Kết quả khảo sát cho thấy số lượng tàu khai thác nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng chiếm 56% trên tổng số tàu khai thác các tỉnh.. Do có sự đa dạng về sản lượng và giống loài nên đã làm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN PHƯƠNG NGỌC QUẾ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO XA BỜ (>90 CV)
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN
2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN PHƯƠNG NGỌC QUẾ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO XA BỜ (>90 CV)
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tôi vô cùng biết ơn:
Thầy Nguyễn Thanh Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chỉ dạy nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình hướng dẫn hoàn thành luận văn
Quý Thầy, Cô trong trường, đặc biệt là quý Thầy, Cô trong Khoa Thủy sản đã nhiệt tình chỉ dạy và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm và những kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian học tại trường Đại học Cần Thơ
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô chú trong Chi cục Thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Sóc Trăng, các hộ ngư dân khai thác thủy sản tại huyện Vĩnh Châu và Trần Đề đã cung cấp số liệu và thông tin để tôi hoàn thành luận văn tốt ngiệp Đại học
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình tôi là người đã tạo luôn tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua
Người thực hiện
Nguyễn Phương Ngọc Quế
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90CV) ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013
Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hoạt động khai thác của lưới kéo
xa bờ nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề khai thác thủy sản Phỏng vấn trực tiếp từ 33 chủ tàu từ tàu khai thác lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng Kết quả khảo sát cho thấy số lượng tàu khai thác nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng chiếm 56% trên tổng số tàu khai thác các tỉnh Tải trọng bình quân 27,97±18,03 tấn và công suất máy trung bình là 323,93±84,44 CV Mùa vụ khai thác tập trung nhiều từ tháng 3 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Thời gian trung bình một mẻ lưới 6,24±1,03 giờ, thời gian trung bình trên chuyến 22,63±6,61 ngày Sản lượng trung bình của nghề lưới kéo xa bờ tương đối cao trung bình trên chuyến là 23753±16341,41 kg và tổng sản lượng trung bình trên năm là 272,2±164,19 tấn Tổng chi phí bình quân cho đánh bắt là 3211,14±830 triệu đồng/năm Doanh thu bình quân 4.513±1.961 triệu đồng/năm Lợi nhuận bình quân là 772±601 triệu đồng/năm và có 6,06% hộ khai thác bị thua lỗ Sản lượng khai thác có xu hướng giảm so với 5 năm trước đây Nhìn chung nghề lưới kéo xa
bờ tỉnh Sóc Trăng đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn về vốn, bảo quản sản phẩm và chủ vựa còn ép giá Nhưng cái đáng quan tâm hơn cả là ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngư dân khai thác, vì hiện nay nguồn lợi thủy sản Sóc Trăng đang ngày một suy giảm bởi những hành động khai thác quá mức của người dân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANG SÁCH BẢNG vi
DANG SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Giới thiệu 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình khai thác thủy sản 3
2.1.1 Tình hình khai thác thủy sản thế giới 3
2.1.2 Tình hình khai thác thủy sản Việt Nam 4
2.1.2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ta 4
2.1.2.2 Năng lực tàu thuyền khai thác 6
2.1.2.3 Cơ cấu nghề đánh bắt 6
2.1.2.4 Lực lượng lao động khai thác thủy sản 7
2.1.2.5 Sản lượng thủy sản 8
2.2 Tình hình khai thác ở Đồng Bằng sông Cửu Long 9
2.3 Tổng quan chung tỉnh Sóc Trăng 10
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 10
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
2.3.1.1.1 Vị trí địa lý 10
2.3.1.1.2 Địa hình 10
2.3.1.1.3 Khí hậu 11
2.3.1.1.4 Ngư trường khai thác 11
2.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 11
2.3.1.2.1 Dân số và lao động 11
2.3.1.2.2 Sản lượng khai thác thủy sản 11
Trang 62.3.1.2.3 Số lượng tàu thuyền khai thác 12
