crop The culture period and shrimp harvest size of shrimp of the cooperative was 121 day and 51.8 shrimps/kg, meanwhile those of the private household are 93 days and 91.0 shrimp/kg Profit and B/C ratio of the cooperative (48.6 million VND/ha/crop; 0.85 times) were higher than those of private households (20.5 million VND/ha/crop; 0.63 times) The percentages farms fail in getting benefit are 6.67% for the cooperative and 56.7% for the private households

Keywords: rice-shrimp farming system, cooperative, financial, technical

Title: Analysis of technical and financial aspects of the rotational rice-shrimp farming systems of different firms in Soc Trang province

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình tôm sú-lúa luân canh của các nông hộ tham gia tổ hợp tác (THT) và hộ không tham gia THT nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cho

mô hình phát triển bền vững Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 thông qua phỏng vấn 30 hộ trong THT và 30 hộ nông hộ không tham gia THT Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống và năng suất tôm trung bình của các hộ tham gia THT là 44,2% và 534 kg/ha/vụ, cao hơn các nông hộ không tham gia (36,4%; 222 kg/ha/vụ) Thời gian nuôi trung bình và kích cỡ thu hoạch của các hộ tham gia THT là 121 ngày và 51,8 con/kg trong khi các hộ không tham gia có thời gian nuôi là 93 ngày và 91,0 con/kg Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hộ tham gia THT (48,6 triệu đồng/ha/vụ; 0,85 lần) cao hơn hộ không tham gia (20,5 triệu đồng/ha/vụ; 0,63 lần) Tỷ lệ số hộ thua lỗ của hộ tham gia THT là 6,67% thấp hơn các nông hộ không tham gia (56,7%)

Từ khóa: mô hình tôm-lúa luân canh, tổ hợp tác, tài chính, kỹ thuật

Trang 3

1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với nhiều vùng sinh thái đa dạng, đặc biệt nơi đây có những vùng đất nhiễm mặn theo mùa, nơi mà lúa được trồng vào mùa mưa và tôm sú nuôi trong mùa khô Đối với Sóc Trăng, đây là tỉnh có lợi thế về địa lý, điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng Trong đó, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh do có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt Hiện nay, việc trồng một vụ lúa rồi kết hợp luân canh với một vụ tôm được xem là mô hình mang tính bền vững cao về mặt sinh thái môi trường Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong khoảng 5 năm gần đây hệ thống canh tác tôm-lúa (T-L)

đã phát triển mạnh ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL, từ 89.495 ha (năm 2000) đã tăng lên 153.482 ha (năm 2011), ước đạt 180.000 ha vào năm 2015 Trong đó, Sóc Trăng

là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú-lúa phát triển từ năm 1993 với 917 ha, đến năm 2013 lên đến 9.919 ha Hệ thống canh tác T-L có tính thân thiện môi trường cao hơn các

hệ thống chuyên canh vì dễ dàng áp dụng giải pháp “quản lý tổng hợp”, giảm nhu cầu sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất lúa, ít gây hại đến môi trường tự nhiên

Mô hình được thực hiện theo hình thức nông hộ tham gia các Tổ hợp tác (THT) hay không tham gia THT Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như rủi ro cao, dịch bệnh nhiều, giá cả thị trường không ổn định Hiện nay chưa có nghiên cứu nào phân tích sự khác biệt cũng như tính hiệu quả của hai hình thức tổ chức sản xuất này Vì vậy, nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và tài chính của hai hình thức tổ chức sản xuất tôm sú-lúa luân canh này ở Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển mô hình bền vững là rất cần thiết

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2014 tại xã Hòa Tú I, huyện

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Phân tích các khía cạnh kỹ thuật của mô hình T-L đối với các hộ tham gia THT và không tham gia THT; (2) Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính của hai hình thức tổ chức sản xuất; (3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình T-L ở Sóc Trăng

2.2 Phương pháp thu số liệu

Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, các cơ quan ban ngành địa phương cấp huyện trên địa bàn nghiên cứu Nội dung thông tin gồm cáo báo tình hình và kế hoạch phát triển thủy sản và số liệu thống kê

