TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 32)

3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân

Tổng diện tích huyện Bình Tân là 15.806 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 12.610 ha, để biết được cụ thể diện tích của từng loại đất thì ta theo dõi bảng 3.2:

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2012

Đvt: ha

Đất nông nghiệp 2010 2011 2012

Cây hàng năm 9.982 9.812 9.691

Cây lâu năm 2.740 2.765 2.656

Đất nuôi trồng thủy sản 131 263 263

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Dựa vào sự thống kê ở bảng 3.3 cho thấy diện tích cây hàng năm đến cuối năm 2012 là 9.691 ha chiếm 76,85% trong tổng số đất sử dụng trong nông nghiệp, cây lâu năm thì chiếm 21,06 % và còn lại 2,09% là đất nuôi trồng thủy sản. Tuy chiếm diện tích cao nhưng nếu đem so với năm 2011 thì diện tích cây hàng năm đã có chiều hướng giảm xuống, cụ thể theo sự thống kê thì đã giảm 121 ha so với năm 2011, không chỉ diện tích cây hàng năm giảm mà cây lâu năm cũng đã giảm 109 ha và chỉ riêng đất dành cho nuôi trồng thủy sản thì vẫn không có sự thay đổi vẫn là 263 ha qua hai năm.

3.2.2 Về trồng trọt

3.2.2.1 Cây lúa

Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng từ xưa đến nay của nước ta, hàng năm thì diện tích lúa thường là tăng theo thời gian, nhưng khoảng 3 năm trở về đây thì diện tích trồng lúa của huyện Bình Tân đã giảm dần, lý do chính là do nhiều người ở huyện đã đổ xô trồng khoai lang hoặc các loại rau màu khác để thay thế cây lúa ở các mùa vụ.

18

Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở huyện Bình Tân 2011 – 2012

Tên 2010 2011 2012

Diện tích (ha) 17.136,9 17.610,9 14.789

Sản lượng (tấn) 100.440 106.870 88.748

Năng suất (tạ/ha) 58,61 60,68 60,01

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Qua bảng 3.4 chúng ta có thể thấy rõ là diện tích lúa đã giảm dần xuống, nếu tính từ năm 2010 đến 2011 thì diện tích lúa là tăng lên 474 ha. Nhưng đến cuối năm 2012 thì diện tích trồng lúa đã giảm mạnh, cụ thể là giảm 2.821,9 ha so với năm 2011. Diện tích lúa giảm nên làm cho sản lượng lúa cũng giảm theo, đến cuối năm 2012 thì sản lượng lúa đạt được là 88.748 tạ giảm 18.122 tạ so với năm 2011, diện tích và sản lượng lúa đều giảm nên kéo theo là năng suất lúa cũng bị giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, tính đến cuối năm 2012 thì năng suất lúa chỉ giảm 0,67 tạ/ha so với năm 2011. Tuy là diện tích và sản lượng lúa bị sụt giảm mạnh nhưng năng suất lúa chỉ giảm nhẹ, nhìn chung nguyên nhân làm cho diện tích lúa giảm là do người dân nơi đây đang tập chung canh tác nhiều loại rau màu, và nhất là khoai lang vì lợi nhuận mà khoai lang đem lại cho người dân là cao hơn lúa rất nhiều, nên đa số mọi người đều đem đất trồng lúa để trồng khoai lang nên đã làm cho diện tích lúa giảm xuống.

3.2.2.2 Cây màu

Nhìn chung theo sự thống kê của phòng nông nghiệp huyện Bình Tân thì diện tích rau màu tăng dần qua các năm từ 2010 – 2012:

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng , năng suất rau – đậu các loại từ năm 2011 - 2012