2.3.1.2.4 Cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản ……….…….…13
2.3.2 Định hướng quy hoạch đến năm 2015……….… 14
2.3.2.1 Mục tiêu……… 14
2.3.2.2 Chỉ tiêu……… 14
2.3.2.3 Công tác tuyên truyền quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Địa bàn nghiên cứu 16
3.2 Thời gian thực hiện 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1 Thông tin thứ cấp 17
3.3.1.1 Nội dung cần thu thập 17
3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17
3.3.2 Thông tin sơ cấp 17
3.3.2.1 Số liệu sơ cấp 17
3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 18
3.3.3 Số mẫu phỏng vấn 18
3.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 19
4.1.1 Thông tin chung của nghề khai thác lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 19
4.1.1.1 Tuổi và trình độ học vấn của thuyền trưởng 19
4.1.1.2 Lực lượng lao động trên các tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 21
4.1.1.3 Lý do thực hiện mô hình 21
4.1.2 Tàu thuyền và ngư cụ khai thác 22
4.1.2.1 Thông số tàu khai thác 22
4.1.2.2 Ngư cụ khai thác 23
4.1.3 Ngư trường và mùa vụ khai thác 23
4.1.3.1 Mùa vụ khai thác 23
Trang 74.1.3.2 Ngư trường khai thác 24
4.1.3.3 Thời gian khai thác 27
4.1.4 Sản lượng khai thác 27
4.1.5 Những loài kinh tế khai thác nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 28
4.2 Đánh giá hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 30
4.2.1 Chi phí đầu tư và chi phí khấu hao 30
4.2.2 Chi phí biến đổi 31
4.2.3 Hiệu quả tài chính 31
4.3 Nhận định của ngư dân về ngành nghề khai thác 33
4.3.1 Nhận định về xu hướng sản lượng khai thác……… …… …33
4.3.2 Nhận định của ngư dân về nghề mức thu nhập của nghề lưới kéo xa bờ… 33
4.3.3 Nhận định của ngư dân về số lượng tàu thuyền làm nghề lưới kéo xa bờ… 34
4.3.4 Nhận định của ngư dân về sự phát triển số lượng tàu đánh bắt nghềlưới kéo xa bờ……….…34
4.4 Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp………35
4.4.1 Thuận lợi……….35
4.4.2 Khó khăn……….35
4.4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất……… 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN……….……… 37
5.1 Kết luận……….37
5.2 Kiến nghị……… 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… …38
PHỤ LỤC………40
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Trữ lượng và khai thác cá biển Việt Nam 5
Bảng 2.2: Cơ cấu tàu cá khai thác hải sản 6
Bảng 2.3: Cơ cấu nghề khai thác theo công suất năm 2010 7
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010 9
Bảng 2.5: Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản theo vùng biển 9
Bảng 2.6: Sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới vây, lưới kéo 12
Bảng 2.7: Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2005 – 2011 15
Bảng 4.1: Tuổi và trình độ học vấn của thuyền trưởng 19
Bảng 4.2: Lực lượng lao động trên tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 21
Bảng 4.3: Lý do thực hiện mô hình lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 22
Bảng 4.4: Kết cấu tàu khai thác 22
Bảng 4.5: Kết cấu ngư cụ 23
Bảng 4.6: Thời gian khai thác lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 27
Bảng 4.7: Sản lượng khai thác tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 28
Bảng 4.8: Thành phần các loài cá kinh tế 29
Bảng 4.9: Tỷ lệ cá tạp 29
Bảng 4.10: Vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị hàng hải, khác 30
Bảng 4.11: Chi phí biến đổi nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 31
Bảng 4.12: Hiệu quả tài chính nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 32
Bảng 4.13: Những thuận lợi của nghề lưới kéo xa bờ 35
Bảng 4.14: Những khó khăn của nghề lưới kéo xa bờ 36
Bảng 4.15: Các đề xuất để giải quyết khó khăn và hỗ trợ nghề lưới kéo xa bờ 36
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn lực lượng lao động khai thác thủy sản năm 2011
8
Hình 2.2: Biến động tàu thuyền và công suất giai đoạn 2005 – 2011 12
Hình 2.3: Biến động công suất và bình quân giai đoạn 2005 – 2011 13
Hình 2.4: Số lượng tàu khai thác hải sản theo vùng hoạt động 13
Hình 2.5: Cơ cấu ngành nghề khai thác ở Sóc Trăng 14
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Sóc Trăng 16
Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của thuyền trưởng nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 2012 20
Hình 4.2: Cơ cấu năm thực hiện mô hình lưới kéo xa bờ Sóc Trăng 2012 20
Hình 4.3: Mùa vụ khai thác từ của lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 24
Hình 4.4: Ngư trường khai thác vụ cá Bắc của nghề lưới kéo 25
Hình 4.5: Ngư trường khai thác vụ cá Nam của nghề lưới kéo đáy 26
Hình 4.6: Sản lượng khai thác lưới kéo xa bờ qua các năm 2008-2012 28
Hình 4.7: Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác thủy sản 33
Hình 4.8: Xu hướng sản lượng thủy sản khai thác so với các năm trước 33
Hình 4.9: Nhận định ngư dân về thu nhập nghề lưới kéo xa bờ Sóc Trăng 34
Hình 4.10: Nhận định ngư dân về số tàu khai thác hiện nay so với trước đây 34
Hình 4.11: Nhận định của ngư dân về phát triển số lượng tàu đánh bắt 35
Trang 10DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BVNL : Bảo vệ nguồn lợi
Trang 11dễ trú đậu tàu thuyền Nguồn lợi hải sản Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài; hệ cá biển có khoảng 2100 loài (trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế);
hệ giáp xác biển có 1.647 loài; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, bên cạnh đó còn có rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, v.v…(Nguyễn Thị Thu Hương, 2008)
Tuy nguồn lợi hải sản Việt Nam đa loài nhưng phân bổ theo mùa vụ rõ ràng, sống phân tán Do có sự đa dạng về sản lượng và giống loài nên đã làm cho lãnh hải Việt Nam trở thành địa điểm khai thác chính và chủ yếu của các nghề: cào (lưới kéo), lưới rê, lưới vây, câu mực, câu mồi, v.v (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chều dài bờ biển cả nước, vùng kinh tế đặc quyền khoảng 297.000 km2, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng thủy sản ước tính trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (Lê Văn Ninh, 2006) ĐBSCL có những đóng góp rất lớn đối với cả nước với sản lượng khai thác hàng năm dẫn đầu cả nước và sản lượng năm 2008 là 863,29 nghìn tấn chiếm 40,40% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2008)
Tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có 72
km bờ biển tiếp giáp với biển Đông mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, thích hợp cho phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2005) Các hoạt động thủy sản vùng này đa dạng và biến đổi phức tạp, phần lớn là tự phát nhằm đáp ứng theo nhu cầu kiếm sống của người dân nơi đây Nghề KTTS ở tỉnh Sóc Trăng cũng giống như các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL có đầy đủ những ngư cụ khai thác như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu… ( Nguyễn Thanh Long, 2010) Tuy nhiên nghề lưới kéo vẫn chiếm số lượng tàu bè và sản lượng khai thác chủ yếu tại đây với gần 300 chiếc tàu và 1333,9 nghìn tấn (2007), chiếm gần 50% số lượng tàu bè và sản lượng khai thác tại Sóc Trăng Với tình hình nguồn lợi
Trang 12thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm, chúng ta nên chú trọng đến các loại hình khai thác xa bờ, đặc biệt là nghề lưới kéo xa bờ - ngành đang có nhiều tiềm
năng ở Sóc Trăng Vì vậy, việc “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Sóc Trăng” là thật sự cần thiết
Mục tiêu đề tài
Khảo sát đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề khai thác thủy sản
Nội dung của đề tài
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
- Khảo sát hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Sóc Trăng;
- Đánh giá hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo xa bờ; và
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo xa bờ
Trang 13CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình khai thác thủy sản
2.1.1 Tình hình khai thác thủy sản thế giới
Theo công bố kết quả của FAO (2004), tổng sản lượng thủy sản thế giới đã gia tăng từ 19,3 triệu tấn năm 1950 tới hơn 100 triệu tấn vào năm 1989 và 134 triệu tấn năm 2002, trong đó sản lượng khai thác hải sản đóng vai trò lớn nhất Năm 1950, sản lượng đánh bắt hải sản trên thế giới là 16,7 triệu tấn (chiếm 86% tổng sản lượng thủy sản thế giới) và tăng lên 62 triệu tấn vào năm 1980 (chiếm 86%) (Mai Viết Văn, 2006)
Sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu tăng từ 16,8 triệu tấn (năm 1950) lên đến đỉnh cao nhất, 86,4 triệu tấn (1996) và giảm xuống ổn định ở mức 80,0 triệu tấn và giảm tiếp xuống khoảng 77,4 triệu tấn (2010) Sản lượng cao nhất
là Tây Bắc Thái Bình Dương (11,7 triệu tấn, 15%), Đông Bắc Đại Tây Dương (8,7 triệu tấn, 11%), Đông Nam Thái Bình Dương (7,8 triệu tấn, 10%) Theo đánh giá của FAO từ năm 1974, số lượng đàn cá chưa được khai thác hoàn toàn đã giảm, ngược lại số đàn cá bị khai thác quá mức đã tăng lên đáng kể, đặc biệt từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980, khoảng 26% năm
1989 Sau năm 1990, số lượng đàn cá khai thác quá mức tiếp tục tăng lên 57,4% (năm 2009)
Tổng sản lượng khai thác bao gồm cả thủy sản nội địa và hải sản thế giới nhìn chung ổn định, khoảng 90,0 triệu tấn (2006), 88,6 triệu tấn (2010) và 90,4 triệu tấn (2011) Trong khi đó, sản lượng khai thác nội địa có xu hướng tăng nhẹ,ngược lại khai thác hải sản có xu hướng giảm Nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng mạnh sản lượng cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước biển, cụ thể, sản lượng nuôi thủy sản nược ngọt trên thế giới tăng từ 31,3 triệu tấn (2006) lên 41,7 triệu tấn (2010) và 44,3 triệu tấn (2011) (Nguyễn Bá Thông, 2013)
Biển Bắc là một trong những vùng biển đánh bắt cá sâu rộng nhất thế giới Bên cạnh một số loài vẫn trong tình trạng tốt thì rất nhiều loài cá khác đang bị đánh bắt quá mức một cách nghiêm trọng (chẳng hạn như cá tuyết và cá bẹt) Một số phương thức đánh bắt cá gây hại cho môi trường (như thả lưới đáy trên biển) và có những xung đột với các ngành khác chẳng hạn như các trạng trại gió và các hoạt động khác làm giảm diện tích có thể đánh bắt So với thống kê của FAO cách đây một thập kỷ thì số tàu đã tăng lên đáng kể Hiện nay trên thế giới có khoảng 4,3 triệu tàu; thuyền đang tham gia khai thác Trong đó chỉ khoảng 59% các tàu được trang bị động cơ Số còn lại 41% thường là tàu có
Trang 14công suất nhỏ và chưa được đầu tư các trang thiết bị Số tàu này tập trung chủ yếu ở Châu Á (77%) và Châu Phi (20%)
2.1.2 Tình hình khai thác thủy sản Việt Nam
Tổng sản lượng khai thác thủy sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc
độ bình quân khoảng 9%/năm Riêng giai đoạn 1996 – 2001 tăng bình quân 10%/năm Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1.395.783 tấn, đến năm 2002 tổng sản lượng khai thác đạt 1.434.800 tấn, tăng 2,8% so với năm 2001
Trong giai đoạn 1991 – 2001 số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, ngược lại tàu thủ công giảm dần Năm 2001, toàn Ngành có 78.978 tàu thuyền với tổng công suất 3.722.577 CV, trong đó số tàu khai thác hải sản xa bờ là 6.005 chiếc với tổng công suất trên 1.000.000 CV, bình quân 166,5 CV/tàu, tăng 109 chiếc
so với năm 2000 Đến năm 2002, toàn Ngành có 81.000 tàu thuyền máy với tổng công suất 4.038.365 CV, bình quân 49 CV/tàu, trong đó có 6.075 tàu có công suất 90 CV trở lên, tăng 75 tàu so với năm 2001 (Trịnh Ngọc Tuấn, 2005)
Vào năm 1990, cả nước chỉ có 41.266 chiếc tàu khai thác thủy sản với tổng công suất máy 727.500 CV, khai thác chủ yếu vùng ven bờ, sản lượng khai thác 672.130 tấn thủy sản Đến năm 2011, số lượng tàu cá tăng lên 128.449 chiếc, tăng gần 3 lần so với 1990 ( tăng 1,6 lần so với năm 2000); tổng công suất máy tàu năm 2011 là 7,22 triệu CV tăng gấp 10 lần so với năm 1990; sản lượng khai thác hải sản 2.226.600 tấn, tăng 4,6 lần so với năm 2001; trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu từ hải sản đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (6,1 tỷ USD, 2011)
2.1.2.1 Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km với 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, đặt nền kinh tế biển vào một vị trí quan trọng (Bộ Thủy Sản, 1996)
Biển Việt Nam có khoảng 2.038 loài cá với 4 nhóm sinh thái chủ yếu: nhóm
cá nổi 260 loài, nhóm cá gần tầng đáy 930 loài, nhóm cá đáy 502 loài và nhóm