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ chủ chốt và nông

hộ

Trang 4

(1) Phỏng vấn cán bộ chủ chốt từ các cấp- ngành, tổ chức như: Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến ngư; Lãnh đạo các xã; Lãnh đạo các THT Nội dung phỏng vấn gồm: Tình hình tài chính - kỹ thuật mô hình T-L nói chung; thuận lợi, khó khăn của các hình thức sản xuất cá thể và THT; tổ chức hoạt động và hiệu quả của các mô hình THT, đề xuất phát triển mô hình

(2) Phỏng vấn nông hộ: phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ tham gia các THT, và

30 nông hộ không tham gia THT bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn Các thông tin chính được thu thập là: (1) Thông tin chung: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm; (2) Kỹ thuật: diện tích nuôi, mật độ thả, thời gian nuôi, cỡ tôm thu hoạch, năng suất; (3) Tài chính: chi phí, danh thu, lợi nhuận và (4) những thuận lợi và khó khăn

Một số công thức tính hiệu quả tài chính được sử dụng như sau:

Tổng chi phí = Tổng chi phí khấu hao + Tổng chi phí biến đổi Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí

Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí 2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính, xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS với các phương pháp:

Phương pháp thống kê mô tả (tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) để mô

tả các thông tin về nông hộ, các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính trong mô hình

Phương pháp kiểm định thống kê (T-test) để so sánh sự khác biệt giữa các chỉ

tiêu kỹ thuật và tài chính ở 2 hình thức tổ chức sản xuất

3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình chung về mô hình tôm lúa luân canh ở Sóc Trăng

Huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng nói chung và xã Hòa Tú I nói riêng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước rất thích hợp để canh tác một vụ tôm sú luân canh với một vụ lúa trên cùng một diện tích đất Hầu hết các nông hộ ở xã Hòa Tú bắt đầu thả tôm sú trên đất trồng lúa vào những năm 1992-1993, còn trước đó các hộ chỉ độc canh một vụ lúa vào mùa mưa với nước ngọt, còn mùa khô khi nước trên sông bị nhiễm mặn thì đất bị bỏ trống, điều này gây lãng phí tài nguyên rất lớn

Độ tuổi trung bình của chủ hộ tham gia THT là 49 tuổi, của hộ không tham gia THT

là 50 tuổi, khác nhau không lớn Hầu hết (100%) các hộ là có đất sở hữu Đây là một thuận lợi vì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê đất, nâng cao mức thu nhập cho nông hộ

Do đặc thù trong nuôi trồng thủy sản nên lao động chính chủ yếu là nam giới, nữ giới thường chỉ giúp người nam trong việc chăm sóc và quản lý tôm Số lao động trong gia đình trực tiếp tham gia mô hình của hộ tham gia THT là 2,37 người, của hộ không tham gia là 2,23 người Đa số các hộ nuôi T-L luân canh ở xã Hòa Tú huyện

Mỹ Xuyên sử dụng lao động gia đình là chủ yếu Kinh nghiệm của hộ sản xuất T-L

Trang 5

trung bình là 17 năm đối với hộ tham gia THT, với hộ không tham gia là 19 năm Kinh nghiệm nuôi là yếu tố rất quan trọng với người nuôi tôm Những hộ có kinh nghiệm lâu năm sẽ có nhiều lợi thế vì họ thành thạo hơn trong việc chăm sóc tôm, chế độ thay nước và khẩu phần ăn hợp lý, đặc biệt phán đoán trước tình hình và khắc phục trước một bước, vì vậy ít nhiều tránh được những rủi ro xảy ra dịch bệnh, tôm chết bất thường

Bảng 1: Đặc điểm nông hộ của hai mô hình

Chỉ tiêu Tham gia THT Không tham gia THT

Số lao động tham gia mô hình (người) 2,37±0,96 2,23±0,77

Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của các hộ nuôi T-L luân canh khá thấp, tuy nhiên không có hộ nào mù chữ Số chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất là 56,7% đối với hộ không tham gia THT, trình độ trung học cơ sở đạt 33,3% và chỉ 10% có trình độ trung học phổ thông, không có chủ hộ nào có trình độ trung cấp trở lên Đối với chủ hộ tham gia THT, trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%, trình độ tiểu học đạt 33,3%, trình độ phổ thông đạt 10% và chỉ có 1 chủ hộ

có trình độ cao đẳng đạt 3,3% Tại khu vực khảo sát, không có chủ hộ nào có trình

độ trung cấp hay đại học Đây là một hạn chế trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật

và công nghệ mới vào ứng dụng sản xuất

3.3 So sánh thông tin kỹ thuật và hiệu quả tài chính của hai hình thức tổ chức sản xuất

3.2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật

Diện tích mô hình nuôi: Đa số các nông hộ có diện tích đất nhỏ hơn 1 ha có 1 ao/1

vuông canh tác T-L, số hộ này chiếm 60,0% đối với hộ tham gia THT và 53,3% đối với hộ không tham gia Diện tích đất trung bình của các hộ tham gia THT là 1,42 ha lớn hơn so với các hộ không tham gia (1,25 ha) Trong đó diện tích trung bình của khu vực canh tác T-L là 1,04 ha, chiếm 73,2% tổng diện tích của hộ đối với hộ tham gia THT và 1 ha, chiếm 80,0% đối với hộ không tham gia Đặc biệt một số hộ có diện tích mương bao 100% Về thiết kế, tỷ lệ diện tích mương bao chiếm 30% Tỷ lệ diện tích mương bao có vai trò quan trọng vì giúp tôm sú tránh nắng vào ban ngày,

dễ kiểm soát tôm tăng trọng

Ao lắng: Đối với nhóm hộ tham gia THT có 16,7% số hộ nuôi tôm không thay nước,

còn với các hộ không tham gia thì có tới 26,7% Điều đáng quan tâm là chỉ có 6,7%

số hộ không tham gia THT sử dụng nước từ ao lắng, trong khi đó các hộ trong THT

có tỉ lệ này cao hơn (60,0%) Đa số người dân không quan tâm việc sử dụng ao lắng, diện tích đất ít cũng là một lý do Chính vì vậy mà mỗi khi có dịch bệnh dễ lây lan sang các ao của hộ khác do cùng lấy nước trực tiếp từ ngoài sông

Trang 6

Chuẩn bị ruộng nuôi: sau khi thu hoạch lúa, dọn hết gốc rạ, ruộng được cải tạo bằng

cách tháo nước cho ra vô tự nhiên để rửa phèn và vệ sinh mặt ruộng, hút hết lớp bùn đáy đối với mương bao, sửa lại bờ cho chắc chắn, rải vôi CaO với liều lượng 50-100 kg/1.000m², diệt tạp, lấy nước vào và gây màu nước trước khi thả tôm giống Một số

hộ còn lót bạt xung quanh bờ để hạn chế xói lỡ và giữ nước trong quá trình nuôi

Mùa vụ: Do đất canh tác ở đây bị nhiễm mặn theo mùa, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến

tháng 7 năm sau với độ mặn biến động từ 2‰-17‰ Tùy thuộc vào lượng mưa hằng năm mà độ mặn sẽ khác nhau Mùa vụ thả nuôi tôm thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 2 cho đến tháng 6 thì bắt đầu thu hoạch và kết thúc vào cuối tháng 7

Con giống và thả giống: Con giống là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng

suất và tỉ lệ sống của tôm Đa số hộ nuôi mua giống tại các trại giống ngoài tỉnh, chủ yếu là Bạc Liêu, chiếm 73,3% đối với hộ tham gia THT, 70,0% đối với hộ không tham gia; số hộ mua giống tại các trại giống trong tỉnh thả nuôi chiếm tỷ lệ ít và chủ yếu là từ trại giống Nhu Gia Theo điều tra, có rất ít hộ nuôi ương giống trước khi thả nuôi Thời gian ương trung bình ở cả hai hình thức là 25 ngày

Mật độ tôm nuôi được thả khá thưa, trung bình 5,6 con/m2, dao động 3-10 con/m2 với hộ tham gia THT và trung bình 5,3 con, dao động 3-9 con/m2 đối với các hộ không tham gia THT Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Thành và ctv (2012) thì mật độ nuôi tôm lúa khu vực bán đảo Cà Mau trung bình là 5,14 con/m² Mật độ nuôi phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, khả năng quản lý

và tài chính của từng nông hộ

Chăm sóc - cho ăn: Mực nước trên trảng ruộng thường được duy trì ở mức 0,38m,

độ sâu mương bao so với mặt ruộng là 1,12m Đối với cho ăn, 100% số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên Lượng thức ăn trung bình của các hộ tham gia THT

là 654 kg/ha/vụ, của các hộ không tham gia là 319 kg/ha/vụ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các hộ có lượng thức ăn thấp là do tôm chết sớm buộc phải thu hoạch sớm, ngược lại một số hộ có lượng thức ăn cao là do nuôi tôm với thời gian dài Hệ số tiêu tốn thức ăn cuả các hộ tham gia THT là 1,44 và của các hộ không tham gia THT là 1,49 Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Đức

và Huỳnh Văn Hiền (2013) với FCR của mô hình nuôi T-L của những hộ không bị bệnh trung bình là 1,8 những hộ có bị bệnh là 1,9

