Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai lang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 60)

dân mất đi khoảng 3,5 tạ/1.000m2 và phần năng suất mất đi này sẽ tăng lên khi

mức kém hiệu quả kỹ thuật tăng lên. Ở mức kém hiệu quả kỹ thuật là 10 –

20% thì phần mất đi là 5,5 tạ/1.000m2, mức kém hiệu quả kỹ thuật từ 20 –

30% thì trung bình phân năng suất mất đi là 8,8 tạ/1.000m2, mức kém hiệu quả

30 – 40% thì trung bình phần mất đi của năng suất là 11,4 tạ/1.000m2 , và khi

mất kém hiệu quả tăng lên từ 40 – 50% thì trung bình phần mất đi của năng

suất cũng tăng lên 12,2 tạ/1.000m2.. Theo như tính toán thì trung bình người

nông dân trồng khoai lang tím ở huyện Bình Tân thất thoát năng suất khoảng

6,2 tạ/1.000m2. Có thể nói sự thất thoát này là do kỹ thuật canh tác kém hiệu

quả của các nông hộ. Lượng thất thoát của các nông hộ chênh lệch nhau khá

lớn, hộ có lượng thất thoát thấp nhất là 2,5 tạ/1.000m2

và hộ có lượng thất

thoát lớn nhất là 12,2 tạ/1.000m2 chênh lệch 9,7 tạ/1.000m2[Tham khảo phụ bảng

2.3], sự chênh lệch của lượng thất thoát cho thấy việc kết hợp các yếu tố đầu

vào đúng kỹ thuật để năng suất tăng là rất quan trọng.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN, SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

4.3.1 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng khoai lang tím. khoai lang tím.

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, các khoản chi phí trung bình sản xuất trong mô hình được tổng hợp trong bảng 4.26 như sau:

43

Bảng 4.26: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất khoai lang tím

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tỷ lệ

(%)

Chi phí giống 1.840.000 600.000 1.031.833 8,0

Chi phí phân bón 3.012.200 214.500 1.411.630 12,2

Chi phí thuốc nông dược 3.660.000 676.100 1.940.333 16,8

Chi phí LĐGĐ 8.299.000 0 1.479.695 12,8

Chi phí lao động thuê 6.135.000 2.300.000 3.930.142 34,0

Chi phí lãi vay, thuê đất 14.760.000 0 1.648.150 14,1

Chi phí khác 492.750 77.270 245.967 2,1

Tổng chi phí 24.971.000 7.183.008 11.539.769 100

Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Nhìn vào bảng 4.26 cho thấy, trong những khoản chi phí trung bình trong sản xuất khoai lang tím thì chi phí lao động thuê là cao nhất 3.930.142 đồng, chiếm đến 34% trong tổng chi phí sản xuất. Hầu hết những khoản chi phí này đều góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất. Cụ thể như sau:

Về chi phí giống: giống là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được, theo như sự thống kê điều tra từ bảng 4.17 ở phần trên thì có đến 78,3% nông hộ mua giống từ hàm xóm do chi phí thấp không tốn kém thêm các khoản chi phí vận chuyển và chất lượng giống vẫn cao. Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí giống chiếm 8%, chi phí giống thấp nhất là 600.000 đồng, cao nhất là 1.840.000 đồng và trung bình là 1.031.833 đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí giống của các nông hộ là do thời điểm mua giống của họ là không giống nhau, quan điểm về nơi mua giống của từng nông hộ, số lượng giống được mua cũng khác nhau, cụ thể là ở hình 4.2 ở trên, về mật độ gieo trồng của nông hộ, theo như khảo sát thì hộ có mật độ trồng cao nhất là 20.000

dây/1.000m2, thấp nhất là 15.000 dây/1.000m2

và mật độ trồng trung bình là

17.500 dây/1.000m2.

Chi phí phân bón: phân bón cũng được sử dụng khá nhiều trong quá trình trồng khoai lang tím, thường hãy sử dụng các loại phân như NPK, Ure, Kali.. nhưng người dân nơi đây thường sử dụng NPK với số lượng nhiều hơn các loại khác, một số loại NPK thường dùng là 16-16-8, 7-7-14, và 20-20-15. Chi phí bón phân thấp nhất trong giai đoạn này là 214.500 đồng, cao nhất là 3.012.200 đồng và trung bình là 1.411.630 đồng.