cá san hô 304 loài Giáp xác khoảng 1.640 loài Nhuyễn thể trên 2.500 loài, quan trọng là mực, sò, điệp, … Rong biển trên 650 loài, bên cạnh đó còn có nhiều loài đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai,… (Nguyễn Văn Tư, 2002)
Những đặc điểm quan trọng của các loài thủy sản Việt Nam:
- Số loài nhiều, số lượng loài ít Do đó nếu tập trung khai thác cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm giảm sút năng suất khai thác đáng kể
Trang 15- Trừ các loài cá nổi đại dương: cá thu, cá ngừ, cá chuồn … di cư xa, hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều là đàn cá địa phương, ít di cư, chủ yếu tập trung sống ở các vùng nước dưới 20m nước sâu, nhất là các khu vực biển chịu ảnh hưởng của cửa sông lớn, các vùng vịnh ven biển
Nhiều loài cá kinh tế có mùa đẻ kéo dài, nhiều đợt Bãi đẻ chủ yếu ở các vùng nước nông ven bờ…(Bộ Thủy Sản, 1996)
Bảng 2.1: Trữ lượng và khai thác cá biển Việt Nam
Nguồn: Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, 2010
Theo đánh giá của Viện Hải Sản, nguồn lợi thủy sản Việt Nam đã bị khai thác với cường lực quá cao, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất cho thấy, nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước Vì vậy, cần
Trang 16phải hạn chế và giảm cường lực khai thác, đồng thời cũng nên thận trọng khi phát triển đội tàu đánh cá Khai thác hải sản của Việt Nam nên dừng lại ở mức tổng sản lượng hải sản không vượt quá 1,7 triệu tấn/năm Việc phát triển nghề
cá xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác vùng ven bờ cần phải có kế hoạch đồng
bộ bao gồm đội tàu, kỹ thuật khai thác, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dự báo ngư trường … nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản
2.1.2.2 Năng lực tàu thuyền khai thác
Trong giai đoạn 2001 – 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác hải sản tăng từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, với tổng công suất 6,5 triệu CV Trong đó, tàu nhỏ hơn 90 CV có 101.488 chiếc chiếm 80,3%, tàu lớn hơn 90 CV có 24.970 chiếc chiếm 19,7% trong tổng số tàu thuyền cả nước
Số lượng tàu cá tăng bình quân 6,2%/năm; tổng công suất máy tàu bình quân 7,1%/năm Nhóm tàu >90 CV tăng trung bình 13%/năm, nhóm tàu <20 CV 9,1%/năm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven biển Do đó, cần phải kiểm soát được số lượng tàu cá phù hợp với trữ lượng nguồn lợi và định hướng phát triển của ngành
Bảng 2.2: Cơ cấu tàu cá khai thác hải sản
2010
Năm
2011
Tăng trưởng (%/năm)
Trang 17nghề khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nghề khai thác là nghề lưới vây chỉ trên 4%; nghề cố định trên 3%
Hiện có 40 loại nghề khai thác hải sản, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu nghề khai thác theo công suất năm 2010
< 20 CV 20 – 90 CV > 90 CV
Họ nghề Tổng số
Lưới kéo 22.554 3.024 4,7 11.088 24,3 8.442 46,7 Lưới rê 47.312 35.053 54,1 10.476 23,0 1.783 9,9 Lưới vây 6.188 119 0,2 3.670 8,1 2.399 13,3 Nghề câu 21.896 8.865 13,7 10.508 23,1 2.523 14,0 Lưới vó,
Nghề cố
Nguồn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011
2.1.2.4 Lực lượng lao động khai thác thủy sản
Trong bối cảnh sự gia tăng nhanh về số lượng tàu cá, lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, từ 270.587 người (1990) lên gần 850.000 người (năm 2011), cứ mỗi năm bổ sung khoảng 18-20 nghìn lao động
Trình độ lao động phần lớn theo phương thức “cha truyền con nối” Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp, chính qui
Do đó, đa phần thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế
Trang 18Hình 2.1: Cơ cấu trình độ học vấn lực lượng lao động khai thác thủy sản năm
2011 (Nguồn: Nguyễn Văn Kháng, 2011)
Do trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế đa phần khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới, khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế Xuất phát từ trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng nên việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất khai thác còn gặp nhiều khó khăn
2.1.2.5 Sản lượng thủy sản