Thời gian nuôi tôm: Thời gian nuôi của các hình thức sản xuất dao động khá lớn, từ

30 đến 200 ngày Thời gian nuôi tôm trung bình của các hộ tham gia THT là 121 ngày với kích cỡ thu hoạch trung bình là 51,8 con/kg và của các hộ không tham gia THT là 93 ngày với kích cỡ 91 con/kg, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Nguyên nhân là do nuôi tôm không lớn, tôm bị bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy nên giải pháp của các hộ nuôi là thu hoạch sớm và bán với giá rất thấp, dẫn đến thua lỗ Mặt khác, thời gian nuôi tôm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ thuật nuôi tôm để đạt kích cỡ thương phẩm, nhu cầu về cỡ tôm và giá cả từng cỡ tôm của thị trường mà người nuôi chọn thời điểm thu hoạch

Trang 7

Thu hoạch: Tỷ lệ sống trung bình của tôm khá thấp, chỉ có 36,4% đối với hộ không

tham gia THT, các hộ tham gia THT có tỷ lệ sống của tôm cao hơn (44,2%), tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Trong đó, các hộ tham gia THT có tỷ

lệ sống cao nhất là 90% và tỷ lệ sống thấp nhất là của các hộ không tham gia THT chỉ có 7%

Năng suất tôm trung bình của các hộ nuôi tham gia THT cao hơn rất nhiều so với các

hộ không tham gia, lần lượt là 554 kg/ha và 222kg/ha, khác biệt này có ý nghĩa thống

kê Kết quả này cao hơn so với năng suất tôm nuôi của mô hình tôm lúa được khảo

sát trước đây là 172,8±157,1 kg/ha/vụ (Nguyễn Công Thành và ctv., 2012)

Bảng 2: Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của hai hình thức tổ chức sản xuất

(n=30)

Không tham gia THT

(n=30)

Diện tích mặt nước ruộng nuôi (ha/hộ) 1,04±0,61 1,00±0,51

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) (lần) 1,44±0,21 1,49±0,24

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

3.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của hai hình thức tổ chức sản xuất

Tổng chi phí: Thông số tài chính là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả

của các hoạt động sản xuất Qua khảo sát cho thấy tổng chi phí trung bình của các hộ tham gia THT là 47,0 triệu đồng/ha/vụ cao hơn các hộ không tham gia (26,3 triệu đồng/ha/vụ), khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Tuy nhiên, về giá thành sản xuất thì các hộ tham gia THT thấp hơn các hộ không tham gia, lần lượt là 93.667 đồng/kg và 100.364 đồng/kg Nguyên nhân là do năng suất thu hoạch của các hộ tham gia THT cao hơn, đồng thời quản lý tốt các khâu trong quá trình nuôi góp phần

hạ giá thành Tổng chi phí sản xuất của các hộ tham gia THT cao hơn các hộ không tham gia chủ yếu là do chi phí biến đổi cao hơn, chi phí biến đổi trung bình lần lượt

là 44,2 triệu đồng/ha/vụ, chiếm 94,0%; 23,7 triệu đồng/ha/vụ,chiếm 90,1% và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Chi phí cố định: Chi phí cố định có ảnh hưởng đến tổng chi phí nhưng không cao

Do ở thời điểm điều tra hộ nuôi đã khấu hao hết chi phí đào ao và thường sau 4 năm,

Trang 8

các hộ nuôi thuê máy ủi lại ao, sên vét, sửa lại bờ cho chắc chắn nên chi phí cố định chỉ bao gồm chi phí cho việc sên vét với thời gian khấu hao là 4 năm, máy bơm và cống cấp thoát nước với thời gian khấu hao 10 năm