Năm

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

Rau các

loại Đậu các loại

Rau các

loại Đậu các loại

Rau các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loại Đậu các loại

2010 6.170,6 34,2 120.982,9 63,5 196,1 18,6

2011 6.462,9 32,6 128.713,9 50,6 199,2 15,5

2012 7.094,2 6,5 142.057,4 9,6 200,2 14,8

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân,2012

Từ bảng 3.5 ta thấy được diện tích rau các loại ngày càng tăng lên, từ năm 2010 – 2011 thì tăng 292,3 ha tăng 4,7%, còn từ giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng lên 631,3 ha tăng 9,8%, diện tích tăng nên sản lượng cũng tăng theo tính đến cuối năm 2012 thì tổng sản lượng rau các loại đạt được là 142.057,4 tấn tăng 13.343,5 tấn so với năm 2011, diện tích, sản lượng tăng kéo theo năng

19

suất cũng tăng đến năm 2012 thì năng suất đạt được là 200,2 tạ/ha tăng 4,1 tạ/ha so với năm 2010. Ngược lại diện tích đậu các loại qua các năm lại giảm xuống tính đến thời điểm năm 2012 thì tổng diện tích đậu các loại chỉ có 6,5 ha giảm 26,1 ha so với năm 2011, cũng do thế mà sản lượng cũng đã giảm 41 tấn so với tổng số tấn đạt được ở năm 2011 là 50,6 tấn, về năng suất thì cũng bị ảnh hưởng đến năm 2012 thì giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2011.

3.2.3.3 Cây ăn trái

Nhìn chung dựa vào bảng 3.6 nó thể hiện rất rõ diện tích của các loại cây ăn trái tuy không có tăng mạnh, nhưng qua các năm thì diện tích và sản lượng của cây tăng dần. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 3.6:

Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả năm 2012

Năm Diện tích (ha)

Cam Quýt Nhãn Xoài Bưởi Dừa

2010 27,7 10,2 381,5 453,5 473,7 144,7 2011 29,7 10,2 397,5 499,9 450,5 167,1 2012 29,6 10,8 387,5 510,3 461,0 167,1 Năm Sản lượng (tấn) 2010 248,3 101,5 3.869,2 5.870,1 7.342,9 2.206,1 2011 282,6 101,5 3.139,1 6.402,7 5.642,1 2.547,6 2012 283,8 107,9 2.948,1 6.615,5 5.792,7 2.561,9

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Cây cam: Đến cuối năm 2012 thì tổng diện tích trồng cam là 29,6 ha tăng 1,9ha tăng 6,9 ha so với năm 2010. Còn về sản lượng thì tăng 35,5 tấn so với năm 2010.

Cây quýt: theo như số liệu được thống kê trong niên giám thống kê huyện Bình Tân thì diện tích cây quýt đã tăng lên 0,6 ha ở năm 2012 so với năm 2010, còn về sản lượng ở năm 2012 đạt 107,9 tấn tăng 6,4 tấn.

Cây nhãn: tương tự như cam quýt thì diện tích nhãn cũng tăng lên 6 ha nhưng ngược lại sản lượng lại giảm xuống 921,1 tấn so với năm 2010.

Cây xoài: diện tích xoài tăng lên 56,8 ha và mức sản lượng cũng đã lên 745,4 tấn so với năm 2012.

Cây bưởi: ngược lại với các cây ăn trái khác, diện tích bưởi tính đến năm 2012 thì giảm xuống 12,7 ha còn sản lượng thì giảm 1550,2 tấn so vói năm 2010.

20

Cây dừa: tương tự như các giống cây ăn trái khác như nhãn, xoài, cam quýt,.. đến năm 2012 thì diện tích dừa tăng lên 22,4 ha, về sản lượng thì cũng được tăng lên 3558,0 tấn.

3.2.3 Về chăn nuôi

Đến cuối năm 2012 tình hình con vật được nuôi ở huyện Bình Tân đa số, số lượng con vật đều tăng, chỉ riêng có con trâu là bị giảm, tính ở năm 2012 thì nó đã giảm hết 4 con so với năm 2011 (8 con).

Bảng 3.7: Số lượng và sản lượng thịt gia súc – gia cầm

Loài 2010 2011 2012 Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Trâu 10 1,1 8 0,5 4 0,4 Bò 507 82,7 566 77,0 552 81,7 Lợn 19.742 3.114,0 14.696 2.545,9 14.598 1.256,6 Gia cầm 184.651 747,6 274.774 1.256,6 286.442 1.065,4

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng số lượng các đàn trâu, bò, lợn, gia cầm được thay đổi như sau:

Đàn trâu, bò: theo sự thống kê 6 tháng đầu năm thì tổng đàn trâu , bò là 531 con tăng 32 con so với cung kỳ trước.