Vào năm 2010 cả nước đạt 2,42 triệu tấn thủy sản các loại, tăng 40,7% so với năm 2001, trong đó khai thác biển chiếm 92%, còn lại khai thác nội địa Phân theo vùng khai thác thì xa bờ chiếm 49,4%, còn lại là sản lượng ven bờ chiếm 50,6% tổng sản lượng khai thác hải sản toàn quốc Sản lượng khai thác nội địa
có xu hướng tăng chậm, ở vùng gần bờ khoảng 1,1%/năm và vùng biển xa bờ khoảng 10,3%/năm
Về cơ cấu sản lượng phân theo vùng biển: vùng biển Vịnh Bắc Bộ có xu hướng tăng từ 14,3% năm 2001 lên 17,4% năm 2010; còn lại các vùng biển khác đều có xu hướng giảm (vùng biển Trung Bộ giảm từ 32% năm 2001 xuống còn 28,8% năm 2010; vùng biển Tây Nam Bộ giảm từ 24,8% xuống còn 21,9% năm 2010) Điều này thể hiện sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn này
Trang 19Bảng 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Sản lượng Đvt Năm 2001 Tỷ lệ (%) Năm 2010 Tỷ lệ (%)
Sản lượng hải sản tấn 1.481.200 85,9 2.226.600 92,0 Sản lượng cá biển tấn 1.120.500 75,6% 1.648.200 74,0
Năm
2010
Tỷ lệ (%)
TĐTBQ (%/năm)
Nguồn: Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011
2.2 Tình hình khai thác ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Qua các nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản thì phần lớn cho rằng ý thức của người dân trong địa phương tới việc bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản còn ở mức thấp Người dân không quan tâm tới bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (47,8%) và chưa thật sự quan tâm (19,4%) Điều này cho thấy chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền nhiều hơn cho người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền vững
Trang 202.3 Tổng quan chung tỉnh Sóc Trăng
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231
km, cách Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh
Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang
Vị trí tọa độ: 9o12’ – 9o56’ vĩ Bắc và 105o33’ – 106o23’ kinh Đông
Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long)
Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh
đổ ra Biển Đông
Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;
- Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông
2.3.1.1.2 Địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng Độ cao cốt đất tuyệt đối
từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ
Ngoài ra, Sóc Trăng còn có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1
m Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du
Trang 21khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp
2.3.1.1.3 Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8oC;
ít khi bị bão lũ Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất
từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa
màu phát triển
2.3.1.1.4 Ngư trường khai thác
Ngư trường khai thác ở Sóc Trăng chủ yếu là vùng biển Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan Các loại nghề khai thác thủy sản ở ĐBSCL có thể khai thác quanh năm và mùa vụ khai thác có thể chia thành hai vụ chính (Viện nghiên cứu thủy sản, 2009):
- Vụ Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
- Vụ Nam: từ tháng 4 đến tháng 9
2.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.1.2.1 Dân số và lao động
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật
độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4‰
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là:
"văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người
Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok om bok, bún nước lèo, bánh pía…
2.3.1.2.2 Sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 2.6 trình bày sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở tỉnh Sóc Trăng Sản lượng khai thác hằng năm của một tàu lưới kéo và lưới vây đạt sản lượng lớn (Lưới kéo là 127,97 tấn/năm và lưới vây là 124,46
Trang 22tấn/năm) Tuy nhiên, sản lượng của nghề lưới kéo trên 1 CV thì đạt cao nhất (1.022 Kg/CV/năm), cao hơn cả nghề lưới vây (410 Kg/CV/năm) nhưng sản lượng một chuyến của nghề lưới kéo (6.552 Kg/chuyến) thì thấp hơn nhiều so với lưới vây (10.372 Kg/chuyến) Nghề lưới rê có sản lượng của một tàu là thấp nhất so với lưới kéo và lưới vây Lưới rê chỉ đạt trung bình 353 Kg/chuyến, 15.07 tấn/năm và 458 Kg/CV/năm (Nguyễn Thanh Long, 2010).Bảng 2.6: Sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới vây, lưới kéo