Chi phí biến đổi: Trong chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất,

trung bình của các hộ tham gia THT là 30,6 triệu đồng/ha/vụ chiếm 69,2%, cao hơn các hộ không tham gia với chi phí thức ăn trung bình là 14,0 triệu đồng/ha/vụ chiếm 59,1% Hộ có chi phí thức ăn cao nhất là 125 triệu đồng/ha/vụ với thời gian nuôi khá dài 200 ngày có tỉ lệ sống 65% thuộc THT, trong khi hộ có chi phí thức ăn thấp nhất

là 2,43 triệu đồng/ha/vụ với thời gian nuôi 90 ngày với tỉ lệ sống thấp nhất 7% thuộc

hộ không tham gia THT Chi phí cao thứ hai sau chi phí thức ăn là chi phí con giống, chiếm 11,4% đối với các hộ nuôi tham gia THT và 16,5% đối với các hộ không tham gia Các hộ nuôi trong THT chọn con giống với giá giống bình quân 93,2 đồng/con cao hơn các hộ không tham gia (89 đồng/con), tuy giá cao nhưng con giống chất lượng sẽ cho năng suất cao hơn Chi phí cho thuốc và hóa chất chiếm tỉ lệ tương đối thấp, trung bình là 3,74 triệu đồng/ha/vụ chiếm 8,46% đối với các hộ tham gia THT

và 1,89 triệu đồng/ha/vụ chiếm 7,97% của các hộ không tham gia THT Chi phí khác bao gồm chi phí điện cho máy bơm, chi phí điện thoại, chi phí vận chuyển, những chi phí này chiếm tỉ lệ rất nhỏ Tại khu vực khảo sát, các hộ nuôi chủ yếu sử dụng lao động gia đình để quản lý và chăm sóc tôm, thương lái tự thu hoạch nên tiết kiệm được chi phí nhân công

Doanh thu: Tổng doanh thu trung bình của các hộ tham gia THT là 95,6 triệu

đồng/ha/vụ cao hơn và có khác biệt đáng kể so với các hộ không tham gia chỉ có 46,7 triệu đồng/ha/vụ Đồng thời tỉ suất lợi nhuận của các hộ tham gia THT cao hơn không tham gia, lần lượt là 0,85 lần và 0,63 lần, chênh lệch này có ý nghĩa thống kê Đối với mô hình, ngoài việc nuôi tôm hiệu quả đạt năng suất cao thì giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu Giá bán tôm trung bình của các hộ tham gia THT là

160 ngàn đồng/kg, của các hộ không tham gia là 110 ngàn đồng/kg Sự khác biệt này phụ thuộc vào kích cỡ tôm thu hoạch, chất lượng tôm thương phẩm và đặc biệt là thời điểm thu hoạch

Lợi nhuận: Lợi nhuận bình quân trên 1 ha mặt nước của các hộ tham gia THT là

48,6 triệu đồng, cao hơn đáng kể so với các hộ không tham gia THT chỉ có 20,5 triệu đồng Lợi nhuận cao nhất của hộ nuôi tham gia THT lên đến 324 triệu đồng/ha/vụ trong khi lợi nhuận cao nhất của các hộ không tham gia THT chỉ có 87,3 triệu đồng/ha/vụ Sự khác biệt này phụ thuộc vào tính hiệu quả trong quá trình quản lý và sản xuất của mỗi hình thức

Trang 9

Bảng 3: Đặc điểm chi phí và lợi nhuận của hai hình thức tổ chức sản xuất

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các thông tin tài chính được tính dựa trên số liệu các hộ nuôi thu hoạch có lời

3.3 Khía cạnh kỹ thuật và tài chính từ trồng lúa của hai hình thức tổ chức sản xuất

Vụ lúa thường bắt đầu từ trung tuần tháng 8 đến tháng 12 (dương lịch) Giải pháp chủ yếu để khắc phục sự ảnh hưởng của việc đất bị nhiễm mặn do vụ tôm trước đó bằng cách tăng cường công tác rửa mặn trước khi gieo sạ lúa, người dân điều chỉnh cống cho nước từ sông ra vào thường xuyên trên ruộng nhiều lần hoặc tận dụng nước mưa để tháo rửa mặn khi thời tiết có mưa nhiều Đa số người dân đều chọn giống lúa ST-5 và sử dụng phương pháp gieo sạ, với mật độ 80-100 kg/ha, chỉ số ít người chọn giống lúa Tài nguyên, thực hiện làm mạ và cấy tay, tuổi mạ cấy từ 30-35 ngày, mật