Đàn heo: tổng đàn có 15.595 con, đạt 51,98% so Nghị quyết năm 2013, so cùng kỳ năm 2012, tăng 899 con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đàn gia cầm: tổng các loại gia cầm 386.050 con, đạt 64,34% so với Nghị quyết năm 2013, so cùng kỳ năm 2012 11.738 con. Trong đó: gà nuôi theo hướng công nghiệp 65.800 con; gà nuôi lấy thịt 220.268 con, gà nuôi dang gia đình 46.044 con và đàn vịt là 52.698 con. Tổng đàn đến nay là 384.800 con, đạt 64,13% so Nghị quyết năm 2013.

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN 3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím 3.3.1 Giới thiệu về cây khoai lang tím

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp với các loại rễ củ lớn chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt, khoai lang là nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, nó được sử dụng trong vai trò là rau lẫn lương thực. Huyện Bình Tân là nơi tập

21

trung rất nhiều loại khoai như khoai bí đỏ, khoai trắng sữa, khoai trắng,.. nhưng nổi bật nhất chính là giống khoai lang tím.

Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum họ hàng xa với cây khoai tây và khoai mỡ. Khoai lang tím thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có lá mọc so le hình trái tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ hình thuôn dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu tím (cũng có màu khác là đen, nâu, trắng hay vàng) và có tới hàng trăm loài khác nhau. Tùy theo giống khoai mà củ của nó có kích thước, độ ngọt và mùi thơm khác nhau. Riêng khoai lang tím gần đây trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Ngoải ra nó còn có nhiều tác dụng đói với con người mà 2 tác dụng tiêu biểu: thứ nhất giúp giảm huyết áp, theo nghiên cứu thực hiện tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6-8 củ khoai lang tím loại nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa).

Như vậy, khoai lang tím còn tốt hơn cả các loại thực phẩm khác mà lâu nay vẫn được ca ngợi như bông cải, nhóm cải mầm, bột yến mạch vv. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên rán vì rán sẽ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai đây là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" huyết áp của khoai. Thứ hai, khoai lang tím còn có tác dụng giúp giảm cân, tất cả các loại khoai lang nói chung hay khoai lang tím nói riêng đều là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, manhê, kẽm... nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng. Nếu so với cơm gạo, các loại củ khác thì khoai lang tím chỉ có mức năng lượng bằng 1/3 nhóm thực phẩm nói trên. Chưa hết, nó có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường, một củ khoai lang tím chứa hơn 28% kali so với một quả chuối.

Ngoài hai tác dụng tiêu biểu trên thì khoai lang tím còn nhiều tác dụng khác như kháng viêm và làm mờ vết thâm, chống lão hóa, ngừa mụn nhọt và chữa vàng da. Cũng chính vì có nhiều công dụng như thế mà người ta đã xếp

22

khoai lang vào nhóm thực phẩm thần dược, giúp giảm cân, làm đẹp và an toàn, vì vậy khoai lang rất được người Nhật ưa chuộng, nhất là khoai lang tím. Khoai lang tím có thể nói là giống cây dễ trồng, nhưng đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho nhiều người dân.

3.3.2 Diện tích, sản lƣợng, năng suất khoai lang tím qua các năm

Diện tích trồng khoai tím ở những năm gần đây không ngừng tăng lên, một mặt là do sự thu hút từ nước ngoài, mặt khác là do trồng khoai lang tím thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, mức lợi nhuận cao hơn.

Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang tím từ năm 2010- 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu

năm 2013

Diện tích (ha) 5.673,7 7.994,1 10.564,0 6.874,9

Sản lượng (tấn) 166.016 234.624 315.039 166.686,5

Năng suất (tạ/ha) 292,61 293,50 298,22 242,46

Chỉ tiêu so sánh

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối

(%)

Diện tích (ha) 2.320,4 40,89 2.569,9 32,15

Sản lượng (tấn) 68.608 41,33 80.415 34,27

Năng suất (tạ/ha) 0,89 0,30 4,72 1,61

Nguồn: Theo Niên Giám Thống Kê huyện Bình Tân, 2012

Từ số liệu ở bảng 3.8 cho thấy:

Diện tích: Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 – 2012, diện tích khoai lang tím không ngưng tăng lên theo các năm. Năm 2010 là 5.673,7 ha tăng thêm 2.320,4 ha tăng 40,89% so với năm 2011, đến cuối năm 2012 thì lại tăng lên 2.569.9 ha tăng 32,15% so với năm 2011. Đối với năm nay thì dựa vào bảng số liệu 3.8 ta thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm mà diện tích khoai là 6.874,9 ha tăng hơn phân nữa so với tổng diện tích khoai cuối năm 2012 là 10.564,0 ha. Nguyên nhân là do người nông dân chuyển đất từ trồng lúa sang trồng khoai lang tím, hay là đất trồng các loại rau màu khác sang trồng khoai lang tím vì thu nhập mà loại khoai này đem lại cho người nông dân là khá cao.

Sản lượng: do việc tăng diện tích nên năm 2011 sản lượng khoai lang tím cũng tăng nhanh so với năm 2010, cụ thể ở năm 2010 đạt 166.016 tấn thì năm 2011 tăng thêm 68.608 tấn tăng 41,33%. Đến năm 2012 thì tăng lên 315.039 ha tăng 80.415 ha tăng 34,27% so với năm 2011. Tương ứng với diện tích gieo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23

trồng ở 6 tháng đầu năm thì mức sản lượng đạt được là 166.686,5 tấn ta nhìn thấy được mức sản lượng của khoai lang tím cũng tương đối khá cao.

Năng suất: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 0.89 tạ/ha, cụ thể trong năm 2010 năng suất là 292,61 tạ/ha đến năm 2011 năng suất tăng lên 293,50 tạ/ha. Đến năm 2012 thì năng suất tăng lên 298,22 tạ/ha tăng 4,72 tạ/ha so với năm 2011. Nhưng mức năng suất đạt ở 6 tháng đầu năm là 242,46 tạ/ha trong khi ở cuối năm 2012 thì mức năng suất đạt 298,22 tạ/ha. Tuy diện tích và sản lượng khoai tăng khá cao nhưng năng suất khoai chỉ tăng dần qua cá năm. Nguyên nhân là do người dân ít được tập huấn về nhưng kỹ thuật có liên quan đến việc trồng khoai lang, cái khác là do sự thời tiết của năm nay không được mấy thuận lại cho khoai lang tím nói riêng cũng như khoai lang nói chung.

24

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH

VĨNH LONG

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM HIỆN NAY CỦA NÔNG HỘ NAY CỦA NÔNG HỘ

4.1.1 Đặc điểm các nguồn lực của nông hộ tham gia trong sản xuất khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long khoai lang tím ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, cao nhất là 7 người và thấp nhất là 2 người trung bình là 4.45 người. Tuy nhiên tham gia vào trong lao động sản xuất trực tiếp trung bình khoảng 3.1 người, số người tham gia lớn nhất là 7 người và cũng có hộ chỉ có 1 người tham gia sản xuất. Tuổi của chủ hộ thì tương đối không cao nhưng chủ yếu là do con của chủ hộ đa phần vẫn còn đi học nên không thể tham gia sản xuất được. Bảng 4.9 sẽ cho thấy rõ được điều đó:

Bảng 4.9: Số nhân khẩu và lao động

Đvt: người

Các chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 2 7 4,45 1,04

Lao động trực tiếp 1 7 3,1 1,24

Lao động nam 1 5 1,8 0,94

Lao động nữ 0 3 1,3 0,66

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Trong hoạt động sản xuất khoai lang tím thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình: bón phân, xịt thuốc, tưới nước…do vậy khi nói đến vấn đề về làm nông thì lao động nam luôn là lao động chính. Còn về lao động nữ, thông thường chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rảnh, hoặc sau khi xong công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ. Khoai lang tím cũng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 32)