Loại lưới
Sản lượng (Kg/chuyến)
Sản lượng (tấn/năm)
Sản lượng (Kg/CV/năm)
Nguồn: Nguyễn Thanh Long, 2010
2.3.1.2.3 Số lượng tàu thuyền khai thác
Theo kết quả điều tra từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, năm
2005 toàn tỉnh Sóc Trăng có 1.104 tàu KTTS với tổng công suất là 62.214 CV Đến năm 2011, tổng số tàu trong toàn tỉnh là 1061 chiếc, với tổng công suất 113,345 CV Trong giai đoạn 2005-2011, số lượng tàu thuyển giảm với tỷ lệ 4%, nhưng công suất máy tăng lên tới 82%, bình quân công suất tăng từ 56,35CV/chiếc lên 106,28 CV/chiếc
Hình 2.2 Biến động tàu thuyền và công suất giai đoạn 2005-2011
Trang 23Nguồn: Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012
Mặc dù tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng KTTS rất lớn với 72 km bờ biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, nhưng với điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở
hạ tầng nghề cá còn hạn chế, ngư dân chưa có điều kiện đóng tàu có công suất lớn, vươn ra khai thác xa bờ Theo số liệu điều tra năm 2011, trong tổng số 1.061 tàu KTTS có 833 tàu khai thác biển, chiếm 78,5% nhưng có đến 577 tàu KTHS ven bờ, chiếm 69,3% tập trung cho các nghề như: lưới kéo ven bờ, lưới
rê và nghề đóng đáy Với số lượng tàu ven bờ quá nhiều và sử dụng các nghề
có kích thước mắt lưới nhỏ nên đã và đang làm cạn kiệt NLHS ven bờ của tỉnh ( Hình 2.4)
Hình 2.4: Số lượng tàu khai thác hải sản theo vùng hoạt động
Nguồn: Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012
2.3.1.2.4 Cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản
Hiện có khoảng 15 nghề KTTS khác nhau đang được ngư dân ở Sóc Trăng sử dụng; cơ cấu nghề nghiệp tập trung vào các nghề chính là: lưới kéo, lưới vây, Hình 2.3 Biến động công suất và bình quân công suất giai đoạn 2005-2011
Trang 24lưới rê, nghề đáy và nghề câu Xu hướng phát triển thêm thuộc các nghề lưới kéo khơi và nghề vây (Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, 2010) Nghề lưới kéo là nghề có số lượng lớn và phổ biến nhất trong các loại nghề (chiếm 56%), nghề này chủ yếu tập trung vào khu vực Cảng cá Trần Đề và Vĩnh Châu Nghề lưới rê chiếm khoảng 24%, nghề này chủ yếu tập trung vào các tàu công suất nhỏ, khai thác còn lạc hậu, hiệu quả chưa cao Đóng đáy là loại nghề khai thác chiếm 12% tập trung ở hai huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, đây là loại nghề khai thác không chọn lọc, với kích thước mắt lưới nhỏ (được dùng để khai thác ruốc), chất lượng sản phẩm khai thác thấp (Hình 2.5)
Hình 2.5: Cơ cấu ngành nghề khai thác ở Sóc Trăng
Nguồn: Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012
2.3.2 Định hướng quy hoạch đến năm 2015
2.3.2.1 Mục tiêu
Tiếp tục phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản theo hướng ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác phải gắn liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội
Tiếp tục phát huy lợi thế tiềm năng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, đồng thời phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định vùng khai thác ven bờ, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập
Trang 252.3.2.3 Công tác tuyên truyền quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Công tác tuyên truyền giáo dục liên quan tới KT&BVNLTS rất được địa phương quan tâm và thường xuyên triển khai sâu rộng các quy định bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào các lớp tập huấn chuyên ngành thủy sản, báo, đài, loa truyền thanh lưu động, truyền thanh xuống tận huyện, xã, cấp phát, dán tài liệu bướm, đựng bảng pa-nô có nội dung tuyên truyền các nghề
cấm nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân và cộng đồng (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2005 - 2011
Nội dung Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tài liệu bướm tờ 7.720 7.869 2.067 1.210 3.074 3.085 2.925
Người tham gia người 8.228 11.069 967.000 1.002 5.887 1.939 1.079
Nguồn: Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012