độ cấy từ 7-9 cây/tầm Sau khi tiến hành gieo cấy, người dân đưa nước trực tiếp từ sông chính hoặc từ kênh rạch vào ruộng, giữ mực nước ổn định thường xuyên trên ruộng Lượng phân lân để bón cho lúa khoảng 200-250 kg/ha và được bón lót lúc đầu

vụ Phân NPK, Urê được người dân sử dụng để bón thúc, bón nuôi đòng, bón thúc đòng, bón nuôi hạt với liều lượng tùy vào sự phát triển của lúa Có 100% số hộ cho rằng chất thải của vụ tôm trước đó giúp giảm hàm lượng phân bón khi trồng lúa; 100% số hộ đều lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật ít ảnh hưởng đến tôm Nhìn chung, sản xuất lúa trong mô hình T-L có giá thành thấp do giảm lượng phân bón, hạn chế

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không cần cày lật Lúa được thu hoạch chủ yếu vào tháng 11-12 âm lịch Giống lúa ST-5 cho sản lượng khá cao với năng suất lúa trung bình của các hộ tham gia THT là 6,3 tấn/ha/vụ, của hộ không tham gia là 6,25 tấn/ha/vụ, cao nhất lên đến 7 tấn/ha/vụ

(n=28)

Không tham gia

(n=13)

- Cống cấp thoát nước (triệu đồng/ha/vụ) 0,29±0,16 0,21±0,10

- Thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) 3,74±2,37 1,89±0,95

Trang 10

Về khía cạnh tài chính, lúa có giá bán trung bình là 6.000 đồng/kg đối với cả hai hình thức sản xuất Doanh thu bình quân của các hộ tham gia THT là 37,8 triệu đồng/ha/vụ, của các hộ không tham gia là 37,5 triệu đồng/ha/vụ, sự chênh lệch này không đáng kể Tuy nhiên, sự chênh lệch lợi nhuận giữa các hộ tham gia THT và không tham gia khá cao, lợi nhuận bình quân của các hộ tham gia THT là 14,2 triệu đồng/ha/vụ cao hơn so với các hộ không tham gia 11,8 triệu đồng/ha/vụ Nguyên nhân của sự khác biệt là do một số hộ trong THT được chọn tham gia các dự án của tỉnh nên được hỗ trợ 100% lúa giống ST-5 và 30% phân nên giảm được chi phí tăng lợi nhuận Tổng chi phí trung bình cho sản xuất lúa của các hộ tham gia THT là 23,6 triệu đồng/ha/vụ, của các hộ không tham gia là 25,7 triệu đồng/ha/vụ

Nhìn chung cả hai hình thức tổ chức sản xuất có tổng chi phí đầu tư cho trồng lúa thấp hơn so với nuôi tôm sú, do đó lợi nhuận đạt được từ lúa cũng thấp hơn so với lợi nhuận từ tôm Nếu trồng lúa thành công đạt năng suất cao nhất thì lợi nhuận cao nhất

là 19,8 triệu đồng/ha/vụ, trong khi nếu nuôi tôm thành công đạt năng suất cao nhất thì lợi nhuận cao nhất lên đến 324 triệu đồng/ha/vụ, vì vậy mà tôm sú là đối tượng chủ yếu của mô hình T-L Tuy nhiên tỉ lệ rủi ro từ nuôi tôm cao hơn, có 31,7% số hộ

bị thua lỗ và mức lỗ nhiều nhất là -21,13 triệu đồng/ha/vụ của cả hai hình thức sản xuất, trong khi không có hộ nào bị lỗ từ lúa

3.4 Phân tích rủi ro, thuận lợi và khó khăn của hai hình thức tổ chức sản xuất 3.4.1 Phân tích rủi ro của hai hình thức tổ chức sản xuất

Các hộ nuôi bị thua lỗ chủ yếu là do tình trạng tôm chết sớm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm nên xảy ra dịch bệnh, tôm nuôi không lớn nên phải thu hoạch sớm và bán với giá thấp hoặc tôm thu hoạch với sản lượng rất thấp Số hộ nuôi bị thua lỗ chiếm tỉ lệ khá cao đối với các hộ không tham gia THT là 56,7% trong khi đối với THT, con số này chỉ có 6,67%

Bảng 4: Phân nhóm số hộ sử dụng ao lắng với tỉ lệ thua lỗ

Bảng 5: Phân nhóm số hộ có ương giống với tỉ lệ thua lỗ

Ngày đăng: 13/11/2015, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w