44

Chi phí thuốc nông dƣợc: cũng giống như chi phí phân bón, thuốc nông dược cũng sử dụng khá nhiều, để chăm sóc và nuôi dưỡng củ khoai. Chi phí thuốc nông dược chiếm 16,8% trong tổng chi phí sản xuất, chi phí thuốc nông dược được sử dụng ở mức thấp nhất là 676.100 đồng, cao nhất là 3.660.000 đồng và trung bình là 1.940.333 đồng.

Chi phí LĐGĐ: là chi phí bao gồm các khâu như tưới nước, bón phân, xịt thuốc do LĐGĐ tham gia. Trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất thì chí phí LĐGĐ chiếm 12,8%, cao nhất là 8.299.000 đồng, thấp nhất là 0 đồng và trung bình 1.479.695 đồng.

+ Tưới nước: thường thì trước và sau khi trồng giây khoai xuống ruộng thì nước là nguồn cung cấp chủ yếu cho dây khoai, khi giây khoai được trồng xuống một tuần đầu tiên thì hầu như khoảng thời gian đó người dân tưới một ngày từ 2-3 lần/ngày, sau thời gian đó thì một ngày tưới 1 lần, rồi cách 1 ngày thì tưới 1 lần. Khi dây khoai đã cứng và được 1 tháng trở lên thì cách nhau từ 5-6 ngày tưới 1 lần và khi tưới nước chỉ cần 1 người hoặc 2 người là đã đủ, nên đa số các hộ điều dùng LĐGĐ trong khâu này vẫn có số ít hộ mướn người làm do nguồn LĐGĐ không có.

+ Bón phân và xịt thuốc: cũng giống như phần tưới nước thì bón phân và xịt thuốc thường chỉ cần 1-2 người nên người ta thường dung lao động trong khâu này.

Chi phí lao động thuê: cũng như chi phí LĐGĐ thì chi phí lao động thuê cũng gồm các khâu làm đất, bón phân, xịt thuốc, tưới nước và thu hoạch. Nhưng chủ yếu là ở khâu thu hoạch, vì khoai lang tím cần nhiều nguồn lao động khi thu hoạch nên khâu này thường là mướn nhân công, qua sự trao đổi trực tiếp với các nông hộ thì bình quân các nông hộ sẽ thuê 10 người cho

1.000m2. Chi phí lao động thuê chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí

sản xuất 34,0%, theo thống kê từ bảng 4.26 thì trong vụ thu hoạch khoai này thì mức chi phí lao động thuê thấp nhất là 2.300.000 đồng, cao nhất là 6.135.000 đồng và trung bình là 3.930.142 đồng.

Chi phí khác: là chi phí dùng để mua nhiên liệu trong việc tưới nước, tưới thuốc và tưới phân, hay hay là mua các loại thuốc diệt chuột, trừ cỏ,…. chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất là 2,1%, mức chi phí nhiên liệu bỏ ra cao nhất là 492.750 đồng, thấp nhất là 77.270 đồng và trung bình là 245.967 đồng.

45

Chi phí lãi vay, thuê đất: là bao gồm chi phí lãi vay và chi phí thuê đất, đây là chi phí có góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mức chi phí trung bình của chi phí này là 1.648.150 đồng, thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 14.760.000 đồng. Sở vĩ có mức chi phí thấp nhất là 0 đồng là do có hộ có đủ vốn để sản xuất và không cần thuê thêm đất để sản xuất. Đối với các sản xuất nông nghiệp thì chi phí khác thường chỉ chiếm tỷ trộng nhỏ nhưng đối với việc trồng khoai lang tím thì chi phí khác chiếm 14,1% trong cơ cấu sản xuất.

Từ những khoản mục chi phí, để thấy rõ cơ cấu chi phí tổng sản xuất ta có hình 4.3 sau:

p

p

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.2: Cơ cấu tổng chi phí trồng khoai lang tím

Qua hình 4.2 cho thấy khoản mục chi phí LĐT chiếm tỷ trọng cao nhất với 34,0% tổng cơ cấu chi phí, tiếp đến là chi phí thuốc nông dược chiếm 16,8%, chi phí lãi vay, thuê đất chiếm 14,1%,chi phí LĐGĐ chiếm 12,8%, chi phí phân bón chiếm 12,2%, chi phí giống chiếm 8,0%, và chi phí khác không đáng kể 2,1%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình trồng khoai lang tím ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)