Qua Bảng 2.7 cho thấy, các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KT&BVNLTS, đồng thời thực hiện công việc tác nghiệp thường xuyên, đề xuất các cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực KT&BVNLTS Hàng năm, tỉnh Sóc Trăng cấp phép khai thac và đăng ký đăng kiểm đạt hơn 90%
Công tác kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ NLTS được quan tâm đúng mức
Trang 26CHƯƠNG III:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài đã được thực hiện tại huyện Trần Đề và huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Sóc Trăng
3.2 Thời gian thực hiện
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013
Điểm thu mẫu
Trang 273.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thông tin thứ cấp
3.3.1.1 Nội dung cần thu thập
Nội dung thứ cấp được thu thập như sau:
3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu; báo cáo của các cơ quan địa phương; các tạp chí và các website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
3.3.2 Thông tin sơ cấp
- Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo xa bờ (kết cấu tàu thuyền, ngư
cụ khai thác, số lượng tàu thuyền, ngư trường khai thác, mùa vụ khai thác, thời gian khai thác, lực lượng lao động)
- Những loài khai thác chính (các loài khai thác được, các loài khai thác chủ yếu, sản lượng khai thác/năm, chuyến biển, ngày)
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản (tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ trong gia đình, bán tại địa phương, bán trong tỉnh, bán ngoài tỉnh, xuất khẩu, chế biến…)
- Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng doanh thu, lợi nhuận…)
Trang 28- Nhận thức của người khai thác (xã hội, môi trường, nguồn lợi, an ninh…)
3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đã được phỏng vấn trực tiếp người khai thác theo bảng câu hỏi phỏng vấn đã soạn sẵn theo nội dung trên
3.3.3 Số mẫu phỏng vấn
Do điều kiện thời gian, nhân lực và kinh phí nên đề tài chỉ tiến hành phỏng vấn 33 hộ khai thác nghề lưới kéo xa bờ
3.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập đã được tính toán tần suất xuất hiện, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn… Phần mềm Excel được sử dụng để xử lí số liệu
Trang 29CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng
4.1.1 Thông tin chung của nghề khai thác lưới kéo xa bờ tỉnh Sóc Trăng 4.1.1.1 Tuổi và trình độ học vấn của thuyền trưởng
Theo Bảng 4.1 cho thấy số tuổi trung bình của các hộ được phỏng vấn là 47,9 tuổi, các hộ được phỏng vấn gồm nhiều độ tuổi khác nhau từ 39 đến 63 tuổi, tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 45 đến 55, một độ tuổi khá cao so với nhiều ngành nghề khác, độ tuổi cao như vậy cũng có nhiều thuận lợi, như là kinh nghiệm khai thác cao, mà kinh nghiệm thì rất cần thiết cho nghề lưới kéo xa
bờ Nhưng mặt trái của độ tuổi cao là sức khỏe và hầu như trình độ văn hóa cũng như trình độ học vấn chuyên môn thấp khó có thể tiếp thu vận dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và kết hợp kinh nghiệm vốn có rất hạn chế Sức khỏe là yếu tố hết sức cần thiết, quan trọng đối với ngư dân đi biển, vì lao động biển đòi hỏi nhiều sức khỏe cho công việc nặng, chống chịu lại những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết… Vì thế để phát triển bền vững nghề lưới kéo xa bờ cần thu hút nguồn nhân lực trẻ Thứ nhất, có thể học hỏi những kinh nghiệm từ những người có tuổi và kết hợp với những kiến thức khoa học hiện đại vào khai thác để khai thác có hiệu quả cao hơn Thứ hai, có sức khỏe tốt nhanh nhẹn trong công việc và thời gian lao động khai thác dài hơn mang tính chất
kế thừa cho nguồn lao động khai thác biển phát triển trong tương lai
Bảng 4.1: Tuổi và kinh nghiệm của thuyền trưởng
Kinh nghiệm cũng có mối quan hệ chặt chẽ với tuổi, cũng như trình độ văn hóa Qua khảo sát 33 hộ tại Sóc Trăng, hều hết thuyền trưởng đều có kinh nghiệm lâu năm, kinh nghiệm trung bình là 16,63±6,42 năm (Bảng 4.1) Với mức kinh nghiệm khá cao hết sức thuận lợi cho nghề khai thác lưới kéo xa bờ, nắm bắt được kỹ thuật cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác như: thời tiết, con nước, thời điểm, mùa vụ,…